Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

45 Năm, Một Chặng Đường

26/07/202406:57(Xem: 657)
45 Năm, Một Chặng Đường
ht thich nhu dien-2ht nhu dien (3)ht nhu dien (2)

45 Năm, Một Chặng Đường
Trần Thị Nhật Hưng



Thiên hạ vẫn nói “Thời gian như bóng câu qua cửa sổ”. Đúng vậy. Mới đó mà đã 45 năm, thoắt một cái trôi nhanh như...bóng câu!

 45 năm, một chặng đường đâu phải ngắn, biết bao vật đổi sao dời, nhất là thế giới chuyển mình càng lúc càng văn minh đưa nhân loại bước vào kỷ nguyên của ngành công nghệ kỹ thuật điện tử, mang lại lợi ích cũng nhiều mà hại cũng không kém, đã làm biết bao người thất nghiệp, phá sản...trong đó có ngành báo chí. Các nhà xuất bản báo giấy đóng cửa hàng loạt, sách in ra chẳng mấy ai thèm mua, vì đã coi...chùa trên Internet!

Giữa lúc xã hội chao đảo ngả nghiêng, biến đổi khôn lường, ai cũng ưu tư về vận mệnh, sự nghiệp công trình của mình, tự tìm một con đường sống để thích nghi với hoàn cảnh, thời cuộc, thì 45 năm qua, báo Viên Giác, tờ báo giấy vẫn tồn tại cho đến hôm nay. Nhờ đâu và tại sao?

Nếu giải thích theo tinh thần Phật Giáo, thì đó là phước báu của người lãnh đạo. Phước báu tích tụ từ bao đời và cả ngay kiếp này, để vị đó, ngoài khả năng còn có tấm lòng, tư cách, tóm gọn lại vừa có tài vừa có đức mới được như thế. Tài để thiên hạ phục, và đức để người ta mến. Đó là hai yếu tố, điều kiện ắt có và đủ để thành công và bền lâu nữa. Thiếu một trong hai sẽ đi khập khiễng, khó đến đích được. Thì vị đó, chính là Hòa Thượng Thích Như Điển, chủ nhiệm báo Viên Giác, Đức quốc (Tôi lại... “nịnh” Hòa Thượng nữa rồi)

Hãy xem tôi... nịnh có đúng không nhé?!

Để có một tờ báo, trước nhất, người đề xướng phải có khả năng, lòng yêu văn chương, sự quyết tâm dấn thân và biết “chiêu hiền đãi sĩ” thu phục “hiền tài” cùng chí hướng  về với mình cùng mình gánh vác mọi chuyện lớn, nhỏ. Với một người hội đủ nhân tố như vậy, với thời gian, không cần chiêu, hiền sĩ khắp nơi cũng tìm về.

Báo Viên Giác khởi đầu năm 1979.

 Khi các bạn cầm tờ báo, hay cuốn sách trên tay, ít ai biết được công việc của người sáng tạo và chuyển đến tay bạn đọc như thế nào.

Nỗi vất vả của thuở ban đầu cho đến bây giờ, trải qua bao khó khăn, “hiền sĩ” của báo Viên Giác, ngoài ban biên tập đến từ nhiều quốc gia, những vị kỳ cựu tại Đức “khai quốc công thần” (tôi chỉ kể sơ những vị tôi biết), nhiều người thủy chung cho đến răng long tóc bạc, như bác Hiền Sanh, cô Nga, bác Ngô Văn Phát, anh Như Thân..v.v.. Tận tụy đến hơi thở cuối cùng như anh Huy Giang, Hạ Long, Vũ Nam, chị Hồng Nhiên..v.v..và đặc biệt là anh Chủ Bút Phù Vân, đã rời bỏ chúng ta lúc anh 85 tuổi, và năm nay 2024 là giỗ đầu của anh. Tất cả đã dốc tâm huyết, công lao, trì chí lo cho tờ báo tồn tại và phát triển.

Hồi chưa có Internet, bài viết tay, copy xong gởi đi, vị Chủ Bút phải bỏ nhiều thời gian đọc hết, cân nhắc lựa chọn, rồi chuyển đến bác Hiền Sanh cặm cụi ngồi còng lưng đánh máy lại và tìm cách bỏ dấu. Chao ôi, chóng mặt lắm! Khâu kỹ thuật xếp chữ, in ra, bỏ phong bì, ghi chép địa chỉ với số lượng lớn những 5,6 ngàn số. Chao ôi, xoay như chong chóng cũng chóng mặt luôn! Nay, trước làn sóng Internet, người làm báo, viết lách cũng đỡ hơn, tự đánh máy, gởi đi, giảm thiểu nhiều khâu, nhất là thời gian, nhưng vấn đề khác, vì đăng online, tất cả bài viết đưa lên Internet, tờ báo giấy không mấy ai quan tâm nhiều nữa. Thế nhưng, báo Viên Giác, sau 45 năm vẫn đứng vững, chính nhờ, ngoài vị Chủ Nhiệm tài đức, những hiền sĩ tận tụy như thế, một lực lượng hùng hậu khác rất quan trọng, cũng là niềm an ủi, khích lệ lớn lao cho Viên Giác, chính là độc giả. Nếu độc giả không ủng hộ, thì người cầm bút phải gác bút, văn phòng làm báo cũng đóng cửa thôi. Những vị độc giả, có thể tự hỏi lòng và tự tìm ra câu trả lời, do đâu mà quí vị luôn hướng về chùa Viên Giác như thế?!

ht nhu dien (5)

Riêng tôi, mãi đến năm 1990, tôi mới có nhân duyên biết đến và cộng tác báo Viên Giác. Kể có hơi trễ, nhưng trễ còn hơn không. Là Phật Tử, đến với tờ báo đạo, tôi cũng như bao người cộng tác khác, dành thời gian tâm trí viết, như sự cúng dường, đâu ai...thuê hay đòi hỏi nhuận bút đâu. Bù lại, chúng tôi có niềm vui tinh thần từ những “đứa con” văn chương của mình và đặc biệt nữa tìm thấy ấm cúng trong gia đình Viên Giác. Chỉ có thế mà với thời gian dài cho đến hôm nay, tôi bị lôi cuốn trong tình đời nghĩa đạo đó.

Rồi sau cuộc thi “Viết Về Âu Châu” năm 2002, Hòa Thượng dành công sức, tiền bạc (những 15 ngàn Euro)  tổ chức những giải thưởng tuyển văn tài, dần dà xuất hiện thêm nhiều cây bút mới, đặc biệt một lực lượng cầm bút khác, đó là Những Cây Bút Nữ Báo Viên Giác. Cũng cần nói thêm, nhóm này được anh Chủ Bút Phù Vân đề xuất thành lập sau khi thỉnh ý cùng Hòa Thượng Chủ Nhiệm Thích Như Điển.

Quí vị cũng thấy đó, tìm một người cầm bút, chịu cầm bút nhất là phái nữ viết về Phật giáo rất khó, đếm trên đầu ngón tay, ở đây có những 9 cô (bây giờ chính thức còn 8, một người vì bịnh tật đã về cõi Phật), chưa kể vài cây bút nữ khác trong và ngoài Âu Châu. Điều đó không ngẫu nhiên mà có, vì nhóm chúng tôi ngoài yêu văn chương, nghĩ đến chùa còn xuất phát từ lòng quí kính khâm phục Hòa Thượng, người không những tận tụy cho Phật giáo đưa Phật giáo Âu Châu có tầm vốc như hiện nay mà còn tận tụy với văn chương, văn hóa Việt Nam tại hải ngoại duy trì và phát triển.

Ngày nay dưới trướng Hòa Thượng vô số người cộng tác, ủng hộ, mặc dù trước sự vô thường của cuộc sống, kẻ đến, người đi, như sự ra đi của anh Chủ Bút Phù Vân, Trời Phật gia bị đã cử người khác, anh Nguyên Đạo Văn Công Tuấn đến thay thế. Ngôi vị Chủ Bút không dễ tìm. Từ mười năm trước, chính anh Phù Vân và Hòa Thượng luôn quan tâm để mắt đến, nhắm hết người này đến kẻ kia, không tìm đâu ra, rồi ưu tư ngậm ngùi tuyên bố, báo Viên Giác sẽ cáo chung theo sự ra đi của anh Phù Vân, bởi vì, ngôi vị Chủ Bút, đòi hỏi người đó phải có khả năng, trình độ và nhất là tấm lòng phục vụ tha nhân vô vụ lợi, nếu không, tờ báo Viên Giác không thể tiếp nối vững vàng đến 45 năm nay. Trong tinh thần xây dựng văn hóa nước nhà, đặc biệt văn hóa Phật giáo tại hải ngoại dưới bóng chùa Viên Giác, mong rằng tất cả chúng ta được Phật, Trời gia hộ dồi dào sức khỏe, kẻ góp công, người góp của qui về một mối với tấm lòng vững chải để tiếp nối con đường chúng ta đang đi và đã chọn.

Thân chào các bạn.

Trần Thị Nhật Hưng



 



 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 7660)
Hôm trước, một người bạn gửi một bài thơ Hai-ku, thấy hay hay tôi cũng bắt chước làm vài câu…
29/03/2013(Xem: 16771)
Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cảo thơm lần giở trước đèn, Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
29/03/2013(Xem: 3942)
Có những cái chết mà dù đã cách xa thời đại chúng ta đến những 6 thế kỷ rồi, vậy mà cứ mỗi lần nhắc đến là trong mỗi người chúng ta dường như vẫn còn đau đớn xót xa.
28/03/2013(Xem: 4729)
Mười phương một cõi đi về Lòng con mang nặng tình quê hương nhiều Tưởng chừng phách lạc hồn xiêu Từ trong đau khổ những điều thấy ra.
28/03/2013(Xem: 9879)
Ðây là hình ảnh Thượng Tọa Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh năm 1943, xuất gia tiểu đồng khi còn cư ngụ bên Lào. Thầy là một trí thức Phật giáo mà tâm thức và hành sử hướng về Dân tộc và Ðạo pháp ...
27/03/2013(Xem: 6495)
Có những cánh tay già nua đưa ra giữa chợ Chờ đợi những đồng tiền từ những thương hại rớt rơi Những ánh mắt thâm u, không thấy một nét cười Đời vô vọng, nên người không hy vọng ...
05/03/2013(Xem: 5589)
Điểm đặc biệt của dân tộc ta là suốt từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, từ xưa đến nay, người Kinh đều nói một thứ tiếng và tất cả các dân tộc thiểu số, ngoài tiếng nói riêng của dân tộc mình, họ cũng nói rành tiếng Việt. Hơn thế, trên toàn quốc, người Việt Nam đều dùng một thứ chữ viết. Tuy nhiên, nước ta trải dài qua nhiều vĩ tuyến, điểm cực bắc thuộc xã Lũng Cú huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang ở 23º 23' phút Bắc vĩ tuyến, điểm cực nam (không tính hải đảo) là mũi Cà Mau ở 8º 30' Bắc vĩ tuyến
14/02/2013(Xem: 8611)
Khi tiếp cận với Kim Cang, tôi bỡ ngỡ và chưng hửng không ít. Lâu nay cứ nghe người ta đọc câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” như một câu thần chú để quên đi bao nội muộn phiền, rồi đọc Lục tổ Huệ Năng cũng thấy ngài kể chuyện một hôm đi bán củi, chỉ nghe lóm người ta đọc có câu kinh đó thôi mà đại ngộ, thế mà mình càng nghe càng mơ hồ, mù tịt.
13/02/2013(Xem: 3996)
hoa_ly_1Thầy không chỉ là thầy học của tôi, thầy còn dạy cả cậu mợ tôi học ở bậc Trung học. Thầy dạy môn Sinh vật từ năm lớp Sáu. Nhìn cung cách thầy trình bày dạy, tôi nghĩ rằng thầy chọn dạy môn này là do tấm lòng thầy yêu sinh vật quanh mình, thầy thưởng
11/02/2013(Xem: 4359)
cha Ðã đến lúc cha viết những lời sám hối chân thành gởi đến con. chắc con rất ngạc nhiên. Con dang xót xa vì cha cô đơn, ân hận vì không được gần cha đề săn sóc tuổi già, cũng có thể tưởng tượng cha đang nhẹ nhàng trách con... Vậy mà làm sao nghe có sự ngược đời. Con hãy nghe cha nói.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]