Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thân – khẩu – ý trong đời sống và tâm lý con người.

28/02/202418:33(Xem: 1631)
Thân – khẩu – ý trong đời sống và tâm lý con người.

hoa_sen (11)


Thân – khẩu – ý
trong đời sống và tâm lý con người
.



Trong cuộc sống ngày nay, giữa rất nhiều những bộn bề lo âu, giữa thật giả lẫn lộn, con người dường như mất đi rất nhiều niềm tin, mất đi nhiều những giây phút để tìm cho mình một sự bình lặng trong cuộc sống, bởi suy cho cùng, sự cộng hưởng giữa nguyên nhân chủ quan và khách quan, đó là “môi trường áp lực và sự phức tạp của con người” khi hợp lại, nó sẽ trở thành lý do để người ta dễ dàng hoài nghi và buông ra những lời cay độc, nuôi dưỡng tâm tính muốn triệt hạ lẫn nhau nếu có ai đó gán chân mình. Người ta dễ dàng hằn học đấu tố nhau từ ngày này qua ngày khác và xem đó như một phần sự sống, dường như không gian tĩnh lặng và thấu cảm trở nên chật hẹp trong ánh mắt người đời.

Khi con người phải đối diện với quá nhiều những áp lực vô hình lẫn hữu hình, từ người khác đặt vào mình và từ chính những bất ổn trong thân tâm mình sinh ra cũng là nguyên nhân làm cho người ta trở nên mất phương hướng vào cuộc sống, từ đó nảy sinh ra những hoài nghi, những mặc cảm tự ti, những oán giận, đố kỵ…, những căn nguyên gốc rễ đó, về lâu dài sẽ nảy mầm, trở thành một thân cây với những độc tố, sẵn sàng giết chết những thứ khó chịu xung quanh.

Con người khi trở thành một thân cây chứa nhiều độc tố sẽ là một người đáng sợ hơn bất kỳ loại thuốc độc nào, bởi nó sẽ bào mòn từ thần kinh đến thể chất họ, nó có thể bộc phát ra thành lời nói hoang tưởng, thành ngôn từ ác ngữ, thành sự miệt thị mỉa mai, họ tạo cho người khác những nỗi đau khổ để lấy đó làm vui, nguy hiểm hơn là nó có thể ngấm ngầm giết chết chính chủ nhân của nó từ sự trầm cảm, căng thẳng, bế tắc không tìm ra lối thoát.

Tại sao ngày nay chúng ta thường bắt gặp không ít những người trẻ bế tắc trong suy nghĩ, chúng ta từng đau lòng khi nhìn thấy những hành động hủy hoại bản thân của họ như một cách giải thoát duy nhất, phải chăng vì họ không tìm được tiếng nói, không tìm được sự đồng cảm, thiếu sự quan tâm thấu hiểu của gia đình, không có người chỉ dẫn thiện lương hoặc cũng có thể do tác động từ môi trường tiêu cực xung quanh, từ sự xâm nhập của văn hóa phẩm độc hại…nó như một mớ lùng nhùng biến con người trở thành nạn nhân của ma trận bi quan và cho dù bi quan đó bộc phát thành hành động nào thì cũng gây ra cho con người không ít sự tổn thương.

Một trong những hệ lụy đưa đến những bế tắc, thậm chí khủng hoảng hành vi, suy nghĩ của một nhóm người ngày nay cũng từ sự phức tạp, biến đổi trong đời sống xã hội và họ phải cố gắng thích nghi, hoặc bất lực để đi chệnh hướng. Con người thường đặt ra nhiều yêu sách nhằm thỏa mãn mong muốn cho mình, thường không hài lòng về người khác nên luôn cảm thấy bực dọc, dẫn đến căng thẳng, phẫn nộ. Chính vì mặt trái của sự bùng nổ công nghệ, tiếp nhận nền văn hóa chưa được chọn lọc từ một bộ phận giới trẻ, khi sự phát triển khoa học công nghệ chưa song hành cùng sự phát triển đời sống văn hóa, nhân sinh sẽ làm cho con người như đi trên con đường dốc, dễ dàng chao đảo, mất phương hướng, nếu không đủ tĩnh tâm, không đủ trí tuệ để đi qua con dốc thì sẽ tuột xuống dốc như những gì chúng ta đã thấy.

Sự chao đảo, mất phương hướng đó không chỉ xảy ra với người trẻ mà cả những người trung niên, lớn tuổi, một trong những nguyên nhân đó là khi họ sống trong sự ảo tưởng về kinh nghiệm, năng lực bản thân, là bảo thủ cố chấp với góc nhìn cực đoan phiến diện, không thận trọng trong việc đánh giá nhận xét bởi thói quen trịch thượng bề trên, là khăng khăng bảo vệ cái cũ, trù dập cái mới của một nhóm người với lập trường tư duy cũ kỹ. Thoạt nhìn, người ta cứ nghĩ đó là những người cá tính và mạnh mẽ nhưng thực chất đó là biểu hiện cho sự tự ti, hạn chế của bản thân mình. Điều đó cũng là căn nguyên tạo thành rào chắn tiếp cận sự văn minh, là áp lực cho sự thay đổi xã hội. Nếu nhìn kỹ hơn, chúng ta thấy đó cũng chính là sự khủng hoảng, bế tắc của một nhóm người quen với tư tưởng lối mòn, đề cao chủ nghĩa cá nhân và không hoan hỷ nhìn nhận, mở lòng với tư tưởng mới, bởi người ta sợ trở nên lỗi thời, sợ không theo kịp sự phát triển của thời đại, sợ tốn công thay đổi, sợ trở thành người yếu kém hơn so với những tư duy mới mẻ, từ đó, xung đột quan điểm, cách hành xử giữa cũ và mới theo hướng tiêu cực sẽ dẫn đến những bế tắc, áp lực, căng thẳng trong đời sống mỗi người. Chung quy mọi mâu thuẫn dẫn đến những hệ lụy đều bắt nguồn từ sự bất đồng quan điểm của con người mà ra.

Chính vì những bế tắc từ đời sống thường nhật, chính vì những mặt trái của sự phát triển xã hội đã đẩy con người đi đến mất lòng tin vào người, mất niềm tin vào mình, thui chột sự lạc quan, dẫn đến tình trạng nhiều người nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, cũng thấy ảm đạm mà không có cách nào thoát ra khỏi những góc nhìn ấy, từ đó biến thành lời nói, thành suy nghĩ, thành hành động cũng thật gắt gỏng, bi quan.

Khi con người loay hoay để tìm một lối ra nhằm giải tỏa áp lực, thống khổ về mặt tinh thần mà sự phát triển của khoa học kỹ thuật không thể nào làm được thì con người đã tìm đến đời sống tâm linh, đặt lòng tin vào tín ngưỡng Tôn giáo bởi ở đó, họ có một điểm tựa không bằng lời nói, không bằng thế lực hữu hình mà đó là sự an trú vững chãi từ bên trong nội tâm, bằng đức tin và sự giao cảm của tâm linh, từ đó con người có thể tìm thấy sự an lạc và trầm lắng, một sự an lạc chưa thể có được từ khoa học kỹ thuật hiện đại, từ bên ngoài xã hội náo nhiệt, bộn bề đua tranh ấy.

Không phải tự nhiên mà nhiều người tìm đến Tôn giáo để đặt lòng tin tín ngưỡng, đặc biệt là đạo Phật, mà bởi vì đạo Phật như một cánh cửa mở ra không bao giờ đóng với tất cả chúng sinh để bất cứ ai lầm đường cũng có nơi giải thoát. Đạo Phật giúp con người tìm thấy sự buông xả, an yên, chính vì đạo Phật hướng con người có niềm tin vào nhân quả nên không còn phải đau đáu dùng thân này, sức này để triệt hạ, đánh đổ lẫn nhau cho thỏa cái đúng – sai. Đạo Phật dẫn dắt con người tìm được sự thường an mà không phải lệ thuộc vào xa hoa, vật chất hay giàu có, cửa Phật không phân biệt đẹp xấu ngoại hình, không thành kiến tội đồ, hèn - trí, bất kỳ ai đã bước chân vào cửa Phật, thành tâm trước Phật thì đều nhìn nhau bằng một tâm rộng mở và hoan hỷ. Đến với tín ngưỡng Phật giáo là con người có thể nhẹ nhàng đón nhận mọi vui buồn bằng tâm rỗng lặng, biết trân quý từng khoảnh khắc hiện hữu bởi hiểu được quy luật sinh tử vô thường, đó là những giá trị nhân sinh, tâm sinh mà sự tân tiến của khoa học đến nay cũng chưa thể đưa con người đến được trạng thái tĩnh lặng và an lạc đó.

Kinh điển Phật giáo đã dẫn ra cho con người rất nhiều những giá trị cốt lõi không nhầm lẫn với những hình thái mê tín dị đoan, những bậc chân sư cũng đã thuyết giảng cho tín đồ phật tử về việc vận dụng Kinh điển giáo lý vừa đúng tinh thần nhà Phật vừa phù hợp đời sống thực tế để không sai lạc vào chấp mê, chấp ngộ, như vậy chúng ta thấy được rằng các vị chân sư chính là người dẫn dắt tinh tấn, thiện lành để giúp con người chúng ta khai sáng được nhiều chân lý trong cuộc sống và đạo Phật đã mở ra con đường an lạc khi chúng sinh đang ngụp lặn giữa biển bờ đau khổ, bế tắc và mù mịt lối ra.

Xã hội càng phát triển, khoa học càng tiến bộ thì con người lại dần trở nên hoài nghi, mệt mỏi và chênh vênh vì nhiều thứ, họ mất lòng tin vào con người một phần vì dòng chảy hiện sinh trong thân tâm đang bị vẩn đục bởi những chao đảo, hiềm tị, tự ti xen lẫn sự chấp thủ của bản thân, chúng ta ít khi nhìn ra được hạt mầm tốt để nâng niu và dung dưỡng nhưng lại rất hào phóng gieo trồng những thân rễ độc, để rồi khi nói, khi nghĩ, khi làm những điều gì không thiện, chúng ta cũng trở thành nạn nhân của thân cây độc đã gieo trồng.

Và để không còn bị khủng hoảng, bế tắc tinh thần, tránh bị căng thẳng ngôn từ, bất an tâm lý dẫn đến những hệ lụy bản thân thì mỗi người phải tìm ra được nguyên nhân để loại trừ gốc rễ sâu bệnh đó, sẽ không có điều gì đau khổ cho bằng chúng ta cứ lặn ngụp, hấp hối trong dòng chảy của sự sân hận hơn thua, là chấp chới trong những bè nhóm gieo trồng khẩu nghiệp, là mất định hướng đến nỗi điên đảo tinh thần. Con người thường mang nhiều tâm bệnh nhưng ít khi nhận ra bởi nó biểu hiện trong nhiều hình thái khác nhau nhưng khi con người có một niềm tin đúng đắn về tín ngưỡng Tôn giáo, điển hình là sự hiểu biết về Phật pháp thì sẽ quán chiếu được mình, sẽ nhận ra những sai lầm trong thân – khẩu – ý để từ đó thận trọng hơn trong cách sống, cách cư xử của mình nhằm không gây tổn thương đến người mà cũng không gây hại cho mình nữa.

                                                                                                  
  Tác giả T.Diên Lâm
(An Tường Anh)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2016(Xem: 13561)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
01/03/2016(Xem: 13764)
Thầy Tuệ Sỹ là một vị danh Tăng, một thạch trụ già lam, vị tu sĩ uyên bác mà cả hàng triệu người trên thế giới biết đến. Hồn thơ và sắc thái của Tuệ Sỹ vốn thanh tao và giải thoát, vốn lai láng và cao siêu—đã và đang làm nhiều người say mê, học hỏi và thả hồn mình trong nguồn suối từ miên viễn này.
24/02/2016(Xem: 14024)
Bình Định Quê Hương Tôi
01/02/2016(Xem: 22375)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 51 , tháng 2 năm 2016, • THƯ TÒA SOẠN, trang 2 • NGÀY XUÂN - LỄ PHẬT ĐẦU NĂM (Nguyên Siêu), trang 3 • HUYỀN NGHI, ÂM HƯỞNG, HOÀI CẢM (thơ Phù Du), trang 4 • Ý NIỆM VỀ MÙA XUÂN DI LẶC (Tuệ Như), trang 5 • TRÀ KHUYA & TRĂNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 6 • ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN HÁI LỘC (Pháp Hỷ), trang 7 • ĐẦU XUÂN KÍNH NGUYỆN (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 • MÙA XUÂN HOA NGHIÊM (Nguyễn Thế Đăng), trang 9 • BẢN HOÀI CỦA TU SĨ (Ns. Thích Nữ Trí Hải), trang 11 • BIỂN VÀ THƠ (thơ Minh Lương), trang 12 • SÁU PHÁP MÔN MẦU NHIỆM (Thích Thái Hòa), trang 13
22/01/2016(Xem: 5405)
Trong lịch sử văn hóa TQ (Trung Quốc), phải công nhận là các học giả Hán xưa kia rất chịu khó viết lách và đã để lại nhiều tài liệu phong phú cho hậu thế. Tuy nhiên, các chủ đề được ghi nhận qua chữ Hán không có nghĩ là chúng có xuất xứ từ TQ, mà đa số từ quá trình giao lưu văn hóa ngôn ngữ theo dòng thời gian - càng lâu bao nhiêu thì lại càng khó truy nguyên và xác định nguồn bấy nhiêu.
09/01/2016(Xem: 14669)
Thiên nhân hỏi: - Thanh kiếm nào sắc bén nhất? Chất độc nào tàn hại nhất? Ngọn lửa nào dữ dội nhất? Bóng đêm nào đen tối nhất? - Đức Phật trả lời: Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất, dục vọng là chất độc tàn hại nhất, đam mê là ngọn lửa dữ dội nhất, vô minh là bóng đêm đen tối nhất.
27/12/2015(Xem: 11605)
Có chàng lãng tử lưu lạc giang hồ từ thuở thiếu thời, bỗng một hôm nghe hung tin người cha già rời bỏ trần gian, lòng bồi hồi nhớ đến lời dặn dò năm xưa của cha, lời rằng, “Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong.” Chàng lãng tử đó là nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du, một trong mười nhà thơ -- gồm Bạch Xuân Phẻ, Hàn Long Ẩn, Huyền, Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Nguyễn Phúc Sông Hương, Nguyễn Thanh Huy, Phan Thanh Cương, Trần Kiêm Đoàn, và Tuệ Lạc -- có mặt trong tuyển tập thơ Tâm Trong vừa mới được nhà sách lớn nhất thế giới Amazon phát hành vào trung tuần tháng 12 năm 2015.
22/12/2015(Xem: 3773)
Năm cũ của nhân loại được khép lại với nhiều xáo trộn, bất ổn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội… của mỗi quốc gia, và cộng đồng quốc tế, của mỗi dân tộc và từng cá thể. Nơi nầy nơi kia, chiến tranh, khủng bố, độc tài, kỳ thị, áp bức, bất công… vẫn tiếp tục gieo rắc sự chết chóc, tù đày, bất an và sợ hãi. Khổ đau của con người có khi dâng cao cùng tận, đến độ có thể đẩy xô hàng trăm nghìn, cho đến hàng triệu người phải gạt lệ rời bỏ quê hương, hoặc chối bỏ quyền làm công dân bình thường trên chính đất nước của mình.
18/12/2015(Xem: 7132)
Mỗi chuyến đi đều có mỗi nhân duyên khác biệt. Chuyến đi Ai Lao lần nầy của ba huynh đệ: tôi, thầy Hạnh Giới và chú Hạnh Tuệ cũng có nhân duyên thật là đặc biệt. Thông thường chương trình của Thượng Tọa Phương Trượng được sắp đặt trước một năm, năm nay chúng tôi sang Úc với Thượng Toạ thời gian ba tháng, từ đầu tháng 10 đến đầu tháng 1 năm 2004. Chuyến đi nầy sẽ ghé Bồ đề Đạo tràng, vì thương quý thầy cô học tăng Việt nam, sinh viên trường Đại học Delhi, Thượng Toạ sang thăm Ấn độ mỗi năm một lần, để quý vị có cơ duyên được gần gũi, được nghe những lời huấn từ của Thượng Toạ và được tu tập bù lại phần lớn thời gian sống đời lưu học sinh, không chùa, phải ở ký túc xá sinh viên hoặc ở nhà trọ.
17/12/2015(Xem: 13289)
Trong mùa tu gieo duyên năm nay tại chùa Viên Giác Hannover bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 7 năm 2015, có chừng 50 đến 70 Phật Tử tại gia khắp nơi về tham dự. Có người tu liên tục trong 10 ngày, nhưng cũng có người chỉ tham gia trong 5 ngày miên mật cuối cùng, dưới sự hướng dẫn của Thầy Hạnh Giới, Trụ Trì chùa Viên Giác. Đạo Hữu Thông Giác là một Phật Tử tại gia đến từ Neuss, có mang theo một quyển sách thật dày của Thiền Sư Nhất Hạnh do Nắng Mới tại Đức xuất bản tặng cho tôi. Tôi thấy sách dày thì không ngán, nhưng chỉ ngán là không có thời gian. Vì lẽ, tôi hay đọc Đại Tạng Kinh, có quyển dày đến hơn 1.000 trang cũng chẳng có sao cả. Rồi tôi cứ để mặc đó, nhưng kỳ nầy trước khi đi Chicago Hoa Kỳ tham dự lễ tang của Thầy Hạnh Tuấn và đi Ấn Độ, mỗi nơi chỉ có 3 ngày và tôi lợi dụng thời gian ngồi trên máy bay hay thời gian chờ đợi ở phi trường để đọc cho xong tác phẩm nầy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]