Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi dòng cảm niệm khi phiên tả bài giảng của TT Nguyên Tạng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa"

25/09/202408:14(Xem: 4638)
Đôi dòng cảm niệm khi phiên tả bài giảng của TT Nguyên Tạng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa"
Thieu Khang To Su-tt nguyen tang
tt nguyen tang-17a

Đôi dòng cảm niệm
khi phiên tả bài giảng của TT Nguyên Tạng
về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa"





Nam Mô A Di Đà Phật


Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Thầy

 

Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem lại và chỉnh sửa trước khi online.

Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm, nhờ vậy con hiểu thêm được ít nhiều về giáo lý Phật Đà để thêm vào vốn liếng quá ít ỏi của con.

Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng: Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như những khi con ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.

Qua hành trạng của vị Tổ thứ năm nay, ngoài câu niệm Phật, con còn thấy được tình của người Mẹ thương con, mà có lẽ được dẫn dắt qua tiểu sử của Ngài để ca tụng về tình Mẹ cao quý mà không bút mực nào tả xiết, chính người Mẹ đã hiểu, thương con và dẫn dắt con vào con đường Đạo.

Ngài còn hướng dẫn chúng con xa lìa đời ác trược, cũng như nhắc nhở chúng con về lòng hiếu thảo, kính dưỡng Mẹ Cha làm con rất cảm động.

Ngoài ra Thầy đã khéo léo nhắc nhở cho chúng con, kể cho chúng con nghe về hành trạng của Chư vị Tổ Sư qua các thời đại. Trong đó Thầy nhắc tới  tổ thứ chín là Ngài Phục Đà Mật Đa  và Tổ thứ tám là Phật Đà Nan Đề

Khi gặp được Sư Phụ là Phật Đà Nan Đề, Ngài Phục Đà Mật Đa ngồi bật dậy hỏi:

" Cha mẹ chẳng phải thân,

Ai là người chí thân?

Chư Phật phi đạo tôi,

Cái gì là Phật đạo?"

Ở trên cuộc đời này ai là người thân nhất ngoài cha mẹ? trong đạo Phật cái gì là cao nhất? Đạo rốt cuộc là gì?

 

Tổ Phật Đề Đà Na đáp:

" Lời người cùng thân tâm

Cha Mẹ không thể sánh

Hạnh ngươi cùng đạo nghiệp

Chư Phật chính là tâm

Ngoài cầu Phật có tướng

Cùng người không chút giống

Nếu biết bổn tâm ngươi

Chẳng hợp cũng chẳng lìa"

Nói về thế gian thì Cha Mẹ không có gì sánh bằng, còn xuất thế gian thì thân nhất chính là  tâm của mình. Chỗ tột cùng của Đạo chính là tâm. Chư Phật chính là tâm, đó là chỗ rốt ráo cuối cùng.

 

Ngoài ra con cũng rất cảm động khi thấy Thầy đọc bài kệ khuyến tấn người niệm Phật, nhắc đến mẹ Tâm Thái, người Mẹ suốt đời tần tảo vì con mà đã có lần con nghe Thầy kể, Mẹ phải đi mười cây số mỗi ngày, nhỏ mồ hôi trên cánh đồng để cấy lúa nuôi các con, Mẹ tận tụy xỏ từng cọng chiếu để có tiền nuôi đàn con sớm mồ côi cha từ bé, tất cả tình yêu Mẹ dồn cho các con, Mẹ cũng đã ươm hạt giống Bồ Đề cho các con từ thuở ấu thời. Có lẽ vì bao cảnh đời nghiệt ngã mà Mẹ trải qua để cho Mẹ cảm nhận được Tứ Thánh Đế của Đức Phật, sanh ra cuộc đời này là khổ, để rồi từ đó nhận ra con đường, chấp nhận để rồi xả ly.

Ngồi nghe pháp thoại, con thấy Thầy đọc từng chữ, từng câu của Mẹ Tâm Thái, mắt Thầy nhắm lại như tưởng nhớ tới Người, lúc đó con cảm động nên viết:

Thầy ơi, Thầy niệm Di Đà

Con nghe sao thấy thật là dễ thương

Hình mẹ Tâm Thái tấm gương

Trong Thầy ẩn hiện tình thương Mẹ hiền

A Di Đà Phật triền miên

Niệm đi, niệm mãi oan khiên hết liền

Niệm Phật con thấy Mẹ hiền

A Di Đà Phật gắn liền trong con

Thương Mẹ đức hạnh vuông tròn

Mẹ ơi, ân Mẹ như hòn núi cao

A Di Đà Phật khát khao

Như con khát Mẹ tình nào cho con

Kính Mẹ hạnh nguyện vuông tròn

Thương đời dẫn đạo không mòn Mẹ ơi!

A Di Đà Phật muôn nơi

Xa lìa bể khổ qua đời Lạc Bang

Bao năm người đã lang thang

Tìm về bờ giác chốn vàng người đi

Niệm Phật người thoát sân si

Niệm Phật người biết lối đi đường về

 

Bài pháp thoại về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Trung Hoa" với con thật vi diệu, hình ảnh người Cha, người Mẹ tận tụy suốt đời bên con, không quản nhọc nhằn, dù bao năm tháng cưu mang, nuôi con khổ nhọc, chỉ  mong cho con nên người.

Bài tường thuật con viết, con chỉ bỏ đi những chỗ dư thừa và viết lại cho gọn, con viết lại tất cả những bạn đồng tu làm MC, đặt câu hỏi v.v... để mai này khi có ai đó đọc sẽ nhớ lại hình ảnh ngày hôm nay như một kỷ niệm êm đềm, để tìm lại tình Thầy Trò thân thương mà quên đi ngoài kia bao cảnh đời khổ đau hoạn nạn, để cùng cầu nguyện cho thế giới hôm nay, cho Việt Nam ngày mai tươi sáng.

 

Con nghe pháp thoại, viết bài quên đi cảnh bão lụt nơi quê nhà. Hôm nay con vừa xem, sau 13 ngày nơi làng Nủ, con thấy cảnh một người đàn ông mất cả mẹ và vợ con mình, mắt anh nhìn hoang dại, anh đi tìm kiếm ở trong vùng lầy kia... Người ta mang thức ăn biếu, anh cũng không nhận và chỉ xin bốn chiếc áo quan, và rồi hôm kia anh nằm mộng, thấy bé út 1 tuổi của anh báo mộng, từ mờ sáng tinh sương, anh đã ngồi đó chờ đợi, và rồi người ta đã vớt được thi thể cháu dập nát, cả làng đã mang chiếc quan tài, chiếc áo quan lớn hơn cháu, họ bỏ vào tấm mền mới tinh, in những bông hoa vàng, đỏ bỏ vào  chiếc áo quan chôn cháu, cả làng nước mắt đầm đìa. Ôi tình thương của người cha cao quý đã tạo nên sự cảm ứng mà tìm thấy xác con mình bé bỏng, thật linh thiêng!

Giữa cảnh tang thương họ để lên chiếc áo quan một bát cơm và một trái trứng cúng cho cháu, những nắm hương họ đốt lên cho cháu, khói nhang lan tỏa giữa cảnh tan hoang, tạo nên khung cảnh u buồn với những oan hồn vất vưởng ẩn hiện trong lớp khói mây của miền rừng núi,  nhưng con tìm thấy trong đó những dòng nước mắt, họ mừng cho anh tìm thấy xác của tất cả thân nhân, anh đã bế đứa con út, dù không còn sự sống. Con tìm thấy tình người trong cảnh tận cùng của khổ đau.

Con theo làn khói nhang của người dân làng Nủ, con niệm Đức A Di Đà, cầu cho mọi tang thương qua khỏi, cho người dân làng Nủ, hơn ba mươi nóc nhà đã vùi sâu theo con lũ. Con cầu cho các hương linh được thoát vòng sanh tử về miền Tịnh Độ. Con kính mong khi Phật tử về Thầy cùng Tăng Đoàn cầu nguyện cho họ mau siêu thoát:

Một lòng con niệm Di Đà

Cho người trần thế chan hòa niềm vui

Bao nhiêu sự khổ thối lui

Bao nhiêu hạnh phúc vui câu Di Đà

Nguyện cho khắp cả mọi nhà

A Di Đà Phật thoát xa nỗi sầu

 

 

Nam Mô Thiếu Khang Ngũ Tỗ Liên Tông Tịnh Độ Tôn Sư tác đại chứng minh
Offenback, Tây Đức 24/9/2024
Đệ tử Diệu Danh


🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

tt nguyen tang-11tt nguyen tang-23tt nguyen tang-21
Chúng ta thấy rằng cuộc đời của Ngài Thiếu Khang rất là kỳ đặc, sanh ra cho tới năm bảy tuổi Ngài không nói tiếng nào hết, tới năm bảy tuổi bà mẹ mới dẫn Ngài đi chùa, bản tánh của người mẹ rất thương con, dù con không nói được tiếng nào nhưng bà vẫn nói chuyện, vẫn tâm sự với con, dẫn vào Chánh điện lễ Phật chỉ vào tượng Phật hỏi mới biết con mình biết nói, Bà rất cảm động vui mừng vì không ngờ con mình im lặng bảy năm trời hôm nay mới mở miệng nói, mà nói đúng tên Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni vị Giáo chủ của cõi Ta Bà, thật là tuyệt vời. Khi đọc tiểu sử của Ngài Thiếu Khang Thầy nhớ tới câu chuyện của Tổ thứ chín của Thiền tông Ấn Độ là Tổ Phục Đà Mật Đa (Buddhamitra) đệ tử của Tổ Phật Đà Nan Đề, sanh ra sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khoảng ba trăm năm. 

🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

Kính mời xem tiếp bài phiên tả 






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2024(Xem: 5203)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
07/01/2024(Xem: 1772)
Nước Việt trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, ban đầu chỉ là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, dần dần tiến về Nam sáp nhập nhiều phần lãnh thổ khác để có được diện mạo như hôm nay. Quá trình phát triển ấy cũng nhiều thăng trầm nghiệt ngã, có lúc tưởng như diệt vong nhưng rồi laị phục hồi và phát triển trở laị. Nước Việt chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hoá: Trung Hoa, Ấn, Champa, Khme, Pháp, Mỹ…Ngay từ thuở ban đầu chỉ là thời đaị bộ lạc, bộ tộc. Tộc Việt cũng đã có một nền văn hoá riêng, tiếng nói riêng:
03/01/2024(Xem: 5915)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 6878)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
05/12/2023(Xem: 4429)
Hôm qua chủ nhật, 5.12 là sinh nhật Thầy, nhìn hình ảnh mẹ Tâm Thái tiễn Thầy ra phi trường trở về Úc trong không khí thật vui cùng mọi người đưa tiễn. Mẹ Tâm Thái ngồi bên Thầy với bộ quần áo màu vàng nhạt, bên ly cà phê sữa đá. Rồi cả nhà chụp hình làm kỷ niệm. Thầy khoác đôi bờ vai Mẹ, nắm cánh tay Mẹ như nói rằng: "Mẹ ơi, rồi con sẽ về thăm Mẹ, con luôn bên Mẹ, Mẹ giữ gìn sức khỏe cho chúng con".
30/10/2023(Xem: 2018)
Nhân loại cách đây khoảng vài triệu năm sống trong Thời Kỳ Đồ Đá (Stone Age). Đánh nhau chỉ ném đá, chắc chỉ bị thương và chết chẳng bao nhiêu. Rồi từ từ tiến lên Thời Đại Đồ Đồng (Bronze Age). Mũi giáo, mũi tên được chế bằng đồng, chắc đánh nhau chết khá nhiều. Rồi bắt đầu văn minh tiến vào Thời Kỳ Đồ Sắt (Iron Age) gươm, đao, cung nỏ đều bằng sắt, đánh nhau chết khá bộn. Rồi càng văn minh hơn nữa chế ra thuốc nổ, bắt đầu có súng, lựu đạn, bom, mìn. Đệ I Thế Chiến chết hơn 10 triệu người. Đệ II Thế Chiến chết khoảng 50 triệu người. Chỉ riêng hai trái bom nguyên tử bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki đã giết khoảng 100,000 người.
19/09/2023(Xem: 4735)
Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng, Ni, Kính thưa Quý Thiện Trí Thức Phật Tử và Văn Nghệ Sĩ, Để tri ân những đóng góp của một bậc cao Tăng thạc đức trong dòng sống của Dân tộc và Phật giáo Việt Nam suốt hơn 60 năm đầy biến cố vừa qua, chúng con (chúng tôi) đang chuẩn bị phát hành Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Qua lá thư này, chúng con (chúng tôi) xin thành tâm kính mời Chư Tôn Đức Tăng, Ni cùng Quý Thiện Trí Thức Phật Tử và Văn Nghệ Sĩ đóng góp vào tác phẩm có giá trị rất đặc biệt này. Chúng con (chúng tôi) thành thật xin lỗi trước nhưng yếu tố thời gian sẽ ảnh hưởng quan trọng đến việc phát hành. Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ sẽ được phát hành trong vòng một tháng kể từ hôm nay 17 tháng 9, 2023. Bài viết xin gởi đến Ban Báo Chí & Xuất Bản thuộc Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN tại địa chỉ email [email protected]. 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
15/09/2023(Xem: 9141)
Như đã trình bày ban đầu, chương trình Học Phật Trong Mùa Đại Dịch là phần ôn lại một loạt kinh được tụng và giảng vào lúc Dịch Covid 19 bùng phát và lan tràn khắp thế giới, tức vào đầu tháng Hai năm 2020, do chùa chiền bị đóng cửa hoặc hạn chế sinh hoạt nên Đạo Tràng của chúng ta đành phải sinh hoạt qua mạng internet, với lập trình Zoom. Cho đến sau Hè 2022 chúng ta mới trở lại sinh hoạt bình thường ở chùa. Để mở đầu cho chương trình ôn tập này, chúng ta đã học xong bài Kinh Châu Báu, tiếp đến là bài Kinh Phổ Môn mà Nhật Duyệt hân hạnh xin trình bày lại cùng các bạn đồng tu trong Đạo Tràng An Lạc, chùa Trúc Lâm Paris, cũng như toàn thể các độc giả bốn phương.
12/09/2023(Xem: 1701)
Cõi thơ của Thầy Tuệ Sỹ mênh mông bát ngát. Cao thì bay vút từng không. Sâu thì hun hút hố thẳm. Biết đâu mà dò để gọi là theo! Với người viết bài này, có lẽ là ngồi bệt xuống đất nhìn trừng trừng vào mấy dấu lặng trên “Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” của Thầy để mà nghe, có thể chỉ như là “vịt nghe sấm,” nhưng, may ra còn nghe được vài khoảng lặng vô thanh đâu đó, sau những cung bậc du dương siêu thoát.
10/09/2023(Xem: 3580)
Con về đến phi trường Cam Ranh mùa nắng ấm Mẹ đã đứng đợi chờ "Đường xa con có mệt?" Con thấy lòng lâng lâng Thương Mẹ giờ chín mốt Mẹ khỏe con mừng vui Đường xa con không mệt Mẹ vui mỉm nụ cười Cho con trọn niềm vui
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]