Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chấp Tay Trong Cõi Vô Thường

28/09/202411:08(Xem: 993)
Chấp Tay Trong Cõi Vô Thường

chap tay


CHẮP TAY
TRONG CÕI VÔ THƯỜNG


Lần đầu tiên y gặp tôi, y chắp hai tay và cúi đầu chào. Tôi rất ngạc nhiên, trong đầu xuất hịện câu hỏi:" Sao y laị biết lễ tiết chào trong nhà Phật?". Tôi cũng chắp tay chào đáp lễ. Mọi người xung quanh cười rần rần vì họ thấy lạ mắt quá. Họ hỏi ý nghĩa của việc đó có nghĩa là gì? Tôi vận dụng cái mớ tiếng Anh ba rọi giải thích cho họ hiểu. Họ có vẻ thích thú lắm. Tôi nghĩ y chào như vậy chắc tuỳ hứng bất chợt nhưng tôi đã lầm. Mọi ngày đều như thế cả, suốt một thời gian dài . Mỗi buổi sáng là y chắp tay chào tôi với nụ cười rạng rỡ... Dần dần có thêm vài người nữa cũng chắp tay chào tôi như thế vào mỗi buổi sáng. 

Trong cái hãng có bảy trăm công nhân này, có lẽ tôi là người Phật tử duy nhất. Đa số là Mỹ, Mễ Tây Cơ, người da màu, vài người Thái, Lào, Căm Bốt, Phillipine... nhưng y chẳng chào ai như vậy, chỉ chào mỗi mình tôi với cách thức này! đôi khi tôi nghĩ chắc y và tôi có duyên gì đó trong tiền kiếp chăng? rồi hôm nọ có một người phụ nữ chận tôi laị và hỏi:

- Naỳ chàng trai trẻ (young guy mà), sao chỉ chào anh kia với cách đó( chắp hai tay) mà không chào với tôi như vậy? 

Tôi khựng laị vài giây và lập tức chào bà ta. Bà ta vui lắm và chào đáp lễ. Tôi thật sự cảm thấy cái cảm giác vui và là lạ trong người. Giữa một một tập thể người Công Giáo, Tin Lành và khác chủng tộc, màu da laị xuất hiện lối chắp tay chào nhau theo kiểu thức nhà Phật. Khi viết những giòng chữ này tôi đang ở trong chánh niệm không buông lung, không phóng dật, không tự tán huỷ tha.... Sở dĩ nóií như vậy là vì hiện nay trên mạng có quá nhiều những tin giả, ảnh giả...tất cả nhằm phô trương cái tôi, cái bản ngã của mình. Tôi viết những giòng chữ này để ghi dấu một ấn tượng đẹp, một hành động đẹp và mong muốn mọi người hãy chào nhau bằng cách thức này!

Khi mình chắp hai tay cuối đầu chào nhau là mình thể hiện sự kính trọng một cách cao đẹp nhất đến đồi phương. Mình thể hiện sự cung kính nhất đến người được chào. Bình thường hai bàn tay với mười ngón tay nó rời nhau tượng trưng cho cái tâm của mình suốt ngày tán loạn, suốt ngày trong vọng tưởng, suốt ngày lu bu với những chuyện ngũ dục, chuyện ái, ố....cái tâm luôn luôn thất niệm. Còn khi mình chắp hai tay laị chào nhau là thể hiện sự nhất tâm, cuối đầu chào là thể hiện sự khiêm cung, hoà mục. Quả thật là đẹp, hay và tràn đầy ý nghĩa! 

Chắp tay trong cõi vô thường
Chào nhau ở giữa con đường biếc xanh
Chúc em cuộc lữ an lành
Chờ nhau khoảng khắc mà thành trăm năm 

Cuộc sống vẫn trôi đều đều như giòng sông bất tận. Mình đến nơi này vì duyên, vì nợ, vì ơn, vì oán...mà gặp nhau, tuỳ theo cái "duyên" của mình mà sung sướng hay khổ đau; ấy là cái tình thế, cái ngắn hạn. Còn về cơ bản thì tất cả đều khổ cả vì cõi Sa-Bà vốn nghĩa nó là kham nhẫn mà ( phải chịu đựng )! Cuộc trăm năm ấy là nói ước lệ chứ thật có mấy ai đủ trăm năm. Trong cuộc trăm năm này thời gian vui thì ít mà buồn thì nhiều, sướng thì nhỏ nhiệm mà khổ thì bất tận, bởi vậy mới có Phật ra đời để độ sanh, mới có Bồ Tát thị hiện để ban vui cứu khổ. Đời tuy khổ nhưng mình biết sống, biết vui thì sẽ vui. Mình phải biết sống trong từng phút giây. Mỗi phút giây chánh niệm là mỗi phút giây an lạc. Chánh niệm là mình biết, mình nhận thức rõ ràng lời noí, việc làm, suy nghĩ của mình trong phút giây đó có đúng hay không? có lợi người lợi mình hay haị người haị vật... Sống trong từng phút giây chánh niệm là sống trong an lạc! khi mình có chánh niệm thì mình biết cái thân này vốn bất tịnh, ngày ngày tiết ra bao nhiêu dơ bẩn hôi thối; cái thọ là khổ vì thọ vừa ý thì bám giữ, thọ khổ không vừa ý thì chán ghét vì vậy mà khổ; cái tâm vô thường, sáng nắng chiều mưa, nay yêu mai ghét; pháp vô ngã, vô ngã vì mọi vật, mọi việc đều là giả hợp, chúng hợp nhân duyên mà sanh ra. Ấy là pháp tu Tứ Niệm Xứ, pháp tu căn bản và quan trọng mà năm xưa Thế Tôn chỉ dạy! 

Mùa xuân đã về, muôn hoa khoe sắc, cỏ biếc xanh màu, lòng người hoan hỷ. Những ngày này quả thật đẹp như trong những phim hoạt hình của walt Disney. Một ngày nào đó bạn ra đường mà gặp một người lạ chắp tay cuối đầu chào nhau thì Sa-Bà này cũng đáng để sống trăm năm lắm! Mình đã sống trong từng phút giây, hoan hỷ trong từng phút giây, an lạc trong từng phút giây hiện tại thì cho dầu có đủ trăm năm hay một nửa, một phần ba... cũng chẳng có gì để phàn nàn cho là đoản mệnh, bất hạnh cả! 

Tôi đến nơi này một sớm mai
Rong chơi kể chuyện với muôn loài 

Đến để rong chơi thôi mà, đến để làm bạn với muôn loài thôi mà! đến để yêu thương, để san sẻ với nhau... cho nên có ra đi lúc nào thì cũng vui vẻ chứ có gì mà tiếc! Hôm qua, hôm nay, ngày mai cũng thế; đời xưa, đời này, đời sau cũng thế! Nếu đã sống trọn vẹn trong từng phút giây hiện tại thì coi như sống đủ, sống trọn vẹn chẳng có gì hối tiếc cả. 

Mình sống trong hiện taị, sống trong từng phút giây, sống an lạc, sống chia sẻ và cho đi cho dù có nhọc nhằn mưu sinh, cho dù đức bạc tài sơ cũng chẳng còn là vấn về nữa. Tâm kinh vẫn bảo: " Sắc tức thị không... thọ, tưởng, hành, thức đều như vậy cả" mà! cứ mỗi sáng gặp nhau chắp tay cúi đầu chào nhau, miệng cười hoan hỷ thì cuộc đời này là ở đây và taị nơi này. Cuộc đời này đã đến và đã thấy! 


TIỂU LỤC THẦN PHONG 
Ất Lăng thành, 03/23/18


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2017(Xem: 5090)
Có cách nào nói ngắn gọn về tuyển tập “Đạo Phật: Đất Nước, Cuộc Sống & Tâm Linh” của tác giả Đào Văn Bình? Hình như không thể nói kiểu đơn giản cho dễ nhớ, vì sức quyến rũ rất lạ kỳ; nơi đây độc giả khi mới đọc qua vài trang là sẽ được thu hút vào một thế giới rất riêng –văn phong rất cư sĩ như một Bồ tát vào đời, rất yêu nước đằm thắm để quên những nỗi đau tư riêng, rất thâm sâu như nhìn suốt hết những uẩn khuất trong lòng người, và rất ẩn mật trong một cõi tâm linh ẩn sĩ.
24/07/2017(Xem: 5133)
Hải Vân hải môn lữ thứ là bài thơ của vua Lê Thánh Tông được sáng tác trong chiến dịch Bình Chiêm vĩ đại năm 1470 khi nhà vua kéo quân ngang qua vịnh Đà Nẵng. Lê Thánh Tông (1442 -1497 ) tên thật là Tư Thành, lên ngôi vua năm 1460, mười năm đầu lấy niên hiệu là Quang Thuận, sau đổi niên hiệu là Hồng Đức. Ba mươi tám năm trị vì, với trí tuệ sáng suốt và đức độ của mình ông đã đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển đất nước trên nhiều lĩnh vực : chính trị, quân sự, kinh tế ,giáo dục, văn học, nghệ thuật v.v..và dựng lên một vương triều thịnh vượng nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.
20/07/2017(Xem: 25710)
Do duyên lành thù thắng, được Chư Tôn Đức cùng Thiện-hữu Tri-thức gần xa hết lòng hỗ trợ và khuyến khích nên từ ngày 9. 9. 2009, chúng con đã khởi soạn “Thi hóa TRƯỜNG BỘ KINH” gồm 3 Tập, chuyển thể thơ tất cả 34 Kinh, đã được hoàn tất vào ngày 15. 7. 2011. Ba Tập đã lần lượt được ấn hành do Nhà Xuất Bản Phương Đông (Saigon, Việt Nam).
11/07/2017(Xem: 5243)
Vần-Âm Việt Ngữ - Tài liệu hổ trợ học tiếng Việt qua Thơ-Văn_Ngọc - Quân
04/07/2017(Xem: 5208)
Cầm quyển sách Khảo Luận dày 370 trang của Hòa Thượng Thích Phước An viết trong nhiều năm tại Việt Nam, và tháng 11 năm 2016 vừa rồi nhà Xuất Bản Hồng Đức đã cho in ấn phát hành. Sách do Đạo hữu Nguyên Trí mang tay qua Đức và có cả chữ ký của Tác giả nữa. Xin vô vàn niệm ân Hòa Thượng. Lâu nay chỉ được nghe danh chứ chưa được diện kiến, Hòa Thượng lại sinh cùng năm 1949 với tôi và hiện nay Ngài đang ở tại chùa Hải Đức, Nha Trang. Đây cũng là một niềm vui, vì mùa An Cư Kiết Hạ năm 2017 nầy tôi có nhiều thời gian để đọc kinh sách, vì lẽ sách viết năm nay đã xong và các Phật tử đang hoàn thiện khâu đánh máy cho quyển “Phóng tác lịch sử tiểu thuyết về cuối Lý đầu Trần và mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa”. Sang năm 2018 quý vị sẽ có sách nầy để đọc.
28/06/2017(Xem: 3818)
Con đường nhỏ từ nhà bước ra vườn trước. Từ vườn trước lại có con đường nhỏ không tên dẫn ra đường lớn. Từ đường lớn của khu vực dẫn đến con đường lớn hơn. Rồi từ con đường lớn hơn lại dẫn vào con đường chính của thành phố. Những con đường không tên. Những con đường có tên. Nhiều vô kể. Một đời loanh quanh, đi tới đi lui những con đường. Vẫn những con đường ấy, nhưng mỗi ngày, mỗi giờ, xe qua lại khác nhau. Những người lái xe cũng khác nhau. Xe cũ, xe mới. Người cũ, người mới. Và tuổi già, đến nhanh như xe vọt trên xa lộ. Xe cộ mười năm, người trăm năm.
22/06/2017(Xem: 3341)
Với đời giúp đỡ yêu thương Là con gián tiếp Cúng Dường Như Lai ( Thơ của Như Nhiên) Với người con mở vòng tay Không gây thù oán đắng cay cõi lòng .
21/06/2017(Xem: 4361)
Vừa ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất, tiếng ồn như ong vở tổ. Trời nóng và ai cũng mệt mỏi sau hơn 19 tiếng bay. Mới đó mà đã 12 năm kể từ khi đưa Nàng về Quê để giới thiệu Bà con họ hàng một năm sau ngày cưới. Lần đó, cũng như lần trước, thật nhiều tâm trạng. Đợt này cũng không kém. Lần này, mình hộ tống Ba và đưa gia đình về để cho các con biết về cội nguồn tổ tiên của mình.
21/06/2017(Xem: 3581)
Khi đang ngủ nếu như không thức dậy Đừng buồn lo xin hãy cứ mừng đi Vì đời ta chẳng có một thứ gì Ngoài Phật Pháp chẳng còn chi mong cả .
10/06/2017(Xem: 15210)
Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh vừa qua đời lúc 2 giờ 19 phút chiều Thứ Sáu, 9 Tháng Sáu, tại bệnh viện Huntington Valley Healthcare Center, Huntington Beach, hưởng thọ 87 tuổi, nhà văn Nguyễn Quang, phu quân của bà, xác nhận với nhật báo Người Việt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]