Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chánh Pháp Số 139, Tháng 05.2023

02/06/202308:48(Xem: 4455)
Chánh Pháp Số 139, Tháng 05.2023
biachanhphap139-2



LỬA TAM MUỘI


 

Muôn dặm đăng trình thân cô lữ

Ngàn nhà hóa duyên độ mê tình

Áo nhẫn nhục che thân mộng huyễn

Lòng từ bi trùm cả nhân sinh (1)

Dựng tòa pháp nơi nơi xứ xứ (2)

Chuỗi hạt lần chính niệm ngày đêm

Thương đất nước chiến tranh, loạn lạc

Xót con dân thống khổ triền miên

Bất công xã hội, người người oán

Máu lệ nhà thiền cũng tuôn rơi

Thân giả tạm Như Lai trưởng tử

Không thể ngồi yên trước vận đạo suy vi

Một trang thư, lời mộc mạc chân chất (3)

Trải lòng thương khắp đại địa sơn hà

Lửa tam-muội thắp châu thân đại định

Tòa kim-cương kết một đóa hồng liên

Ôi uy nghi, bất động địa bồ-tát

Nhật nguyệt cùng soi nơi chốn thiêng

Bi tâm bất hoại để lại tim bất hoại

Thế giới nghiêng mình chắp những búp tay sen

Ngưỡng lạy Người, chợt nhớ dáng hiền tăng

Áo vải thô sơ, một đời bần hàn dung dị

Làm tất cả việc và buông tất cả việc

Vẫn dặm dài cô tịch bóng Người tự tại đi qua.

 

 

Vĩnh Hảo

 

 

___________________

 

(1) Hòa thượng Thích Trí Thủ có lời nguyện, ý từ Kinh Pháp Hoa:

"Một lòng kính lạy Phật đà,

Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai,

Con nguyền mặc áo Như Lai,

Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời".

Nhà Như Lai là Lòng Từ Bi; áo Như Lai là Tâm Nhu Hòa Nhẫn Nhục; tòa Như Lai là Nhất Thiết Pháp Không (tất cả các pháp vốn không có tự tính, vô ngã).


(2)  “Kiến pháp tràng ư xứ xứ” – xây dựng đạo tràng khắp nơi. Câu này từ bài “Phát nguyện văn” (tức sám Quy Mạng) của Thiền sư Kiểu Nhiên, người Trung Hoa, đời Đường. Chữ “tòa pháp” ở đây cũng nói về “tòa Như Lai” (ở chú thích trên) trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Pháp Sư.


(3) Trong "Lời nguyện tâm huyết," Hòa thượng Thích Quảng Đức viết như sau:

“Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, trụ trì chùa Quan Thế Âm, Phú Nhuận, Gia Định.

Nhận thấy Phật giáo nước nhà đang lúc nghiêng ngửa, tôi là một tu sĩ mệnh danh là Trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật giáo tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.

Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại đức, Tăng Ni chứng minh cho tôi đạt thành ý nguyện sau đây:

1/ Mong ơn Phật Tổ gia hộ cho Tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt nam ghi trong bản tuyên ngôn.

2/ Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt.

3/ Mong nhờ hồng ân đức Phật gia hộ cho chư Đại đức, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi nạn khủng bố, bắt bớ, giam cầm của kẻ ác gian.

4/ Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc...

 

Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gửi lời cho Tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với Quốc dân và thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở.

Tôi thiết tha kêu gọi chư Đại đức, Tăng Ni, Phật tử nên đoàn kết nhất trí để bảo toàn Phật pháp.

Tỳ Kheo Thích Quảng Đức Kính bạch.”



biachanhphap139-1

NỘI DUNG SỐ NÀY:

THƯ TÒA SOẠN, trang 2

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3

CHUẨN BỊ CHÀO ĐÓN ƯU ĐÀM NỞ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6

NHỮNG YẾU ĐIỂM CỦA TƯ TƯỞNG DUY THỨC, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 7

SÁT-NA, BUỔI CHIỀU NHẬP HẠ (thơ Tịnh Bình), trang 9

HAI TƯ TƯỞNG, HAI CÁCH TU (Nguyên Siêu), trang 10

NGÃ CHẤP (Thiền sư Bankei – NS Trí Hải dịch), trang 11

KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN, MẦU NHIỆM (thơ Minh Đạo), trang 12

LỬA THÁNG SÁU (Huệ Trân), trang 13

HOA SEN GIỮA BIỂN LỬA VÀNG, KHÍ PHÁCH KIM CANG (thơ Đồng Thiện), trang 14

BIỂN LỚN KHÔNG CHỨA TỬ THI (Quảng Tánh), trang 15

THÔNG BẠCH PHẬT ĐẢN PL. 2567 (Hội đồng Giáo Phẩm – GHPGVNTNHK), trang 16

THÔNG BÁO SỐ 2, AN CƯ KIẾT HẠ VÀ ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN (GHPGVNTNHK), trang 17

TRỒNG HOA TRÊN NGÀN (thơ Diệu Viên), trang 18

Ý NGHĨA ĐẢN SANH VỀ NIỆM THIỆN, t.t. (Thích Phước Mỹ), trang 19

BẤT DIỆT (thơ TK Vĩnh Hữu), trang 22

NHỚ LẠI MÙA PHẬT ĐẢN (Dương Kinh Thành), trang 23

TẶNG ĐẠO GIẢ, TẶNG THIỀN KHÁCH (thơ Tăng Nhuận – Thích Chúc Hiền dịch), trang 24

PHẬT GIẢNG CHO CƯ SĨ VỀ “NĂM ĐIỀU NGUY HIỂM KHI PHẠM GIỚI” (TN. Hằng Như), trang 25

HOA SEN LỬA CÚNG DƯỜNG (thơ Thanh Nguyễn) trang 27

THÔNG BÁO V/V LƯU HÀNH VÀ CUNG THỈNH ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM (HT Thích Nguyên Siêu), trang 28

HIỀN TRÍ (Phật Pháp Thứ Năm – GĐPTVN), trang 30

THIỀN GIỮA CUỘC CHIẾN KHỐC LIỆT TẠI UKRAINE (Huỳnh Kim Quang), trang 31

BUỔI CHIỀU TẠI CHEREY (thơ Thy An), trang 34

THÔNG BÁO SỐ 2 - Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần thứ 10 (HT Thích Tuệ Uy), trang 37

QUẠT NƯỚC ĐƯỜNG (TM Ngô Tằng Giao), trang 39

TRUYỆN CỰC NGẮN HOÀNG LONG, trang 40

TRONG NHỮNG GIẤC MƠ (thơ Quy Hồng), trang 41

ĐỨC PHẬT DẠY PHÁP MÔN BẤT NHỊ (Nguyên Giác), trang 42

NHỚ QUÊ, NÚI ĐỒI PHƯƠNG ĐÔNG (thơ Nguyễn An Bình), trang 45

ĐỌC BÀI THƠ LÂM MỘNG ĐÌNH CỦA MẠNH HẠO NHIÊN (Lam Nguyên), trang 46

DÂNG VỀ BA KÍNH YÊU (TN. Giới Định), trang 47

NẤU CHAY: BÚN KIỂM (Vũ Quỳnh), trang 48

TRUYỆN CỰC NGẮN (Steven N), trang 49

CHÙM TỨ CÚ LỤC BÁT “CỬA THIỀN” (thơ TK Vĩnh Hữu), trang 24

THỞ (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 52

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL. 2567 TẠI SAN DIEGO (Thanh Huy), trang 54

NHÌN XUỐNG ĐỒI XANH (Hoàng Long Hải), trang 58

PHẬT XỬ KIỆN (Truyện cổ Phật giáo), trang 59

PHIỀN NÃO TỨC BỒ ĐỀ (thơ Hoàng Thục Uyên), trang 60

CỞI TRÓI tập 1 – chương 4 (truyện dài Vĩnh Hảo), trang 61

 

pdf icon-2



****

00logo-bao-chanh-phap
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/01/2018(Xem: 4638)
Nhớ lại 3 năm trước, tôi đến Seattle vào một chiều Thu cuối tháng Mười. Vừa rời khỏi sân bay, cảm nhận đầu tiên của tôi đối với đô thị xa hoa có nhịp sống bận rộn này là cái se se lạnh của tiết trời đang độ giữa Thu. Trong tôi lúc đó vẫn còn nỗi bồn chồn lo lắng, tâm trạng của một người vừa xa quê, bước chân vào một đất nước xa lạ. Sự mát lạnh của khí trời như xoa dịu phần nào nỗi lo lắng trong tôi. Có lẽ đó là lý do vì sao tôi vẫn nhớ như in cảm xúc đầu tiên ấy, và dần dần, tôi nhận ra mình có cảm tình với mùa Thu ở Washington.
15/12/2017(Xem: 6319)
Hương Lúa Chùa Quê" Bản Tình Ca Quê Hương của nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Thích Như Điển. Sau khi đọc tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê” chúng con không dám mong ước giới thiệu sự nghiệp văn học, văn hóa cả đạo lẫn đời của nhị vị Hòa Thượng. Vì công trình tạo dựng sự nghiệp của các bậc xuất sĩ không nằm trong “nguồn văn chương sáng tác”. Vì xuyên qua mấy chục năm hành đạo và giúp đời, nhị vị đã xây dựng nhiều cơ sở Phật giáo đồ sộ trên nhiều quốc độ khác nhau như: chùa Pháp Bảo tại nước Úc; chùa Viên Giác và Tu viện Viên Đức tại nước Đức. Nhị vị cũng đã mang ánh Đạo vàng đến khắp muôn nơi, soi sáng cho bước chân “người cùng tử” được trở về dưới mái nhà xưa, để thấy lại “bóng hình chân nguyên”; dẫn đường cho những người chưa thể “tự mình thắp đuốc lên mà đi” được tìm lại “bản lai diện mục”. Đó mới gọi là “sự nghiệp” của bậc xuât sĩ. Điều nầy đã có lịch sử ghi nhận từ mạch nguồn công đức biểu hiện và lưu truyền.
15/12/2017(Xem: 87098)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 136974)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 4021)
Đọc “Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế” của Thích Tín Nghĩa, Nhân dịp Nguyên Giác và tôi ra mắt sách ở Chùa Bát Nhã, Nam California, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa- Viện Chủ Từ Đàm Hải Ngoại Irving, Texas không về dự được nhưng đã có thư cáo lỗi. Từ việc làm hết sức cẩn trọng và khéo léo đó, tôi sinh lòng cảm mến và làm quen với hòa thượng qua điện thư và được hòa thượng ưu ái tặng cho bốn cuốn sách của chính hòa thượng, bao gồm:
07/11/2017(Xem: 3770)
Nhà thấp nhất trong xóm. Mái tole. Cửa gỗ. Sàn gác gỗ sao. Nó khiêm tốn lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng khang trang, kiên cố với beton cốt thép, cửa sắt, cửa kính chịu lực... Diện tích gian dưới của căn nhà cấp 4 này chỉ 24 mét vuông, chia thành hai gian, bếp và nhà vệ sinh chiếm hết gần một nửa, còn lại chừa cho gian phòng khách chật chội với bàn ghế, divan, tủ sách, chỗ để hai chiếc xe máy... Vậy mà vào lúc sáng sớm, khi cơn bão Damrey dữ tợn bắt đầu đổ bộ vào đất liền, hung hăng sấn vào lòng thành phố biển Nha Trang, căn nhà khiêm tốn trong hẻm nhỏ này là nhà duy nhất mở cửa để đón nhận 15 người khách lỡ đường chui vào nương trú để tránh bão. Duy nhất. Vì mọi nhà xung quanh đều đã cửa đóng then cài kín bít từ đầu tối hôm trước.
05/11/2017(Xem: 24443)
Cách Đọc Tên và Phát Âm 23 Chữ Cái, Hiện nay tại Việt Nam cách gọi tên và cách phát âm 23 mẫu tự tiếng Việt vô cùng lộn xộn. Thí dụ: Trên chương trình Thời Sự Quốc Phòng, thiết vận xa M.113 có cô đọc: em mờ 113. Có cô đọc mờ 113. -Chữ N có nơi đọc: en nờ (âm nờ hơi nhẹ). Có nơi đọc nờ.
12/10/2017(Xem: 11459)
Viết về anh Bùi Giáng là một việc làm cần lòng can đảm. Thậm chí cần rất nhiều can đảm, có khi phải nói nôm na là liều mạng mới dám viết. Những người có thời gần gũi và thương mến anh ai cũng có lần cảm nhận điều đó. Anh thích người ta đọc sách anh, thưởng thức thơ văn anh, nghiền ngẫm tư tưởng của anh. Nhưng ngược lại anh hay nổi nóng nếu ai hiểu sai ý anh. Anh rất giận khi có ai viết sai một chữ, kể cả sai một dấu phẩy, những câu thơ của anh. Có rất nhiều khi anh cho đó là một sự xuyên tạc có hậu ý. Dù sao, anh và tôi đã từng sống chung gần ba năm trời ở Vạn Hạnh chả lẽ không có gì để nói, lâu nay tuy rất muốn viết nhưng tôi vẫn cố tránh, cho đến khi có người nhắc.
13/08/2017(Xem: 6617)
Cách đây ít lâu, một nhóm Phật tử tại Hà Nội sang Đài Loan đảnh lễ Pháp sư Tịnh Không, được ngài ban cho một bộ sách gồm 7 quyển, ân cần dặn dò nên tìm người dịch sang tiếng Việt để lưu hành rộng rãi. Bộ sách ấy có tên là Thánh học căn chi căn (聖學根之根), với ý nghĩa là những nền tảng căn bản nhất trong cái học được các bậc thánh nhân từ xưa truyền lại. Sách do cư sĩ Nhân Duyên Sinh tuyển soạn từ kinh sách của cả Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo, nhằm mục đích hình thành một bộ sách giáo khoa thích hợp và bổ ích nhất cho các em ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng.
30/07/2017(Xem: 5081)
Có cách nào nói ngắn gọn về tuyển tập “Đạo Phật: Đất Nước, Cuộc Sống & Tâm Linh” của tác giả Đào Văn Bình? Hình như không thể nói kiểu đơn giản cho dễ nhớ, vì sức quyến rũ rất lạ kỳ; nơi đây độc giả khi mới đọc qua vài trang là sẽ được thu hút vào một thế giới rất riêng –văn phong rất cư sĩ như một Bồ tát vào đời, rất yêu nước đằm thắm để quên những nỗi đau tư riêng, rất thâm sâu như nhìn suốt hết những uẩn khuất trong lòng người, và rất ẩn mật trong một cõi tâm linh ẩn sĩ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]