Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 5: Vấn đề Bồ Tát

25/04/201312:11(Xem: 9081)
Phần 5: Vấn đề Bồ Tát
A La Hán, Phật Và Bồ Tát


Phần Năm: Vấn Đề Bồ Tát

Nguyên Nhật, Trần Như Mai
Nguồn: Nguyên tác : Venerable Bhikkhu Bodhi; Việt dịch : Nguyên Nhật, Trần Như Mai


Như tôi đã nói trên rằng mỗi thái độ cực đoan –' Nguyên thủy thuần túy' hay 'Thượng trí Đại thừa' đều bỏ qua những sự kiện không thuận lợi theo quan điểm của họ. Phái "Thượng trí Đại thừa" bỏ qua sự kiện - bao lâu mà chúng ta có thể xác chứng qua các văn bản ghi chép đầu tiên về những lời giảng dạy của Ngài – là trong thị hiện lịch sử Đức Phật không dạy Bồ tát đạo, lý tưởng này chỉ mới xuất hiện trong những tài liệu bắt đầu có mặt ít nhất là một thế kỷ sau khi Ngài nhập diệt. Điều mà Đức Phật đã dạy môt cách nhất quán, theo các văn bản đầu tiên, là việc chứng đắc Niết bàn nhờ đạt quả vị A-la-hán. Vấn đề gây quan ngại cho phái " Nguyên thủy thuần túy" chính là hình ảnh của Đức Phật, vì trong Đức Phật chúng ta gặp một con người, mà trong lúc Ngài là một vị A-la-hán, lại không đắc quả A-la-hán như các vị đệ tử của Ngài, nhưng lại đắc quả vị Phật. Trong chính kinh tạng Nguyên thuỷ, Ngài đã được mô tả không những là một vị A-la-hán đầu tiên, mà còn là thành viên của một đẳng cấp khác – là các bậc Như Lai - những vị đã sở đắc những đặc điểm phi thường khiến các ngài khác biệt với tất cả chúng sinh, kể cả các vị đệ tử A-la-hán của các ngài. Hơn nữa, kinh tạng Nguyên thủy đã xem các bậc Như Lai là tối thượng trong toàn bộ thế giới hữu tình: "Này các tỳ kheo, ở bất cứ cấp độ nào, có những loài hữu tình, dù không chân hay có hai chân, bốn chân, hay nhiều chân, dù có sắc hay không sắc, dù có tưởng hay không tưởng, hay không có tưởng và cũng không không có tưởng, ta tuyên bố Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh đẳng giác là bậc tối thượng trong tất cả "(Tăng Chi Bộ Kinh 4:34).

Giờ đây, vì Đức Phật được phân biệt với các vị đệ tử đã giác ngộ của Ngài theo cách như đã trình bày trên, hầu như đã quá rõ ràng là trong các đời quá khứ, Ngài chắc hẳn đã đi theo con đường chuẩn bị cho Ngài đạt đến kết quả tối thượng như vậy, và đó chính là con đường của một vị Bồ tát. Thật ra, kết luận này là điểm đồng thuận chung giữa các trường phái Phật giáo, dù là "Tiểu thừa" hay Đại thừa, điều này đối với tôi khỏi cần bàn cãi. Theo tất cả các truyền thống Phật giáo, để đắc quả giác ngộ tối thượng của một vị Phật đòi hỏi hành giả phải phát tâm theo đuổi một đại nguyện và hoàn thành viên mãn hạnh nguyện Ba la mật, và chính Bồ tát là vị đã hoàn thành được đại nguyện ấy.Tuy nhiên, kinh tạng Nguyên thủy và kinh A- hàm, là những văn bản kinh điển cổ xưa nhất, lại im lặng một cách lạ lùng về vấn đề này. Trong kinh Nguyên thủy, Đức Phật có đề cập đến chính Ngài như là một vị Bồ tát trong giai đoạn trước khi Ngài thành đạo: trong tiền thân ngay trước đó, Ngài đã ở cung trời Đâu suất, và trong giai đoạn đời sống cuối cùng trước khi thành đạo, Ngài là Sa môn Gotama thuộc bộ tộc Thích ca. Nhưng Ngài đã không nói gì để gợi ý là Ngài đã nhận thức rõ con đường Ngài theo đuổi là nhắm đến Phật quả. Hơn nữa, không lâu sau khi Ngài thành đạo, khi Đức Phật suy xét xem có nên giảng dạy giáo pháp của Ngài hay không, Ngài nói rằng trước tiên Ngài có khuynh hướng muốn "nghỉ ngơi"(TBK 26/I/168), có nghĩa là, không giảng dạy, điều này gợi ý là ngay cả sau khi thành đạo có thể Ngài đã không hoàn thành sứ mạng của một vị Phật Thế Tôn , mà có thể sẽ trở thành một vị Độc giác Phật.

Tuy nhiên, có những đoạn kinh khác đó đây trong tạng kinh Nguyên thủy đã ngăn không cho chúng ta rút ra một kết luận xác định rằng Đức Phật chỉ thành Phật một cách tình cờ hay thái độ do dự của Ngài bao hàm một khả năng lựa chọn đích thực. Trái lại, những đoạn kinh ấy gợi ý rằng việc thành tựu quả vị Phật đã được chuẩn bị từ nhiều kiếp trước. Mặc dù những đoạn kinh ấy không nói rằng trong các tiền kiếp ngài đã đi theo con đường Bồ tát hạnh để đạt đến Phật quả, kinh tạng Nguyên thủy đã có mô tả Ngài ở cung trời Đâu suất trong tiền kiếp ngay trước đó (như tôi vừa ghi nhận trên đây), và đã định sẽ trở thành vị Phật toàn giác trong kiếp tiếp theo như là Sa môn Gotama của bộ tộc Thích ca, và điều này bao hàm rằng trong những tiền thân quá khứ, chắc hẳn Ngài đã hoàn thành những điều kiên tiên quyết khó khăn nhất để có thể đạt được địa vị tối thắng như vậy, và trở thành một bậc cao thượng đáng kính trọng nhất trên đời. Khi Ngài đầu thai vào bụng của mẫu hậu, một luồng ánh sáng vô lượng xuất hiện trên trời, vượt qua ánh sáng của chư thiên, và luồng ánh sáng ấy xuất hiện trở lại lúc Ngài chào đời. Khi Ngài ra đời, trước tiên Ngài được các vị thần đón chào, và một giòng nước từ trên trời rót xuống để tắm cho Ngài và mẫu hậu. Ngay lúc Ngài mới hạ sinh, Ngài đã đi bảy bước và tuyên bố Ngài là bậc tối thượng trên đời ( TBK 123/III/ 120-123). Chư thiên ca hát vui mừng, tuyên bố rằng vị Bồ tát đã xuất hiện vì lợi lạc và hạnh phúc của chúng sanh (TUBK 686). Dĩ nhiên, những đoạn kinh ấy, có thể xem như là đã được thêm vào kinh Nguyên thủy sau này, cho thấy một giai đoạn mà " huyền thoại về Đức Phật" đã tìm cách chen vào các bản kinh cổ điển nhất. Tuy nhiên, nếu cho rằng luật nhân quả đã hoạt động theo chiều hướng tâm linh trong lãnh vực con người, thì hình như khó ai có thể đạt đến địa vị phi thường của Đức Phật mà không quyết tâm nỗ lực trải qua nhiều kiếp để đạt đến quả vị tối thượng ấy.

Mặc dù có những suy xét như vậy, trong kinh tạng Nguyên thủy chúng ta chưa bao giờ được thấy Đức Phật giảng dạy cho người khác đi theo con đường hướng đến quả vị Bồ tát. Bất cứ lúc nào Ngài thúc đẩy các vị đệ tử xuất gia của Ngài nỗ lực đạt đến mục tiêu gì, thì đó là nỗ lực đắc quả A-la-hán, đạt được giải thoát, Niết bàn. Bất cứ khi nào các vị đệ tử xuất gia đến yết kiến Đức Phật, họ đều xin Ngài hướng dẫn con đường đưa đến quả vị A-la-hán. Những vị tỳ kheo được đức Phật khen ngợi giữa tăng đoàn là những vị đã đắc quả A-la-hán. Khi các vị đệ tử tại gia đến yết kiến đức Phật, họ luôn luôn xin Ngài hướng dẫn con đường tu tập để được tái sanh vào cõi Thiên, đôi lúc đạt được quả Dự lưu hay những con đường siêu việt vượt thế gian ngay trong cõi đời này. Những đoạn kinh ấy cho ta biết chắc rằng đối với kinh tạng Nguyên thủy, thì con đường đưa đến quả vị A-la-hán là mục tiêu được qui định cho đời sống xuất gia, còn con đường tái sanh lên cõi trời và các quả vị thấp hơn là mục tiêu được qui định cho các đệ tử tại gia.

Tuy nhiên, chúng ta không cần phải chấp nhận kinh tạng Nguyên thủy theo giá trị hiện có bề ngoài, mà chúng ta có thể đặt nghi vấn. Tại sao trong kinh tạng Nguyên thủy, chúng ta chưa bao giờ thấy một ví dụ nào về một đệ tử đến thỉnh cầu Đức Phật hướng dẫn con đường đi đến quả vị Bồ tát hay Phật quả ? Và tại sao chúng ta không bao giờ thấy Đức Phật thúc đẩy các đệ tử đi theo Bồ tát đạo ? Những câu hỏi này tự nó có vẻ hoàn toàn hợp pháp, và tôi đã cố gắng tìm ra nhiều lời giải thích, dù cho không được thành công hoàn toàn. Một giải thích cho là đã có lúc việc này xảy ra, nhưng các nhà kết tập kinh điển đã thanh lọc và loại bỏ, bởi vì những lời giảng dạy ấy không nhất quán với những lời giảng dạy hướng đến quả vị A-la-hán. Giả thuyết này có vẻ không đứng vững, bởi vì nếu các bài thuyết pháp về con đường đưa đến Phật quả đã có dấu ấn trên lời giảng dạy đích thật của Đức Phật, thì các vị tăng kết tập kinh điển không thể nào bỏ sót chúng. Một giải thích khác cho rằng trong giai đoạn khởi thủy của Phật giáo, giai đoạn chưa có văn tự, Đức Phật chỉ là vị A-la-hán đầu tiên giảng dạy quả vị A-la-hán và Ngài không khác biệt gì nhiều so với các vị đệ tử A-la-hán của Ngài, những người đã đắc tam minh và có các thần thông. Theo tài liệu này, kinh tạng Nguyên thủy là sản phẩm của nhiều thế hệ tỳ kheo kết tập lại và như vậy đã làm tỏ lộ những dấu tích của Đức Phật như một vị thánh và sự thăng hoa Ngài lên đến bậc tối thượng (nhưng chưa phải là địa vị siêu nhân). Theo giả thuyết này, nếu chúng ta có thể quay ngược cổ máy thời gian đến thời đại Đức Phật, chúng ta sẽ thấy rằng Đức Phật khác với những vị đệ tử A-La-hán của Ngài chính là ở chỗ Ngài đã đắc đạo đầu tiên và Ngài đã có những kỹ năng đặc biệt của một bậc thầy, nhưng những khác biệt ấy không nhiều như kinh tạng Nguyên thủy cổ xưa đã tạo nên. Tuy nhiên, địa vị này hình như đã tước bỏ những đặc điểm nổi bật của Đức Phật: Ngài có khả năng phi thường soi rọi đến tận đáy lòng những ai tìm đến Ngài để được hướng dẫn, và Ngài đã giảng dạy họ bằng phương cách độc đáo thích hợp với cá tính và hoàn cảnh của họ. Khả năng này biểu lộ một lòng từ bi sâu sắc, một tinh thần phục vụ vị tha, phù hợp với khái niệm về Bồ tát hạnh hơn là khái niệm kinh điển về hạnh nguyện bậc A-la-hán như chúng ta đã thấy mô tả trong các bài thi kệ " mâu ni" trong Tiểu Bộ Kinh.

Trong phần phân tích cuối, tôi phải thú nhận là tôi không thể đưa ra một lời giải thích có tính thuyết phục. Dựa theo sự kiện là, trong những thời gian sau này, rất nhiều Phật tử, theo truyền thống Nguyên thủy cũng như Đại thừa, đã được lý tưởng Bồ tát khơi nguồn cảm hứng, thế mà quả thật rất khó hiểu khi chúng ta thấy không có một lời giảng dạy nào về Bồ tát đạo hay phương pháp hành trì Bồ tát đạo trong các bài kinh được xem là đã truyền lại từ thời kỳ cổ sơ nhất của lịch sử văn học Phật giáo. Đối với tôi, điều này vẫn là một câu đố bí hiểm không thể nào hiểu được. Dù sao chăng nữa, những bản kinh chúng ta kế thừa không chứng tỏ một sự khác biệt rõ ràng giữa chức năng "quan tâm đến chúng sanh" của Đức Phật và cái gọi là " tự giác ngộ" của vị A-la-hán như truyền thống sau này đã mô tả. Chúng ta tìm thấy trong kinh tạng Nguyên thủy sự nhấn mạnh khá nhiều đến các hoạt động vị tha nhắm đến việc chia sẻ giáo pháp với người khác (mặc dù phải công nhận rằng, phần lớn sự nhấn mạnh này do Đức Phật nói trong hình thức mệnh lệnh đưa ra cho các đệ tử của Ngài). Như vậy, có rất nhiều bài kinh phân biệt bốn hạng người: những người chỉ quan tâm làm lợi cho mình, những người chỉ quan tâm làm lợi cho kẻ khác, những người không quan tâm làm lợi cho ai cả, và những người quan tâm làm lợi cho cả hai; những bài kinh ấy ca ngợi nhất những người quan tâm làm lợi cho cả hai. Và làm lợi cho cả hai có nghĩa là người thực hành Bát Chánh Đạo và dạy cho người khác cũng thực hành như vậy; giữ đúng năm giới và khuyến khích người khác cũng làm như vậy (TCBK 4:96-99). Trong những bài kinh khác, Đức Phật cũng thúc giục những ai biết Tứ Niệm Xứ nên giảng dạy cho bà con bạn bè về phương pháp tu thiền này, cũng vậy đối với việc đoạn trừ ba hạ phần kiết sử để đắc quả Dự lưu, và Tứ diệu đế ( TUBK 47:48, 55:16-17, 56:26). Trong thời kỳ đầu của công tác giáo huấn đệ tử, Đức Phật đã thúc giục các đệ tử đi khắp nơi để thuyết giảng " vì lòng từ bi đối với đời, vì lợi lạc, an vui, hạnh phúc của chư thiên và loài ngườI"(LTI 21).Trong số những đức tính quan trọng của một vị đệ tử xuất chúng là tài đa văn và khả năng thuyết pháp, hai đức tính có liên quan trực tiếp đến lợi ích cho kẻ khác. Cũng vậy, chúng ta phải nhớ rằng Đức Phật thành lập tăng đoàn ràng buột bởi giới luật, và nội qui được soạn thảo để giúp cho tăng đoàn hoạt động như một tập thể hoà hợp, những giới luật ấy thường đòi hỏi từ bỏ lợi ích của cá nhân vì lợi ích của tập thể. Đối với đệ tử tại gia, Đức Phật khen ngợi những người tu tập vì lợi lạc cho bản thân, lợi lạc cho người khác, vì lợi lạc cho tất cả thế gian. Nhiều vị đệ tử tại gia xuất sắc đã cải đạo cho đồng nghiệp và láng giềng của họ và hướng dẫn họ tu tập đúng chánh pháp. Như vậy, chúng ta có thể thấy trong lúc Phật giáo tiền Nguyên thủy nhấn mạnh rằng mỗi người cuối cùng phải chịu trách nhiệm đối với số phận của mình, nêu rõ là không ai có thể làm thanh tịnh kẻ khác hay cứu rỗi kẻ khác khỏi nỗi khổ đau của vòng luân hồi, Phật giáo tiền Nguyên thuỷ cũng bao gồm một chiều hướng vị tha vốn đã phân biệt Phật giáo với hầu hết các hệ thống tôn giáo khác phát triển đồng thời ở miền bắc Ấn độ. Chiều hướng vị tha này có thể được xem như là "hạt giống" từ đó lý thuyết Bồ tát phát triển, và như vậy là một trong những yếu tố của Phật giáo cổ đại đã đóng góp cho sự xuất hiện của tông phái Đại thừa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2024(Xem: 1080)
Bồ Tát Quán Thế Âm Nghe tiếng kêu thống khổ Nhân loại đang lầm than Trong sầu đau phiền não. Thị hiện để cứu người Tùy căn duyên độ đời Không phân biệt phú quý Hay tay lấm chân bùn.
29/03/2024(Xem: 1189)
Cung kính dâng lời Khải bạch đến Bồ Tát Đẳng Giác (1) Khắp mười phương pháp giới có năng lực hiện thân Hàng phục tất cả ác thế gian bằng các việc khó làm Tuy mênh mông bát ngát, quy tụ vào thập quảng đại nguyện! (2)
14/03/2024(Xem: 2079)
Các vị La Hán chùa Tây Phương Tôi đến thăm về lòng vấn vương. Há chẳng phải đây là xứ Phật, Mà sao ai nấy mặt đau thương? Đây vị xương trần chân với tay Có chi thiêu đốt tấm thân gầy Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt Tự bấy ngồi y cho đến nay.
23/10/2023(Xem: 2253)
Lần đầu tiên, mạt nhân được biết tên tuổi của Ngài là vào năm 1986. Trong một lần đến chùa Dược Sư (quận Bình Thạnh) thỉnh kinh, lục lạo trong đống kinh sách cũ, vô tình mạt nhân tìm được cuốn A Di Đà Kinh Giảng Ký của pháp sư Thích Diễn Bồi. Giở xem thấy văn phong khá giản dị, đủ để một người vốn liếng chữ Hán nhấp nhem như mạt nhân khi đó hiểu được dễ dàng ý tác giả qua vài trang sách đầu tiên. Thế là với bản giảng kinh ấy, mạt nhân có dịp tập tành luyện đọc văn Bạch Thoại. Càng đọc càng thấy những lời giải thích của Ngài tuy giản dị, dễ hiểu, nhưng vẫn thâm trầm, hàm súc, có thể nói không quá đáng là lời giảng của Ngài rất lợi lạc cho mọi tầng lớp người đọc, nhất là hạng hành nhân sơ cơ. Từ nhân duyên đặc biệt ấy, mạt nhân tâm nguyện bất cứ khi nào mình có được một bản giảng kinh nào của Ngài, sẽ cố gắng dịch sang tiếng Việt.
01/08/2023(Xem: 2165)
Từ khi Trí tuệ nhân tạo xuất hiện AI, một trong những đề tài theo tôi xem qua nhận thấy được nhiều người tham vấn vẫn là Tôn giáo và Khoa học, nhất là câu hỏi “tín ngưỡng có thể làm giảm đi tính chất khoa học trong tôn giáo không “ khi mà Albert Einstein đã cho rằng : “Science without religion is lame, religion without science is blind” tam dịch “ Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng, tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng”.
29/06/2023(Xem: 2372)
28/6/2023: Lễ An Vị Tôn Tượng Bồ Tát Liên Hoa Sanh (Padmasambhava/Guru Rinpoche) tại Chùa Tây Tạng, Bendigo, Victoria, Úc Châu
15/06/2023(Xem: 12932)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
20/05/2023(Xem: 2590)
Kính ngưỡng Đức Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, Từ lâu con không đợi đến ngày Đại Lễ Đức Phật đản Sinh và Vía Lễ Đức Ngài Để dâng lời ca ngợi cung kính tỏ bày Vì trong con nhị vị bậc Đạo Sư là một Hằng ngày mỗi sáng công phu..... Thành tâm tán thán ân đức, trí đức cùng tột !
02/04/2023(Xem: 1823)
Lạy Đức Địa Tạng Vương Con xin làm hành khất Ngửa hai bàn tay gầy Giúp đời bớt bơ vơ Lạy Đức Địa Tạng Vương Con xin làm hành khất Để được nắm cơm thừa Ấm lòng đàn trẻ thơ Lạy Đức Địa Tạng Vương
26/08/2022(Xem: 6450)
Kính mừng Ngày Lễ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Hạnh nguyện vĩ đại Ngài ...ý nghĩa diệu thâm Toát lên lòng từ bi biểu tượng Bản Tâm Chuyển hóa được tất cả chủng tử xấu ác Hình tượng Ngài... Tích trượng phá tan sáu khoen cửa giải thoát Đội mão tỳ ly, vầng sáng hào quang Tay trái Như Ý Châu...mọi đau khổ xua tan. Nguyện cứu độ tất cả ...Mới Thành Phật !!!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567