Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cậu Bé Mang Tuổi Thìn

22/06/202406:36(Xem: 2262)
Cậu Bé Mang Tuổi Thìn


cau be tuoi thin
Cậu Bé Mang Tuổi Thìn

Trần thị Nhật Hưng

Có nhiều người khi sinh con ra, bên cạnh tên thật hay, thường có một tên khác gọi ở nhà dí dỏm dễ thương, hay tên thật dở để khỏi bị “bà” bắt. Bà ở đây là bà nào không ai biết được, thế nhưng nhiều người vẫn sợ rồi kiêng. Riêng đối với bà Thịnh, bà không tin như thế, ngược lại, bà cần con cháu bà tên thật hay, phải có ý nghĩa nữa để đem may mắn vận vào cuộc đời nó.

Hàng xóm nhà bà, có thằng bé tên Tí Chuột, chỉ là tên gọi tại nhà, trong giấy tờ là An Khang rất hay thế mà không gọi, cứ tên Chuột mà kêu làm khi lớn lên cuộc đời nó không ra gì, luôn chui rúc như đời một con chuột. Còn thằng con nhà khác thì tên La, em trai là Lắc. Cả hai anh em cho đến gần 40 tuổi, tương lai như lơ lửng trên cành cây, lúc la lúc lắc, chả đi tới đâu.

Vì thế, khi cưới con dâu giữa năm Mão, bà mong dâu mau có bầu để năm tới sinh con năm Thìn. Đối với bà, Thìn là rồng, một linh vật có huyền thoại cao quí biểu tượng sức mạnh phi thường, hùng dũng dành cho phái nam. Dù con dâu chưa có bầu, chưa sinh con, bà đã mơ ước một đứa cháu trai đặt tên Thăng Long.

Điều bà mơ ước đã đạt được ước mơ. Đúng năm Thìn, con dâu bà đã hạ sinh một cháu trai đích tôn kháu khỉnh, nối dõi tông đường. Bà mừng lắm và yêu cầu cha mẹ nó lấy tên do bà đặt là Thăng Long. Bà giải thích, Long tức là rồng. Mà bản chất của rồng thì sẽ tung bay. Thằng cháu bà tương lai sẽ ngất ngưỡng tận mây xanh, tha hồ tung hoành không ai đè đầu dận cổ được nó. Con trai và con dâu vốn thương quí kính yêu bà vì cả đời bà từ khi chồng chết, bà ở vậy hy sinh tuổi thanh xuân nuôi nấng chăm lo cậu con trai độc nhất, nên chúng chiều ý bà cho bà vui, lại nữa bà đặt tên cho cháu cũng hay và có ý nghĩa nữa!

Vốn nuôi mộng cho thằng cháu bay bổng, từ thuở bé, Thăng Long vừa biết nói, bà đã giải thích cho bé hiểu ý nghĩa tên nó mang. Chưa hết đâu, nhờ có cơ hội gần bé nhiều hơn bố mẹ khi bố mẹ bé bận công việc, đi làm giao con nhờ bà trông nom. Ngoài những lúc cơm nước, đưa dẫn bé đi học, rảnh, bà hay kể chuyện về những con rồng cho nó nghe. Với bà, rồng là con vật ngon lành hết sẩy nhất, là vua của các loài thú, không thể so sánh với các con vật khác. Khi Thăng Long vào nhà trẻ rồi vào mẫu giáo, bé học xếp đồ hình hay học về những con vật như chim, chuột, chó, mèo, gà vịt, cá, tôm...v..v...tuyệt nhiên không thấy con rồng như bà nội nói, nó về nhà thắc mắc hỏi:

Bà ơi, con rồng là con gì mà con học không thấy nói và cũng không thấy nó nữa
Bà từ tốn giải thích cho bé:

Làm sao thấy được vì nó chỉ là con vật do người đời từ thuở hồng hoang khai thiên lập địa khi còn ăn lông ở lỗ đến giờ tưởng tượng phác họa ra mà thôi.
Phác họa ra làm gì vậy bà?
Bà bí, không biết trả lời sao, phần nó còn quá nhỏ để nhồi vào đầu nó những điều mà chính bà cũng chưa hiểu rõ. Bà thoái thác bận nấu cơm, rồi hôm khác bà nghiên cứu tìm hình một con rồng trong một nhãn bánh đưa bé xem. Con rồng thật đẹp, màu vàng tươi óng ánh, thân rồng uốn hình sin với 12 khúc, có vân, có vảy, có chân, có bờm sư tử, có râu cằm… và còn bay trên mây nữa. Bà giải thích cho bé:

Con xem, con rồng đẹp không. Trong văn hóa phương Đông lẫn phương Tây, người đời phác họa ra nó để biểu trưng cho loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường, hùng dũng, đầy quyền năng và chí lớn của một con người. Tư tưởng đó giúp con người mặc sức bay bổng, vươn lên như rồng vậy.
Thằng bé nghe bà nội nói, đối với nó cao siêu quá, nó không hiểu gì cả, chỉ ậm ự ngả vào lòng bà, hai con mắt mơ màng rồi ngủ lúc nào không hay.

Rồi Thăng Long lớn dần lên, bà Thịnh vẫn nuôi mộng dạy bảo cho thằng cháu đích tôn của bà thành người hữu dụng. Nó phải khác người khác, như con rồng, tuổi rồng và cái tên nó đang mang. Bà luôn tin bản chất thần kỳ của rồng chắc chắn tiềm ẩn trong những ai sinh năm Thìn. Do vậy, nhân bé sinh năm Thìn, bà đặt tên Thăng Long hàm nhắc nhở bé phải biết vươn lên, năng động, năng nổ, nếu không bay sẽ là con rắn.

Nhưng cuộc đời, đâu phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái. Đâu phải ước mơ nào cũng dễ dàng thành tựu mà không gặp trắc trở chông gai. Ngay ông Trời, ai cũng nghĩ “ông Trời có mắt” biểu tượng sự công bằng mà cũng có lúc mưa, lúc nắng, lúc bão bùng, yên ả; thì thế gian mà bà Thịnh đang sống cũng thế thôi. Cuộc đời vốn vô thường, thay đổi mọi lúc, mọi nơi....cho nên, giữa khi bà đang hy vọng ngút ngàn về thằng cháu nội, thì bây giờ bà cũng thất vọng không kém khi Thăng Long đến tuổi dậy thì, nó cũng thay đổi theo chiều hướng của một đứa trẻ ...ta đây, muốn làm …người lớn!

Thăng Long hay theo bạn bè, nghe lời rủ rê của bạn bè hơn nghe lời bà nội. Nó ham chơi hơn ham học. La cà theo bạn bè trong những lần dã ngoại, đi chơi về khuya, giờ giấc thất thường. Đôi khi về tới nhà thì nằm lăn ra ngủ. Bà hay cha mẹ gọi ăn cơm, Thăng Long thoái thác đã no rồi cũng không muốn ló mặt. Thăng Long ngủ li bì. Dậy, chỉ ăn và chơi. Bà Thịnh buồn lắm. Bà hay than thở cùng con trai và con dâu:

Biết thế này, mẹ đặt tên cho nó là Hạ Long mới đúng. Rồng gì mà cứ nằm ụ như con rồng đất. Nếu rắn thì còn đỡ, rắn còn bò được.
Cậu con trai an ủi bà:

Tuổi dậy thì hay giở chứng nổi loạn. Ngang tàng, bướng bỉnh. Mẹ an tâm, rồi đâu cũng vào đấy.
Mẹ chỉ sợ tuổi trẻ bồng bột, đua đòi rồi sa ngã. Mẹ chỉ còn mong vào phúc nhà thôi. Hy vọng có phúc có phần!
Thì mẹ cứ tin vậy đi!
Tuy trông mong vào phúc nhà, bà Thịnh nghĩ “còn nước còn tát”, bà cố gắng hết lòng dạy bảo thằng cháu nội cưng duy nhất của bà. Bà tìm đến Thăng Long, tỉ tê với nó:

Con biết không, bà thương con lắm, nên bà mới quan tâm đến con. Người dưng bà có xía vào đâu. Con là cháu đích tôn của giòng họ, con phải làm sao cho gia tộc vẻ vang để thiên hạ, nếu không trọng thì cũng không khinh mình được.
Con có làm gì đâu, nội?
Thì con cứ đi chơi với bạn bè hoài, bê tha không lo thân.
Bạn bè rủ thì mình đi chơi với chúng. Không đi, chúng bỏ con, con chơi với ai?
Con chơi với bà nè.
Với bà, con gặp hằng ngày rồi. Nếu không...chơi với bà, bà vẫn không bỏ con. Vì một phần máu thịt con nằm trong bà. Phần máu thịt bà nằm trong con. Bà đâu bỏ con được.
Nghe Thăng Long lý sự, bà Thịnh vui trong lòng, bà nói:

Nhưng con phải biết lựa bạn mà chơi. Chọn bạn tốt, giỏi để học hỏi nó mới nên người chứ!
Con thì bạn nào con cũng chơi hết. Có lần bà nói với con , cái gì ...cái gì...tam nhân đó.
À, “tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư!”.
Đó, bà từng dạy con ba người cùng đồng hành sẽ có người là thầy mình. Con chơi tất. Tốt cũng chơi. Xấu cũng chơi. Tốt cho mình học hỏi. Xấu cho mình tránh. Cả hai đều là sư mình mà.
Rồi Thăng Long vòng tay ôm bụng bà, trấn an:

Bà an tâm đi, lo giữ gìn sức khỏe. Cháu bà không tệ đâu.
Bà Thịnh cảm động, âu yếm dí tay lên trán nó:

Sư mày! Nói thì nhớ nhé!
Được thể, bà Thịnh tỉ tê tiếp:

Con có biết tên Thăng Long của con, bà đặt cho con hay và ý nghĩa lắm không. Long là rồng thường xuất hiện chỗ cao quí nơi chùa chiền, cung đình của vua chúa. Họ vẽ những con rồng uốn lượn thật đẹp thường đứng từng cặp đối đầu hay châu đầu với phượng, phượng hoàng (nữ hoàng của loài chim), biểu tượng cho phái nữ, để diễn tả sự tốt đẹp cao cả may mắn nhất trên thế gian này. Bởi vậy, trong cung đình, rồng phượng còn được trang trọng đặt ở vị trí cao chót vót ngang với Thiên tử. Người ta còn dùng tên Long ghép với tất cả những vật dụng, sự việc liên quan đến vua. Như giường ngủ của vua thì gọi là Long sàn, khuôn mặt vua thì gọi Long nhan, áo mặc là Long bào, áo lễ gọi là Long cổn, bàn viết là Long án, thuyền rồng của vua là Long châu, xe vua với đoàn tùy tùng là Long giá, mạch đất tốt để tán thi hài con cháu được làm vua gọi là Long huyệt, ân sủng vua ban gọi là Long ân, thân vua là Long thể....
Thăng Long chen vào:

Còn mắt vua là… là…Long nhãn, râu vua là…là… Long tu phải không bà? Long nhãn mẹ con thường nấu thánh bổ lường, long tu nấu súp đó. Ăn... mắt vua và...râu vua, ngon số dách, bà nhỉ.
Biết thằng bé châm chọc mình, bà Thịnh cười mắng yêu:

Sư mày!
Những khi trò chuyện như thế với Thăng Long, bà thấy nó không...ngu như bà tưởng, bà an lòng tin vào phúc nhà, cố ăn ở lương thiện để phúc cho con cháu.

Thế nhưng, cuộc đời vốn vô thường, thích thách thức trêu ngươi. Biến cố 30 tháng tư 1975 đưa cả nước vào thảm cảnh. Không riêng gì gia đình bà Thịnh mà hầu hết dân miền Nam đều lâm vào cảnh tù tội, đói nghèo, hận thù....Thăng Long cũng bị ảnh hưởng, dù đang theo đuổi đại học Khoa Học, thằng bé bị trù dập, bị đào thải, chế độ mới không dùng đến những thành phần như Thăng Long khi sơ yếu lý lịch có cha là sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà hiện đang bị tù cải tạo.

Lâm cảnh kinh tế khó khăn là nạn chung của xã hội, tuy ai nấy ngày đêm lo lắng không biết tương lai ra sao, nhưng vấn đề ưu tư hàng đầu của gia đình bà Thịnh đó là việc Thăng Long bị gọi nghĩa vụ quân sự sang Campuchia, thực thi nghĩa vụ quốc tế, bành trướng xã hội chủ nghĩa dưới chiêu bài “cộng sản Đông Dương”. Thật là trớ trêu khi cha là “ngụy” mà con sẽ là bộ đội nhốt cha mình. Không những thế, sang Campuchia, sinh mạng của cháu bà như chỉ mành treo chuông hy sinh một cách vô lý trong những cuộc giao tranh khốc liệt mà bao người ra đi đã không có ngày về. Do vậy, dù tài chánh trong nhà eo hẹp, bà cùng con dâu, thân mẫu của Thăng Long gom góp vòng vàng bấy lâu dành dụm, bán thêm vật dụng cần thiết trong nhà để đủ sở hụi lo cho Thăng Long một chỗ vượt biên.

May mắn cho gia đình bà, Trời đã nhìn xuống, Thăng Long vượt biên một lần được trót lọt.

Sau thời gian ngắn tại đảo để lập hồ sơ định cư, Thăng Long dễ dàng được Hoa Kỳ nhận vì nằm trong diện ưu tiên con của sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà. May mắn thêm nữa, đến Hoa Kỳ, Thăng Long được một gia đình người Mỹ có chút thế lực cưu mang, hướng dẫn và dẫn dắt ngành nghề phù hợp khả năng Thăng Long, để sau này có một chỗ đứng vững chắc trong xã hội.

Thăng Long từ khi xa bà và gia đình, cậu cũng biết thân, nếu không dựa vào chính mình thì ai lo cho đây. Lại thêm cha mẹ nuôi người Mỹ nhân hậu chăm sóc cậu chu đáo, đáp ân tình, cậu cố gắng theo sự chỉ dẫn của họ để vượt qua kỳ sát hạch gắt gao, học viên phải có khả năng lãnh đạo, sức khỏe tốt và đạo đức nữa mới có thể gia nhập Học viện Không quân Hoa Kỳ, một trong những trường nổi tiếng, chọn lọc kỹ càng, nơi đào tạo các sĩ quan không quân trở thành những nhà lãnh đạo không quân Hoa Kỳ phục vụ cho đất nước.

Sau nhiều năm phấn đấu nơi xứ người và 4 năm miệt mài tại học viện, Thăng Long nhận được bằng cử nhân về khoa học và được phong quân hàm thiếu úy trong Không quân Hoa Kỳ.

Tại Việt Nam, bà Thịnh luôn theo dõi mọi tin tức về cháu bà. Bà mừng rơi nước mắt khi Thăng Long đạt những điều bà ước mơ. Phải thế chứ, cháu bà là người Việt, vốn tự hào ví mình giống rồng tiên, đã vậy, Thăng Long mang tuổi rồng, tên rồng, mà bản chất rồng luôn quật cường dù ở hoàn cảnh nào, nghịch cảnh nào vẫn bất khuất, ý chí tự cường cũng tìm cách vùng vẫy tung bay, ngoi lên, tiến tới như… rồng vậy. Thăng Long không những cho gia đình, gia tộc niềm hãnh diện mà nơi xứ người còn làm vẻ vang cho dân tộc Việt Nam. Cứ tưởng tượng tại Hoa Kỳ, Thăng Long là phi công lái máy bay tung hoành giữa bầu trời cao rộng có khác nào là rồng gặp mây vùng vẫy giữa trời xanh. Nếu Thăng Long còn kẹt tại Việt Nam trong hoàn cảnh xã hội đất nước như vậy, Long không thể... thăng được mà không chỉ... hạ, long còn là con rồng đất với thời gian sẽ tan trong sình lầy nước đọng. Việc bà để Thăng Long rời xa bà, một mình trơ trọi nơi xứ người bà thương nhớ lo lắng lắm chứ, bao đêm bà đã mất ăn mất ngủ, luôn cầu khẩn trước bàn Phật phù hộ cho cháu bà bình yên may mắn. Nay thấy sự thành công mỹ mãn của con cháu, bà mới thấy sự hy sinh và quyết định của bà là một lựa chọn đúng.

Một thời gian sau, sau khi con trai bà Thịnh được thả về từ lao tù cộng sản, gia đình bà đoàn tụ tại Hoa Kỳ do Thăng Long bảo lãnh theo diện ODP.

Ngày đón đại gia đình tại phi trường, Thăng Long dẫn theo một thiếu nữ vô cùng duyên dáng xinh đẹp. Thăng Long ôm choàng bà nội và thủ thỉ cùng bà:

Cháu dâu của bà đây. Bà thấy thế nào ạ?
Bà Thịnh ngắm nghía cô gái rồi buột miệng hỏi:

Cháu có phải tên...Phượng không?
Cả nhà cười vui khi nhớ đến những ngày bà Thịnh luôn dặn Thăng Long kiếm bạn gái tên Phượng hay Phụng (nữ hoàng của loài chim) cho xứng hợp với tên Long tức rồng (vua của loài thú) như thế mới “môn đăng hộ đối”. Con trai bà xen vào:

Rồng sao lấy chim làm vợ được hả mẹ?
Cũng chỉ là biểu trưng ý chí vươn lên thôi mà, chứ chúng có phải là rồng thật, chim thật đâu.
Mọi người đã ra khỏi phi trường, trước khi lên xe về nhà, Thăng Long nói với bà nội:

Con kiếm mãi cô tên Phượng, Phụng không có, nếu có, cũng không đẹp nên con không vâng lời bà được. Bạn gái con đây tên Hoàng, vậy bà bằng lòng không?
Bà Thịnh cười, mắng yêu:

Sư mày! Hoàng tức là Phượng Hoàng rồi còn gì. Phải thế chứ, cái tên nhắc nhở mình vươn lên. Vươn lên không phải để hà hiếp người mà không ai đè đầu dận cổ mình được!

Trần Thị Nhật Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 10988)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
06/11/2021(Xem: 13021)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
06/11/2021(Xem: 6555)
Chép lời kinh mượn khuôn trăng làm giấy, Cõi diêm phù đất vẽ dấu chân xưa Đức ân Người sóng vỗ pháp âm đưa Quy thân mạng mười phương con đảnh lễ.
26/10/2021(Xem: 4692)
Nhìn chung, đại dịch đang dịu bớt tại Hoa Kỳ và quê nhà. Chưa bao giờ pháp ấn vô thường hiển lộ mãnh liệt như thời gian qua. Chưa bao giờ Khổ Đế hiển hiện minh bạch như thế, ngay trước mắt và ngay bên tai của mọi người đời thường. Có những người buổi sáng mới gặp, tới buổi chiều được tin họ đã nhập viện và không bao giờ có cơ hội gặp lại nữa. Cảm xúc đó đã được nhân loại trải nghiệm trên khắp thế giới, không riêng tại quốc độ nào. Bài viết này xin phép để nói một kinh nghiệm riêng (và có lẽ cũng là kinh nghiệm của rất nhiều người): đọc Kinh Phật trong mùa dịch, với cảm xúc rằng có thể đêm nay sẽ lìa đời. Do vậy, bài viết này cũng để Tạ Ơn Kinh Phật. Nơi đây chỉ là vài ý riêng, người viết hoàn toàn không có thẩm quyền gì về Phật học.
25/10/2021(Xem: 2518)
Mây qua trời. Có khi trắng, có khi đen. Có khi tụ, có khi tán. Ngưng tụ mà thực ra là chuyển động liên tục; tán thất mà thực không mất đi đâu. Vận hành tự tại, biến hóa vô số hình thù, rồi tan biến, rồi kết tụ trong một hình thể khác, hiện hữu nơi một không gian khác. Đến-đi cùng khắp, đông tây, nam bắc, phương trên hay phương dưới, không nơi nào mà không có mặt. Từ vô cùng quá khứ đến hiện tại và vô tận tương lai, trông như giống mà thực không giống, trông như cũ mà thực không cũ. Luôn mới mẻ tinh khôi trong từng giây phút. Đêm lẫn ngày, vẫn thường sinh-diệt, chuyển biến không ngừng. Tùy duyên ứng hiện, nơi đâu rồi cũng thuận hợp, chan hòa.
04/10/2021(Xem: 3744)
Trong những gì tôi được đọc và được nghe kể, hình như nhà thơ Bùi Giáng không còn tham sân si, hay nếu còn, thì rất là ít. Không rõ có ai chứng kiến lúc nào Bùi Giáng khởi tâm tham sân si hay không. Rất nhiều người đã thân cận, đã chứng kiến đời thường của nhà thơ họ Bùi và đều nhận thấy nhà thơ như là người của cõi khác, người bay trên mây, người lạc tới thế gian này, như dường không còn chút nào tham sân si; hay chỉ còn, nếu có, thì rất ít.
30/09/2021(Xem: 2665)
Bên cửa sổ, tia nắng chiều thu len vào. Gió mơn man rung nhẹ lá cây vườn ngoài. Lá vàng lá xanh cùng phơi mình quanh cội cây già. Mùi cỏ thơm dìu dịu gây nỗi nhớ bâng quơ. Tiếng vĩ cầm du dương đâu đó dìu dặt đưa hồn về cảnh cũ quê xưa.
26/09/2021(Xem: 6466)
Mùa Hạ nóng bức đã đi qua, mùa Thu chợt đến mang theo những cơn mưa đầu mùa, dấu chân ấy đang lang thang khắp cả dãi nắng niềm Trung, ra tận khắp hai đầu Nam - Bắc. Những giọt mưa đông đang tràn về khi dịch tể hoành hành khắp đất trời và trên Thế giới, trong đó có Việt Nam, khiến cho bao nhiêu triệu người bị thiệt mạng, dẫu có thuốc ngăn ngừa tiêm chủng trên Thế giới, giờ tất cả sống chung với căn bệnh Virus Corona, vì một Đại cuộc sinh tồn bảo vệ nhân sinh. Từ một Quốc gia có tiềm lực kinh tế giàu mạnh, khởi tâm tình thương chia sẻ viện trợ cho Quốc gia mới phát triển, giúp cho hàng tỉ người được tiêm chủng phòng ngừa, giờ tất cả nhân loại đang sống chung với Virus Corona, ai ai cũng nên tuân thủ việc bịt khẩu trang vì chúng ta hãy hiểu rằng: “Bịt khẩu trang, sẽ dễ chịu hơn nhiều, khi mang theo máy thở”.
19/09/2021(Xem: 8823)
Vũ Khắc Khoan sinh ngày 27/02/1917 tại Hà Nội. Mất ngày 12/9/1986, tại Minnesota, Hoa Kỳ. Học sinh trường Bưởi; Lên đại học, theo ngành y khoa hai năm, trước khi vào trường Cao Đẳng Canh Nông. Tốt nghiệp, làm kỹ sư canh nông được một năm rồi chuyển hẳn sang dạy lịch sử tại hai trường Nguyễn Trãi và Chu Văn An, Hà Nội và hoạt động kịch nghệ, viết văn, thành lập nhóm Quan Điểm với Nghiêm Xuân Hồng. Từ 1948 Vũ Khắc Khoan bắt đầu in bài trên báo Phổ Thông: hai vở kịch Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (1948) và Giao thừa (1949) và bài tùy bút Mơ Hương Cảng (1953).
03/09/2021(Xem: 4959)
Thanh Lương là bút hiệu của Thích Thiện Sáng, một hành giả Thiền tông. Thế danh Trương Thượng Trí, sinh năm 1956, lớn lên trên cù lao Ông Chưởng, bên dòng sông Hậu giữa trời thơ đất mộng An Giang. Bản chất thông minh, mẫn tuệ, có trực giác bén nhạy, ngay từ thời còn bé nhỏ đã có những biểu hiện khác thường như trầm tư, ưa đọc sách đạo lý suốt ngày, thích ăn chay trường, thương súc vật và học hành ở trường lớp thì tinh tấn, luôn luôn dẫn đầu, xuất sắc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]