Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 3: Quan điểm của kinh tạng Nguyên thủy

25/04/201312:07(Xem: 9644)
Phần 3: Quan điểm của kinh tạng Nguyên thủy
A La Hán, Phật Và Bồ Tát


Phần Ba: Quan Điểm Của Kinh Tạng Nguyên Thủy

Nguyên Nhật, Trần Như Mai
Nguồn: Nguyên tác : Venerable Bhikkhu Bodhi; Việt dịch : Nguyên Nhật, Trần Như Mai


Như tôi đã nói trên, có một ý nghĩa mà cả hai tạng kinh Nguyên thủy và Đại thừa đều sử dụng trong các công trình của họ để chứng minh rằng một người cần phải đáp ứng được những yêu cầu gì nếu 'muốn đi theo bước chân bậc Đạo sư'. Nhưng họ thực hiện công trình này theo hai lập trường khác nhau. Tôi sẽ giải thích lập trường của kinh tạng Nguyên thủy trước, rồi sẽ đến lập trường của kinh điển Đại thừa.

Kinh tạng Nguyên thủy bắt đầu bằng thân phận bình thường của con người chúng ta và mô tả Đức Phật cũng khởi đầu từ thân phận con người giống như vậy. Nghĩa là, đối với kinh Nguyên thủy, Đức Phật khởi đầu như một con người bình thường chia sẻ đầy đủ mọi hệ lụy của kiếp người. Ngài sinh ra giữa chúng ta như một con người và phải chấp nhận những giới hạn của kiếp người. Khi Ngài lớn lên, Ngài cũng phải đương đầu với tuổi già, bệnh tật và cái chết không thể tránh được, tất cả đã hé lộ cho Ngài thấy nỗi đau khổ sâu xa vẫn tiềm ẩn đằng sau tuổi trẻ, sức khỏe và đời sống, nỗi khổ ấy như đang chế riễu những niềm vui sướng rạng rỡ nhất của chúng ta. Cũng giống như những nhà tư tưởng Ấn độ đương thời, Ngài tìm kiếm một con đường giải thoát những đau khổ của kiếp người – và như Ngài nói, Ngài tìm con đường giải thoát trước tiên là cho chính Ngài, chứ không phải mang trong tâm tư hoài bão vĩ đại muốn cứu rỗi toàn thể giới. Ngài đã ra đi, trở thành một nhà tu hành khổ hạnh và đã dấn thân vào cuộc đấu tranh khắc nghiệt để tìm đường giải thoát. Cuối cùng Ngài đã tìm ra con đường đúng đắn và đạt đến hạnh phúc Niết bàn. Sau khi giác ngộ, Ngài suy nghĩ không biết có nên truyền bá con đường tu tập này cho quần chúng không, và khuynh hướng đầu tiên của Ngài là giữ im lặng. Cần ghi nhận ở đây là Ngài hầu như muốn theo đuổi con đường của một vi Độc giác Phật. Chỉ sau khi vị Phạm thiên Sahampati năn nỉ Ngài, Ngài mới nhận trách nhiệm giảng dạy con đường giải thoát cho chúng sanh. Thành tựu lớn lao của Ngài là đã chứng đắc Niết bàn, một trạng thái hoàn toàn giải thoát mọi hệ lụy và khổ đau. Đây là mục tiêu vĩ đại, là cứu cánh của tất cả nỗ lực tâm linh, là niềm an lạc vượt qua tất cả mọi lo âu, phiền muộn bất an của thân phận con người bình thường. Bằng cách giảng dạy con đường giải thoát, Ngài đã chỉ rõ cứu cánh này cho mọi người biết, và những ai đi theo con đường này cũng sẽ đạt đến cứu cánh tối thượng giống như Ngài.

Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên của tất cả các vị A-la-hán, trong lúc đó những ai đạt đến mục tiêu ấy bằng cách đi theo con đường của Ngài cũng trở thành A-la-hán. Trong các bài kệ tán thán Đức Phật có nói rằng : "Thế Tôn là bậc A-la-hán…" Chỉ một thời gian ngắn sau khi đắc đạo, trong lúc đi đến thành Ba-la-nại để gặp năm vị tu sĩ, một du sĩ chận Đức Phật lại và hỏi " Ngài là ai ?" . Đức Phật trả lời : " Ta là bậc A-la-hán trong đời này, ta là bậc thầy tối thượng". Như vậy, Đức Phật trước tiên tuyên bố chính Ngài là một vị A-la-hán. Dấu hiệu để xác định một vị A-la-hán là sự chứng đắc Niết bàn trong đời sống hiện tại. Danh từ " A-la-hán" không phải do đức Phật sáng chế ra, nhưng là một danh từ đã lưu hành trước khi Ngài xuất hiện trong bối cảnh tôn giáo ở Ấn độ đương thời. Danh từ này xuất phát từ động từ arahati , có nghĩa là " xứng đáng", như vậy có nghĩa là một vị thật sự xứng đáng được cung kính và cúng dường. Trong số những vị đi tìm kiếm chân lý tâm linh thời Đức Phật, danh từ này được dùng để chỉ một người đã đạt đến cứu cánh tối thượng, vì chính điểm này đã làm cho vị ấy xứng đáng được cung kính và cúng dường. Theo quan điểm của kinh Nguyên thủy, cứu cánh tối thượng - theo ý nghĩa chặt chẽ của giáo lý – là Niết bàn, và cứu cánh theo ý nghĩa của con người là quả vị A-la-hán, một trạng thái của một người đã chứng đắc Niết bàn trong hiện tại. Sự thành đạo của Đức Phật là đầy ý nghĩa vì điều này đánh dấu việc chứng đắc Niết bàn đầu tiên trong thời đại lịch sử ấy. Chúng ta có thể nói Đức Phật đã vươn lên chân trời lịch sử như một vị A-la-hán, trong sự biểu hiện lịch sử này, Ngài đã soi sáng tâm thức con người như một vị A-la-hán.

Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộ là rất quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn. Trong kinh tạng Nguyên thủy, chúng ta tìm thấy nhiều bài mô tả về tiến trình giải thoát của Đức Phật, và có những bài kinh tương tự mô tả sự giải thoát của các vị đệ tử với lời lẽ giống như vậy. Trong Trung Bộ Kinh bài 26, Đức Phật nói rằng "từ bản thân ta phải chịu sinh, già, bệnh, chết, ta đã đạt được trạng thái không sanh, không già, không bệnh, không chết, an ổn tuyệt đối vượt khỏi hệ lụy, đó là Niết bàn".(Trung Bộ Kinh 1, trang 167 ). Vài tháng sau, khi Ngài giảng pháp cho năm vị đệ tử đầu tiên, Ngài nói về các vị đệ tử ấy như sau: "Khi những vị tỷ kheo ấy được ta giảng dạy và hướng dẫn, từ chỗ phải chịu sanh, già, bệnh, chết, họ đã đạt được không sanh, không già, không bệnh, không chết, một trạng thái an ổn tuyệt đối, đó là Niết bàn"( TBK 1, tr 173). Như vậy, sự chứng đắc của các vị tỳ kheo ấy cũng được mô tả bằng những từ ngữ giống hệt như những từ ngữ mà Đức Phật đã dùng để mô tả sự chứng đắc của Ngài. Lại nữa, trong nhiều bài kinh – Trung Bộ Kinh 4, 19, 36 - Đức Phật mô tả sự thành đạo của Ngài gồm có hai giai đoạn. Trước tiên là Ngài đắc Tứ thiền. Thứ hai, trong canh ba của đêm ấy, Ngài đắc Tam minh : Ngài nhớ lại được các đời sống trong quá khứ (túc mạng minh) , Ngài thấy được sự sống chết của chúng sanh tùy theo nghiệp của họ (thiên nhãn minh), và biết được sự đoạn diệt các lậu hoặc (lậu tận minh). Nhiều bài kinh trong Trung bộ Kinh mô tả sự đắc quả giác ngộ của các vị đệ tử cũng giống như vậy: trước tiên là đắc tứ thiền, rồi đạt được tam minh (TBK 27, 51,53)

Trong Tương Ưng Bộ Kinh số 22:58, Đức Phật nói rằng cả Như Lai và các vị đệ tử A-la-hán giống nhau ở chỗ đã giải thoát khỏi sự ràng buộc của ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Như vậy, sự khác nhau giữa các vị này như thế nào? Câu trả lời của Đức Phật đưa ra đã chỉ rõ ưu tiên về thời gian chính là điểm khác biệt: Như Lai là vị đầu tiên đã khởi xướng con đường, là người tìm ra con đường, là người tuyên bố về con đường giải thoát. Ngài là vị đã biết rõ đạo, khám phá ra đạo và tuyên thuyết về đạo giải thoát. Đệ tử của Ngài cũng đi theo con đường ấy và sau đó cũng đắc đạo. Cả hai đều cùng đi một con đường và cùng đắc đạo giống nhau.

Như vậy, Đức Phật nổi bật giữa các vị đệ tử A-La-Hán, không phải vì sự khác biệt trong phạm trù chứng đắc, mà là sự khác biệt trong vai trò của Ngài: Ngài là vị đầu tiên trong thời đại lịch sử ấy đã đắc quả giải thoát, và Ngài đã phục vụ như một người dẫn đạo không ai sánh kịp khi Ngài phổ biến con đường giải thoát cho mọi người biết. Ngài có những kỹ năng khéo léo trong việc giảng dạy mà ngay cả những đệ tử xuất sắc nhất của Ngài cũng không thể sánh kịp, nhưng về việc chứng ngộ siêu xuất thế gian thì cả Đức Phật và các vị A-La-Hán đệ tử của Ngài đều là nhưng vị 'Phật', những"bậc giác ngộ", ở chỗ các ngài đã hiểu rõ thực tướng của vạn pháp. Các ngài đã đoạn trừ các lậu hoặc và từ đó đã đạt đến hạnh phúc an lạc của Niết bàn. Các ngài là những vị đã được giải thoát trọn vẹn. Các ngài đã thấu hiểu trọn vẹn chân lý của khổ; đã đoạn trừ tham ái, là nguồn gốc của khổ; đã chứng đắc Niết bàn, là sự đoạn tận mọi khổ đau; và các ngài đã hoàn thành viên mãn việc hành trì Bát Chánh Đạo, là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi khổ đau.

Là người đầu tiên đã thành tựu viên mãn tất cả những thánh quả ấy, đức Phật đã hoàn thành hai chức năng. Trước tiên, Ngài là một mẫu mực, một gương mẫu tối thượng; tất cả mọi khía cạnh của cuộc đời Ngài đều là mẫu mực, nhưng trên hết, chính bản thân Ngài đã chứng minh khả năng đạt được giải thoát hoàn toàn mọi trói buộc của tâm, hoàn toàn thoát khỏi khổ đau, thoát khỏi những cạm bẫy của vòng luân hồi sinh tử. Thứ hai, như đã nói ở trên, Ngài phục vụ như một người chỉ đường, một người hiểu rõ con đường và có thể giảng dạy con đường trong từng chi tiết phức tạp nhất. Là người dẫn đạo, Ngài luôn luôn thúc đẩy đệ tử tận tâm tận lực để đạt được cứu cánh tối thượng là Niết bàn. Ngài căn dặn họ phải nỗ lực tinh tấn tu tập giống như một người có khăn đội đầu bị cháy đang nỗ lực dập tắt ngọn lữa. Những ngọn lữa trong tâm chúng sanh là lữa tham, sân, si, và dập tắt những ngọn lữa ấy là đạt đến Niết bàn. Những người đã dập tắt được lữa tham, sân, si, là những vị A-la-hán.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2024(Xem: 1069)
Bồ Tát Quán Thế Âm Nghe tiếng kêu thống khổ Nhân loại đang lầm than Trong sầu đau phiền não. Thị hiện để cứu người Tùy căn duyên độ đời Không phân biệt phú quý Hay tay lấm chân bùn.
29/03/2024(Xem: 1176)
Cung kính dâng lời Khải bạch đến Bồ Tát Đẳng Giác (1) Khắp mười phương pháp giới có năng lực hiện thân Hàng phục tất cả ác thế gian bằng các việc khó làm Tuy mênh mông bát ngát, quy tụ vào thập quảng đại nguyện! (2)
14/03/2024(Xem: 2068)
Các vị La Hán chùa Tây Phương Tôi đến thăm về lòng vấn vương. Há chẳng phải đây là xứ Phật, Mà sao ai nấy mặt đau thương? Đây vị xương trần chân với tay Có chi thiêu đốt tấm thân gầy Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt Tự bấy ngồi y cho đến nay.
23/10/2023(Xem: 2245)
Lần đầu tiên, mạt nhân được biết tên tuổi của Ngài là vào năm 1986. Trong một lần đến chùa Dược Sư (quận Bình Thạnh) thỉnh kinh, lục lạo trong đống kinh sách cũ, vô tình mạt nhân tìm được cuốn A Di Đà Kinh Giảng Ký của pháp sư Thích Diễn Bồi. Giở xem thấy văn phong khá giản dị, đủ để một người vốn liếng chữ Hán nhấp nhem như mạt nhân khi đó hiểu được dễ dàng ý tác giả qua vài trang sách đầu tiên. Thế là với bản giảng kinh ấy, mạt nhân có dịp tập tành luyện đọc văn Bạch Thoại. Càng đọc càng thấy những lời giải thích của Ngài tuy giản dị, dễ hiểu, nhưng vẫn thâm trầm, hàm súc, có thể nói không quá đáng là lời giảng của Ngài rất lợi lạc cho mọi tầng lớp người đọc, nhất là hạng hành nhân sơ cơ. Từ nhân duyên đặc biệt ấy, mạt nhân tâm nguyện bất cứ khi nào mình có được một bản giảng kinh nào của Ngài, sẽ cố gắng dịch sang tiếng Việt.
01/08/2023(Xem: 2158)
Từ khi Trí tuệ nhân tạo xuất hiện AI, một trong những đề tài theo tôi xem qua nhận thấy được nhiều người tham vấn vẫn là Tôn giáo và Khoa học, nhất là câu hỏi “tín ngưỡng có thể làm giảm đi tính chất khoa học trong tôn giáo không “ khi mà Albert Einstein đã cho rằng : “Science without religion is lame, religion without science is blind” tam dịch “ Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng, tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng”.
29/06/2023(Xem: 2365)
28/6/2023: Lễ An Vị Tôn Tượng Bồ Tát Liên Hoa Sanh (Padmasambhava/Guru Rinpoche) tại Chùa Tây Tạng, Bendigo, Victoria, Úc Châu
15/06/2023(Xem: 12870)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
20/05/2023(Xem: 2574)
Kính ngưỡng Đức Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, Từ lâu con không đợi đến ngày Đại Lễ Đức Phật đản Sinh và Vía Lễ Đức Ngài Để dâng lời ca ngợi cung kính tỏ bày Vì trong con nhị vị bậc Đạo Sư là một Hằng ngày mỗi sáng công phu..... Thành tâm tán thán ân đức, trí đức cùng tột !
02/04/2023(Xem: 1821)
Lạy Đức Địa Tạng Vương Con xin làm hành khất Ngửa hai bàn tay gầy Giúp đời bớt bơ vơ Lạy Đức Địa Tạng Vương Con xin làm hành khất Để được nắm cơm thừa Ấm lòng đàn trẻ thơ Lạy Đức Địa Tạng Vương
26/08/2022(Xem: 6421)
Kính mừng Ngày Lễ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Hạnh nguyện vĩ đại Ngài ...ý nghĩa diệu thâm Toát lên lòng từ bi biểu tượng Bản Tâm Chuyển hóa được tất cả chủng tử xấu ác Hình tượng Ngài... Tích trượng phá tan sáu khoen cửa giải thoát Đội mão tỳ ly, vầng sáng hào quang Tay trái Như Ý Châu...mọi đau khổ xua tan. Nguyện cứu độ tất cả ...Mới Thành Phật !!!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567