Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mười bước đến cõi Tây Phương

10/08/202420:04(Xem: 1925)
Mười bước đến cõi Tây Phương
tt nguyen tang (13)
tt nguyen tang (17)
Mười bước đến cõi Tây Phương
 Những điều học được sau buổi pháp đàm trên Zoom Hoằng pháp Âu Châu tối 8/8/2024 với Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng trong chủ đề “ Tịnh Độ Cực Lạc “ và “Tịnh Độ Nhân Gian”.
Bài viết của PT Huệ Hương
Do PT Diệu Danh diễn đọc


 

Nam Mô A Di Đà Phật.

Kính bạch TT  Thích Hạnh Tấn  Chủ nhiệm ban Giáo lý Hoằng Pháp Âu Châu

Kính bạch TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng - Trụ trì Tu Viện Quảng Đức / Melbourne / Úc Châu kiêm Tổng Thư Ký GHPGVNTNH Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan

Kính bạch quý Chư tôn Đức Tăng Ni tham dự buổi pháp đàm

Kính thưa MC Huệ  Sơn và quý đạo hữu tham dự buổi pháp đàm online qua zoom trực tuyến đêm 8/8/2024 của ban Hoằng Pháp Âu Châu

 

Gần đây mỗi khi con nghe xong buổi pháp thoại hay một buổi pháp đàm không hiểu sao con vừa mừng vừa hỗ thẹn, mừng vì được mang tên người Phật tử, được thừa tự được một gia tài kinh điển mênh mông, có đến 84 ngàn pháp môn mà nếu con biết học hỏi thì cả đời không bao giờ hết, chẳng những vậy gần đây ban  Hoằng pháp của Giáo Hộ Phật Giáo tại Âu Châu, Úc Châu thỉnh thoảng mời được các vị giảng sư giỏi, uyên bác đến thuyết giảng, nếu con liên tục theo dõi và lắng nghe chăm chú, ghi nhớ buổi giảng đó con có thể khám phá thêm những điều chưa từng được nghe hoặc đã nghe mà chưa  hiểu trọn vẹn một cách rốt ráo thì sẽ đạt tới trình độ tu tập cao hơn.

Và tại sao con lại hỗ thẹn, vì rằng cái thế trí biện thông (chỉ hiểu biết trên lý thuyết) của mình chưa chuyển hoá đã vậy mà còn sưu tầm “data” dữ liệu từ  trí tuệ thông minh nhân tạo AI  mà chẳng bao giờ nghĩ đến việc thực hành, thực chứng thể nghiệm đó là phải đào thải những phiền não.

Dù rằng từ lâu con vẫn biết rằng Điều kiện quan trọng nhất  là đương sự phải biết xác định mục đích tu tập của mình. Có mục đích đúng đắn thì mới đi đúng đường.

Nhưng hôm nay,sau buổi pháp đàm này có lẽ những gì tồn tại trong tiềm thức qua bao năm tích lũy kiến thức đã khiến con chợt nhận ra rằng có những điều thật ra mình có thể nương tựa vào, để tìm ra một định hướng tốt lâu rồi thế mà vì tam độc vẫn mãi ngự trị nên lúc nào cũng muốn vơ hết vào mình kiến thức đủ loại để chúng tỏ mình là người am hiểu chút nào về Phật Pháp .

Hơn thế nữa, con lại học từ buổi pháp đàm này, càng thân cận bậc hiền trí mới mang đến cho con  sự phát triển tâm linh hơn bởi lẽ tấm gương sáng và lời khuyên bảo của vị Thầy đức độ nhiều khi chính là yếu tố quyết định để đánh thức và vun trồng cho việc khai mở tiềm năng tâm linh còn lẩn khuất.


 

Với con số tham dự 47 - 50 người mỗi lần có pháp thoại hay pháp đàm của ban  hoằng pháp  vào thời gian 8 giờ tối  tại Âu Châu đang vào lúc nghĩ hè và Úc Châu đang là 4 giờ sáng của một ngày cuối đông, thật là điều khích lệ cho cho những hành giả tu học theo pháp môn Tịnh Độ ( chủ đề Tịnh Độ được triển khai qua nhiều cấp độ) và nhất là những vị Giảng Sư Đại thừa xiểng dương  về pháp môn Tịnh độ.

 Trộm nghĩ được chia sẻ những điều mình đã thọ nhận được là một bổn phận và trách nhiệm của một người học Phật dù cho tâm thức chưa được khai phá nó vốn  chứa đựng biết bao những điều thấp hèn như sự ích kỷ, lòng tự cao, tính hung hãn, cũng như sẽ đến những điều cao đẹp như sự hiểu biết, lòng hy sinh, tính nhân từ. Nhưng từ khi được  quy y Pháp, con tự nhủ phải kiểm soát những điều xấu xa và nuôi dưỡng những điều tốt lành, có thể dẫn đến tỉnh thức, giải thoát, trong sạch.

Nhờ  nghe những bài pháp thoại và pháp đàm của những bậc hiền trí đó mà con đã nhận ra quý Ngài đã thầm lặng khơi dậy trong con những tiềm năng còn ẩn nấp trong con, và chỉ có ảnh hưởng những bậc hiền trí đó mà những tiềm năng của con sẽ đâm chồi hay tàn úa.

Trong tinh thần đó con rất  hoan hỷ kính xin được chia sẻ những gì con đã học được sau buổi pháp đàm này để có thể giúp con một xác định mục đích tu tập đúng đắn nhất là qua ý nghĩa về Tịnh độ cực lạc và Tịnh  độ nhân gian để DIỆT TRỪ PHIỀN NÃO VÀ hiểu rõ hơn  VỀ NHÂN, DUYÊN, QUẢ (vì mọi  việc trên thế gian này có nhân mà thiếu duyên thì không bao giờ có kết quả được. Trên con đường tu học, nếu chúng ta niệm Phật mà không biết cái gì là trợ duyên của pháp môn niệm Phật thì có khác nào hạt giống thay vì ươm mầm chúng ta lại để vào ngăn kéo.)

Và sau đây là những điều con thu gặt sau buổi pháp đàm:

1)-Học được bất cứ pháp môn nào cũng phải có Sự, Lý dung thông

Khi Giảng Sư  giải đáp trả Câu hỏi của Huệ Sơn “ định nghĩa Tịnh độ / có phải đây cõi giới vật chất?

Độ là cõi giới - Tịnh là thanh khiết

Khi một người vừa qua đời, ta thường phân ưu với câu “ nguyện hương linh sớm được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc , thật ra phải nói đúng là  “sớm được thác sanh về cõi giới an lành “

Giảng Sư nhấn mạnh “Trong tất cả pháp môn dù một pháp học hay một pháp hành đều phải có Sự Lý viên dung ,

Nói về về Sự  cõi tịnh độ chỉ cho vật chất vì trong kinh A Di Đà :  Cõi ấy cũng có chim kêu, sen mọc, đất vàng, cây báu, ngày đêm sáu thời, v.v…” thế thì cõi Tây phương là một cõi hữu hình

Nhưng nếu nói về Lý thì Cõi tịnh độ nằm ngay trong tâm thức của chúng ta.như vậy tu học các Pháp, trong là Lý phải sáng tỏ, ngoài là Sự biết quyền nghi mới là Y Pháp. , tuy nhiên tùy căn cơ từng hành giả sai khác nhau nên các pháp môn phải tuỳ phương tiện  hóa độ, có khi dùng Lý Tánh để triễn khai Tâm Địa, có khi dùng Sự Tướng để hướng dẫn hạnh nghi, rốt cuộc viên thành sự lý tánh tướng,

Điển hình trong kinh Tiểu bản A Di Đà về Sự tịnh độ Đức Phật giới thiệu rõ ràng về Cõi Tây phương Cực Lạc nhưng trong kinh Duy Ma Cật Đức Phật lại nói: “Dục cầu Tịnh độ tiên tịnh kỳ tâm, tùy kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh,” nghĩa là muốn cầu về cõi Tịnh độ trước hết phải thanh tịnh lòng của mình, hễ lòng mình thanh tịnh đó là cõi Tịnh độ của Phật.

 

Tóm lại Tu pháp môn Tịnh Độ - Lấy danh hiệu làm đối tượng niệm, tâm thanh tịnh làm chủ thể niệm, thường trụ vào bản tánh bất sanh bất diệt ấy tất sẽ đạt đến cảnh giới an vui chân thật. Hành giả an trụ vào câu Phật hiệu hay quán tưởng thân tướng trang nghiêm của Phật A Di Đà với tâm thanh tịnh sẽ tạo thành một năng lực mầu nhiệm, quét sạch mọi vọng tưởng điên đảo, khơi dậy tự tánh Di Đà bên trong mỗi chúng sanh


2)- Học được điều thứ hai : Chớ vội phủ bác những gì ta chưa thực chứng bằng sự thể nghiệm của chính mình, chưa được khoa học khám phá !

Qua câu hỏi của MC Huệ Sơn khi cho rằng các tôn giáo khác đều có một đấng thần linh và trong tịnh độ Cực lạc có phải Đức Phật A Di Đà là giáo chủ không? 

Đáp : Khoa học con người không thể nào nhận biết được Tây Phương Cực Lạc có tồn tại hay không.Tuy nhiên  thế giới cực lạc được thiết lập bằng 48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà do vậy theo quan điểm của Phật giáo, đây là một thế giới siêu hình nhưng chắc chắn hiện hữu, là nơi chứa nhiều niềm vui, hoan hỷ, an nhiên và không có thống khổ hay bi ai.

Hơn thế nữa Khoa học không thể nhận biết hết tất cả các thế giới khác bên ngoài Trái Đất. Do đó, khoa học cũng chưa dám khẳng định rằng Tây Phương Cực Lạc có thật sự tồn tại hay không. Thật sự về phương diện vũ trụ quan còn là một điều bí ẩn với nhiều hành tinh chưa khám phá nổi , điển hình nhà vật lý học  Stephen Hawking đã nói về Lỗ đen trong vũ trụ (hố đen, có tên tiếng Anh là Black  hole) là một hiện tượng vật lý hấp dẫn và bí ẩn nhất mà cho đến nay, con người vẫn chưa thể hoàn toàn nắm bắt hết.Đây là một vùng không gian có lực hấp dẫn cực mạnh, đến mức không một vật chất hay năng lượng nào – kể cả ánh sáng – có thể thoát ra bên ngoài.

Và những thám hiểm gần đây của con tàu không gian vào năm 2004 tìm ra một hành tinh đầy kim cương và 2011 một hành tinh đây vàng trắng (bạch kim) và những khám phá mới vào năm 2023 đã thám hiểm mặt trời thì ngày nào đó sẽ có thể là thế giới Cực lạc với 7 báu nên Giảng  Sư cho rằng nói không có thế giới cực lạc là cô phụ lời dạy của Đức Bổn Sư Thích Ca,


3)-Điều học được thứ ba- Đôi khi những điều căn bản nhất để học đạo rất là đơn giản nhưng chúng ta không chịu đơn giản, muốn trụ chỗ này chỗ kia chỗ nọ, trụ đủ thứ hết thành phức tạp.

Khi buông hết thì sẽ trở về chính mình, và tuy những  lời dạy không phải là chân lý, nhưng khi liên kết chúng lại với nhau chúng sẽ gợi cho ta hướng đến chân lý…Hãy suy ngẫm 50 câu kệ trong Tỳ Ni Nhật dụng thiết yếu

Khi MC Huệ Sơn đưa ra câu hỏi “ làm thế nào từ một thế giới cực khổ như Ta Bà lại có thể vãng sanh về Thế giới Cực lạc?”.

Đáp : Để giải quyết vấn đề này thì không có gì hay hơn là hiểu đúng ý nghĩa vãng sanh. Chư vị tổ sư, các bậc tôn túc đã chỉ dạy vãng sanh là vượt qua phiền não. Khi vượt thoát hoàn toàn phiền não tức là vãng sanh hoàn toàn, là Niết bàn, là Tịnh độ. Và do đó, cầu vãng sanh là cầu giải thoát, Niết bàn chứ không phải chỉ là cầu về Tây phương sau khi chết. Vãng sanh đồng nghĩa với chết là phương tiện, là niềm tin còn vãng sanh là thoát khỏi phiền não mới đích thực là giáo pháp của đức Phật. Cầu vãng sanh như thế thì vãng sanh càng nhanh càng tốt và chắc chắn không ai từ chối cả.

Điều kiện để vãng sanh là phải tận trừ những phiền não với tam nghiệp đồng thanh tịnh như kinh A Di Đà, Đức Thế tôn có nói rằng: “Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc [Tịnh độ],” nghĩa là “Chớ nói rằng có ít phước đức ít thiện căn mà được vãng sanh Tịnh độ.”

Do đó, trong cuộc sống hiện tại, cần phải thường xuyên chuyển hóa ba nghiệp thân khẩu ý hướng đến thanh tịnh. như  kinh Quán Vô Lượng Thọ,” hành giả muốn được vãng sanh Tịnh độ phải hội đủ ba điều kiện: “Một là hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, giữ lòng từ không sát hại, tu tập mười nghiệp lành. Hai là thọ trì ba pháp quy y, đầy đủ các giới không phạm oai nghi. Ba là phát Bồ đề tâm, tin sâu lý nhân quả, đọc tụng kinh điển Đại thừa, khuyên người khác cùng tu”.

 

4)- Điều học được thứ tư-Một người có thể vãng sinh đến Thế giới Cực lạc phải ít nhất đạt được quả vị Thánh đầu tiên(quả Dự lưu ) là người đã phá bỏ ba kiết sử đầu tiên: thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ. Người nầy được xem như là một người đã nhập vào dòng giải thoát, tùy theo hạnh nghiệp và tinh tấn mà chỉ tái sinh làm người hoặc trong các cõi trời, tối đa là bảy kiếp. Có thể là 7 năm , 7 thắng, 7 ngày hay 7 giờ hoặc 7 phút như thánh Sĩvali . Và một khi đã bước chân vào dòng thánh , họ chỉ đi lên chứ không bao giờ đi xuống

Với  câu hỏi của MC Huệ Sơn “ Có gì mâu thuẫn khi vào một thế giới quá sung sướng và an lạc người đó sẽ giãi đãi chăng trong khi ta thường học được rằng chỉ có trong đau khổ con người  mới có thể quyết chí vượt qua để đến sự giải thoát.

Đáp:Thế giới Cực Lạc rất xa nhưng cũng rất gần và mọi người đều có thể tiếp xúc được khi tam nghiệp hằng thanh tịnh, tức không còn phiền não,Nhưng để được quả vị  Thánh chúng nơi cảnh giới Cực Lạc thì ngày hôm nay hành giả phải có tư cách của bậc Thánh. Và những quả vị nầy được xem như là các dấu mốc -- hoặc các chặng đường -- trên hành trình thanh lọc tâm ý, tiêu diệt các ô nhiễm ngủ ngầm trong tâm, vốn thường được gọi là mười kiết sử.

Bốn quả vị đó là:

- Dự lưu (Sotàpanna, Tu-đà-hoàn),( còn trở lại Ta Bà 7 lần )

- Nhất lai (Sakadàgàmi, Tư-đà-hàm), còn trở lại Ta Bà 1 lần

- Bất lai (Anàgàmi, A-na-hàm), không còn trở lại Ta Bà

- A-la-hán (Arahat, Ứng cúng).

Mười kiết sử là: (- thân kiến (sakkàya-ditthi), - hoài nghi (vicikicchà), - giới cấm thủ (silabata-paràmàsa) - tham đắm vào cõi dục (kàma-ràga)- sân hận (vyàpàda),- tham đắm vào cõi sắc (rùpa-ràga), - tham đắm vào cõi vô sắc (arùpa-ràga), - mạn (màna), - trạo cử vi tế (uddhacca),- si vi tế (avijjà)}



Điều học được thứ 5) -  Tịnh độ nhân gian là tịnh độ ngay tâm mình , rất huyền nhiệm ẩn tàng trong 10 pháp giới của mỗi chúng ta

Khi trả lời câu hỏi của MC Huệ Sơn “Làm thế nào có được tịnh độ Hiện tại?”

Đáp :  Chỉ có những nỗ lực chuyển hóa nội tâm của chính mình bằng cách tận trừ 10 kiết sử  thì cảnh giới Tịnh độ  sẽ được hiện thực hóa ngay tại thế giới ta bà.

Phải biết con người là chủ nhân của mọi nguồn cơn, khổ đau hay hạnh phúc, Tịnh độ hay uế độ, có được cuộc sống bình an, một cuộc đời tự do, một thế giới hòa bình, một tương lai rực rỡ… là tùy thuộc vào thái độ sống và tiến trình tu tập của mỗi người.

Giảng Sư nhắc đến hai CÂU ĐỐI CHÙA QUÁN SỨ- Do Đại Lão Hòa Thượng Thích Từ Thông dạy (  1989--1992 ) đã được TT Thích Nguyên Tạng ghi chép- TT Thích Chúc Hiền dịch như sau :

“Phật hiệu Di Đà Pháp giới tàng thân tùy xứ hiện

Quốc danh Cực Lạc tịch quang chơn cảnh cá trung huyền”

Dịch nghĩa Việt:

Phật hiệu Di Đà thân ẩn pháp giới tùy chỗ tịch tịnh liền ứng hiện

Nước tên Cực Lạc cõi chơn tịch quang nơi tâm nhiệm mầu chóng phô bày

Và sau đó Giảng Sư đã nói thêm: Phật hiệu Đi Đà là Vô lượng Quang( ánh sáng chiếu khắp 10 phương ) và Vô lượng Thọ ( thọ mạng kéo dài vô lượng ) đo đó pháp thân của Phật Di Đà cũng là pháp giới của mỗi chúng ta. Và quốc độ Cực Lạc chỉ hiện ra một cach huyền nhiệm chính ngay nơi tâm mình TÂM NHƯ MẶT NƯỚC - PHẬT NHƯ ÁNH TRĂNG  - NƯỚC YÊN TRĂNG HIỆN

Tự tánh Di Đà là tánh biết của mỗi chúng sanh, tịnh độ Ta Bà vẫn sáng đẹp như Tịnh độ Tây Phương ( Kinh Duy Ma Phật dí chân xuống đất gồ ghề trở thành bằng phẳng ngay.)


Điều học được thứ sáu - pháp môn Tịnh Độ  có giá trị siêu việt và phải hiểu đó là vãng sanh ngay trong giờ phút hiện tiền chính là đốn ngộ, là cứu cánh, là chứng được một tam muội dù đạt đến hạ phẩm, trung phẩm hay thượng phẩm.

Với câu hỏi của MC Huệ Sơn “ có thể vãng sanh ngay trong đời sống hiện tại không và cầu về Tịnh độ có thể dùng chữ  phương tiện hay cứu cánh trong việc tu theo tịnh độ”

Giảng Sư đã khẳng định vãng sanh là đi qua, vượt qua đồng nghĩa với chứng được tam muội  ( dẫn chứng câu nói của Thiền Sư  Suzuki “ Vãng  sanh ngay giờ phút hiện tiền cũng giống như người Tu thiền đốn ngộ” Trên bước đường tu, phải xác quyết  Tịnh Độ Tây phương Cực lạc là điểm đến cuối cùng,là cứu cánh. Vì tuỳ theo trình độ tu tập ở lúc sinh tiền nên mới có hạ phẩm hạ sanh, trung phẩm và thượng phẩm ( Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh ) và do vậy “Khi  còn  xem Tịnh Độ là phương tiện thì coi chừng đã tu sai.”

Nhân dịp này Giảng Sư cũng nêu ra một hiểu lầm mà nhiều người thân trong gia đình khi có người ra đi vĩnh viễn khi thân mềm sau khi được hộ niệm 8 tiếng là vãng sanh là do hộ niệm, sẽ dẫn đến thái độ ỷ lại và mong mỏi rằng khi chết có nhiều thầy cô, ban hộ niệm đến tụng kinh mới được vãng sanh, điều này cần phải xem lại,và dù người khác có thể hỗ trợ nhưng chính mình phải tự làm lấy. Cầu nguyện là tha lực hỗ trợ thêm vào nhưng nếu ta không chịu làm hoặc không làm đến nơi thì chẳng khác nào nấu cát thành cơm, điều đó khó bao giờ xảy ra.


Điều  học được  thứ 7 : Pháp hành tuy căn bản là Niệm Phật nhưng phải có kiến thức Phật học cần biết về nhân duyên quả trong Tín Nguyện Hành của pháp môn Tịnh Độ và nhất là phát Bồ đề tâm và nghiêm trì tịnh giới.

Khi Giảng Sư giải đáp câu hỏi của đạo hữu Diệu Đắc (đạo tràng Quảng Đức, Úc Châu ) về Pháp hành ===Tu tịnh độ phải tin nhân quả, và Nhân và Quả là được nối kết bởi DUYÊN , Pháp môn Tịnh độ, tin sâu, nguyện thiết, trì danh đều nằm trong chữ Duyên này, trong khi Nhân là phải phát Bồ đề tâm, nghiêm tì tịnh nghiệp tam phước và Quả sẽ đến là Được Vãng Sanh

Nói Phật tại tâm hay nói Tâm tịnh độ tịnh là nói về lý lẽ, nhưng làm cho Phật hiển lộ ở trong tâm hay tâm được thanh tịnh để có cảnh tịnh, cần phải có công phu tu tập lâu dài. Con đường tu tập ấy có hai yếu tố cần thiết là: đúng chân lý và thiện tri thức trợ duyên.



Điều hoc thứ 8 : đạt quả dự lưu là căn bản tiến về Tịnh Độ Tây Phương cũng như tịnh độ nhân gian hiện tại

Qua câu hỏi của đạo hữu Diệu Như ( nhà văn Trần thị Nhật Hưng) việc cầu  đến cõi Tây phương có phải đạt thực tập để đạt  quả dự lưu chẳng.? )

Giảng Sư cho rằng đúng chân lý để vãng sanh là phải dứt được Thân kiến, giới cấm thủ và Hoài nghi. Ba điều này chính là pháp hành thù thắng nhất trong việc tự lực tu tập còn về tha lực , giảng Sư đã cho thí dụ thêm về thang cuốn ở phi trường và những chuyện có thiện tri thức giúp đỡ ( cư sĩ Trần  Đại Nhân )

Đúng như cổ Đức thường chiêm nghiệm:

Mạc đạo Tây phương cận, Tây phương thập vạn trình, Di Đà thùy tiếp dẫn, vô tử diệc vô sanh’

-Mạc đạo Tây phương viễn, Tây phương tại mục tiền, thủy lưu quy đại hải, nguyệt lạc bất ly thiên


Điều học được thứ 9 - Thực hiện được Tứ Hoằng thệ nguyện là đã phát Bồ đề tâm và là pháp hành trong mỗi công việc hàng ngày
.

1-Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ—Tức là Nguyện giải thoát vô số chúng sinh.

2-Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn —Tức là Nguyện đoạn tuyệt với vô vàn phiền não

3-Pháp môn vô lượng thệ nguyện học —Tức là Nguyện tu học Phật pháp nhiều vô lượng

4-Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành —Tức là Nguyện đạt thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác

Đó là lời giải đáp cho câu hỏi của đạo hữu Quảng Tịnh về “ Làm sao  có thể phát nguyện Bồ đề tâm trong đời sống hàng ngày với công việc đa đoan”

Giảng sư giải đáp: “hành giả Niệm Phật cần phải luôn thực hành những tâm  thù thắng, nhất là Tín Tâm, Thâm Trọng Tâm, Phổ Hiền Tâm và Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm -- tức là đã phát Bồ đề tâm , thì việc niệm Phật dễ dàng thành tựu. Vì thế, hành giả Niệm Phật cần phải trưởng dưỡng Tâm Từ Bi qua việc luôn tham gia hành thiện ở thế gian, và thường thực hành từ bi quán.

Chúng sinh trong nguyện thứ nhất chính là những phiền não, điều quan  trọng là chúng ta phải dứt sạch phiền não. Đó chính là chánh nhân để vãng sanh ngay hiện tại và cảnh giới Tây phương.nên muốn có được Bồ đề tâm cần chú ý đến Ý thức thiện, Niệm thiện, Suy nghĩ thiện, Lời nói thiện, Thân hành thiện, Nghề nghiệp thiện, Tinh cần trong việc thiện, Định tâm trên việc thiện, nhất định sẽ được an lạc, vô úy, hạnh phúc cho mình, cho người, cho xã hội ngay trong đời này, và sau khi xả bỏ thân mạng,  đem thiện căn (pháp lành thành tựu) nhất định sanh về Thế Giới Cực Lạc đúng như ý nguyện, hợp với Bổn Nguyện của A Di Đà Phật.


 


Điều học được thứ 10-Cực  Lạc là cõi Tâm Linh, vãng sanh là đi về Cõi Tâm Linh- vãng sanh Cực Lạc nghĩa là tái sanh về cõi của tâm linh của Phật, Bồ-tát
.

Thân Loan, Tổ sư Tịnh độ Chân tông Nhật Bản, cũng nói rằng: Cõi Cực Lạc của A Di Đà không phải là một thế giới vật chất được tìm thấy giữa các thiên hà xa xôi, mà chỉ là một trạng thái thanh bình hạnh phúc thực sự của Tâm Linh, vượt lên trên tất cả tư duy và diễn tả của thế gian tầm thường

Cho nên để trả lời câu hỏi của đạo hữu Thúy Nga - Huệ Tâm Hiền , “ Nếu được vãng sanh về cực lạc Tây Phương thì làm sao có thể hành Bồ tát Đạo

Giảng Sư đã nhắc lại hai câu đối của Chùa Quán Sứ và nói rằng thường trong điếu văn phân ưu các ngài Hoà Thượng , thường có câu  CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC - HỘI NHẬP TA BÀ - TÁI HIỆN ĐÀM HOA  là vậy.

Thật ra những ngôn từ/ giác ngộ giải thoát/ an nhiên tịch tịnh v.v... đều chỉ để gợi ý cho mỗi người tự thấy lại những yếu tố đó đã có trong mỗi con người . Tu tịnh độ để về Cực  lạc Tây phương cần phải hiểu sao cho đúng, hành sao cho tốt, nhưng đến khi đã thông suốt, nhuần nhuyễn rồi thì mọi sự hoàn toàn tự nhiên. Hành đạo Bồ tát  cũng đến từ sự hoàn thiện tâm linh để tạo ra cảnh sống lý tưởng khi mà mọi người  này khi ấy  đều giác ngộ chân lý, có tinh thần lợi tha và nhất là quyết tâm cùng nhau thực hiện cuộc sống đáng yêu đáng sống dù tại nhân gian hay cực lạc.

Mười điều học được này ngẫu nhiên tương hợp với 10 điều Kiết sử cần phải đoạn tận qua 10  điềuthiện lành phải giữ về Thân, Khẩu, Ý con  xin trân quý lấy làm hành trang để tiến bước vào con đường để đi đến mười muôn ức cõi tìm về cảnh giới Tây Phương.

Lời kết :

Mỗi khi nghe nhắc đến hai chữ Tịnh độ (Quốc độ thanh tịnh, ai là Phật Tử  thường nghĩ đến cảnh giới Tây phương Tịnh Độ, nơi có Đức Phật A Di Đà và chư Thánh chúng, vì vậy  thường nhất tâm niệm Phật cầu sinh về Tây phương Cực lạc.

Pháp môn Tịnh độ, như một dòng suối trong lành, mát dịu cứ mãi tuôn chảy vỗ về đến từng trái tim của Phật tử  Việt Nam mà không hề ngưng nghỉ.nhất là những người chơn chất, từ trung niên trở lên. Có thể nói Pháp môn Tịnh độ đã trở thành một nguồn sống tinh thần ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân Việt Nam. Và tín  ngưỡng phổ thông thích hợp với những người hằng cầu mong một đời sống an lành ở kiếp sau.

Nhưng nếu đi sâu vào thế giới tâm thức thì  thật sự Tịnh Độ ở cõi Tây Phương hay ở cõi Ta Bà đều đồng một thể , không hề sai biệt và mục đích người tu Tịnh Độ là phải xây dựng một Tịnh Độ trong hiện tại . Do vậy dù mong muốn được về Niết Bàn hay cõi Tây Phương Cực lạc  , chúng ta vẫn phải Chánh niệm tỉnh giác để không làm thay đổi bản chất vốn có của nó

Chính sự an tịnh của Tịnh Độ mà hành giả dù sống trong túp lều tranh vẫn thấy mình như đang sống nơi thiên đường có lâu đài gắn đầy kim cương mã não và nếu những ai thục sự đang sống trong những lâu đài sang trọng nhưng vẫn bình thản an yên hạnh phúc như những người bình dân tri túc thì có thể nói Tịnh độ Cực Lạc hay Tịnh Độ nhân gian là một vậy.

Kính trân trọng,

 

Kính tri ân Ban Hoằng  pháp  Âu Châu và Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng đã ban cho thích chúng buổi pháp đà thật tuyệt vời . Kính chúc quý Ngài phước trí mãi tròn đầy, huệ đăng thường chiếu sức khỏe dồi dào luôn và trên đường  hoằng pháp độ chúng sanh, tiếp sức bằng những buổi học để thính chúng mau thấm đạo, tu giải thoát.

Hạnh phúc thay,

sau buổi pháp đàm thọ nhận quá nhiều lợi ích!

Hiểu được rằng, để được vãng sanh về  thế giới cực lạc Tây Phương

Hãy xây dựng cho mình lòng nhân ái, không làm ai  tổn thương

Nương theo đường tu tập, phát Bồ đề tâm và hiểu rõ luật nhân quả !

Hãy nghĩ rằng…thế giới  hiện tại vẫn có thể xây dựng giống như được mô tả

Không ngũ trược cấu nhiễm, thù thắng tịnh thanh

Chỉ cần tịnh nghiệp 10 giới thân, khẩu, ý cho thật trong lành

Từng bước diệt dần  những kiết sử làm nền tảng !

“Tâm thức  từng phần giác ngộ biểu trưng dưới Tịnh độ dạng

Thế giới vốn là huyễn ảo, nên chấp nhận rằng:

“Pháp thân bao trùm tất cả thế giới.

 cảnh giới thanh tịnh, thuộc về tâm.”

Kính mời chiêm nghiệm:

những lời giải thích của Giảng Sư phù hợp từ kinh điển!

Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ’;

‘Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương’ (Tỳ ni Nhật dụng);

‘Chớ bảo cõi Tây phương là gần, hành trình về Tây phương xa xôi đến mười vạn dặm đường. Đức Phật A Di Đà thương mà tiếp dẫn mới giải thoát khỏi tử sanh.’‘Chớ bảo cõi Tây phương xa xôi, cõi Tây phương ở ngay trước mặt. Như nước chảy về biển cả, như trăng lặn không ra khỏi bầu trời.’

‘Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương

Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực Lạc.’ (Lời của Phật Hoàng Trần Nhân Tông)

 

Mùa Báo Hiếu PL 2568

Phật tử Huệ Hương

 



 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2012(Xem: 3932)
Tôi thường mong mỏi những người biết chữ tuổi chặng 50 trở lên thì giờ rảnh viết lại những gì mình nghe, mình thấy, mình biết ở nơi quê hương mình. Nay nhân 20.11, kỷ niệm Ngày nhà giáo, tôi xin khoanh gọn: hãy viết về những Thầy Cô giáo cũ ở địa phương mình, tả dáng dấp, nói qua đời sống gia đình của thầy, cả tính đặc biệt và vài mẫu chuyện về thầy.
30/03/2012(Xem: 3326)
- Bác gắng tăng thêm tốc độ. - Dạ. - Gắng tăng thêm nữa. - Dạ. Người tài xế bặm môi nhíu sát hai lông mày vào nhau. Những nếp nhăn hằn lên, khổ sở. Tôi chong mắt nhìn ra trước xe. Những cánh đồng trải rộng, trải dài, lác đác có thôn ấp nấp sau những lũy tre. Chúng nằm bất động, cản ngăn tầm mắt khiến tôi có cảm tưởng là xe vẫn còn chạy chậm. Tôi muốn giục thêm bác tài nhưng tự nhiên thấy mình khiếm nhã. Tôi đã giục nhiều lần rồi. Giục thêm, có khác nào bảo rằng bác ta thiếu thiện chí hay kém tài năng.
30/03/2012(Xem: 6245)
Ông bạn rót thêm tách trà đẩy về phía tôi: - Mời thêm tách nữa, trà này coi vậy mà uống được. Im lặng chợt ông ngước mặt nhìn tôi: - À! Chợt nhớ ra. Hôm Phật Đản cách nay mười năm, tôi lên chùa Long Sơn dự lễ. Lễ đường chật ních người. Các giáo phẩm, các đạo hữu, các khuôn hội, các thầy trò trường Bồ Đề, chuông trống vang rền, ai nấy quỳ xuống. Mà sao tôi thấy ông lẽ loi đứng chắp hai tay mắt hướng nhìn tượng Phật?
28/02/2012(Xem: 3108)
Kể từ khi khái niệm "toàn cầu hóa" ra đời, thế giới đã chuyển sự chú ý vào văn hoá. Và chỉ trong một thời gian ngắn, văn hóa truyền thống đã trở thành nền tảng cho mọi sự phát triển bền vững, toàn diện, trong khi trước đó không xa, người ta chỉ xem nó như một nét viền mờ nhạt của kinh tế. Lẽ ra thế giới phải nhận thức về vai trò quan trọng của văn hoá truyền thống từ lâu rồi mới phải. Nhưng vì sao lại có sự chậm trễ này?
18/02/2012(Xem: 12675)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
01/02/2012(Xem: 17187)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
01/02/2012(Xem: 10506)
Muôn nhờ Đức Phật từ bi Giải oan cứu khổ độ về Tây Phương (Nguyễn Du) Mỗi khi gặp nhau, những người Phật tử Việt Nam thường chào hỏi với nhau bằng cách chắp tay trước ngực và niệm danh hiệu Đức Phật Di Đà, và khóa tụng kinh buổi tối thì gần như hầu hết các chùa, nhất là các chùa ở miệt nhà quê không gọi là đi tụng kinh mà gọi là đi Tịnh Độ. Điều ấy chứng tỏ rằng tín ngưỡng Di Đà đã gần như được tuyệt đại đa số xuất gia cũng như tại gia, trí thức cũng như bình dân đều hết lòng tin theo và thọ trì.
24/01/2012(Xem: 13630)
Vănhọc Phật giáo nói chung, văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng dứt khoát phải thể hiện giáo lý nhà Phật, mà cụ thể là thểhiện vấn đề về bản thể luận, về giải thoát luận và những con đường tu chứng. Để biểu lộ nội dung trên, văn học Phật giáo phải có một nghệ thuật tương xứng. Ở bài viết này sẽ đề cậpmấy nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Phật giáo. Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần đểminh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
24/01/2012(Xem: 2979)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
23/01/2012(Xem: 17566)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]