Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Phúc Trào Dâng khi tặng và lan tỏa Kinh Phật gốc Nikaya

29/04/202307:06(Xem: 2398)
Hạnh Phúc Trào Dâng khi tặng và lan tỏa Kinh Phật gốc Nikaya



Hạnh phúc khi tặng Kinh Nikaya

HẠNH PHÚC TRÀO DÂNG KHI TẶNG VÀ LAN TOẢ KINH PHẬT GỐC NIKAYA



Những ngày sau tết âm lịch, nhất là càng gần đến Đại Lễ Phật Đản, tôi càng đau đáu tâm huyết lan toả Chánh Pháp, muốn Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nằm sẵn trong Kinh Phật gốc Nikaya lan toả đến muôn nơi, đến thật nhiều những người con của Phật, không chỉ quý vị xuất sĩ mà cả các cư sĩ tại gia. Và cứ thế tôi tìm cách tặng Kinh Nikaya, tạo duyên để Nikaya đến nhiều nhất những người thân và học trò thật sự muốn tu tập theo Chánh Pháp, hết sức có thể.

Thời Đức Phật còn tại thế, rất nhiều cư sĩ tại gia đã chứng quả Thánh từ Nhập lưu đến Nhất lai, Bất lai, thậm chí Alahan. Điều này càng khích lệ những người con Phật quyết tâm trì chí nhất hướng đọc Kinh Nikaya, nghe giảng để có VĂN TUỆ rồi tư duy để có TƯ TUỆ và cuối cùng là thực hành để có TU TUỆ. Tất cả những ai đã thực hành lời Phật dạy trong Nikaya đều thấy mình bớt khổ, thêm an vui, có hạnh phúc từ bên trong, bớt tìm cầu dục lạc thế gian mà Đức Phật gọi là “phàm phu lạc, ô uế lạc, bất tịnh lạc”, để trải nghiệm, thân chứng “Pháp lạc, chánh giác lạc, an tịnh lạc”.

Ngay khi Tiểu Bộ Kinh bản mới nhất được in trên loại giấy pơ luy siêu nhẹ, bìa simili rất trang trọng, thiết kế, trình bày công phu với khổ lớn 19 x27 cm, với cách dàn trang nén khoảng cách, thêm số dòng của mỗi trang, với bìa cứng, bọc simili nhuyễn của Đài Loan, chữ mạ vàng tựa Kinh và cạnh gáy trong, rất trang trọng và đầy năng lượng vừa được in xong, tôi đã thỉnh ngay 20 bộ và mang tặng ngay đến các thiền sinh – phụng sự viên của gia đình “Thiền trong từng phút giây” như Tuệ Tuyến, Tuệ Đông Hồ, Tuệ Tuấn, Lê Quyên, Ngọc Mai, Tuệ Thuý, Tuệ Hoà, Tuệ Kiến, Tuệ Mạnh Hùng, An Văn Tân, Tuệ Lợi, Tuệ Phượng,… Mỗi thiền sinh khi nhận một bộ Kinh tặng này đều đã rất hạnh phúc báo tin cho tôi biết. Các bạn hạnh phúc một thì tôi hạnh phúc mười. Thứ hạnh phúc khó tả từ tâm của người có duyên, có phước được tặng Kinh Phật gốc Nikaya, được lan toả Chánh Pháp.

Vào đến Sài Gòn là tôi nghĩ ngay đến vợ chồng Châu Thương và Mỹ Hằng. Cả vợ cả chồng 2 em tu tập rất tinh tấn, quyết tâm, miên mật, lại có tâm phụng sự Tam Bảo tuyệt vời. Ngôi nhà của 2 em cũng là cái nôi gieo duyên cho rất nhiều quý thiền sinh xuất gia. Tôi đã nhẩm trong đầu rằng có ít nhất trên 10 quý thầy, quý sư cô đã xuất gia từ cái “nôi” mang tên “Trăng Rằm” của gia đình đặc biệt này. Tôi nhất định phải đến ngay để tặng một bộ.
Tôi nhắn tin và ngay lập tức chiều tối hôm đó có mặt chở theo bộ Kinh đủ 9 cuốn đầy đủ cả Trường bộ, Trung bộ, Tương ưng bộ, Tăng chi bộ và Tiểu bộ còn nguyên đai nguyên kiện. Em Mỹ Hằng đón tiếp rất thân mật và gần gũi. Tôi dâng Kinh Nikaya lên bàn thờ Phật của gia đình và lễ Phật với lòng biết ơn Đức Từ Phụ ngàn vạn lần. Rồi chúng tôi thiền trà. Ngồi bên nhau đến khuya, mặc dù ngày hôm sau Mỹ Hằng và cả nhóm sẽ về đất Phật Ấn Độ và sau đó đi Butan. Hạnh phúc lan toả trong tôi, trong chúng tôi và cứ thế tràn ngập trong tôi cả đêm đến tận nhiều ngày sau.
Tôi đặc biệt ấn tượng về câu chuyện vị doanh nhân đi thỉnh Kinh. Anh là Kim Tiến Dũng, một doanh nhân tại Sài Gòn. Anh có một công ty về truyển thông khá đông nhân viên và tốc độ phát triển mạnh, vừa phải thuê thêm 1 sàn nữa mới đủ chỗ làm việc. Anh muốn set up một không gian sách và trà. Thế là anh tìm đến và nhất định đến tận nơi để được thỉnh trọn bộ Kinh Nikaya. Chúng tôi đã nói để cho ship Kinh đến tận cơ quan nhưng anh không chịu. Ah bảo Khinh Phật quý như thế này phải trực tiếp đi “thỉnh Kinh”. Thế là tôi ngồi ở toà nhà ThaiHaBooks Tower tại TP HCM để đón anh Kim Tấn Dũng từ quận 1 đến tận nơi để “thỉnh Kinh” theo đúng nghĩa đen của từ này và chúng tôi ngồi đàm đạo về Chánh Pháp trong Kinh Phật gốc Nikaya, về các kết quả của thiền tập.

Một trong các câu chuyện tặng Kinh Phật gốc nữa mà tôi rất xúc động. Chị Đăng Lan, một Phật tử có tâm phụng sự Tam Bảo rất lớn, có phước duyên với Phật rất kỳ lạ rất có tâm muốn thỉnh Tam Tạng Kinh Điển mà không biết thỉnh cách nào và ở đâu. Thế là chúng tôi đến đảnh lễ Tháp Pháp Lạc tại thiền viện Vạn Hạnh, đảnh lễ cố Hoà thượng Thích Minh Châu và rước 2 bộ Kinh Nikaya về dâng Phật và tặng chị tại Phật cảnh Tri Âm và Diệu Âm thất. Chị Đăng Lan hạnh phúc vô cùng. Chị trân trọng 2 bộ Kinh này vô cùng. Chúng tôi xúc động lắm. Hạnh phúc cứ thế tràn dâng..

… Những bộ Kinh Phật gốc Nikaya lần lượt đến tay nhiều cư sỹ tại gia. Hạnh phúc cứ vậy tuôn chảy trong tôi. Pháp lạc đã tuân chảy trong tôi nhiều rồi, hỷ lạc đã tràn ngập trong tôi rồi… còn bây giờ là hạnh phúc tràn dâng, hơn cả hạnh phúc khi được tặng, được lan toả Kinh Phật, Pháp của Phật đến hàng cư sỹ tại gia.


Hạnh phúc khi tặng Kinh Nikaya2Hạnh phúc khi tặng Kinh Nikaya3Hạnh phúc khi tặng Kinh Nikaya4

Khi tôi ngồi gõ những dòng chữ này, sau thời thiền toạ sớm mai, những câu từ của Hoà thượng Thích Minh Châu, Người đã dày công dịch toàn bộ Kinh Phật gốc sang tiếng Việt cứ vang vọng trong đầu tôi “Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những Kinh điển có thể được xem là nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chính của đức Phật, khỏi qua ống kính của một học phái nào, dầu là Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt Nam… Đạo Phật là Đạo đến để mà thấy chớ không phải Đạo đến để nhờ người thấy hộ, Đạo của người có mắt (Cakkhumato), không phải Đạo của người nhắm mắt; Đạo của người thấy, của người biết (Passato Jànato), không phải là Đạo của người không thấy, không biết (Apassato Ajànato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm.”

Tôi nhớ về hình ảnh Hoà thượng Thích Minh Châu tài năng, đức độ, gần gũi và nhẹ nhàng giảng dạy và sách tấn chúng tôi, những học trò bé nhỏ và vô minh ngày nào. Tôi mãi biết ơn Ngài, nhà hoạch định hướng phát triển cho Phật Giáo Việt Nam, “Đường Tăng” của Việt Nam. Nếu không có Ngài, liệu giờ phút này tôi đang tu gì, hành Pháp gì! Chắc chắn là lại vẫn cứ tu theo tà ma, ngoại đạo mà thôi!

Hạnh phúc đang ngập tràn trong tôi. Thật sự vi diệu. Vi diệu đúng như những lời trong Kinh mà tôi đã đọc hàng chuc lần và đã thuộc lòng, đã luôn niệm lại không biết bao lần “Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, hay đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Vậy nay con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng.”

Tôi như đang được”tưởng thưởng” xứng đáng, khi được tận hưởng niềm hạnh phúc do Chánh Pháp đem lại trong khi tặng Kinh, trong khi phát tâm lan toả Chánh Pháp. Từng chữ từng câu trong Kinh Phật gốc Nikaya đã và đang nuôi dưỡng và khích lệ tôi và các phụng sự viên rất nhiều. Hơn cả hạnh phúc! Không có hạnh phúc nào sánh được.

Sài Gòn sớm mai ngày 29.4.2023
TS Nguyễn Mạnh Hùng, Công ty sách Thái Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2023(Xem: 867)
Sống ở trên đời con người ai cũng muốn tìm kiếm hạnh phúc và chờ đợi sự bình yên. Nhưng giữa thế giới đầy biến động khiến chúng ta trở nên yếu đuối bất lực, hụt hẫng và rơi vào trạng thái trầm cảm tuyệt vọng, những lúc như thế không có gì bằng là được một ai đó nâng đỡ cho bạn nương tựa, truyền cho bạn sức mạnh để xoa dịu vết thương, để vượt qua những chặng đường nghiệt ngã đó, sự yểm trợ mà ai cũng cần ở trong đời.
30/07/2023(Xem: 1357)
Đến một tuổi nào đó trong đời ta mới nhận ra được rằng “ Cuộc đời này có muôn nghìn kiểu người, cũng có muôn nghìn kiểu mặt khác nhau. Mỗi người còn tự trang bị cho mình nhiều mặt nạ khác nhau nữa.
22/07/2023(Xem: 1223)
Cho dù bạn đang đến tuổi hưu hay đã bước vào trung niên nếu bạn sống không có mục tiêu rõ ràng thì bạn sẽ không biết được bản thân mình sẽ đi về đâu và phải làm như thế nào vào những ngày tới khi mà cuộc sống sẽ có đôi lúc làm cho bạn cảm thấy thất bại và mệt mỏi vô cùng. Những lúc như thế nếu có phương châm sống đúng đắn thì bạn sẽ vượt qua một cách nhẹ nhàng. Vậy thì thế nào là phương châm sống ? Có một định nghĩa như sau: Phương châm được hiểu là danh từ chỉ đạo sự hành động làm thôi thúc con người phải hành động bằng một mục tiêu hoặc lối sống.
22/07/2023(Xem: 1230)
Văn hào Victor Hugo đã nói : Lịch sử là gì? Đó là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai trên quá khứ.(What is history? An echo of the past in the future; a reflex from the future on the past.) Vậy thì Hiện tại, Quá khứ, Tương lai chúng tương tức và liên kết thế nào.? Nhân đọc tác phẩm NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐẾN NÚI THỨU của HT. Thích Nhất Hạnh do nhà xuất bản Phương Đông ấn hành được biết Tứ pháp Ấn của Làng Mai là: {1-Đã về đã tới, 2-đi như một dòng sông, 3-ba thời tương tức, 4-sát na dị thục }
13/07/2023(Xem: 2582)
Chúng tôi thật vinh hạnh và danh dự khi được Giáo sư Nguyễn Bá Chung yêu cầu điểm sách đặc biệt này của một trong những bậc Thầy được tôn kính và ngưỡng mộ nhất ở Việt Nam. Cuốn sách có tên DREAMING THE MOUNTAIN - GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN của Tuệ Sỹ, người mà tôi có nhân duyên lớn được gặp gỡ, học hỏi, nghiên cứu và hân hạnh được đồng hành một số việc với Thầy. Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ,
01/07/2023(Xem: 1750)
Ngày nay, con người ta thường hay rơi vào những quan niệm đúng sai, đẹp xấu, hay dở và miệt mài tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình, con người dường như không có lối ra và không tìm được sự đồng nhất nào bởi chính những quan niệm thuộc về yếu tố “cảm tính”.
29/06/2023(Xem: 1292)
Làm sao hiển thị được lý Như? Hoằng Pháp đang cần những giảng sư Thiết tha Đạo Pháp, bày phương tiện… Tận tụy độ sanh với Tâm Từ
29/06/2023(Xem: 2248)
Nói đạo Phật là đạo “cứu khổ ban vui” nhưng kỳ thực chẳng có ai ‘cứu’mà cũng không ai ‘ban’cho cả. Cũng như trong tu tập không có xua đuổi, cũng không có trông đợi.
24/06/2023(Xem: 2916)
Trong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã đều có thật. Descartes nói rằng “Tôi biết suy nghĩ nên cái tôi có thật” (Je pense, donc je suis). Còn Pascal nói rằng cái Tôi có thật nhưng nó chỉ đáng ghét thôi (Le moi est haïssable). Thậm chí Thượng Để -một vị thần tối cao ở đâu đó cũng có thật.
20/06/2023(Xem: 1642)
Chỉ cần chậm lại một chút dành lấy thời gian để yêu bản thân mình, dành chút thời gian thảnh thơi thư giãn. Mỗi ngày nếu chúng ta cứ vội vã như thế sẽ vuột mất những thứ quan trọng với mình. Bước đi chậm rãi trong hiện tại để ngắm nhìn rõ hơn chính bản thân mình. Thiên nhiên giúp chúng ta được thả lỏng thân thể và tâm trí. Hít một hơi thật sâu, mỉm cười và nhìn trời xanh mây trắng, nó làm cho tâm trạng chúng ta được cởi mở và ta được lắng nghe lòng mình; nhìn sâu vào những mảnh đời khốn khổ, nhìn sâu vào cuộc đời này một cách bao dung và độ lượng, như vậy cuộc đời của bạn sẽ an yên hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567