Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phụng Đạo Độ Đời

12/06/202409:09(Xem: 721)
Phụng Đạo Độ Đời


hoa sen dep (3)

 PHỤNG ĐẠO ĐỘ ĐỜI

 

Sống ở đời, mọi người chúng ta ai ai cũng đã từng ít nhất một lần buộc miệng than: “Sao khổ vậy trời? Sao khổ thế này?”. Khổ là bản chất của đời sống hiện hữu, khổ là tất yếu vì sự thay đổi của vô thường. Đã sanh làm người, đã sống trong đời thì không thể tránh khỏi khổ, cho dù đó là tỷ phú cực giàu, tổng thống cực quyền hay là kẻ ăn mày khố rách áo ôm. Khổ có vô vàn nhưng chung quy lại không ngoài: Sanh, già, bệnh, chết, muốn mà không được, thương phải chia lìa, ghét phải chung đụng, thân và tâm đầy phiền não như lửa cháy.

Khổ vì sanh – tử là điều bất khả kháng, khổ vì những ác nghiệp đã chín muồi thì cũng không thể tránh được, duy cái khổ của sự mong cầu, ham muốn, thèm khát là điều mà chúng ta có thể làm giảm thiểu hoặc tránh được.

Thế giới này vô cùng mong manh, thay đổi và biến dịch trong từng phút giây. Thế giới nà là một sự kết hợp của nhiều yếu tố, là sự hình thành bởi những điều kiện cần và đủ. Nhà Phật gọi là duyên hợp, hễ cái gì có hình tướng từ duyên hợp thì cũng sẽ vì duyên mà tan. Thế giới này vô thường, chẳng có chi tồn tại vĩnh viễn, chẳng có gì mà không có biến đổi. Khổ nỗi con người lại muốn nó không biến đổi, muốn nó trường tồn. Điều này có thể dễ dàng thấy  ở mấy ông vua, mấy tay độc tài toàn trị, mấy ông trùm hắc ám… lúc nào cũng buộc người ta phải: “vạn tuế”, “vạn niên”, “muôn năm”, “sự nghiệp sống mãi”...Tham và ngu muội đến thế là cùng! Cứ kêu gào cho cố, cố duy trì quyền lực bằng mọi giá nhưng tiếc thay vô thường chẳng nể nang gì, khẩu hiệu gào chưa dứt thì đã đi rồi. Nhưng khổ thay những kẻ kế tục lại tiếp tục gào như thế, gào một cách khổ sở, cả kẻ gào lẫn người bị nghe đều khổ làm sao.

Thế gian này, cuộc đời này nó kỳ cục lắm! Cái mình muốn thì không được, cái mình không muốn lại được. Hầu hết mọi người ở đời từ kiếp nào đến giờ, từ đông sang tây ai ai cũng muốn tiền bạc, của cải, giàu sang, sức khỏe, sắc đẹp, dục lạc… nhưng mấy ai có được! Một số ít có nhưng vẫn khổ, thậm chí còn khổ hơn vì phải cố giữ nó, ngày đêm thân tâm lo lắng, tìm mưu kế để tranh đoạt và phòng thủ vì sợ mất. Người không có khổ đã đành, người có cũng khổ nhưng đôi khi không thấy đó là khổ, đây cũng chính là nỗi khổ vậy!

Thực tế chứng minh cho thấy trường hợp này. Một ông tỷ phú giàu có vừa là tổng thống đầy quyền lực, sống trong nhung lụa, vàng son, vợ đẹp con xinh… nhưng cuộc đời ông ấy như đang cháy trong hỏa ngục. Cuộc đời ông ấy từng giây phút toan tính mưu ma chước quỷ để tranh đoạt, mua gian bán lận, gạt thân lừa sơ. Suốt quãng đời dài ngày nào cũng hùng hổ, giận dữ, thù hận chửi rủa người này, miệt thị người kia. Ông ấy không chừa một thủ đoạn đê tiện và bẩn thiểu nào. Ông ấy không từ một sự gian trá, tàn bạo nào. Miệng ông ấy chưa từng nói được một lời êm dịu, tử tế, ngay thật;  toàn phun ra những lời độc địa, thô bỉ, xấu xa… điều ấy nó phản ánh cái tâm của ông ta như thế! Ngay cả với những người đàn bà mà ông ta ăn nằm, ông ấy cũng dùng mọi thủ đoạn tay trên để gạt gẫm, ngăn chặn, phòng thủ bằng những hợp đồng tiền hôn nhân, bằng cam kết ràng buộc, bằng hợp đồng bịt miệng… Ông ấy sống trong những căn biệt thự sang trọng vào hàng nhất nhì thế gian nhưng thật sự thì chẳng khác gì hỏa ngục vì tâm ông ấy tràn đầy lửa sân hận, đố kỵ, thù ghét, ích kỷ… Ông ấy muốn duy trì quyền lực bằng mọi giá, gây ra những đổ vỡ, chia rẽ trầm trọng trong các thành phần xã hội. Ông ấy kích động bạo loạn, phá hoại hiến pháp và pháp luật… Ông ấy là tỷ phú nhưng đời ông ấy, tâm hồn ông ấy chưa từng có một phút giây bìn an. Bởi vậy giàu có, quyền lực, sắc dục, có tất cả những thứ mà người đời ao ước… nhưng vẫn cứ khổ như thường.

Cuộc đời này nó kỳ khôi lắm, nó như một vở bi hài kịch. Cái mình muốn thì không có, cái mình không muốn thì lại có quá nhiều. Mình muốn khỏe mạnh ấy vậy mà bao nhiêu thứ bệnh rập rình chờ bộc phát, nhẹ thì đau bụng nhức đầu, nặng thì tim gan nhiễm mỡ, suy thận,cao máu, độc quỵ, ung thư… Mình muốn có tiền nhưng trần thân lao nhọc mà chẳng có được bao nhiêu, trong khi ấy thì lại có bao nhiêu thứ bệnh tật cần chữa trị, nhà cửa cần trả nợ, con cái cần ăn học… Có vô vàn những cái muốn có mà không có và có vô số những cái muốn có thì không có. Những cái không muốn, những cái không thích thì cứ hiện hữu bên mình trong từng phút giây. Cũng vì quá nhiều thứ khổ nên kinh sách nhà Phật gọi thế giới này là thế giới Sa Bà nghĩa là kham nhẫn, chịu đựng. Chữ Sa Bà còn nhiều nghĩa khác nữa nhưng đây là nghĩa thông dụng nhất.

Con người khổ vì mội trường bên ngoài: quá nóng, quá lạnh, quá khô, quá ngập... Khổ vì chế độ độc tài tàn bạo, độc ác, phi nhân tính. Khổ vì những mối ân oán đáo đầu, nhân duyên ràng buộc tự mình làm khổ mình và làm khổ lẫn nhau. Khổ vì chính nội tâm của mình.

Con người khổ vì cái thân vật chất này, ngày ngày từng phút giây bao nhiêu tế bào sanh – diệt liên lỉ, tụ tán vô kỳ nên sanh – già – bệnh  - chết. Khổ vì tâm có bao nhiêu mong muốn thèm khát nung nấu. Khổ vì bao nhiêu ý niệm sanh – diệt liên miên trong tâm tưởng. Cũng vì cái khổ thân và tâm như vậy nên đức Phật mới nói đây là cái khổ ngũ ấm xí thạnh, nghĩa là cả thân và tâm đầy những phiền não như lửa cháy. Cũng vì cái khổ của thân và tâm như lửa cháy nên chứng đắc niết bàn mới có nghĩa là lửa đã tắt, củi đã hết, tất cả tham, sân, si vắng bặt, tịch diệt.

Phật và kinh sách nói đời khổ như thế là nói thật, trình bày sự thật, vì sự thật thường khó nghe và khó chấp nhận nên con người cho là đạo Phật bi quan, yếm thế. Cho dù chúng ta phủ nhận, không chấp nhận nhưng khổ nó vẫn là khổ, khổ như thế nào thì vẫn phải khổ như thế ấy, không thể nào khác được. Cho dù có dùng ngoa ngôn ngụy ngữ để tô lục chuốc hồng vẫn không sao làm cho cái khổ hết được. Phật và pháp Phật chỉ dạy nhiều phương cách giảm khổ, thoát khổ nhưng chung quy vẫn không ngoài con đường trung đạo, cứ thực hành trung đạo thì ắt hết khổ, không phải tương lai mà ngay bây giờ và ở đây! Trung đạo chính là bát chánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Không cứ là xuất gia hay tại gia, ai y giáo phụng hành, thực hành đúng trung đạo thì đi đến hết khổ, giải thoát. Dĩ nhiên là người xuất gia dễ thực hiện hơn, tinh tấn hơn, tâm nguyện khẳng quyết hơn, điều kiện và môi trường thuận lợi hơn. Chữ xuất gia tưởng đơn giản vậy nhưng thật ra nghĩa cũng sâu và rộng lắm. Gia ở đây có ba nghĩa: gia là nhà cửa, điền trang, gia thất ngoài ra còn có nghĩa khác nữa là phiền não gia và tam giới gia. Nếu xuất gia mà chỉ mới ra khỏi gia trạch thì khổ vẫn còn đó, tuy nhiên tùy mức độ công phu mà khổ có nặng nhẹ khác nhau. Xuất gia mà ra khỏi phiền não gia thì kể như đã thoát khổ dù thân vẫn còn trong đời khổ trược. Xuất gia mà ra khỏi tam giới gia thì đã đắc vô sanh -diệt, đã chứng đắc niết bàn thì củi lửa đều tắt,

Xuất cũng có bốn mức độ khác nhau: 

Thân xuất tâm không xuất, hạng này thì khổ chẳng thể dứt được

Tâm xuất thân không xuất, hạng này thì đã buông bớt, đã giảm thiểu khổ

Thân và tâm đều không xuất, hạng này khổ triền miên, khổ chồng khổ, không biết bao giờ mới có thể giảm bớt khổ hay thoát khổ

Thân và tâm đều xuất, hạng này dù sống ở giữa đời khổ trược ác thế nhưng coi cái khổ như mộng huyễn bào ảnh

Sống ở đời thì phải chịu khổ, vì khổ mới là đời. Đời khổ nên mới có đạo, đạo từ đời mà ra, đời nhờ đạo thăng hoa. Không đời thì cũng không có đạo, không đạo thì đời khổ biết dường nào.

Đời khổ vậy nhưng cũng đầy đam mê, vì đam mê mà đời khổ

Đạo đầy vi diệu giải thoát, giải thoát vi diệu chính là con đường trung đạo

Đời khổ vậy nhưng không phải không có những phút giây an lạc hiện tiền, ấy chính là hiện pháp lạc trú mà đạo dạy cho đời. Đạo dạy “buông”, “tri túc” nhờ vậy mà đời bớt khổ. Đạo và đời không thể tách rời nhau. Đạo và đời đã song hành, đang song hành và sẽ còn mãi song hành khi mà duyên hợp hãy còn, duyên tan chưa đủ.

Khổ vẫn hiện hữu thường trực ở đời, khổ vẫn vây quanh ngoài thân quấn quýt trong tâm nhưng nhờ đạo mà phút giây lạc trú hiện tiền khởi dụng. Nhờ cái phút giây an lạc hiện tiền, bây giờ và ở đây mà đời phụng đạo, đạo độ đời.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0624

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/04/2023(Xem: 2137)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó, vậy nên mỗi người trước khi nói, cần cân nhắc lời nói của mình bởi vì lời nói là thứ dễ phát ra nhưng không dễ thu hồi, việc làm của chúng ta cũng vậy, cũng cần ý thức để tránh gây những tổn thương, tổn hại đến người khác, khi chúng ta có ý thức thì chúng ta sẽ tạo được một việc lành, ngược lại, những lời nói, hành động không tự chủ, thiếu ý thức, gây ảnh hưởng đến nhiều người khác cũng sẽ phản ảnh một cái tâm không thiện, dễ dẫn đến xung đột và bị nhiều người lên án.
10/04/2023(Xem: 1660)
Hiệu Ứng Lời Nói (The Impact of words)
09/04/2023(Xem: 4145)
Tôi nhận được bản thảo cuốn sách “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang dày 500 trang và tôi đoc sơ ngay lập tức bản thảo này. Thú thật rằng là người đọc nhiều, nhưng ngay cả với tôi, nhiều điều được Hòa thượng giảng giải ở đây, bây giờ tôi mới hiểu, hoặc hiểu đúng. Bản thân tôi, dù mới tu tập chưa lâu nhưng vẫn thấy rằng rất nhiều người dân đất Việt, kể cả các Phật tử, nhất là miền Bắc, đang hiểu sai về Đức Phật và các giáo lý của Ngài. Hiểu sai một cách nghiêm trọng, thậm chí đang làm ngược lại cả những gì Đức Phật dạy. Vậy nên tôi đang cố công biên soạn cuốn sách hỏi đáp đơn giản và cơ bản nhất về Đức Phật và đạo Phật. Mừng thay, có bản thảo cuốn sách giá trị này, tôi hơn vớ được vàng.
09/04/2023(Xem: 7014)
Được biết Phật Tử Thanh Phi từng là bếp trưởng của Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne. Chắc rằng nhiều bài thơ trong tuyển tập nầy cũng được hình thành khi Phật Tử đang xào, đang nấu hay chỉ huy cho các đội Hành Đường lo sao cho tròn phận sự để Hòa Thượng Thích Tâm Phương và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng không phải quan tâm nhiều. Đó cũng là sự thành công của một nữ tướng của đạo quân ở chốn hậu trường của các Tự Viện Phật Giáo. Vì nếu: “Không thực, sẽ không vực được Đạo”. Ngoài ra Nữ Sĩ cũng là người đã chăm lo việc sửa lại những lỗi chính tả cho trang nhà quangduc.com. Trang nầy nay đã có trên 100 triệu lượt người vào xem.
09/04/2023(Xem: 2183)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thức và quán chiếu được điều đó để tự thay đổi hằng ngày, có người xem đó là cá tính và không muốn ai góp ý, sửa chữa. Chấp thủ là dính mắc vào cái gì đó mà không thoát ra được, chẳng hạn dính mắc vào cái đẹp rồi cứ bám theo đó, sinh ra khổ lụy, thù hằn; dính mắc vào sự toan tính, dính mắc vào một suy nghĩ xấu, một hành động sai nhưng luôn cho rằng mình đúng và không chịu thay đổi.
09/04/2023(Xem: 2079)
Trà vốn được xem là một loại thức uống giải khát mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trà là sự giao thoa giữa vị đắng, vị chát và vị ngọt, trà được thu hái từ những nõn chè xanh non hoặc từ một loại thảo mộc quý hiếm, qua cách pha chế tinh tế sẽ cho ra hương vị vừa đậm đà, vừa thuần khiết. Chính vì sự thanh ngọt pha lẫn dư vị đắng chát, như một trải nghiệm đầy đủ và thú vị về một hành trình nhân sinh nên trà đã mang lại nguồn cảm hứng trong thơ ca, và trà được xem là một loại hình ẩm thực tinh túy từ công đoạn thu hoạch cho đến pha chế.
06/04/2023(Xem: 2804)
Cuộc đời Thầy là cuộc đời kỳ lạ, luôn gặp những sự chống đối, nhưng mà Thầy cảm ơn tất cả những cái đó, vì sao? Vì nhờ vậy mình mới nhẫn nại được, Thầy mới nói được rằng: "TỰ DO LÀ UNG DUNG TRONG RÀNG BUỘC - HẠNH PHÚC LÀ TỰ TẠI GIỮA KHỔ ĐAU", đó là một chứng nghiệm thực trong cuộc sống. Khi nào mà xác định được sự tự do đó, sự độc lập đó, đối với mọi việc mọi chuyện thì khi đó mới là người thực sự thong dong tự tại.
02/04/2023(Xem: 4385)
Từ năm 2000 con đã nghe nhiều pháp thoại do Ngài thuyết giảng khắp năm châu và hiện nay vẫn còn lưu giữ hơn 50 MP3 và con thường nghe lại khi cần thông hiểu hơn một tiêu đề nào cho thật rõ ràng, qua những bài pháp thoại đó đôi khi HT xen vào những bài thơ của Trụ Vũ hay những nhà thơ Phật Giáo có tầm vóc, và đôi khi những bài thơ hồi ức của Ngài vào lúc ra trường tốt nghiệp cao đẳng Phật Học 1992.
30/03/2023(Xem: 1876)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy, kể từ khi con người còn sống đời sống du mục, nay đây mai đó, cho đến khi sự sở hữu của cải vật chất ngày càng tăng dần theo thời gian năm tháng, thì sự chiếm hữu trở nên nhiều hơn theo sự ham muốn làm chủ và thống trị xã hội, thống trị thế giới. Trong gia đình cho đến ngoài xã hội, tất cả từ người trẻ cho đến người có quyền cao chức trọng, chẳng có ai từ bỏ việc chiếm hữu và luôn muốn mang phần thắng lợi về mình. Tài sản càng nhiều thì sự ham muốn càng lớn; cứ cố chiếm đoạt được nhiều chừng nào thì lòng tham và tánh vị kỷ càng được củng cố chừng ấy
30/03/2023(Xem: 6422)
Trang nhà Quảng Đức thành lập vào mùa Phật Đản 1999 là một trong số ít trang web Phật Giáo VN Hải Ngoại xuất hiện vào thời điểm ấy. Cũng trong giai đoạn sơ khai này nhiều học giả, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ … đã hết lòng hoan hỷ cộng tác gởi bài về ủng hộ, trong số đó có Thi sĩ Nguyệt Tử (đứa con của mặt trăng) là bút danh của HT Thích Minh Hiếu, là người gởi bài cộng tác sớm nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]