Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thân – khẩu – ý trong đời sống và tâm lý con người.

28/02/202418:33(Xem: 1620)
Thân – khẩu – ý trong đời sống và tâm lý con người.

hoa_sen (11)


Thân – khẩu – ý
trong đời sống và tâm lý con người
.



Trong cuộc sống ngày nay, giữa rất nhiều những bộn bề lo âu, giữa thật giả lẫn lộn, con người dường như mất đi rất nhiều niềm tin, mất đi nhiều những giây phút để tìm cho mình một sự bình lặng trong cuộc sống, bởi suy cho cùng, sự cộng hưởng giữa nguyên nhân chủ quan và khách quan, đó là “môi trường áp lực và sự phức tạp của con người” khi hợp lại, nó sẽ trở thành lý do để người ta dễ dàng hoài nghi và buông ra những lời cay độc, nuôi dưỡng tâm tính muốn triệt hạ lẫn nhau nếu có ai đó gán chân mình. Người ta dễ dàng hằn học đấu tố nhau từ ngày này qua ngày khác và xem đó như một phần sự sống, dường như không gian tĩnh lặng và thấu cảm trở nên chật hẹp trong ánh mắt người đời.

Khi con người phải đối diện với quá nhiều những áp lực vô hình lẫn hữu hình, từ người khác đặt vào mình và từ chính những bất ổn trong thân tâm mình sinh ra cũng là nguyên nhân làm cho người ta trở nên mất phương hướng vào cuộc sống, từ đó nảy sinh ra những hoài nghi, những mặc cảm tự ti, những oán giận, đố kỵ…, những căn nguyên gốc rễ đó, về lâu dài sẽ nảy mầm, trở thành một thân cây với những độc tố, sẵn sàng giết chết những thứ khó chịu xung quanh.

Con người khi trở thành một thân cây chứa nhiều độc tố sẽ là một người đáng sợ hơn bất kỳ loại thuốc độc nào, bởi nó sẽ bào mòn từ thần kinh đến thể chất họ, nó có thể bộc phát ra thành lời nói hoang tưởng, thành ngôn từ ác ngữ, thành sự miệt thị mỉa mai, họ tạo cho người khác những nỗi đau khổ để lấy đó làm vui, nguy hiểm hơn là nó có thể ngấm ngầm giết chết chính chủ nhân của nó từ sự trầm cảm, căng thẳng, bế tắc không tìm ra lối thoát.

Tại sao ngày nay chúng ta thường bắt gặp không ít những người trẻ bế tắc trong suy nghĩ, chúng ta từng đau lòng khi nhìn thấy những hành động hủy hoại bản thân của họ như một cách giải thoát duy nhất, phải chăng vì họ không tìm được tiếng nói, không tìm được sự đồng cảm, thiếu sự quan tâm thấu hiểu của gia đình, không có người chỉ dẫn thiện lương hoặc cũng có thể do tác động từ môi trường tiêu cực xung quanh, từ sự xâm nhập của văn hóa phẩm độc hại…nó như một mớ lùng nhùng biến con người trở thành nạn nhân của ma trận bi quan và cho dù bi quan đó bộc phát thành hành động nào thì cũng gây ra cho con người không ít sự tổn thương.

Một trong những hệ lụy đưa đến những bế tắc, thậm chí khủng hoảng hành vi, suy nghĩ của một nhóm người ngày nay cũng từ sự phức tạp, biến đổi trong đời sống xã hội và họ phải cố gắng thích nghi, hoặc bất lực để đi chệnh hướng. Con người thường đặt ra nhiều yêu sách nhằm thỏa mãn mong muốn cho mình, thường không hài lòng về người khác nên luôn cảm thấy bực dọc, dẫn đến căng thẳng, phẫn nộ. Chính vì mặt trái của sự bùng nổ công nghệ, tiếp nhận nền văn hóa chưa được chọn lọc từ một bộ phận giới trẻ, khi sự phát triển khoa học công nghệ chưa song hành cùng sự phát triển đời sống văn hóa, nhân sinh sẽ làm cho con người như đi trên con đường dốc, dễ dàng chao đảo, mất phương hướng, nếu không đủ tĩnh tâm, không đủ trí tuệ để đi qua con dốc thì sẽ tuột xuống dốc như những gì chúng ta đã thấy.

Sự chao đảo, mất phương hướng đó không chỉ xảy ra với người trẻ mà cả những người trung niên, lớn tuổi, một trong những nguyên nhân đó là khi họ sống trong sự ảo tưởng về kinh nghiệm, năng lực bản thân, là bảo thủ cố chấp với góc nhìn cực đoan phiến diện, không thận trọng trong việc đánh giá nhận xét bởi thói quen trịch thượng bề trên, là khăng khăng bảo vệ cái cũ, trù dập cái mới của một nhóm người với lập trường tư duy cũ kỹ. Thoạt nhìn, người ta cứ nghĩ đó là những người cá tính và mạnh mẽ nhưng thực chất đó là biểu hiện cho sự tự ti, hạn chế của bản thân mình. Điều đó cũng là căn nguyên tạo thành rào chắn tiếp cận sự văn minh, là áp lực cho sự thay đổi xã hội. Nếu nhìn kỹ hơn, chúng ta thấy đó cũng chính là sự khủng hoảng, bế tắc của một nhóm người quen với tư tưởng lối mòn, đề cao chủ nghĩa cá nhân và không hoan hỷ nhìn nhận, mở lòng với tư tưởng mới, bởi người ta sợ trở nên lỗi thời, sợ không theo kịp sự phát triển của thời đại, sợ tốn công thay đổi, sợ trở thành người yếu kém hơn so với những tư duy mới mẻ, từ đó, xung đột quan điểm, cách hành xử giữa cũ và mới theo hướng tiêu cực sẽ dẫn đến những bế tắc, áp lực, căng thẳng trong đời sống mỗi người. Chung quy mọi mâu thuẫn dẫn đến những hệ lụy đều bắt nguồn từ sự bất đồng quan điểm của con người mà ra.

Chính vì những bế tắc từ đời sống thường nhật, chính vì những mặt trái của sự phát triển xã hội đã đẩy con người đi đến mất lòng tin vào người, mất niềm tin vào mình, thui chột sự lạc quan, dẫn đến tình trạng nhiều người nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, cũng thấy ảm đạm mà không có cách nào thoát ra khỏi những góc nhìn ấy, từ đó biến thành lời nói, thành suy nghĩ, thành hành động cũng thật gắt gỏng, bi quan.

Khi con người loay hoay để tìm một lối ra nhằm giải tỏa áp lực, thống khổ về mặt tinh thần mà sự phát triển của khoa học kỹ thuật không thể nào làm được thì con người đã tìm đến đời sống tâm linh, đặt lòng tin vào tín ngưỡng Tôn giáo bởi ở đó, họ có một điểm tựa không bằng lời nói, không bằng thế lực hữu hình mà đó là sự an trú vững chãi từ bên trong nội tâm, bằng đức tin và sự giao cảm của tâm linh, từ đó con người có thể tìm thấy sự an lạc và trầm lắng, một sự an lạc chưa thể có được từ khoa học kỹ thuật hiện đại, từ bên ngoài xã hội náo nhiệt, bộn bề đua tranh ấy.

Không phải tự nhiên mà nhiều người tìm đến Tôn giáo để đặt lòng tin tín ngưỡng, đặc biệt là đạo Phật, mà bởi vì đạo Phật như một cánh cửa mở ra không bao giờ đóng với tất cả chúng sinh để bất cứ ai lầm đường cũng có nơi giải thoát. Đạo Phật giúp con người tìm thấy sự buông xả, an yên, chính vì đạo Phật hướng con người có niềm tin vào nhân quả nên không còn phải đau đáu dùng thân này, sức này để triệt hạ, đánh đổ lẫn nhau cho thỏa cái đúng – sai. Đạo Phật dẫn dắt con người tìm được sự thường an mà không phải lệ thuộc vào xa hoa, vật chất hay giàu có, cửa Phật không phân biệt đẹp xấu ngoại hình, không thành kiến tội đồ, hèn - trí, bất kỳ ai đã bước chân vào cửa Phật, thành tâm trước Phật thì đều nhìn nhau bằng một tâm rộng mở và hoan hỷ. Đến với tín ngưỡng Phật giáo là con người có thể nhẹ nhàng đón nhận mọi vui buồn bằng tâm rỗng lặng, biết trân quý từng khoảnh khắc hiện hữu bởi hiểu được quy luật sinh tử vô thường, đó là những giá trị nhân sinh, tâm sinh mà sự tân tiến của khoa học đến nay cũng chưa thể đưa con người đến được trạng thái tĩnh lặng và an lạc đó.

Kinh điển Phật giáo đã dẫn ra cho con người rất nhiều những giá trị cốt lõi không nhầm lẫn với những hình thái mê tín dị đoan, những bậc chân sư cũng đã thuyết giảng cho tín đồ phật tử về việc vận dụng Kinh điển giáo lý vừa đúng tinh thần nhà Phật vừa phù hợp đời sống thực tế để không sai lạc vào chấp mê, chấp ngộ, như vậy chúng ta thấy được rằng các vị chân sư chính là người dẫn dắt tinh tấn, thiện lành để giúp con người chúng ta khai sáng được nhiều chân lý trong cuộc sống và đạo Phật đã mở ra con đường an lạc khi chúng sinh đang ngụp lặn giữa biển bờ đau khổ, bế tắc và mù mịt lối ra.

Xã hội càng phát triển, khoa học càng tiến bộ thì con người lại dần trở nên hoài nghi, mệt mỏi và chênh vênh vì nhiều thứ, họ mất lòng tin vào con người một phần vì dòng chảy hiện sinh trong thân tâm đang bị vẩn đục bởi những chao đảo, hiềm tị, tự ti xen lẫn sự chấp thủ của bản thân, chúng ta ít khi nhìn ra được hạt mầm tốt để nâng niu và dung dưỡng nhưng lại rất hào phóng gieo trồng những thân rễ độc, để rồi khi nói, khi nghĩ, khi làm những điều gì không thiện, chúng ta cũng trở thành nạn nhân của thân cây độc đã gieo trồng.

Và để không còn bị khủng hoảng, bế tắc tinh thần, tránh bị căng thẳng ngôn từ, bất an tâm lý dẫn đến những hệ lụy bản thân thì mỗi người phải tìm ra được nguyên nhân để loại trừ gốc rễ sâu bệnh đó, sẽ không có điều gì đau khổ cho bằng chúng ta cứ lặn ngụp, hấp hối trong dòng chảy của sự sân hận hơn thua, là chấp chới trong những bè nhóm gieo trồng khẩu nghiệp, là mất định hướng đến nỗi điên đảo tinh thần. Con người thường mang nhiều tâm bệnh nhưng ít khi nhận ra bởi nó biểu hiện trong nhiều hình thái khác nhau nhưng khi con người có một niềm tin đúng đắn về tín ngưỡng Tôn giáo, điển hình là sự hiểu biết về Phật pháp thì sẽ quán chiếu được mình, sẽ nhận ra những sai lầm trong thân – khẩu – ý để từ đó thận trọng hơn trong cách sống, cách cư xử của mình nhằm không gây tổn thương đến người mà cũng không gây hại cho mình nữa.

                                                                                                  
  Tác giả T.Diên Lâm
(An Tường Anh)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/09/2015(Xem: 3286)
Sau hai tháng ở trại tị nạn để hoàn tất các thủ tục giấy tờ, tôi được sở lao động cho đi học tiếng Đức trong 10 tháng. Lần này tôi đi học không phải với tâm trạng „một sớm sương thu đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi …“ cũng không còn dư âm của những tiếng trống trường xưa vẫn mãi còn vang vọng để lòng tôi lại thấy nao nao mỗi độ thu về mà tôi phải lầm lũi lội tuyết để đi trong băng giá lạnh lùng. Ôi, 10 tháng đi học cực hình như đi lao động khổ sai vậy. Tôi đã già rồi, đầu óc có còn chỗ trống đâu mà nhét chữ vào, nhất là cái thứ chữ hiểm hóc đó; nhưng nếu không chịu đi học thì lại càng khổ nữa, vừa dốt vừa lãnh tiền trợ cấp quá ít làm sao đủ sống! Sự kiểm soát những ngày đi học rất nghiêm ngặt, nghỉ học ngày nào trừ tiền ngày đó. Một ngày học 5 tiếng, quá sức nặng nề đối với tuổi già như tôi, vậy mà cũng phải cố gắng nhồi nhét được chữ nào mừng chữ đó, thật tội nghiệp cho thân tôi biết là bao!
13/09/2015(Xem: 4757)
Tiến sỹ văn hóa đọc Nguyễn Mạnh Hùng làm diễn giả của Hội sách Frankfurt lớn nhất thế giới Đó là thông tin chính thức do bà Claudia Kaiser – phó Chủ tịch Frankfurt Book Fair, CHLB Đức, hội sách lớn nhất thế giới công bố tại tọa đàm “Câu chuyện bản quyền” vào sáng 11 tháng 9 tại công viên Thống Nhất thủ đô Hà Nội trong khuôn khổ Hội sách Quốc tế Việt Nam lần thứ V diễn ra từ 10 đến 14 tháng 9.
05/09/2015(Xem: 7323)
Gió Thu bay, lá vàng chưa muốn rụng Như muốn thấy, những gì mùa Thu mới Rồi cũng rụng, hành trình một cuộc đời Kiếp của lá! Hẹn nhau mùa Xuân tới!
26/08/2015(Xem: 4535)
" Sống ở đời tham lam ham hố Cuối cùng rồi cũng xuống lỗ mà thôi, Tranh danh đoạt lợi hại người Bạc vàng tích trữ lâu đài ngựa xe, Say sưa vui thú rượu chè Ăn chơi nhảy nhót hội hè quanh năm. Tưởng rằng mình mãi còn xuân Ngỡ đâu phút chốc tan tành mộng mơ, Thân tàn ma dại nào ngờ Gia tài sự nghiệp một giờ như không.
06/08/2015(Xem: 3940)
Các bài 1.1 và 1.2 ghi nhận vài dữ kiện ngôn ngữ cho thấy vết tích của âm đọc chữ Hán sau thời nhà Nguyên (1271-1368) như Phạn (so với Phạm), Phổ Kiến (so với Phúc Kiến). Phần này (đánh số 1.3) ghi thêm vài cách đọc như “nghiện” (so với nghiệm trong linh nghiệm) và thành ngữ "Thượng hòa hạ mục/mộc" cho thấy giai đoạn nhập vào tiếng Việt sớm nhất là sau thời nhà Nguyên. Các tài liệu viết tắt là TVGT (Thuyết Văn Giải Tự - khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum, Alexandre de Rhodes, 1651), VNTĐ (Việt Nam Tự Điển/1931/1954), HV (Hán Việt), Bắc Kinh (BK). Dấu hoa thị (*) ch
23/07/2015(Xem: 12618)
Nhật báo của thành phố Neuss tường thuật về Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 27 Ngày 22.07.2015 Những Ngày Nghỉ Hè Được Dành Cho Đức Phật Khoảng 500 người Phật Tử Việt Nam đến từ Âu Châu gặp nhau 10 ngày tại Neuss. Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng với tham dự viên của Khóa Phật Pháp Âu Châu lần thứ 27 thực tập giáo lý Phật Đà. Bài của ký giả Von Katrin Haas Thích Như Điển và Thị Chơn dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt
21/07/2015(Xem: 16746)
Tôi sửng sốt khi nhận được giấy mời từ văn phòng Liên hiệp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ - Invitation for releasing “T. T. Weapon book at UN Geneve”. Tôi giật thót mình và sợ rằng bị bom thư hay bị bọn khủng bố gửi gì đó vì thấy có từ weapon, tức là vũ khí. Tôi không mở 2 file đi kèm vì tin rằng loại thư này đến hòm thư của mỗi chúng ta rất nhiều mỗi ngày.
20/07/2015(Xem: 10676)
Cách đây mấy tuần mình được tặng cuốn sách “Khu vườn bí mật”. Đây là cuốn sách tô màu dành cho người lớn mà người ta hay gọi là tô màu cảm xúc hay coloring book. Mình thật bất ngờ về những nét vẽ tinh xảo của tác giả Iohanna Basford.Mình không thể tin nổi những bức vẽ với hàng trăm họa tiết rất tinh xảo lạ kỳ đến vậy. Và mình cầm bút chì màu bắt đầu tô. Mình cứ tô theo cảm xúc và không bị bất cứ cái gì trói buộc mình. Minh nhập tâm, nhập hồn vào việc tô màu. Cuối cùng, tác phẩm đầu tay của chính mình ra đời. Mình mang ngay bức tranh mà mình đã tô xong treo lên và ngắm. Mình thích vô cùng. Hóa ra rằng tô màu cảm xúc của cuốn sách “Khu vườn bí mật” giúp mình thư giãn rất tuyệt vời. Mình cứ nghĩ, nếu bạn nào bj stress bởi cuộc sống thì đây là người bạn tốt nhất. Cứ ngồi vào và tô là mọi căng thẳng, bực bội tan biến hết ngay.
12/07/2015(Xem: 9579)
Từ trong tâm khảm mình con cảm ơn mẹ đã cho con một lần sinh, một lần ra đời. Mẹ đã nâng niu nhẹ nhàng từng bước đi chậm chạp, lúc cất tiếng khóc chào đời.
01/07/2015(Xem: 19603)
Chủ đề Một Cõi Đi Về, Thơ và Tạp Bút tập hai, một lần nữa, được cái cơ duyên thuận lợi hân hạnh ra mắt quý độc giả. Cách đây ba năm tập một đã được xuất bản vào năm 2011. Hình thức và nội dung của tập hai nầy, cũng không khác tập một. Nghĩa là chúng tôi cũng chia ra làm hai phần: Phần đầu là thơ và phần sau là những bài viết rải rác đã được đăng tải trên các tờ Đặc san Phước Huệ. Tờ báo mỗi năm phát hành ba kỳ vào những dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Do đó nên những bài viết có những tiêu đề trùng hợp và nội dung có chút ít giống nhau. Tuy nhiên, mỗi bài đều có những sắc thái hương vị riêng của nó. Ngoài ra, có những bài viết với những tiêu đề khác không nằm trong phạm vi của những ngày đại lễ đặc biệt đó. Nay chúng tôi gom góp tất cả những bài viết đó lại để in chung thành một quyển sách tập hai nầy. Về ý nghĩa của chủ đề nói trên, chúng tôi cũng đã có trình bày rõ trong tập một. Ở đây, chúng tôi không muốn lặp lại. Điều quan trọng mà chúng tôi muốn nói ở đây là
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]