Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản Mạn Tuổi Già

16/06/202306:24(Xem: 1721)
Tản Mạn Tuổi Già

tuoi gia



Tản mạn tuổi già


    Các bạn thân mến,

Hổm rày tôi chợt nhận ra, vạn vật vũ trụ như đang trong lúc sung mãn nhất, đâu đâu cũng đầy những bông hoa đang nở rộ, tất cả như đang bung ra dưới ánh nắng chan hòa đầu tháng 6. Người người cũng cảm thấy nhẹ nhàng trong lớp áo mõng manh, hợp với nhiệt độ bên ngoài, tay chân cũng được khoe ra đón nắng ấm chứ không còn bị che kín từ đầu đến chân như mấy tháng trước.

Sáng qua lại được xem các tin nhắn của các bạn đồng tu kèm theo hình các bông hoa đang cười trong vườn nhà các bạn, làm tôi nổi hứng sinh tình, tặng lại vài câu „thơ con ếch“, xin được chia sẻ tiếp đến mọi người:

Ngắm Đời

 

Ngắm Hồng, ngắm Huệ, ngắm Lan

Nâng bông, vuốt lá – chạm buồn chạm vui

Chạm đời, ngày một thụt lùi

Buồn chiều, vui sáng loanh quanh tháng ngày

 

Bước xuôi, bước ngược lối này

Ngắm Bằng Lăng tím cười thay mọi người

Gió lay nhẹ, lòng thảnh thơi

Ngắm bông chợt nghĩ tuổi đời đang mang

 

Dài hơi thở - cuộc nhân gian

Đến hơi thở cuối – vẫy chào ra đi

Cuộc Đời rốt cuộc là chi

Dài hay là ngắn? Có gì hơn không?

 

Thiết nghĩ:

Máu ai cũng đỏ, cũng hồng

Sống sao cho „chất“ Yêu Thương đậm màu

Như bông đang trổ khắp nơi

Đang dâng đang tặng nụ cười thế gian

 

Ngắn – Dài : chỉ một chấm than !

Sen – Bùn hai cảnh vẫn đan nên Tình

 

Tôi chợt nhớ đến câu „sống một ngày, mất một ngày“ hay „vui một giây, lời một giây“

Và ở tuổi về chiều, hẳn chúng ta cũng đã nhận ra: Hạnh phúc và niềm vui là thứ cảm xúc, cảm nhận nơi chính tâm trạng mình. Những cảm nhận, cảm xúc này không từ trên trời rơi xuống, hay không hề đến gõ cửa tìm ta, mà đều phải tự do tay ta tạo ra ngay trong những việc vụn vặt của sinh hoạt hằng ngày.

Ta biết, tiền không phải là vạn năng, vạn lực, nhưng không có tiền, đôi khi ta cũng bất lực trước ít nhiều vấn đề. Cử chỉ khẳng khái mở hầu bao để giúp đỡ ai đó cũng là một niềm vui lớn cho ta. Người hiểu biết là người biết cách kiếm tiền nhân hậu, biết cách tiêu pha, biết làm chủ đồng tiền chứ không làm nô lệ cho nó.

Địa vị trong xã hội thuộc về quá khứ, phần đời còn lại nên tìm cách nâng cao chất lượng sống để có được an lạc và thảnh thơi, nên mở lòng, đón nhận những thành quả tốt của xã hội mới, bớt khư khư giữ mãi cái nếp cũ ngày trước. Nên luôn có tấm lòng rộng mở bao dung để cảm ơn đời, cảm ơn những nhân duyên ta có được bấy lâu để tồn tại. Bạn thử xem, so với người trên, ta nào bằng, nhưng ngoảnh xuống kẻ dưới ta thấy ta quá đủ đầy! Bạn sẽ thấy vui và nhẹ nhõm phải không? Tìm và nuôi dưỡng niềm vui thì niềm vui không bao giờ cạn: sống tốt, tử tế với mọi người, thường làm việc thiện, vui khi giúp được ai đó…Đó là những cách tạo và nắm giữ niềm vui và cũng hỗ trợ cho tâm ta luôn khỏe mạnh. Kỳ thật, chức cao quyền trọng sang giàu nào bằng thọ lâu, mà thọ lâu cũng không bằng sống vui lâu, cho nên sống vui, an nhàn mới chính là mục đích hạnh phúc của đời người. Ta thường xem nhẹ những gì đang có trong tay và hay tiếc nuối những gì đã có hoặc chưa có. Người hiểu đời sẽ biết trân quý và nâng niu những gì đã có hay đang có, cho nó thêm ý nghĩa đẹp trong đời mình. Sự thực tập này làm cho ta sống với lòng biết ơn tràn đầy.

Hơn nửa đời người tận tâm tận lực vì sự nghiệp, gia đình, con cái…thời gian giờ còn lại đâu còn nhiều, nên sống đích thực cho mình, sống sao thấy vui thì sống, làm những gì mình muốn làm và mong làm, đừng ngại ngần người ngoài đàm tiếu, bởi không ai có thể sống dùm cho ai, mà ta chỉ có thể sống cuộc đời của chính bản thân ta mà thôi, miễn sao cách sống ta không làm tổn hại cho ta và cho mọi người chung quanh. Ta cũng không nên quá cầu toàn vì trên đời này làm sao có thể luôn vạn sự như ý, càng mong hoàn hảo thì sẽ càng khổ tâm, chi bằng thản nhiên đối diện với những gì đến với mình, thuận theo lẽ tự nhiên, có những việc ta cố gắng hết mình nhưng vẫn không thay đổi được theo ý ta mong muốn, thì nên hài hòa chấp nhận, không nên cưỡng cầu, nhìn vụ việc một cách lạc quan với cuộc sống đầy màu sắc, tùy Duyên nhưng thuận Pháp mà sống. Tập cho mình có được trái tim của trẻ thơ để trải nghiệm những niềm vui khi đến.

Làm được một người gìa „khỏe mạnh toàn diện“ đôi khi không phải dễ, nhưng ta có thể thực tập để có thể có được. Mạnh khỏe về thể chất, tâm lý lẫn đạo đức, ai mà không mong? Về thể chất, nên để ý đến cách sống có điều độ về dinh dưỡng, ngủ nghĩ cho phù hợp với sức khỏe của tuổi già. Đừng để : đợi khát mới chịu uống, đợi đói mới chịu ăn, đợi mệt mới chịu nghỉ, đợi buồn ngủ mới chịu ngủ, đợi đổ bệnh mới chịu đi bệnh viện…đôi khi đến lúc đó thì đã muộn rồì. Về Tâm lý thì nên thực tập để có sức chịu đựng khi nỗi khổ, niềm đau bất ngờ ập tới, kiềm chế tốt, có khả năng giao thiệp thân thiện với bạn bè, luôn vun bồi và nuôi dưỡng lòng yêu thương, giúp đỡ người hoạn nạn, lòng dạ rộng rãi, bao dung cùng tính tình điềm đạm, thiện tâm sẵn có ắt sẽ có được nhiều niềm vui lâu bền trong tuổi già.

Lại nữa, người già hay nhớ đến quá khứ, họ hay quay về chơi chốn cũ, gặp gỡ người thân, bạn bè…để hâm nóng và tìm lại những niềm vui thời tuổi trẻ…đây cũng là một trong những niềm vui không nhỏ.

Và rồi đây cũng là một thực tập mà ta nên để ý đến nhiều hơn: thực tập giữ tâm thanh thản đối với cái Chết. Ai là người trên đời này trốn được quy luật muôn đời của Sinh Lão Bệnh Tử ? Biết rõ, cái Chết không buông tha bất cứ một ai, tại sao ta không đối diện và mỉm cười với nó. Có lẽ chỉ những ai có một đời sống sâu sắc, không hổ thẹn với lương tâm đạo đức, mới có thể an yên, thanh thản vẽ cho mình một dấu chấm hết thật tròn thật đẹp.

Mến chúc các bạn luôn tinh tấn.

Hiên trúc –  6/2023

Tâm Hải Đức

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2016(Xem: 13693)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
01/03/2016(Xem: 13981)
Thầy Tuệ Sỹ là một vị danh Tăng, một thạch trụ già lam, vị tu sĩ uyên bác mà cả hàng triệu người trên thế giới biết đến. Hồn thơ và sắc thái của Tuệ Sỹ vốn thanh tao và giải thoát, vốn lai láng và cao siêu—đã và đang làm nhiều người say mê, học hỏi và thả hồn mình trong nguồn suối từ miên viễn này.
24/02/2016(Xem: 14224)
Bình Định Quê Hương Tôi
01/02/2016(Xem: 22620)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 51 , tháng 2 năm 2016, • THƯ TÒA SOẠN, trang 2 • NGÀY XUÂN - LỄ PHẬT ĐẦU NĂM (Nguyên Siêu), trang 3 • HUYỀN NGHI, ÂM HƯỞNG, HOÀI CẢM (thơ Phù Du), trang 4 • Ý NIỆM VỀ MÙA XUÂN DI LẶC (Tuệ Như), trang 5 • TRÀ KHUYA & TRĂNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 6 • ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN HÁI LỘC (Pháp Hỷ), trang 7 • ĐẦU XUÂN KÍNH NGUYỆN (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 • MÙA XUÂN HOA NGHIÊM (Nguyễn Thế Đăng), trang 9 • BẢN HOÀI CỦA TU SĨ (Ns. Thích Nữ Trí Hải), trang 11 • BIỂN VÀ THƠ (thơ Minh Lương), trang 12 • SÁU PHÁP MÔN MẦU NHIỆM (Thích Thái Hòa), trang 13
22/01/2016(Xem: 5434)
Trong lịch sử văn hóa TQ (Trung Quốc), phải công nhận là các học giả Hán xưa kia rất chịu khó viết lách và đã để lại nhiều tài liệu phong phú cho hậu thế. Tuy nhiên, các chủ đề được ghi nhận qua chữ Hán không có nghĩ là chúng có xuất xứ từ TQ, mà đa số từ quá trình giao lưu văn hóa ngôn ngữ theo dòng thời gian - càng lâu bao nhiêu thì lại càng khó truy nguyên và xác định nguồn bấy nhiêu.
09/01/2016(Xem: 14797)
Thiên nhân hỏi: - Thanh kiếm nào sắc bén nhất? Chất độc nào tàn hại nhất? Ngọn lửa nào dữ dội nhất? Bóng đêm nào đen tối nhất? - Đức Phật trả lời: Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất, dục vọng là chất độc tàn hại nhất, đam mê là ngọn lửa dữ dội nhất, vô minh là bóng đêm đen tối nhất.
27/12/2015(Xem: 11783)
Có chàng lãng tử lưu lạc giang hồ từ thuở thiếu thời, bỗng một hôm nghe hung tin người cha già rời bỏ trần gian, lòng bồi hồi nhớ đến lời dặn dò năm xưa của cha, lời rằng, “Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong.” Chàng lãng tử đó là nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du, một trong mười nhà thơ -- gồm Bạch Xuân Phẻ, Hàn Long Ẩn, Huyền, Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Nguyễn Phúc Sông Hương, Nguyễn Thanh Huy, Phan Thanh Cương, Trần Kiêm Đoàn, và Tuệ Lạc -- có mặt trong tuyển tập thơ Tâm Trong vừa mới được nhà sách lớn nhất thế giới Amazon phát hành vào trung tuần tháng 12 năm 2015.
22/12/2015(Xem: 3784)
Năm cũ của nhân loại được khép lại với nhiều xáo trộn, bất ổn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội… của mỗi quốc gia, và cộng đồng quốc tế, của mỗi dân tộc và từng cá thể. Nơi nầy nơi kia, chiến tranh, khủng bố, độc tài, kỳ thị, áp bức, bất công… vẫn tiếp tục gieo rắc sự chết chóc, tù đày, bất an và sợ hãi. Khổ đau của con người có khi dâng cao cùng tận, đến độ có thể đẩy xô hàng trăm nghìn, cho đến hàng triệu người phải gạt lệ rời bỏ quê hương, hoặc chối bỏ quyền làm công dân bình thường trên chính đất nước của mình.
18/12/2015(Xem: 7187)
Mỗi chuyến đi đều có mỗi nhân duyên khác biệt. Chuyến đi Ai Lao lần nầy của ba huynh đệ: tôi, thầy Hạnh Giới và chú Hạnh Tuệ cũng có nhân duyên thật là đặc biệt. Thông thường chương trình của Thượng Tọa Phương Trượng được sắp đặt trước một năm, năm nay chúng tôi sang Úc với Thượng Toạ thời gian ba tháng, từ đầu tháng 10 đến đầu tháng 1 năm 2004. Chuyến đi nầy sẽ ghé Bồ đề Đạo tràng, vì thương quý thầy cô học tăng Việt nam, sinh viên trường Đại học Delhi, Thượng Toạ sang thăm Ấn độ mỗi năm một lần, để quý vị có cơ duyên được gần gũi, được nghe những lời huấn từ của Thượng Toạ và được tu tập bù lại phần lớn thời gian sống đời lưu học sinh, không chùa, phải ở ký túc xá sinh viên hoặc ở nhà trọ.
17/12/2015(Xem: 13405)
Trong mùa tu gieo duyên năm nay tại chùa Viên Giác Hannover bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 7 năm 2015, có chừng 50 đến 70 Phật Tử tại gia khắp nơi về tham dự. Có người tu liên tục trong 10 ngày, nhưng cũng có người chỉ tham gia trong 5 ngày miên mật cuối cùng, dưới sự hướng dẫn của Thầy Hạnh Giới, Trụ Trì chùa Viên Giác. Đạo Hữu Thông Giác là một Phật Tử tại gia đến từ Neuss, có mang theo một quyển sách thật dày của Thiền Sư Nhất Hạnh do Nắng Mới tại Đức xuất bản tặng cho tôi. Tôi thấy sách dày thì không ngán, nhưng chỉ ngán là không có thời gian. Vì lẽ, tôi hay đọc Đại Tạng Kinh, có quyển dày đến hơn 1.000 trang cũng chẳng có sao cả. Rồi tôi cứ để mặc đó, nhưng kỳ nầy trước khi đi Chicago Hoa Kỳ tham dự lễ tang của Thầy Hạnh Tuấn và đi Ấn Độ, mỗi nơi chỉ có 3 ngày và tôi lợi dụng thời gian ngồi trên máy bay hay thời gian chờ đợi ở phi trường để đọc cho xong tác phẩm nầy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]