Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chinh Phụ Ngâm Khúc_Đoàn Thị Điểm_bản dịch của dịch giả Vương Thanh

27/03/202407:47(Xem: 3188)
Chinh Phụ Ngâm Khúc_Đoàn Thị Điểm_bản dịch của dịch giả Vương Thanh
chinh phu ngam-1
chinh phu ngam-2
chinh phu ngam-3
chinh phu ngam-1


Lời Tựa / Preface for Vietnamese & Bilingual Readers

Chinh Phụ Ngâm, nguyên tác của danh sĩ Đặng Trần Côn, diễn nôm song thất lục bát của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là một áng thơ tình kiệt tác của Việt Nam và thế giới. Tập thơ diễn tả nỗi thương nhớ chồng, người chinh phu nơi quan ải, và những đau khổ người khuê phụ thời chiến loạn phải chịu đựng trong sự sự bạo tàn của chiến tranh. Tiếp tục sự đóng góp cá nhân cho công trình bảo tồn và phổ biến văn hóa Việt mà tôi bắt đầu từ tập thơ nhạc song ngữ “A Garden of Vietnamese Lyrics & Verse”, gồm khoảng 150 bài thơ và nhạc của nhiều tác giả, tiền chiến và hiện đại, xuất bản năm 2019, cho đến tác phẩm song ngữ “The Tale of Kiều” được phổ biến năm 2023 qua ebook, sách in, trang mạng và youtube videos, rồi năm giáp thìn này, tôi vừa hoàn tất tập thơ song ngữ “Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife”.

Để tiện lợi cho việc phổ biến văn hóa Lạc Hồng tới tay những người yêu thơ ở khắp nơi trên thế giới, tôi làm ebook thay vì sách in, tuy cũng có bản giấy đen trắng được phổ biến trên Amazon cho hai tập thơ nhạc song ngữ “The Tale of Kieu” và “A Garden of Vietnamese Lyrics & Verse”. Với sách ebook, tranh ảnh, lời thơ có màu sắc, đẹp, dễ đọc và có thể mang theo trong phone hay để trên mạng và xem bất cứ nơi nào, lúc nào. Ebook (sách điện tử) có links để bấm vào xem những tài liệu liên quan ở trên mạng Internet, hay là nghe nhạc, xem youtube videos. Bản giấy in không thể làm được những điều này.

Chinh Phụ Ngâm dùng nhiều từ cổ và điển tích, nên bản tiếng Việt cũng không dễ đọc. Dưới mỗi trang thơ gồm những đoạn thơ Việt, Anh đối chiếu, tôi để chú thích tiếng Việt và có khi

chú thích tiếng Anh. Chú thích tiếng Anh ít khi cần thiết vì bản dịch tiếng Anh cũng giải thích vừa đủ để thưởng thức và không có những từ cổ như bản tiếng Việt. Tôi nghĩ một thiếu niên lớp 10, lớp 11 ở Hoa Kỳ có thể đọc hiểu bản dịch tiếng Anh thoải mái.

Thể thơ tự do được dùng trong việc chuyển ngữ. Vói sự khác biệt rất lớn giữa hai ngôn ngữ Anh, Việt, thì chỉ có thể thơ tự do mới có thể diễn tả tương đối trọn vẹn ý nghĩa của một áng thơ nguyên tác dài. Không bị gò bó bởi khuôn khổ, bởi vần điệu, âm tiết, số câu, số chữ, nên có thể dùng những cụm từ thích hợp nhất với ý nghĩa của nguyên tác. Tuy thể tự do, nhưng cũng khá nhiều vần điệu vì tôi là nhà thơ song ngữ và là người Việt Nam, nên cố gắng làm cho những lời thơ dịch nghe nhẹ nhàng, tự nhiên, ngát hương vị thơ, để khỏi phụ lòng những áng văn chương kiệt tác của quê hương.

Dịch thơ Việt qua tiếng Anh khác khá nhiều với dịch thơ tiếng Hán qua tiếng Việt. Tiếng Việt có rất nhiều vần và có nhiều từ Hán Việt thông dụng, nên dịch qua thơ Việt khá dễ dàng. Trong hơn 50 bài Hán thi mà tôi dịch qua thơ Việt, với những tác giả Lý Bạch, Đỗ Phủ, Lý Thương Ẩn, Lương Ý Nương, Tô Đông Pha, v.v., tôi đã dùng nhiều thể loại thơ bao gồm bát cú, lục bát, tứ tuyệt, thất ngôn, lục ngôn, tự do (và tự do phối hợp nhiều thể loại thơ). Quan điểm chính yếu trong dịch thuật của tôi là phải dịch tương đối sát ý nghĩa với nguyên tác, và cho bản dịch có “Hồn”, lời nghe tự nhiên, còn dùng thể thơ nào chỉ là tùy duyên.

Tôi dịch những tác phẩm truyện Kiều, Khu Vườn Thơ Nhạc Việt, Chinh Phụ Ngâm, v.v. qua Anh ngữ cũng là DUYÊN.. Duyên là vì tôi lớn lên và ở Hoa Kỳ gần nửa thế kỷ và làm thơ từ thuở thiếu niên. Một hôm, tôi đọc lướt qua một số câu dịch truyện Kiều qua tiếng Anh của vài dịch giả, đăng ở trên mạng. Tôi thấy có những bản dịch phóng tác quá nhiều, thêm thắt ý tưởng, lời riêng của dịch giả để gò ép cho có vần, hay có bản vì gò ép số âm tiết (syllables) cho mỗi câu, nên nghe rất không tự nhiên, có khi rườm lời, có khi thiếu sót và làm mất đi khá nhiều cái Hay, cái Đẹp của câu thơ trong nguyên tác.
Vì cái Duyên ở nước ngoài gần nửa thế kỷ, vì cái Duyên là một nhà thơ song ngữ, vì cái Duyên yêu thích thơ cổ phong (mời đọc áng thơ Vọng Tiền Nhân của VT), vì cái Duyên tôn


trọng sự chính xác của một người làm việc trong ngành kỹ thuật, tôi muốn đóng góp, sau khi tham khảo vài bản dịch khác, một bản dịch truyện Kiều thật xứng đáng với văn chương tuyệt diệu của thi hào Nguyễn Du. Tôi đưa phổ biến đầu năm 2023, rồi mùa đông vừa qua, tôi chợt có cảm hứng muốn dịch áng thơ gửi gấm nỗi lòng người chinh phụ thời ly loạn: kiệt tác phẩm Chinh Phụ Ngâm.

Quyển sách ebook gồm hai tập thơ: “Chinh Phụ Ngâm” và “Vườn Hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng”. Lúc đầu, tôi tính chỉ cho vào một ít thơ văn nhạc của mình ở cuối sách để bạn đọc biết thêm một chút về dịch giả Chinh Phụ Ngâm. Nhưng trước khi xuất bản lại chợt muốn chia sẻ một ít di sản của nền thi ca, âm nhạc Việt, nên quyết định làm một vườn hoa thơ nhạc cho vào cuối tập để tiện việc phổ biến văn hóa quê hương. Từ đó, tập thơ “Vườn Hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng” ra đời với thơ và nhạc của 165+ tác giả, 60+ nghệ sĩ, đường dẫn vào (links) 120+ youtube videos và mp3s, và 180+ đóa hoa thơ, hoa nhạc.
Chúc bạn đọc những khoảnh khắc an vui, thoải mái khi xem tập thơ Chinh Phụ Ngâm và dạo bước Vườn Hoa Thơ Nhạc Lạc Hồng. Xin tùy tiện chỉa sẻ tập thơ nhạc này với gia đình và quý bằng hữu.

Vương Thanh
March 25, 2024





Preface for English Readers

In the Vietnamese literary circle, two of the greatest Vietnamese poetry masterpieces would be “The Tale of Kiều” and “Chinh Phụ Ngâm”, also known as “Chinh Phụ Ngâm Khúc”. Chinh Phụ Ngâm was written in the early 18th century by Poet Đặng Trần Côn, in Chinese, as was the norm for many poets of the earlier centuries. The poem was considered a masterpiece by Đặng’s peers. Highly admired scholar-poet Đoàn Thị Điểm translated the poem to Vietnamese in chữ Nôm. Her masterful translation is so beautiful such that it’s synonymous with Chinh Phụ Ngâm, and her version is used when translating to other languages, and in poetry recitals. Last year, I translated The Tale of Kieu to English and made it freely accessible to literature lovers. This year, I decided to take on Chinh Phụ Ngâm (Lament Song of a Soldier’s Wife). Being a bilingual poet with great love for classical poetry and native understanding of Chinh Phụ Ngâm, I felt that I owed this literary masterpiece a poetic translation that remains close to the “original” (which is Đoàn Thị Điểm’s supreme Vietnamese translation). I also occassionally consulted Đặng Trần Côn’s original, when I needed clarification of meaning for some verses.

Unlike the Vietnamese poem which is enjoyed mostly by literature enthusiasts since it contains many archaic words and literary references, the English translation with several “built-in explanations” can be easily understood and enjoyed by young adults, especially young Vietnamese who grows up overseas. This helps to preserve and spread Vietnamese literature and culture by using the most popular language in the world: English.

Not merely a poetry translation of Chinh Phụ Ngâm, this ebook is made for the bilingual reader who enjoys comparing side-by-side translations of verses and aims to gain a deeper


understanding of the literary references and meanings of ancient words in the Vietnamese verses, facilitated by either the accompanying footnotes or the English translation.At the end of the long poem “Chinh Phụ Ngâm”, there’s a beautiful garden of Eastern poetry and music flowers, of Oriental song lyrics and verses. With 120+ links to youtube videos and some mp3s, you can take a break from the “Lament Song...” and listen to wonderful vocal performances of popular Vietnamese songs, and experience the exotic art of Vietnamese soulful poetry recitals by professional vocal artists reading/singing several poems in this book. An experience that I believe should be quite new and entertaining. This garden section contains 180+ poems and songs with 165+ poets and songwriters from the 10th century to the present.

May you delight in your journey through the timeless verses of the classic love poem 'Lament Song of a Soldier’s Wife' and savor a tranquil walk amidst the enchanting 'Lạc Hồng Poetry-Music Flower Garden.' Should you find it to be captivating and rejuvenating, consider sharing this experience with your cherished friends.



Vương Thanh
March 25, 2024




ht nhu dien 7

Commentary on Vương Thanh’s translation “Chinh Phụ Ngâm (Lament Song of a Soldier’s Wife) / Vài Dòng Nhận Xét Tác Phẩm Song Ngữ Chinh Phụ Ngâm của Dịch Giả Vương Thanh – by Venerable Buddhist Teacher Thích Như Điển


Thuở nhỏ khi còn học trung học đệ nhất cấp ở trường Bồ Đề Hội An, tôi đã được học những bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương và nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Bên phía nam thì có các danh sĩ như: Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Nguyễn Du, v.v… Cứ mỗi tuần lễ chúng tôi được học một bài thơ như vậy trong suốt 4 năm trung học đệ nhất cấp trước 1975 và đến bây giờ trong đầu tôi hầu như vẫn còn giữ nguyên vẹn những bài thơ nổi tiếng của những tác giả đó.

Many years ago, when I was attending Bo De Hoi An High School, I studied the poems of these famous woman scholar-poets: Bà Huyen Thanh Quan, Ho Xuan Huong, and Doan Thi Diem. On the male side, I studied the poems of renowned figures such as Nguyen Cong Tru, Nguyen Khuyen, Tan Da, Nguyen Du, and so on. Every week, we would study a poem like that throughout the four years of high school before 1975, and even now, I still remember most of the poems of those authors.

Gần đây nhà thơ và dịch giả Vương Thanh đã dịch xong 412 câu thơ song thất lục bát của Chinh Phụ Ngâm sang tiếng Anh. Tác phẩm này của danh sĩ Đặng Trần Côn (1705-1745) viết bằng tiếng Hán và được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748) dịch qua tiếng Việt. Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm dùng nhiều điển tích của Trung Hoa và những từ Việt cổ xưa, tôi nghĩ Vương Thanh hẳn là phải tốn khá nhiều công sức để tra cứu tài liệu tìm hiểu thì mới có thể dịch thoát ý qua tiếng Anh như thế. Vì sự khác biệt rất lớn giữa ngôn ngữ và văn hóa Tây phương và Đông phương, tôi nghĩ Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife - Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm – Vương Thanh dịch rõ ý nghĩa của nguyên tác đã là quá tuyệt vời rồi, và nhà thơ song ngữ Vương Thanh đã làm được điều này với bản dịch sát ý nghĩa và nên thơ.


Recently, the poet-translator Vương Thanh has completed the translation of 412 Double-Seven Six-Eight verse lines of the poem Chinh Phụ Ngâm into English. This work, authored by the distinguished Vietnamese scholar Đặng Trần Côn (1705-1745), and was later translated into Vietnamese by the female scholar Đoàn Thị Điểm (1705-1748). Chinh Phụ Ngâm by Đoàn Thị Điểm contains numerous Chinese allusions and archaic Vietnamese words. I believe Vương Thanh must have spent a fair amount of time and effort in researching materials to fully comprehend and translate the work into English. Given the substantial differences between Western and Eastern languages and cultures, I think translating the essence of the original work is already remarkable. Vương Thanh, a bilingual poet, has accomplished this feat wonderfully with a translation that is faithful to the meaning and poetic beauty of the original piece.

Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, mượn bối cảnh Trung Quốc, nhưng đã được Việt hóa qua tiếng Việt bởi nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Nay có nhà thơ Vương Thanh cũng muốn “Anh hóa” Chinh Phụ Ngâm để người ngoại quốc và những thế hệ Việt mai sau ở khắp nơi trên thế giới được thưởng thức áng thơ kiệt tác Chinh Phụ Ngâm – một di sản văn hóa quý báu của quê hương.

Dang Tran Con's Chinh Phu Ngam, borrowing the backdrop of China, has been Vietnamese-ized through the Vietnamese language by the scholar-poetess Doan Thi Diem. Now, the poet Vương Thanh also desires to 'English-ize' Chinh Phu Ngam so that foreign people and people from abroad and future Vietnamese generations around the world can enjoy the poetic masterpiece of Chinh Phu Ngam - a precious cultural heritage of our homeland.
Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife - Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm – Vương Thanh


Tôi vốn là nhà tu hành nhưng cũng thích thơ văn, nay xin trân trọng giới thiệu dịch phẩm này đến với Quý Vị yêu thơ và có lòng hoài cổ: tập thơ song ngữ “Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife” của nữ sĩ Doàn Thị Điểm và nhà thơ Vuơng Thanh, một tác phẩm không thể không đọc qua.
I am a Buddhist practitioner, but I also have an affinity for literature and poetry. Today, I am pleased to introduce to those who love poetry this bilingual poetic work 'Chinh Phu Ngam / Lament Song of a Soldier’s Wife', made available to everyone by the poet-translator Vương Thanh. This literary work is highly recommended.


Venerable Buddhist Teacher Thích Như Điển Viết xong vào lúc 18:00 ngày 15 tháng 2 năm 2024 tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác Hannover, Đức Quốc sau 52 năm sống ở xứ người. (Completed on February 15, 2024, at 18:00 in the office of Vien Giac Pagoda, Hannover, Germany, after 52 years of living in a foreign land.) website: https://viengiac.info/
English translation by Vuong Thanh




Table of Contents
Lời Tựa / Preface for Vietnamese & Bilingual Readers i
Preface for English Readers ii
List of Authors & Performance Artists i
Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife 1


Đặng Trần Côn’s Short Bio 67
Đoàn Thị Điểm’s Short Bio 67
About Văn Tấn Phước 68
About Vương Thanh 69
Reference Materials / Tài Liệu Tham Khảo 70
Commentaries, Poem Gifts 71
◾ Chuyện Tình Chinh Phụ / Love Story of a Soldier’s Wife – by Poet Tuệ Nga 73
◾ Commentary on Vương Thanh’s translation “Chinh Phụ Ngâm (Lament Song of a Soldier’s Wife) / Vài Dòng Nhận Xét Tác Phẩm Song Ngữ Chinh Phụ Ngâm của Dịch Giả Vương Thanh – by Venerable Buddhist Teacher Thích Như Điển 77
◾ Letter from Poet, Music Artist, and Chairman of Vietnamese Southern USA PEN Center, United States Yên Sơn / Lá thư từ thi nhạc sĩ Yên Sơn, Chủ Tịch Trung Tâm Văn Bút Nam Hoa Kỳ 80
◾ From The Tale of Kieu to Chinh Phụ Ngâm – Từ Kiều Tới Chinh Phụ Ngâm – by Poet Đặng Lệ Khánh, Owner and Editor of the Beautiful Literature and Arts Website, art2all.net 86
◾ Also a Meritorious Work / Cũng Là Một « Công Đức » – by Poet Nhất Hùng, Chủ Tịch Hội Văn Nghệ Sĩ VN Hải Ngoại 91
◾ Return to Roots / Về Nguồn – Poet & Editor of Cỏ Thơm Literary Foundation, Phan Khâm 96
◾ A Few Words about Vương Thanh / Vài Dòng Về Vương Thanh – by Author Nguyễn Giụ Hùng 98
◾ A Few Words about Vương Thanh / Vài Dòng Về Vương Thanh – by Poet Thiên Di 100
◾ Congrats to Vương Thanh / Lời Chúc Mừng Vương Thanh – by Poet Vương Anh Đào 102
Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife - Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm – Vương Thanh
ii
Lạc Hồng Poetry-Music Flower Garden 1
◾ Tâm Sự Với Trăng / Confiding in the Moon – Vương Thanh 2
◾ Tâm Sự Với Đêm – Vương Thanh 5
◾ Tương Tiến Tửu / Mời Uống Rượu – Lý Bạch / Vương Thanh 7
◾ Đẹp Như Trong Một Giấc Mơ / Beautiful Like a Dream – Vương Thanh 11
◾ Tri Tâm / Heart Friend – Vương Thanh 13
◾ Ngược Dòng – Vương Thanh 15
◾ Whence She Comes / Em Đến – lyrics: Vương Thanh, music: Vĩnh Điện 18
◾ Xuất xứ cụm từ “thanh mai trúc mã”, đằng sau bản dịch Trường Can Hành – Vương Thanh 21
◾Trường Tương Tư / Endless Longing – Lương Ý Nương – Vương Thanh – Nguyễn Hữu Tân 27
◾ Cửa Trời Sương Khói, Khói Sương / Heaven’s Gate Shrouded in Smoke and Mist – Tuệ Nga 30
◾ Anh Hùng Vô Danh / The Nameless Heroes – poem: Nguyễn Ngọc Huy, music: Văn Tấn Phước 34
◾ Cho một đêm thơ / For a Night of Poetry – Đặng Lệ Khánh 38
◾ Tiếng Sóng Ru Con / Lullaby of the Sea – poem: Thanh Trí, music: Vĩnh Điện 41
◾ Nợ Với Giai Nhân / Debt Owed a Beauty – Phan Khâm 44
◾ Chiều Trên Sông Tương / Evening on the Longing River – music & lyrics: Yên Sơn 46
◾ Cũng Tùy Tâm / Depends on the Heart’s Feelings – Nhất Hùng 48
◾ Gánh Hàng Rong / Shoulder Pole Street Vendor – poem: Thiên Di, music: Danny Đỗ Dũng 50
◾ Một Nghìn Lẻ Một Đêm / One Thousand and One Nights – Vương Anh Đào 52
◾ Tôi Muốn / I Want – lyrics: Hoàng Dân Bình, music: Trần Đại Bản 55
◾ Dạ Cổ Hoài Lang / Night Drum Beats Cause Longing for Absent Husband – song: Cao Văn Lầu 58
◾ Tiếng Dương Cầm / The Sound of Piano – lyrics & music: Văn Phụng 61
◾ Nhớ Nhung / Longing – lyrics & music: Thẩm Oánh 63
◾ Day of Returning – poem: Mai Hoài Thu, music: Vĩnh Điện, lyrics translation: Vương Thanh 65
◾ Trưng Nữ Vương / Queen Trưng – Ngân Giang 66
◾ Bài Ca Hồ Trường / Wine Flagon Song – Nguyễn Bá Trác 69
◾ Cảm Hoài / Nostalgic Regrets – Đặng Dung 72
◾ Quan Hải / Close the Sea Gate – Nguyễn Trãi 74
◾ Đi Thi Tự Vịnh / Self Description on Taking Civil Exam – Nguyễn Công Trứ 76
Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife - Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm – Vương Thanh
iii
◾ Bán Than / Sell Coal – Trần Khánh Dư 77
◾ Nói Chuyện Với Muỗi / Conversation With a Mosquito – Phan Bội Châu 78
◾ Tảo Mai / Early Plum Blossom – Trần Nhân Tông 81
◾ Cảnh Nhàn / Tramquil Scene – Nguyễn Bỉnh Khiêm 82
◾ Khung Trời Cũ / The Old Sky – Thích Tuệ Sỹ 84
◾ Ta Nhớ Em / I miss you – poem: Phan Khâm, music: Phan Anh Dũng 86
◾ Tống Biệt Hành / Parting Farewell Poem – Thâm Tâm 88
◾ Tống Biệt / Parting Farewell – poem: Tản Đà, music: Võ Đức Thu 91
◾ Tổng Vịnh Kiều / Overall Poem About Thúy Kiều – Nguyễn Khuyến 93
◾ Hội Ngộ Vườn Thúy / Meeting in the Plum Garden – Chu Mạnh Trinh 94
◾ Buổi Chiều Lữ Thứ / Pilgrim Evening – Bà Huyện Thanh Quan 95
◾ Nhớ Chuyện Cũ Gửi Vũ Hầu / Letter of Love to Nguyễn Du – Hồ Xuân Hương 96
◾ Người Tình Điện Toán / My Computer Lover – Nguyễn Thị Ngọc Dung 97
◾ Lắng Đọng / A Moment of Zen with Nature’s Beauty – Tâm Minh Ngô Tằng Giao 98
◾ Mời Bằng Hữu / Invitation to Friends – Hà Thượng Nhân 99
◾ Men Chiều Cali / Heart-warming Evening in Cali – Vũ Hối 102
◾ Soi Gương Uống Rượu / Drinking With My Reflection in the Mirror – Hoàng Hương Trang 104
◾ Gửi Người Dưới Mộ / To My Beloved In Her Grave – Đinh Hùng 105
◾ Đàn Thu, Tay Ngọc / Autumn Music, Jade Fingers – lyrics & music: Đinh Hùng & Thục Vũ 108
◾ Ba Kiếp Lang Thang / Three Lives of Wandering – Vũ Hoàng Chương 109
◾ Chùa Hương / Perfume Pagoda – Nguyễn Nhược Pháp 111
◾ Ông Đồ / Literary Gentleman – Vũ Đình Liên 112
◾ Chỗ Giấu Kho Tàng / A Treasure-Hiding Place – Cao Tần 114
◾ Hội Trùng Dương / Gathering in the Eastern Sea – lyrics & music: Phạm Đình Chương 117
◾ Hòn Vọng Phu / Husband-Waiting Rock – lyrics & music: Lê Thương 118
◾ Lệ Đá / Tears of Stone – lyrics: Hà Huyền Chi, music: Trần Trịnh 119
◾ Huyền Ca / Enchanting Song – poem: Trần Hồ Dũng, music: Cung Minh Huân 121
◾ Lòng Mẹ / Mother Heart – Y Vân 123
◾ Lời Ru Mẹ Việt Nam / Lullaby of Mother Vietnam – poem: Tuệ Nga, music: Vĩnh Điện 126
Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife - Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm – Vương Thanh
iv
◾ Chiếc Lá Cuối Cùng / The Last Leaf – lyrics & music: Tuấn Khanh 128
◾ Hạnh Phúc Lang Thang / Happiness Like Clouds Wandering – lyrics & music: Anh Bằng & Trần Ngọc Sơn 130
◾ Chiều Trên Phá Tam Giang / An Evening on the Tam Giang Lagoon - poem: Tô Thùy Yên, music: Trần Thiện Thanh 132
◾ Bến Xuân / Spring Harbour – lyrics & music: Văn Cao & Phạm Duy 135
◾ Thiên Thai / Fairyland – lyrics & music: Văn Cao 138
◾ Trên Đỉnh Phù Vân / On the Top of Misty Cloud Mountain – lyrics & music: Phó Đức Phương 141
◾ Trên Đường Về / On the Way Home – lyrics & music: Nguyễn Thiện Tơ 143
◾ Con Thuyền Không Bến / The Boat Without a Destination Shore – song: Đặng Thế Phong 145
◾ Hoài Cảm / Nostalgia – lyrics & music: Cung Tiến 147
◾ Niệm Khúc Cuối / The Last Conmemorative Song – lyrics & music: Ngô Thụy Miên 150
◾ Lá Thư / The Love Letters – lyrics & music: Đoàn Chuẩn & Từ Linh 152
◾ Hai Phương Trời Cách Biệt / A World Apart – lyrics & music: Hoàng Trọng 154
◾ Tìm Một Ánh Sao / Finding a Star – poem: Vĩnh Phúc, music: Hoàng Trọng 156
◾ Đường Chiều / Evening Path – lyrics & music: Hồng Duyệt 161
◾ Thuyền và Biển / Boat and Sea – poem: Xuân Quỳnh, music: Phan Huỳnh Điểu 162
◾ Một Mình / Alone – lyrics & music: Lam Phương 165
◾ Giấc Mơ Hồi Hương / Dream of Returning to Hometown – lyrics & music: Vũ Thành 167
◾ Áng Mây Chiều / Evening Clouds – lyrics & music: Dương Thiệu Tước 169
◾ Ảo Phố / Illusion Town – poem: Tuệ Nga, music: Mộc Thiêng 170
◾ Gọi Người Yêu Dấu / Calling My Beloved – lyrics & music: Vũ Đức Nghiêm 171
◾ Mấy Dặm Sơn Khê / Miles of Mountains and Streams – lyrics & music: Nguyễn Văn Đông 173
◾ Xưa Lý Bạch / In Ancient Times, Li Bai... – Nguyễn Chí Thiện 175
◾ Trăng Cam Ly / Moon of Cam Ly – lyrics & music: Hùng Cường 177
◾ Trăng Mờ Bên Suối / Faint Moonlight by the Brook – lyrics & music: Lê Mộng Nguyên 178
◾ Mơ Một Mùa Xuân / Dreaming of a Spring – music & lyrics: Nguyễn Hoàng Đô 181
◾ Ghen / Jealous Love – Nguyễn Bính 183
◾ Cần Thiết / Without Me – poem: Nguyên Sa, music: Hoàng Thanh Tâm 185
Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife - Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm – Vương Thanh
v
◾ Mua Áo / Buy New Dress – Đông Hồ 187
◾ Em Trả Thù / I Take Revenge – Mộng Tuyết 190
◾ Đây Thôn Vỹ Dạ / Vỹ Dạ Village – Hàn Mặc Tử 192
◾ Giếng Làng / Village Well – poem: Bàng Bá Lân, music: Văn Tấn Phước 194
◾ Như Đời Trẻ Lại / Like Being Young Again – Tuệ Mai 195
◾ Anh Biết Em Đi Chẳng Trở Về / I Know You’re Leaving and Won’t Return – poem: Thái Can, music: Anh Bằng 197
◾ Vô Ngã / Selfless – Dung Hạ 200
◾ Chỉ Một / Just One... – Diệu Thu 202
◾ Nghe giấc mơ phai / Fading Dreams – Hoàng Uyển Văn 203
◾ Ảo Ảnh / Illusions – music & lyrics: Dương Vân Châu Trúc Ca 205
◾ Đêm Đợi Trăng / Night Waiting for Moonlight – Mục Tú 208
◾ Kinh Tình Yêu / A Love Scripture – poem: Vương Anh Đào, music: Nguyễn Minh Châu 210
◾ Nụ Hôn Đầu / The First Kiss – poem: Trần Dạ Từ, music: Phạm Duy 211
◾ Hoa Học Trò / Student Flower – poem: Nhất Tuấn, music: Anh Bằng 213
◾ Đường Xa Ướt Mưa/ The Road Home’s Far and It’s Wet Outside - lyrics & music: Đức Huy 216
◾ Tình Già / Old-Time Love – Phan Khôi 218
◾ Còn Chút Gì Để Nhớ / Still Something to Remember – poem: Vũ Hữu Định, music: Phạm Duy 221
◾ Buồn... / Sorrow... – poem: Vương Thanh, music: Đặng Vương Quân 224
◾ Hoa Tình Ái – poem: Vương Thanh, music: Nguyễn Đức Thảo 225
◾ Chưa Bao giờ Buồn Thế / Never Been This Sad – poem: Cung Trầm Tưởng, music: Phạm Duy 227
◾ Khúc Thụy Du / The Thụy Du Song – poem: Du Tử Lê, music: Anh Bằng 230
◾ Tình Khúc Thứ Nhất / The First Love Song – poem: Nguyễn Đình Toàn, music: Vũ Thành An 232
◾ Mười Năm Tình Cũ / Ten Years Apart, Ten Years of Longing – lyrics & music: Trần Quảng Nam 233
◾ Xin Còn Gọi Tên Nhau / Let’s Still Call Each Other’s Name – lyrics & music: Trường Sa 237
◾ Trả Nợ Tình Xa / Repaying the Debt of Distant Love – lyrics & music: Tuấn Khanh 238
◾ Cơn Mê Chiều / Evening Disorientation – lyrics & music: Nguyễn Minh Khôi 239
◾ Gởi Người Dưới Trăng / To One Waiting Under the Moonlight – Song Nhị 240
◾ Bao giờ em quên / Will You Ever Forget Our Love – lyrics & music: Duy Khánh 242
Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife - Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm – Vương Thanh
vi
◾ Em Đến Từ Nghìn Xưa / You Come From Milleniums Ago – lyrics & music: Trịnh Công Sơn 243
◾ Thư Tình Không Gửi / Unsent Love Letter – music & lyrics: Quốc Dũng 245
◾ Thanh Tịnh Khúc / Serene Solitude – Thái Tú Hạp 247
◾ Tình Như Ca Dao / Love Like a Folk Song – Huệ Thu 249
◾ Bàn Tay Nhỏ / Small Hand in Dad’s Hand – poem: Nguyên Thu, music: Nguyên Tông 251
◾ Gởi Cho Em... / Sending You... – Quỳnh Hương 254
◾ Tuyết Rơi Lạnh Hồn Tôi / Snow Falls, Chilling My Soul – poem: Hoa Hướng Mặt Trời, music: Giang Thiên Tường 256
◾ Lệ Covid / Covid Tears – poem: Nguyễn Hồng Linh, music: Nguyễn Cửu Dũng 258
◾ Bình Minh Ngày Trở Lại / Dawn of the Returning Day – Giọt Thu 259
◾ Em Cô Giáo Bản / The Village Teacher – Thanh Minh 261
◾ Đám Cưới Sao / A Wedding of Stars – Bùi Đăng Sinh 263
◾ Giấc Mơ / A Dream – Dòng Nước Xanh 264
◾ Về Đây Em / Please Return Home, My Love – music & lyrics: Trịnh Nam Sơn 266
◾ Dấu Hoa Xưa / Flower Path of Yesteryear – Bùi Kim Thảo 269
◾ Nhắn Cung Đàn Ơi / Message to the Zither – music & lyrics: Trần Kim Bằng 270
◾ Tháng Hai Của Bé / The February of a Child – Võ Thị Như Mai 273
◾ Dạ Lý Hương / Night-Blooming Jasmine –Phạm Quang Trung 275
◾ Cõi Thế Điêu Linh / Ragged Earthly Realm – Nguyễn Chinh 276
◾ Có Một Miền... / There Is a Place... – Lâm Băng Phương 279
◾ Biển và Em / The Sea and Me – Nhung Trương 281
◾ Cánh Lá Thiên Thu / Perennial Leaves – Nguyệt Lệ 283
◾ An Nhiên Giữa Những Thăng Trầm / Serenity Amidst Life's Ups and Down – Khanh Trần 285
◾ Hoài Niệm / Nostalgic Remembrance – Y Thy Võ Phú 287
◾ Mai Về Chăn Trâu / Tomorrow Return to Herding Buffalo – Dạ Vũ Nguyên Minh 289
◾ Sắc Hạ / Summer Hues – Trần Anh Thư 291
◾Vọng Cố Hương / Longing for Homeland – Kim Phụng 292
◾Tình Mưa Tháng Sáu / Love in the Month of June – Nguyễn Nguyên Phượng 294
◾ Chiều Thu Ta Lại Nhớ Người / Autumn Evening, I Miss You Again – Nhật Thụy Vi 296
Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife - Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm – Vương Thanh
vii
◾ Thuở Đà Lạt Dịu Dàng Màu Phượng Tím / Once in Dalat, the Gentle Purple Flamboyant – Nguyễn An Bình 299
◾ Thơ Nói Hộ Tôi / Poetry Speaks For Me – Lê Văn Trước 301
◾ Dịu Buồn / Gentle Sorrow – Lưu Ly Thảo 303
◾ Cà Phê Dinh Điền / Dinh Điền Coffee – Cao Nguyên 306
◾ Rừng lá thay chưa / Have the Forest Leaves Changed Yet? – Hoàng Ngọc Ẩn 309
◾ Cây Tình Yêu / The Love Tree – Hạnh Nguyễn 311
◾ Thôi Chia Ly Từ Đây / Parted From Now On – lyrics & music: Hoàng Thi Thơ 313
◾ Âm Thầm Mưa / Silently Raining – poem: Tuệ Nga, music: Từ Công Phụng 315
◾ Chắp Tay Niệm Phật/Folding Hands, Reciting Buddha’s Name – poem: Tuệ Nga, music: Quý Luân 316
◾ Lạy Phật A Di Đà / Bowing to Buddha Amitabha – poem: Tuệ Nga, music: Giác An 317
◾ Từ Dòng Sông Trăng / The River of Moonlight Streams – poem: Tuệ Nga, music: Vĩnh Điện 318
◾ Dòng Cổ Nguyệt / The Ancient Moon and Eternity – poem: Tuệ Nga, music: Từ Công Phụng 320
◾ Tìm / Whence I Ever Find – Tuệ Nga 322
◾ Vầng Trăng Quán Thế Âm / Moonlight Halo of Guanyin – poem: Tuệ Nga, music: Trọng Nghĩa 324
◾ Miền Trầm Hương / Fragrance Realm – poem: Tuệ Nga, music: Nguyễn Tuấn 327
◾ Hà Nội Chiều Đông – thơ Vân Lan – Thanh Trà Tiên Tử, giới thiệu & diễn ngâm: Yên Sơn 330
◾ Người Em Sầu Mộng / The Melancholic, Dreamy Maiden – poem: Lưu Trọng Lư, music: Y Vân 332
◾ Paris, Paris – music & lyrics & presentation: Văn Tấn Phước, English trans. by Vương Thanh 333
◾ Ngập Ngừng / Hesitant - poem: Hồ Dzếnh, music: Văn Tấn Phước 337
◾ Nhớ Rừng / A Tiger’s Longing for the Forest – Thế Lữ 339
◾ Vương giả hương / Divine Fragrance – Phương Hồ 342
◾ Thu Tứ / Autumn Inspiration – Phương Hồ 344
◾ Bài Tưởng Niệm / In Memory of My Dad – poem: Vương Thanh, music: Trần Hưng Nguyên 346
◾ Say Giữa Ngàn Khơi –poem: Vương Thanh, music: Vĩnh Điện 349
◾ Kỳ Hoa / Wondrous Flower – Vương Thanh 351
◾ Hoài Xuân Thập Vịnh Kỳ 1 / 10 Poems of Longing for Spring, Poem 1 – Đoàn Thị Điểm 352
◾ Cẩm Sắt / Đàn Gấm – Lý Thương Ẩn / Vương Thanh 354
Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife - Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm – Vương Thanh
viii
◾ Tương Kiến Thì Nan... / Gặp Nhau Khó... – Lý Thương Ẩn / Vương Thanh 355
◾ Thủy Điệu Ca Đầu – Trung Thu – Tô Đông Pha / Vương Thanh 356
◾ Giai Nhân – Đỗ Phủ / Vương Thanh 358
◾ Túy Hoa Âm / Say Dưới Bóng Hoa – Lý Thanh Chiếu / Vương Thanh 360
◾ Hoa Phi Hoa / Hoa Không Phải Là Hoa – Bạch Cư Dị / Vương Thanh 362
◾ Chapter 15: Kiều Nhờ Vân Thay Thế / Kiều Asked her Sister to Take her Place – Nguyễn Du 363
◾ Hịch Tướng Sĩ / Exhortation to Military Officers – Trần Hưng Đạo 364
◾ Mai Hồng – Vương Thanh 365
◾ Cánh Chim Hải Âu – Vương Thanh 366
◾ Từ Biệt Khúc / Farewell Verse – poem: Vương Thanh, music: Trần Hưng Nguyên 367
◾ Về Đi / Let’s Return – lyrics: Vương Thanh, music: Vĩnh Điện 368
◾ Mẹ Tôi / My Mother – Vương Thanh 371
◾ Mùa Xuân Thơ Dạo Non Bồng / Poetry Strolling Through the Fairy Mountain – poem: Tuệ Nga, music: Quang Đạt, singer: Vân Khánh, English translation by Vương Thanh 373
◾ Sparkling Dream / Lung Linh Mộng – Vương Thanh 377
◾ Cõi Mơ / Dream Realm – Vương Thanh 382
◾ Có Phải Là Em – Vương Thanh 385
◾ Thiên Nhai Đối Tuyết – Vương Thanh 387
◾ Thảo Nguyên – Vương Thanh 391
◾ Hương Thơ – Vương Thanh 393
◾ Mơ Với Chim Bằng / Dream Flying With the Legendary Bằng Bird – Vương Thanh 395
◾ Tự Tình Khúc / A Song of Love – poem: Vương Thanh, music: Dương Vân Châu Trúc Ca 397
◾ Vọng Tiền Nhân / Reminiscences of Historical Figures – Vương Thanh 399
◾ April Poem for my Homeland, Vietnam – Vương Thanh 406
◾ Mục lục thư pháp & tranh ảnh / Artwork List 411



pdf-download

Chinh Phụ Ngâm Khúc_Đoàn Thị Điểm_bản dịch của dịch giả Vương Thanh




***

Chân thành cảm ơn dịch giả Vương Thanh
đã gởi tặng Trang nhà Quảng Đức phiên bản điện tử
tác phẩm này (TT Thích Nguyên Tạng, 30/3/2024)

🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2021(Xem: 11318)
Thật không ngờ trong bối cảnh xã hội mà toàn cầu thế giới đang khẩn trương đối phó với đại dịch kinh hoàng của thế kỷ 21 thế nhưng những người con đầy tâm huyết của Đức Thế Tôn chỉ trong nửa năm đầu 2021 đã thành lập được hai trang Website Phật học tại hải ngoại : Thư viện Phật Việt tháng 2/2021. do nhóm cư sĩ sáng tạo trang mạng của HĐHP, ( hoangpháp.org ) do ban Báo chí và xuất bản của Hội đồng Hoằng pháp tháng 6/2021 thành lập với sự cố vấn chỉ đạo của HT Thích Tuệ Sỹ Từ ngày có cơ hội tham học lại những hoa trái của Phật Pháp ( không phân biệt Nguyên Thủy, Đại Thừa ) , Tôi thật sự đã cắt bỏ rất nhiều sinh hoạt ngày xưa mình yêu thích và để theo kịp với sự phát triển vượt bực theo đà tiến văn minh cho nên đã dùng toàn bộ thời gian còn lại trong ngày của một người thuộc thế hệ 5 X khi về hưu để tìm đọc lại những tác phẩm , biên soạn, dịch thuật của Chư Tôn Đức,qua Danh Tăng, Học giả nghiên cứu khắp nơi .
26/07/2021(Xem: 8208)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
25/07/2021(Xem: 5207)
Mấy ngày nay trên Facebook có chia sẻ lại câu chuyện (nghe nói là xảy ra năm 2014) về cô bé đã “ăn cắp” 2 cuốn sách tại một nhà sách ở Gia Lai. Thay vì cảm thông cho cô bé ham đọc sách, người ta đã bắt cô bé lại, trói 2 tay vào thành lan can, đeo tấm bảng ghi chữ “Tôi là người ăn trộm” trước ngực, rồi chụp hình và bêu rếu lên mạng xã hội. Hành động bất nhân, không chút tình người của những người quản lý ở đây khiến ta nhớ lại câu chuyện đã xảy ra cách đây rất lâu: một cậu bé khoảng 14-15 tuổi cũng ăn cắp sách trong tiệm sách Khai Trí của bác Nguyễn Hùng Trương, mà người đời hay gọi là ông Khai Trí. Khi thấy lùm xùm, do nhân viên nhà sách định làm dữ với cậu bé, một vị khách ôn tồn hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, tỏ vẻ khâm phục cậu bé vì học giỏi mà không tiền mua sách nên phải ăn cắp, ông đã ngỏ lời xin tha và trả tiền sách cho cậu.
23/07/2021(Xem: 17071)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 3524)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một trong những tạp chí nghiên cứu học thuật về Phật giáo tại Hoa Kỳ, đã có buổi lễ ra mắt các thành viên trong Ban Biên tập và nhận Quyết định Bản quyền Nghiên cứu Học thuật từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, Thầy Thích Giác Chinh, người đảm nhận vai trò Sáng lập kiêm Tổng biên tập, đã nhận được Thư chấp thuận cấp mã số ISSN từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ: Tạp chí Nghiên cứu Phật học in: ISSN 2692-7357 Tạp chí Nghiên cứu Phật học Online: eISSN 2692-739X Ngôn ngữ: Tiếng Anh.
11/07/2021(Xem: 6688)
Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình. Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình. Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây. Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu. Bởi vì quá xúc động!
16/06/2021(Xem: 18473)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này. Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà
10/06/2021(Xem: 13139)
Biên cương thế giới ngày nay bị thu hẹp với nền viễn thông liên mạng tân tiến, trong khi nhận thức của các thế hệ trẻ lại được mở rộng và sớm sủa hơn, khiến niềm tin và lẽ sống chân thiện dễ bị lung lay, lạc hướng. Thông tin đa chiều với sự cố ý lạc dẫn từ những thế lực hoặc cá nhân vị kỷ, hám lợi, thúc đẩy giới trẻ vào lối sống hời hợt, hiểu nhanh sống vội, ham vui nhất thời, tạo nên hỗn loạn, bất an trên toàn cầu. Trước viễn ảnh đen tối như thế, con đường hoằng pháp của đạo Phật rất cần phải bắt nhịp với đà tiến của nền văn minh hiện đại, nhằm tiếp cận với từng cá nhân, quân bình đời sống xã hội, giới thiệu và hướng dẫn con đường mang lại an vui hạnh phúc cho mình, cho người. Đó là lý do dẫn đến cuộc họp mở rộng giữa chư tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ và Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử VN tại hải ngoại và Việt Nam, được tổ chức vào lúc 08:50 PM ngày 08/5/2021 qua chương trình Zoom Online, để rồi đồng thuận tiến đến việc thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp. Hội Đồng Hoằng Pháp bao gồm nhiều
10/06/2021(Xem: 4465)
Mỗi lần đến chùa Vạn Phước, dù không chú ý, Phật tử ai ai cũng thấy Thầy Từ An, phó Trụ Trì chùa, mỗi ngày, ngoài những thời kinh, khóa tu, rảnh rỗi Thầy ra sân chùa cặm cụi nhổ cỏ gấu hết cây này đến cây kia, hết chỗ này đến chỗ nọ. Cứ xoay vần như thế ngày này qua tháng khác, năm này sang năm kia rồi khi cỏ gấu mọc lại, Thầy lại tiếp tục nhổ như một hạnh nguyện. Đặc biệt nữa, cứ mỗi lần nhổ xong một cây cỏ gấu, Thầy thường lẩm nhẩm: “Nhổ này một cây phiền não..., nhổ này một cây phiền não...“. Nhưng Thầy nhổ không bao giờ hết, vì cỏ gấu vốn là một loại cỏ dại, đã là cỏ thì rất khó tiêu diệt. Nếu xịt thuốc chỉ cháy lá hoa ở phần trên, rễ vẫn còn ở phần dưới, thậm chí có nhổ tận gốc nhưng chỉ cần sót lại một chút thân, rễ, một thời gian sau cỏ vẫn mọc lại như thường; chỉ trừ duy nhất tráng xi măng lót gạch, cỏ không còn đất sống may ra mới dứt sạch.
20/05/2021(Xem: 12631)
Kinh Đại Bát Nhã có tất cả 600 quyển, gồm 5 triệu chữ trong 25 ngàn câu, là bộ kinh khổng lồ trong tàng kinh cát của Phật Giáo Đại Thừa, do Đức Thế Tôn thuyết giảng trong 22 năm. Pháp Sư Huyền Trang dịch từ tiếng Phạn sang Hán và Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (1911-2003) dịch từ Hán sang Việt. Lão Cư Sĩ Thiện Bửu đã dành 10 năm lao nhọc, vừa học Kinh vừa viết luận bản này để xiển dương tư tưởng Bát Nhã theo tinh thần truyền bá và lưu thông. Ông đã khiêm tốn tự nhủ rằng, không biết những gì mình viết có phù hợp với tinh thần của bộ Đại Bát Nhã Ba La Mật hay không, nhưng chúng tôi cho rằng việc làm của Lão Cư Sĩ là việc cần làm và thiết thực hữu ích, ông đã giúp tóm tắt ý nghĩa và chiết giải những chỗ chính yếu của Kinh. Có thể nói đây là bản sớ giải đồ sộ thứ hai (trọn bộ 8 tập) về Kinh Đại Bát Nhã, theo sau Đại Trí Độ Luận (5 tập) ở Việt Nam. Xin tán thán công đức của Lão Cư Sĩ đã đặt viên đá đầu tiên, để khuyến khích cho những hành giả khác, cùng phát tâm xây dựng nền mó
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]