Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phụng Đạo Độ Đời

12/06/202409:09(Xem: 710)
Phụng Đạo Độ Đời


hoa sen dep (3)

 PHỤNG ĐẠO ĐỘ ĐỜI

 

Sống ở đời, mọi người chúng ta ai ai cũng đã từng ít nhất một lần buộc miệng than: “Sao khổ vậy trời? Sao khổ thế này?”. Khổ là bản chất của đời sống hiện hữu, khổ là tất yếu vì sự thay đổi của vô thường. Đã sanh làm người, đã sống trong đời thì không thể tránh khỏi khổ, cho dù đó là tỷ phú cực giàu, tổng thống cực quyền hay là kẻ ăn mày khố rách áo ôm. Khổ có vô vàn nhưng chung quy lại không ngoài: Sanh, già, bệnh, chết, muốn mà không được, thương phải chia lìa, ghét phải chung đụng, thân và tâm đầy phiền não như lửa cháy.

Khổ vì sanh – tử là điều bất khả kháng, khổ vì những ác nghiệp đã chín muồi thì cũng không thể tránh được, duy cái khổ của sự mong cầu, ham muốn, thèm khát là điều mà chúng ta có thể làm giảm thiểu hoặc tránh được.

Thế giới này vô cùng mong manh, thay đổi và biến dịch trong từng phút giây. Thế giới nà là một sự kết hợp của nhiều yếu tố, là sự hình thành bởi những điều kiện cần và đủ. Nhà Phật gọi là duyên hợp, hễ cái gì có hình tướng từ duyên hợp thì cũng sẽ vì duyên mà tan. Thế giới này vô thường, chẳng có chi tồn tại vĩnh viễn, chẳng có gì mà không có biến đổi. Khổ nỗi con người lại muốn nó không biến đổi, muốn nó trường tồn. Điều này có thể dễ dàng thấy  ở mấy ông vua, mấy tay độc tài toàn trị, mấy ông trùm hắc ám… lúc nào cũng buộc người ta phải: “vạn tuế”, “vạn niên”, “muôn năm”, “sự nghiệp sống mãi”...Tham và ngu muội đến thế là cùng! Cứ kêu gào cho cố, cố duy trì quyền lực bằng mọi giá nhưng tiếc thay vô thường chẳng nể nang gì, khẩu hiệu gào chưa dứt thì đã đi rồi. Nhưng khổ thay những kẻ kế tục lại tiếp tục gào như thế, gào một cách khổ sở, cả kẻ gào lẫn người bị nghe đều khổ làm sao.

Thế gian này, cuộc đời này nó kỳ cục lắm! Cái mình muốn thì không được, cái mình không muốn lại được. Hầu hết mọi người ở đời từ kiếp nào đến giờ, từ đông sang tây ai ai cũng muốn tiền bạc, của cải, giàu sang, sức khỏe, sắc đẹp, dục lạc… nhưng mấy ai có được! Một số ít có nhưng vẫn khổ, thậm chí còn khổ hơn vì phải cố giữ nó, ngày đêm thân tâm lo lắng, tìm mưu kế để tranh đoạt và phòng thủ vì sợ mất. Người không có khổ đã đành, người có cũng khổ nhưng đôi khi không thấy đó là khổ, đây cũng chính là nỗi khổ vậy!

Thực tế chứng minh cho thấy trường hợp này. Một ông tỷ phú giàu có vừa là tổng thống đầy quyền lực, sống trong nhung lụa, vàng son, vợ đẹp con xinh… nhưng cuộc đời ông ấy như đang cháy trong hỏa ngục. Cuộc đời ông ấy từng giây phút toan tính mưu ma chước quỷ để tranh đoạt, mua gian bán lận, gạt thân lừa sơ. Suốt quãng đời dài ngày nào cũng hùng hổ, giận dữ, thù hận chửi rủa người này, miệt thị người kia. Ông ấy không chừa một thủ đoạn đê tiện và bẩn thiểu nào. Ông ấy không từ một sự gian trá, tàn bạo nào. Miệng ông ấy chưa từng nói được một lời êm dịu, tử tế, ngay thật;  toàn phun ra những lời độc địa, thô bỉ, xấu xa… điều ấy nó phản ánh cái tâm của ông ta như thế! Ngay cả với những người đàn bà mà ông ta ăn nằm, ông ấy cũng dùng mọi thủ đoạn tay trên để gạt gẫm, ngăn chặn, phòng thủ bằng những hợp đồng tiền hôn nhân, bằng cam kết ràng buộc, bằng hợp đồng bịt miệng… Ông ấy sống trong những căn biệt thự sang trọng vào hàng nhất nhì thế gian nhưng thật sự thì chẳng khác gì hỏa ngục vì tâm ông ấy tràn đầy lửa sân hận, đố kỵ, thù ghét, ích kỷ… Ông ấy muốn duy trì quyền lực bằng mọi giá, gây ra những đổ vỡ, chia rẽ trầm trọng trong các thành phần xã hội. Ông ấy kích động bạo loạn, phá hoại hiến pháp và pháp luật… Ông ấy là tỷ phú nhưng đời ông ấy, tâm hồn ông ấy chưa từng có một phút giây bìn an. Bởi vậy giàu có, quyền lực, sắc dục, có tất cả những thứ mà người đời ao ước… nhưng vẫn cứ khổ như thường.

Cuộc đời này nó kỳ khôi lắm, nó như một vở bi hài kịch. Cái mình muốn thì không có, cái mình không muốn thì lại có quá nhiều. Mình muốn khỏe mạnh ấy vậy mà bao nhiêu thứ bệnh rập rình chờ bộc phát, nhẹ thì đau bụng nhức đầu, nặng thì tim gan nhiễm mỡ, suy thận,cao máu, độc quỵ, ung thư… Mình muốn có tiền nhưng trần thân lao nhọc mà chẳng có được bao nhiêu, trong khi ấy thì lại có bao nhiêu thứ bệnh tật cần chữa trị, nhà cửa cần trả nợ, con cái cần ăn học… Có vô vàn những cái muốn có mà không có và có vô số những cái muốn có thì không có. Những cái không muốn, những cái không thích thì cứ hiện hữu bên mình trong từng phút giây. Cũng vì quá nhiều thứ khổ nên kinh sách nhà Phật gọi thế giới này là thế giới Sa Bà nghĩa là kham nhẫn, chịu đựng. Chữ Sa Bà còn nhiều nghĩa khác nữa nhưng đây là nghĩa thông dụng nhất.

Con người khổ vì mội trường bên ngoài: quá nóng, quá lạnh, quá khô, quá ngập... Khổ vì chế độ độc tài tàn bạo, độc ác, phi nhân tính. Khổ vì những mối ân oán đáo đầu, nhân duyên ràng buộc tự mình làm khổ mình và làm khổ lẫn nhau. Khổ vì chính nội tâm của mình.

Con người khổ vì cái thân vật chất này, ngày ngày từng phút giây bao nhiêu tế bào sanh – diệt liên lỉ, tụ tán vô kỳ nên sanh – già – bệnh  - chết. Khổ vì tâm có bao nhiêu mong muốn thèm khát nung nấu. Khổ vì bao nhiêu ý niệm sanh – diệt liên miên trong tâm tưởng. Cũng vì cái khổ thân và tâm như vậy nên đức Phật mới nói đây là cái khổ ngũ ấm xí thạnh, nghĩa là cả thân và tâm đầy những phiền não như lửa cháy. Cũng vì cái khổ của thân và tâm như lửa cháy nên chứng đắc niết bàn mới có nghĩa là lửa đã tắt, củi đã hết, tất cả tham, sân, si vắng bặt, tịch diệt.

Phật và kinh sách nói đời khổ như thế là nói thật, trình bày sự thật, vì sự thật thường khó nghe và khó chấp nhận nên con người cho là đạo Phật bi quan, yếm thế. Cho dù chúng ta phủ nhận, không chấp nhận nhưng khổ nó vẫn là khổ, khổ như thế nào thì vẫn phải khổ như thế ấy, không thể nào khác được. Cho dù có dùng ngoa ngôn ngụy ngữ để tô lục chuốc hồng vẫn không sao làm cho cái khổ hết được. Phật và pháp Phật chỉ dạy nhiều phương cách giảm khổ, thoát khổ nhưng chung quy vẫn không ngoài con đường trung đạo, cứ thực hành trung đạo thì ắt hết khổ, không phải tương lai mà ngay bây giờ và ở đây! Trung đạo chính là bát chánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Không cứ là xuất gia hay tại gia, ai y giáo phụng hành, thực hành đúng trung đạo thì đi đến hết khổ, giải thoát. Dĩ nhiên là người xuất gia dễ thực hiện hơn, tinh tấn hơn, tâm nguyện khẳng quyết hơn, điều kiện và môi trường thuận lợi hơn. Chữ xuất gia tưởng đơn giản vậy nhưng thật ra nghĩa cũng sâu và rộng lắm. Gia ở đây có ba nghĩa: gia là nhà cửa, điền trang, gia thất ngoài ra còn có nghĩa khác nữa là phiền não gia và tam giới gia. Nếu xuất gia mà chỉ mới ra khỏi gia trạch thì khổ vẫn còn đó, tuy nhiên tùy mức độ công phu mà khổ có nặng nhẹ khác nhau. Xuất gia mà ra khỏi phiền não gia thì kể như đã thoát khổ dù thân vẫn còn trong đời khổ trược. Xuất gia mà ra khỏi tam giới gia thì đã đắc vô sanh -diệt, đã chứng đắc niết bàn thì củi lửa đều tắt,

Xuất cũng có bốn mức độ khác nhau: 

Thân xuất tâm không xuất, hạng này thì khổ chẳng thể dứt được

Tâm xuất thân không xuất, hạng này thì đã buông bớt, đã giảm thiểu khổ

Thân và tâm đều không xuất, hạng này khổ triền miên, khổ chồng khổ, không biết bao giờ mới có thể giảm bớt khổ hay thoát khổ

Thân và tâm đều xuất, hạng này dù sống ở giữa đời khổ trược ác thế nhưng coi cái khổ như mộng huyễn bào ảnh

Sống ở đời thì phải chịu khổ, vì khổ mới là đời. Đời khổ nên mới có đạo, đạo từ đời mà ra, đời nhờ đạo thăng hoa. Không đời thì cũng không có đạo, không đạo thì đời khổ biết dường nào.

Đời khổ vậy nhưng cũng đầy đam mê, vì đam mê mà đời khổ

Đạo đầy vi diệu giải thoát, giải thoát vi diệu chính là con đường trung đạo

Đời khổ vậy nhưng không phải không có những phút giây an lạc hiện tiền, ấy chính là hiện pháp lạc trú mà đạo dạy cho đời. Đạo dạy “buông”, “tri túc” nhờ vậy mà đời bớt khổ. Đạo và đời không thể tách rời nhau. Đạo và đời đã song hành, đang song hành và sẽ còn mãi song hành khi mà duyên hợp hãy còn, duyên tan chưa đủ.

Khổ vẫn hiện hữu thường trực ở đời, khổ vẫn vây quanh ngoài thân quấn quýt trong tâm nhưng nhờ đạo mà phút giây lạc trú hiện tiền khởi dụng. Nhờ cái phút giây an lạc hiện tiền, bây giờ và ở đây mà đời phụng đạo, đạo độ đời.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0624

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2013(Xem: 6397)
Đào tạo chương trình Tiến sĩ là một trong những hoạt động trụ cột của các đại học. Một chương trình đào tạo Tiến sĩ[i] nổi tiếng sẽ làm vẻ vang cho đại học và một chương trình Tiến sĩ thành công không thể không bắt nguồn từ các quyết định của một cơ cấu tổ chức đại học đa ngành với những chính sách, chủ trương phản ánh khát vọng tìm kiếm các giải pháp cho một tương lai phát triển và ổn định. [i] Tiến sĩ = Doctor of Philosophy. Mỹ viết tắt là Ph.D.. Anh viết PhD (không có dấu chấm sau Ph và D).
10/04/2013(Xem: 3706)
Nhiều khi trong đời có những chuyện vớ vẩn mà cứ bắt mình phải bận lòng đến thê thiết mới lạ. Sáng nay tôi đọc báo thấy giới nhà giàu trong nước có người dám bỏ ra cả tỉ đồng, tức khoảng năm bảy chục ngàn Mỹ kim, để mua vài con cá kiểng loại quý hiếm về nuôi trong nhà cho vui. Ngó ảnh chụp mấy con cá đắt tiền đó, tôi chợt nghĩ đến một chuyện thiệt ngộ.
10/04/2013(Xem: 10345)
Thơ là nhạc lòng, là tình ca muôn thuở của ý sống, của nguồn thương, của mầm xuân mơn mởn được thể hiện qua âm điệu vần thơ, qua câu hò, tiếng hát, lời ru, ngâm vịnh,..v..v.... mà các thi nhân đã cảm hứng dệt mộng, ươm tơ. Những vần thơ của các thi sĩ nhả ngọc phun châu là những gấm hoa sặc sỡ, những cung đàn tinh xảo, những cành hoa thướt tha kết thành một bức tranh đời linh hoạt, một bản nhạc sống tuyệt trần, một vườn hoa muôn sắc ngát hương làm tăng thêm vẻ đẹp cả đất trời, làm rung cảm cả lòng người xao xuyến. Đối tượng của vần thơ là chất liệu men đời được sự dung hợp của đất trời, sự chuyển hoá của vạn vật và sự hoà điệu của lòng người qua khắp nẻo đường trần biến thể, có lúc mặn nồng bùi ngọt, có khi chua chát đắng cay, tủi hờn chia ly, thất vọng chán chường sau những cuộc thế bể dâu, những thăng trầm vinh nhục, chính là nguồn suối mộng rạt rào của các nhà thơ say mơ. Tôi mặc dù không phải là thi sĩ, nhưng cũng biết thiết tha ho
09/04/2013(Xem: 17259)
Nếu nói 20 năm là một thế hệ, thì những bài viết trong quyển sách thứ 36 nầy đã hơn một thế hệ rồi. Đó là 25 năm của một chặng đường lịch sử mà chúng tôi đã đi qua.
09/04/2013(Xem: 2708)
Với thế kỷ mà xã hội đang tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa, việc chúng ta nghiên cứu văn hóa Phật giáo Trung Quốc là việc làm có ý nghĩa gì? Làm thế nào để sự nghiên cứu của chúng ta có lợi đối với cuộc sống hiện thực và kiến thiết nền văn hóa mới cho đất nước Trung Hoa? Tôi cho rằng trong sự tồn tại trường kỳ một hiện tượng văn hoá thì tự bản thân văn hóa ấy đaõ có tính tất nhiên, sâu xa của nó.
08/04/2013(Xem: 16346)
Tôi viết tập truyện nhỏ này với niềm say mê thích thú chưa từng có. Một mình trên căn gác, suốt ngày tâm hồn đắm vào thế giới loài vật những cọp những beo, cáo, gấu, chìa vôi, bìm bịp, chèo bẻo... tôi tưởng như chúng đang chạy nhảy và đối thoại quanh tôi. Thật là những giờ phút kỳ diệu. Viết xong từng đoan, đọc lại, cười. Như đọc văn của ai. Thích hơn khi viết về Người, bởi nghĩ rằng viết về Người đã có nhiều ngòi bút khác viết rồi. Ðằng này do mình tưởng tượng dựng ra thì hy vọng chúng mang trọn vẹn bản sắc của tâm hồn mình.
08/04/2013(Xem: 13665)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 2836)
Nếu như những suy nghĩ dưới đây không được hiểu theo nghĩa tích cực, trong sáng thì hãy xem như nỗi oan ức như chính thiện ý việc tổ chức cuộc "Tuyên Dương Công Đức" (TDCĐ) Ban Văn hóa Thành hội Phật giáo nhân Phật Đản 2544 vừa qua, đã không tròn vẹn tâm nguyện, tình ngay mà lý không thuận.
08/04/2013(Xem: 828)
Gần đây, ở mục "Nhìn lại lịch sử" trên tạp chí Thế Giới Mới (1), tạp chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có đăng bài viết của Phan Duy Kha (PDK), nhan đề Chuyện cây gạo làng Dương Lôi, sư Vạn Hạnh và vua Lý Công Uẩn ...
04/04/2013(Xem: 8498)
Hôm nay là ngày sám hối lệ. Tất cả các Phật tử đến đây tụng kinh, nghe thuyết pháp và hành thiền. Đây là chương trình tu học mỗi tháng hai kỳ vào ngày 14 và 29 Âm lịch cho cư sĩ. Những bậc xuất gia có 2 ngày là 15 và 30 hàng tháng để làm lễ sám hối.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]