Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nén Hương Tưởng Niệm Về Cha Kính Yêu (Huỳnh Phương-Huệ Hương)

27/04/202308:03(Xem: 2168)
Nén Hương Tưởng Niệm Về Cha Kính Yêu (Huỳnh Phương-Huệ Hương)
dong que-nha van phi van


Kính dâng đến người Cha mà suốt đời hình bóng
Người mãi luôn trong tâm tưởng con như một thần tượng.


Kính thưa Cha,
Con không thể tưởng tượng đuọc có một ngày đứa con bé nhỏ ngày nào của Ba có thể ngồi viết về những tác phẩm và cuộc đời rất khiêm nhượng của một nhà văn, một nhà báo lão thành và nhất là người cha, người ông thật đáng kính yêu của những đứa con và những đứa cháu nội, ngoại được cha đưa rước đến trường sau khi đã chăm chút từng buổi điểm tâm lót lòng.

Dù Cha đã biền biệt xa con 45 năm rồi không một lời từ giả, nhưng nơi nào con đến và đi trong kiếp sống tha phương đời cô lữ dường như hình ảnh Cha, những lời dạy thuở ấu thơ thật huy hoàng con được kể cận tung tăng cạnh Cha và rồi những ngày cơ cực với từng khẩu phần lương thực nhỏ nhoi con được sẻ chia khi đã trưởng thành được làm việc tại một bịnh viện hiện đại nhất đô thị bấy giờ … vẫn theo suốt bên con. Từ ngày học Đạo dù không biết Ba đang cảnh giới nào, nhưng con vẫn tin rằng một

người như Ba không thể nào có thể đọa trong cõi xấu vì Ba chưa hề biết nóng giận bao giờ. Thế nên mỗi ngày con thắp hương trên bàn thờ Phật và bàn thờ tổ tiên, chỉ nhìn ánh mắt và nụ cười của Ba thôi đã làm tăng thêm nhuệ khí con trong những ngày thu đông của kiếp người.

Con không biết hiện giờ còn mấy ai nhớ đến Cha không ( một nhà văn đoạt giải thưởng văn chương của hội khuyến học Cần Thơ năm 1943 với tác phẩm ĐỒNG QUÊ và được tái bản lần thứ 5 vào năm 1970 và sau đó nhiều lần vào 1980, 1982 để giảng dạy tại các trường, một nhà văn tên tuổi cùng thời với Bình Nguyên Lộc, một nhà báo lão thành phục vụ với tính cách chủ bút các tờ báo thịnh hành nhất như Tiếng Chuông,
Dân Chúng, một dịch giả Pháp Việt từ các chuyện cổ tích nhi đồng và là Tổng thư ký
Hội ký giả Ái Hữu suốt nhiều nhiệm kỳ không ai thay thế).



nha van phi van-1nha van phi van-3

Sau đó Cha mở quán cơm từ thiện xã hội với giá bình dân để giúp người cô nhỡ, lỡ đường qua hai xuất phục vụ cho điểm tâm, buổi ăn trưa mà số người giúp việc chỉ là mẹ, con, em gái và những bà con từ quê lên lánh nạn thế mà vẫn tiếp tục đến 1973 khi con tốt nghiệp đại học).

Nhưng con không để ý đến điều đó nữa vì từ Ngày học Đạo con đã hiểu có sanh thì có diệt không ai có thể đi qua được vòng luân hồi sanh tử có chăng chỉ là một chút gì để lại trong dư âm …

Kính thưa Cha,
Không hiểu đại phước duyên gì, gần đây trên YouTube có bài đọc về các tác phẩm của Cha, con trộm nghĩ cũng nên phổ biến lai lịch tác giả dưới hình thức một đứa con gái rất được thân cận sát cánh từ những lúc huy hoàng nhất đến những ngày trong lao tù trước 1963 nhiều lần thì may nhờ có các bạn đồng nghiệp can thiệp giùm nên đàn con nheo nhóc mới có cơ hội đi học và nên người …




nha van phi van 2


Wikipedia đã tóm lược một vài điểm chính về Ba như sau:

Phi Vân (1917-1977) là một nhà báo, nhà văn chuyên viết thể loại truyện vừa và tiểu thuyết mang sâu đậm dấu ấn Nam Bộ trước 1954.
Phi Vân tên thật là Lâm Thế Nhơn, sinh năm 1917 trong một gia đình trung lưu ở thị xã Bạc Liêu.- tỉnh Bạc Liêu .Ông chuyên viết phóng sự , truyện ngắn những tờ báo, tạp chí ở miền Nam trước đây như Tiếng Chuông , Dân Chúng, Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng) và làm chủ bút tờ Thủ đô Thời báo.
Ông có lối viết linh hoạt, gọn gàng, pha chút hóm hỉnh, làm cho cho độc giả khóc, cười theo từng cảnh đời, từng nhân vật.

Bối cảnh trong các tác phẩm của ông là làng quê Nam bộ xa xôi hẻo lánh với những người nông dân chất phác, cục mịch sống với tập tục cổ hủ, lạc hậu và cuộc sống cực
nhọc tối tăm.
Các tác phẩm chính:

• Đồng quê, 1942 (dịch ra tiếng bạch thoại và Hoa lục dưới tựa Nguyên Dã năm
1950)
• Cô gái quê
• Tình quê, Dân quê1949
• Dưới đồng sâu
• Nhà quê trong khói lửa, 1950
Giải thưởng văn chương cho tác phẩm Đồng Quê (Giải nhất cuộc thi văn chương của
Hội Khuyến học Cần Thơ năm 1943).



hue huong
Nhà Văn Phi Vân và vợ con



Nhân đây, Con muốn trích đoạn lại vài dòng nơi trang cuối thôi của tác phẩm Đồng Quê để mong mọi người có thể hiểu được tâm nguyện của Cha từ những ngày mang hoài bão viết văn …

“Và chiều chiều, khi vầng thái dương sắp chìm vào nước biển, tôi leo lên một mỏm đá cao chót vót đứng nhìn về phía đất liền Sau rặng cây xanh bên ấy, chạy dài đồng nầy sang đồng kia, ruộng này sang ruộng khác…Trong những đồng ruộng mênh mông, hiền lành đó, ẩn trú biết bao nhiêu là tá
điền và chủ điền …

Mà thôi, dĩ vãng đã chết, còn nhắc lại làm gì nữa!.. Họ không phải là người gây nên tội ác , họ chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội và
của một thời kỳ…”




duoi dong sau-phi van
Kính mời vào nghe sách nói của nhà văn Phi Vân
https://www.youtube.com/watch?v=DmC-lcdtRQQ



Lời kết:

Kính thưa Ba,
Phải gần hơn 40 năm con mới đọc được bài viết của Lạt Ma Choden Rinpoche đã ca ngợi lợi ích của việc đọc thi văn ( mà từ thuở nhỏ con đã được tôi luyện trong môi trường văn hoá, báo chí và đủ loại sách kể cả kiếm hiệp Kim Dung vào sáu ngày trong tuần với những tờ báo nóng sốt vừa mới ra lò đã được ba trao cho tận tay khi ba bước vào nhà sau giờ tan sở).

Thì ra lợi ích này đã giúp con từ ngày vào Đạo mà không ngán học kinh điển trái lại với con có chút gì đó thật dễ dàng và thấu được ý nghĩa của kinh văn nhờ sự chỉ dạy và uốn nắn tập viết văn hay nhờ ảnh hưởng di truyền từ Ba vậy, kính thưa Ba ?…

Bây giờ con mới biết rõ rằng SỰ SỐNG TRONG TA VÀ XUNG QUANH TA đang VẬN HÀNH MỘT CÁCH KỲ DIỆU mà qua đó CHỈ CẦN MỞ RỘNG TÂM HỒN
thì sẽ học được biết bao bài học quý báu trong vẻ đẹp muôn màu của nó vì bất cứ cái gì tồn tại đều luôn có một sức sống, mà mọi sức sống đều cần phải được trân quý.

Kính thưa Ba,

Cuộc đời của Ba và gia đình ta có quá nhiều những vi tế phiền lụy, thế nhưng chỉ cần có những giây phút an lạc bằng cách tìm vui qua những mẩu chuyện cổ tích, những tác phẩm nói lên được tình người, những mẩu chuyện kiếm hiệp chứa đầy đạo đức tính thì có phải những ký giả làm báo chuyên nghiệp, những nhà văn chân chính có thể dĩ văn tải đạo ( dù chỉ là nhân thừa ) hoặc mang tính chất giáo dục sẽ gội nhuần tâm tư của mọi người chung quanh vực dậy được lý tính, vực dậy được ý thức, vực dậy được lương tri của con người, phải không Ba ơi.

Đốt nén hương tưởng nhớ đến người cha mà con kính yêu nhất, kính xin nguyện với Ba từ nay con sẽ không đắm chìm trong khổ đau khi gặp những việc không đúng như ý mình, nhất là từ khi đọc lại tác phẩm ĐỒNG QUÊ của Ba mà con vì bận rộn đã quên bẵng nó rất nhiều năm rồi. Thật may nhờ người bạn thân khuyến khích và gửi lại những bài văn đã được giảng dạy cho các em học sinh tiểu học tại quê nhà trong việc giáo dục từ năm 1983.

Con thành tâm ước nguyện sẽ trở về với hiện trạng thực tế trong sinh hoạt hằng ngày cùng với sự tương giao mọi người mọi vật và mọi mặt của cuộc sống khi biết rằng trong trùng trùng duyên khởi được làm một đứa con của cha và mẹ đó là do tiền nghiệp trong nhiều kiếp quá khứ nào đó con đã tạo nhiều công đức và phước báu.

Kính tri ân Cha, con muốn lập lại mãi điều này vạn lần trong ngày, trong tuần, trong
tháng nhưng không thể ….chỉ còn hoài niệm mà thôi.

Ba ơi! Ba thật vĩ đại và luôn mãi hiện diện trong con qua từng tế bào, từng hơi thở
của con !

Dù có gặp bao gian nan thử thách
Dù cuộc đời Cha đầy đặc những phong sương
Với ý nguyện qua bút mực truyền tải văn chương
Đã phá hủ lậu, phong kiến … xây tình nhân ái !
Thật giản dị bình thường chẳng chút vĩ đại
Nhưng tác phẩm để đời vẫn tỏa ngát hương
Nét đẹp dân quê chất phát chân thường
“Dĩ văn tải đạo” có phải là tâm nguyện ?
Đốt nén hương,
Kính thưa Cha con đang từng bước thực hiện
Dù còn sơ cơ nhưng vẫn phát tâm lành
Tán thán hùng hồn nghĩa cử quý hiền nhân
Khoảnh khắc hạnh phúc
nào đã ban tặng cho hậu thế !
Nhất là ánh Đạo mầu nhiệm từ Đấng Thiện Thệ
Kính chúc Cha trở lại Ta Bà vẫn đạp gió tung bay …

Con của Ba

(Tên khai sanh là Phượng mà Ba luôn gọi con là Dung ( theo tên đặt khi được ký thác
dưới sự bảo trợ của Đức Tả Quân Lê văn Duyệt ( Lăng Ông Bà Chiểu – Gia Định).

Huỳnh Phương – Huệ Hương


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2023(Xem: 1618)
Hiệu Ứng Lời Nói (The Impact of words)
09/04/2023(Xem: 4061)
Tôi nhận được bản thảo cuốn sách “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang dày 500 trang và tôi đoc sơ ngay lập tức bản thảo này. Thú thật rằng là người đọc nhiều, nhưng ngay cả với tôi, nhiều điều được Hòa thượng giảng giải ở đây, bây giờ tôi mới hiểu, hoặc hiểu đúng. Bản thân tôi, dù mới tu tập chưa lâu nhưng vẫn thấy rằng rất nhiều người dân đất Việt, kể cả các Phật tử, nhất là miền Bắc, đang hiểu sai về Đức Phật và các giáo lý của Ngài. Hiểu sai một cách nghiêm trọng, thậm chí đang làm ngược lại cả những gì Đức Phật dạy. Vậy nên tôi đang cố công biên soạn cuốn sách hỏi đáp đơn giản và cơ bản nhất về Đức Phật và đạo Phật. Mừng thay, có bản thảo cuốn sách giá trị này, tôi hơn vớ được vàng.
09/04/2023(Xem: 6922)
Được biết Phật Tử Thanh Phi từng là bếp trưởng của Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne. Chắc rằng nhiều bài thơ trong tuyển tập nầy cũng được hình thành khi Phật Tử đang xào, đang nấu hay chỉ huy cho các đội Hành Đường lo sao cho tròn phận sự để Hòa Thượng Thích Tâm Phương và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng không phải quan tâm nhiều. Đó cũng là sự thành công của một nữ tướng của đạo quân ở chốn hậu trường của các Tự Viện Phật Giáo. Vì nếu: “Không thực, sẽ không vực được Đạo”. Ngoài ra Nữ Sĩ cũng là người đã chăm lo việc sửa lại những lỗi chính tả cho trang nhà quangduc.com. Trang nầy nay đã có trên 100 triệu lượt người vào xem.
09/04/2023(Xem: 2169)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thức và quán chiếu được điều đó để tự thay đổi hằng ngày, có người xem đó là cá tính và không muốn ai góp ý, sửa chữa. Chấp thủ là dính mắc vào cái gì đó mà không thoát ra được, chẳng hạn dính mắc vào cái đẹp rồi cứ bám theo đó, sinh ra khổ lụy, thù hằn; dính mắc vào sự toan tính, dính mắc vào một suy nghĩ xấu, một hành động sai nhưng luôn cho rằng mình đúng và không chịu thay đổi.
09/04/2023(Xem: 1990)
Trà vốn được xem là một loại thức uống giải khát mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trà là sự giao thoa giữa vị đắng, vị chát và vị ngọt, trà được thu hái từ những nõn chè xanh non hoặc từ một loại thảo mộc quý hiếm, qua cách pha chế tinh tế sẽ cho ra hương vị vừa đậm đà, vừa thuần khiết. Chính vì sự thanh ngọt pha lẫn dư vị đắng chát, như một trải nghiệm đầy đủ và thú vị về một hành trình nhân sinh nên trà đã mang lại nguồn cảm hứng trong thơ ca, và trà được xem là một loại hình ẩm thực tinh túy từ công đoạn thu hoạch cho đến pha chế.
06/04/2023(Xem: 2756)
Cuộc đời Thầy là cuộc đời kỳ lạ, luôn gặp những sự chống đối, nhưng mà Thầy cảm ơn tất cả những cái đó, vì sao? Vì nhờ vậy mình mới nhẫn nại được, Thầy mới nói được rằng: "TỰ DO LÀ UNG DUNG TRONG RÀNG BUỘC - HẠNH PHÚC LÀ TỰ TẠI GIỮA KHỔ ĐAU", đó là một chứng nghiệm thực trong cuộc sống. Khi nào mà xác định được sự tự do đó, sự độc lập đó, đối với mọi việc mọi chuyện thì khi đó mới là người thực sự thong dong tự tại.
02/04/2023(Xem: 4248)
Từ năm 2000 con đã nghe nhiều pháp thoại do Ngài thuyết giảng khắp năm châu và hiện nay vẫn còn lưu giữ hơn 50 MP3 và con thường nghe lại khi cần thông hiểu hơn một tiêu đề nào cho thật rõ ràng, qua những bài pháp thoại đó đôi khi HT xen vào những bài thơ của Trụ Vũ hay những nhà thơ Phật Giáo có tầm vóc, và đôi khi những bài thơ hồi ức của Ngài vào lúc ra trường tốt nghiệp cao đẳng Phật Học 1992.
30/03/2023(Xem: 1854)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy, kể từ khi con người còn sống đời sống du mục, nay đây mai đó, cho đến khi sự sở hữu của cải vật chất ngày càng tăng dần theo thời gian năm tháng, thì sự chiếm hữu trở nên nhiều hơn theo sự ham muốn làm chủ và thống trị xã hội, thống trị thế giới. Trong gia đình cho đến ngoài xã hội, tất cả từ người trẻ cho đến người có quyền cao chức trọng, chẳng có ai từ bỏ việc chiếm hữu và luôn muốn mang phần thắng lợi về mình. Tài sản càng nhiều thì sự ham muốn càng lớn; cứ cố chiếm đoạt được nhiều chừng nào thì lòng tham và tánh vị kỷ càng được củng cố chừng ấy
30/03/2023(Xem: 6244)
Trang nhà Quảng Đức thành lập vào mùa Phật Đản 1999 là một trong số ít trang web Phật Giáo VN Hải Ngoại xuất hiện vào thời điểm ấy. Cũng trong giai đoạn sơ khai này nhiều học giả, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ … đã hết lòng hoan hỷ cộng tác gởi bài về ủng hộ, trong số đó có Thi sĩ Nguyệt Tử (đứa con của mặt trăng) là bút danh của HT Thích Minh Hiếu, là người gởi bài cộng tác sớm nhất.
26/03/2023(Xem: 1867)
Khi chúng ta có mặt trong bào thai, cho đến khi sanh ra, lớn lên và trưởng thành, là đang thọ nhận mọi sự nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của vạn vật, xã hội và tình đồng loại. Theo Đạo Phật đó là “Tứ ân” (Cha, Mẹ, Tam Bảo, Quốc Gia và Chúng Sanh). Lễ Vu Lan Báo Hiếu là biểu hiện cho sự biết ơn và đền đáp một trong bốn ơn ấy rõ ràng, nhiều ý nghĩa nhất. Cho nên, nếu là người, chúng ta phải biết ơn và lo đền ơn, thì đó mới là người đúng nghĩa. Lòng biết ơn, là trí tuệ tuyệt vời trong cuộc sống, xuất phát từ một cảm giác, ấn tượng đẹp, để có tâm lý
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]