Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

“Tiếng Việt từ TK 17: vài nhận xét về bản quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh - phần 44A”

17/05/202407:47(Xem: 1594)
“Tiếng Việt từ TK 17: vài nhận xét về bản quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh - phần 44A”


chu viet
“Tiếng Việt từ TK 17:
một số từ Hán Việt thời LM de Rhodes” (phần 37)


Nguyễn Cung Thông 



“Tiếng Việt từ TK 17: vài nhận xét về bản quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh - phần 44A”

    

Phần này ghi lại vài nhận xét về bản chữ quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh, qua lăng kính của chữ quốc ngữ từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm đồng thời. Rất tiếc là chưa tìm ra bản Nôm Sấm Truyền Ca hay Lập Quốc Kinh, do đó bài này phải dựa vào các dạng chữ quốc ngữ viết tay còn để lại. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh (sđd) và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f= false. Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Sấm Truyền Ca (STC), Lập Quốc Kinh (LQK), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), ĐNA (Đông Nam Á), LM (Linh Mục), CG (Công Giáo), PG (Phật Giáo), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh), VNTĐ (Việt Nam Tự Điển/Hội Khai Trí Tiến Đức), TNNL (Thiên Nam Ngữ Lục) …v.v… Kí, kì còn có thể viết là ký/kì (Kí  ~ tên người, tên sách) và trang/cột/tờ của VBL được trích lại từ bản La Tinh để người đọc tiện tra cứu thêm.

1. Giới thiệu tổng quát

Qua sự giới thiệu của PGS TS Đoàn Lê Giang và LM Võ Tá Khánh (4/2024), người viết (NCT) nhận được quyển sách đối chiếu Sấm Truyền Ca bằng chữ quốc ngữ (pdf) - xem chi tiết ở Tài liệu tham khảo/mục 14. Theo tác giả Phan Văn Cận thì nguyên bản STC bằng chữ Nôm do thầy cả Lữ Y Đoan soạn năm 1670, ông đã phiên ra chữ quốc ngữ từ năm 1816 đến năm 1820. Tác giả Paulus Tạo còn ghi nhận ảnh hưởng của các LM Pháp khi ông chép lại STC (khoảng 1885). Chính các năm trên (1670, 1816-1820, 1885) đã gợi ý cho người viết dựng một khung thời gian quy chiếu để khảo sát các tài liệu chép tay này thuận lợi hơn. Phần này ghi lại bốn mốc thời gian quan trọng để có thể xác định STC liên hệ đến giai đoạn nào, dựa vào các cách dùng trong STC. Ảnh hưởng của Kinh Dịch khá rõ nét trong các tác phẩm Hán Nôm thời trước, và cũng trong tinh thần của nội dung STC, người viết (NCT) sẽ chú trọng đến cách dùng thì HV và thời để thử xem STC được soạn và cập nhật qua các thời kì nào. Chữ thì và các biến âm chừ, giờ, giây, thời có phạm trù nghĩa rộng và sâu: Kinh Dịch từng viết là "Chu Dịch nhật bộ thư, khả nhất ngôn nhi tế chi, viết: thì (thời)" - tạm dịch/NCT cả bộ Kinh Dịch có thể nói gom lại thành một lời/chữ là thời. Bài này chú trọng vào chữ thì và thời (kỵ huý vua Tự Đức - xem mục 1.3 bên dưới). Đây chỉ là một trong các tiêu chí cho ta khả năng xác định phần nào ngôn ngữ và thời đại của người soạn/cập nhật STC/LQK hay người chép lại ...

1.1 Từ điển Việt Bồ La, Phép Giảng Tám Ngày (1651)

Các cách dùng xuất hiện trong STC và cũng có mặt trong VBL và PGTN:

a) Sấm truyền (lời tiên tri, sấm truyền/sách thánh là cách dùng cũ so với kinh Thánh bây giờ). Sấm truyền xuất hiện 1 lần trong VBL và 16 lần trong PGTN. Sấm Truyền từng là một quyển kinh dịch ra tiếng Việt (có thể là chữ Nôm?) lưu truyền ở Đàng Trong, theo nội dung lá thư ngày 22/8/1731 của LM Alexandre de Alexandris: để ý tựa đề là Sấm Truyền chứ không phải là Sấm Truyền Ca, và có thể đặt nghi vấn về tác giả của STC có phải là LM Lữ Y Đoan hay không - trích từ bài viết "Linh mục Louis Đoan và Sấm Truyền Ca" của LM Đào Quang Toản (24/11/2023).

b) Sinh thì (~ qua đời, chết)

c) Hằng ngày dùng đủ (ghi lại hai lần: mục dùng và mục đủ – VBL, Kinh Lạy Cha)

d) Thậm (~ rất)

e) Cả và (~ tất cả, cả)

f) Của ăn (~ đồ ăn)

g) nhắc (VBL ghi đi nhắc, Béhaine/Taberd/Theurel/ĐNQATV ghi nhúc nhắc, STC ghi cà nhắc so với tiếng Việt hiện đại). Các cách dùng tương tự có thể là một tiêu chí thú vị để xác định thời kỳ soạn/chép lại STC - tiêu chí này không nằm trong phạm vi bài viết này.

h) Vô thường

i) Đang thì[2] (thời xuân xanh, thời trẻ)



[1] Nghiên cứu ngôn ngữ độc lập ở Melbourne (Úc) – email [email protected]  

[2] Đang/đương thì 當時 cũng xuất hiện trong các tài liệu của LM Maiorica, như trong ĐCGS quyển chi cửu trang 23 khi viết về cuộc đời Đức Chúa Giê Su: "chẳng để sống cho đến già, chết khi đang thì mà chữa kẻ liệt đã" hay trong Các Thánh Truyện Tháng Hai trang 116 (Maiorica) "Người chịu đòn cùng sự thương khó nhiều ngày hơn kẻ đang thì, mà chịu bằng lòng mạnh sức" ...v.v... Cụ Huỳnh Tịnh Của ghi đang thì là thì xuân xanh (ĐNQATV) cũng như Taberd/Béhaine (định nghĩa juventus/L là tuổi xanh) nhưng thêm một nét nghĩa nữa là hiện thời (~ đương thời - trong tiếng Việt hiện đại). Đang thì nghĩa là ngay bây giờ hay ngay lúc đó trong tiếng Trung Hoa (dum/L), tương đương với cách dùng đang khi của tiếng Việt vào thời VBL cho đến ngày nay.




pdf icon-2


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2013(Xem: 6396)
Đào tạo chương trình Tiến sĩ là một trong những hoạt động trụ cột của các đại học. Một chương trình đào tạo Tiến sĩ[i] nổi tiếng sẽ làm vẻ vang cho đại học và một chương trình Tiến sĩ thành công không thể không bắt nguồn từ các quyết định của một cơ cấu tổ chức đại học đa ngành với những chính sách, chủ trương phản ánh khát vọng tìm kiếm các giải pháp cho một tương lai phát triển và ổn định. [i] Tiến sĩ = Doctor of Philosophy. Mỹ viết tắt là Ph.D.. Anh viết PhD (không có dấu chấm sau Ph và D).
10/04/2013(Xem: 3706)
Nhiều khi trong đời có những chuyện vớ vẩn mà cứ bắt mình phải bận lòng đến thê thiết mới lạ. Sáng nay tôi đọc báo thấy giới nhà giàu trong nước có người dám bỏ ra cả tỉ đồng, tức khoảng năm bảy chục ngàn Mỹ kim, để mua vài con cá kiểng loại quý hiếm về nuôi trong nhà cho vui. Ngó ảnh chụp mấy con cá đắt tiền đó, tôi chợt nghĩ đến một chuyện thiệt ngộ.
10/04/2013(Xem: 10343)
Thơ là nhạc lòng, là tình ca muôn thuở của ý sống, của nguồn thương, của mầm xuân mơn mởn được thể hiện qua âm điệu vần thơ, qua câu hò, tiếng hát, lời ru, ngâm vịnh,..v..v.... mà các thi nhân đã cảm hứng dệt mộng, ươm tơ. Những vần thơ của các thi sĩ nhả ngọc phun châu là những gấm hoa sặc sỡ, những cung đàn tinh xảo, những cành hoa thướt tha kết thành một bức tranh đời linh hoạt, một bản nhạc sống tuyệt trần, một vườn hoa muôn sắc ngát hương làm tăng thêm vẻ đẹp cả đất trời, làm rung cảm cả lòng người xao xuyến. Đối tượng của vần thơ là chất liệu men đời được sự dung hợp của đất trời, sự chuyển hoá của vạn vật và sự hoà điệu của lòng người qua khắp nẻo đường trần biến thể, có lúc mặn nồng bùi ngọt, có khi chua chát đắng cay, tủi hờn chia ly, thất vọng chán chường sau những cuộc thế bể dâu, những thăng trầm vinh nhục, chính là nguồn suối mộng rạt rào của các nhà thơ say mơ. Tôi mặc dù không phải là thi sĩ, nhưng cũng biết thiết tha ho
09/04/2013(Xem: 17251)
Nếu nói 20 năm là một thế hệ, thì những bài viết trong quyển sách thứ 36 nầy đã hơn một thế hệ rồi. Đó là 25 năm của một chặng đường lịch sử mà chúng tôi đã đi qua.
09/04/2013(Xem: 2707)
Với thế kỷ mà xã hội đang tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa, việc chúng ta nghiên cứu văn hóa Phật giáo Trung Quốc là việc làm có ý nghĩa gì? Làm thế nào để sự nghiên cứu của chúng ta có lợi đối với cuộc sống hiện thực và kiến thiết nền văn hóa mới cho đất nước Trung Hoa? Tôi cho rằng trong sự tồn tại trường kỳ một hiện tượng văn hoá thì tự bản thân văn hóa ấy đaõ có tính tất nhiên, sâu xa của nó.
08/04/2013(Xem: 16346)
Tôi viết tập truyện nhỏ này với niềm say mê thích thú chưa từng có. Một mình trên căn gác, suốt ngày tâm hồn đắm vào thế giới loài vật những cọp những beo, cáo, gấu, chìa vôi, bìm bịp, chèo bẻo... tôi tưởng như chúng đang chạy nhảy và đối thoại quanh tôi. Thật là những giờ phút kỳ diệu. Viết xong từng đoan, đọc lại, cười. Như đọc văn của ai. Thích hơn khi viết về Người, bởi nghĩ rằng viết về Người đã có nhiều ngòi bút khác viết rồi. Ðằng này do mình tưởng tượng dựng ra thì hy vọng chúng mang trọn vẹn bản sắc của tâm hồn mình.
08/04/2013(Xem: 13664)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 2836)
Nếu như những suy nghĩ dưới đây không được hiểu theo nghĩa tích cực, trong sáng thì hãy xem như nỗi oan ức như chính thiện ý việc tổ chức cuộc "Tuyên Dương Công Đức" (TDCĐ) Ban Văn hóa Thành hội Phật giáo nhân Phật Đản 2544 vừa qua, đã không tròn vẹn tâm nguyện, tình ngay mà lý không thuận.
08/04/2013(Xem: 828)
Gần đây, ở mục "Nhìn lại lịch sử" trên tạp chí Thế Giới Mới (1), tạp chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có đăng bài viết của Phan Duy Kha (PDK), nhan đề Chuyện cây gạo làng Dương Lôi, sư Vạn Hạnh và vua Lý Công Uẩn ...
04/04/2013(Xem: 8493)
Hôm nay là ngày sám hối lệ. Tất cả các Phật tử đến đây tụng kinh, nghe thuyết pháp và hành thiền. Đây là chương trình tu học mỗi tháng hai kỳ vào ngày 14 và 29 Âm lịch cho cư sĩ. Những bậc xuất gia có 2 ngày là 15 và 30 hàng tháng để làm lễ sám hối.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]