Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ác ngữ dẫn đến xung đột xã hội và khẩu nghiệp cho bản thân

13/04/202308:20(Xem: 2158)
Ác ngữ dẫn đến xung đột xã hội và khẩu nghiệp cho bản thân



khau nghiep
Ác ngữ dẫn đến xung đột xã hội
và khẩu nghiệp cho bản thân


*****

Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó, vậy nên mỗi người trước khi nói, cần cân nhắc lời nói của mình bởi vì lời nói là thứ dễ phát ra nhưng không dễ thu hồi, việc làm của chúng ta cũng vậy, cũng cần ý thức để tránh gây những tổn thương, tổn hại đến người khác, khi chúng ta có ý thức thì chúng ta sẽ tạo được một việc lành, ngược lại, những lời nói, hành động không tự chủ, thiếu ý thức, gây ảnh hưởng đến nhiều người khác cũng sẽ phản ảnh một cái tâm không thiện, dễ dẫn đến xung đột và bị nhiều người lên án.

Một trong những mâu thuẫn hiện nay mà chúng ta vẫn thường thấy đó là quan điểm giữa việc ăn chay và ăn mặn, đây vốn được xem là quyền tự do của mỗi người trong đời sống hằng ngày, không ai được áp đặt, sai khiến bằng hành động, lời nói để làm tổn thương đối với người có khuynh hướng khác mình. Thế nhưng nhiều người lại lợi dụng sự khác nhau này để tạo nên sự xung đột, vì lợi ích cá nhân hoặc bảo vệ cho thói quen, sở thích của mình.

Riêng đối với việc ăn chay ngày nay, đã có nhiều dẫn chứng khoa học cho thấy tầm quan trọng trong việc sử dụng thức ăn từ thực vật vì nó mang lại một sức khỏe tốt, một đời sống tinh thần an lạc, giảm bớt đi sự ô nhiễm môi trường, đối với người theo Phật giáo, ăn chay còn mang tính tâm linh, từ bi nhằm hạn chế việc sát sinh, ý thức được sự sống của muôn loài là đáng quý. Thế nhưng cũng có những người không ăn chay bởi người ta thấy không phù hợp với thể trạng, không thuận tiện hoặc người ta không yêu thích. Đó là quyền cá nhân mỗi người, không ai bắt buộc.

Ăn chay không phải là việc dễ đối với nhiều người, ăn chay trường càng khó cho nên người ta chỉ đến với ăn chay khi bản thân cảm thấy thích nghi, thấy hạnh phúc và tự nguyện hoặc khi người ta tìm được một ý nghĩa nào đó từ việc ăn chay, chính vì điều này nên việc ăn chay không áp đặt cho bất cứ ai, không co cụm trong một Tổ chức, Tôn giáo nào mà ăn chay được vận dụng đối với những ai yêu thích, cảm nhận và tâm niệm để hướng về điều đó.

Người chọn cách ăn chay đều xuất phát từ sở thích, mong muốn của bản thân và cũng không có Luật nào quy định hay bắt buộc rằng người ăn chay là phải sống thế này hay thế nọ trừ khi họ là người tu hành chính thống vì ăn chay đối với nhiều người cũng chỉ đơn thuần là một loại thức ăn phù hợp với sức khỏe, khẩu vị, cho nên khi áp đặt, gắn kết việc ăn chay với một hành động nào đó theo mong muốn của nhiều người là một suy nghĩ mang tính cá nhân, áp đặt và không có cơ sở.

Đạo Phật chưa từng bắt buộc một ai ngoài những vị tu hành là phải ăn chay, Đạo Phật cũng chưa từng đánh giá hay phán xét người ăn mặn theo hướng tiêu cực nào mà Đạo Phật chỉ cho chúng ta thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ăn chay, khai mở ra những từ ái trong tâm thức, trong hành động của mỗi người, mang những điều tốt đến cho chúng sinh, và lựa chọn việc ăn chay hay không là tùy vào quan niệm, khả năng mỗi người.

Mỗi chúng sinh dù có là Phật tử hay không thì khi chọn cho mình cách ăn chay cũng là một tâm niệm tốt, ăn chay bản chất đã là một việc thiện lành, nếu không vì cộng đồng, không vì loài khác thì cũng vì sức khỏe cho bản thân người đó, cho nên việc ăn chay luôn được thực niệm, trao đổi trên tinh thần tự nguyện và hoan hỷ, vì vậy những lời quy chụp từ phía người ăn chay hay ăn mặn dành cho nhau đều là những lời không nên có vì nó tạo nên sự thiển cận, xung khắc.

Đối với trường hợp chúng ta chưa sẵn sàng, chưa phát tâm ăn chay thì cũng không nên dùng những lời lẽ đả kích, dè bỉu người ăn chay theo kiểu “Ăn mặn nói điều hay, ăn chay nói dối” vì đó là những lời mang tính xúc phạm, miệt thị không có cơ sở. Bằng chứng nào, căn cứ nào để chúng ta được quyền khẳng định điều đó? Số liệu nào để chúng ta được quyền tuyên bố “người ăn mặn thì nói điều hay, người ăn chay thì nói dối?” Có chắc tất cả đều như vậy hay không? Những lời nói khi phát ra một cách tùy tiện mang tính xúc phạm người khác, mục đích để bao biện cho việc mình không làm được, mình không muốn làm sẽ cho thấy được bản chất cố chấp, sân si và mông muội.

Những từ ngữ tham chấp chủ quan đó không đơn thuần là một lời nói cửa miệng mà đó là lời nói mang tính phỉ báng, xúc phạm đến những người đã phát tâm ăn chay, chọn cho mình lối ăn chay vì tín ngưỡng, tâm linh, nếu đối với những người không thích sát sinh, những người bệnh không thể ăn mặn, những người mà cơ thể không thể dung nạp hay thích nghi với thức ăn từ động vật nên phải chọn thức ăn từ thực vật mà chúng ta nói những lời đả kích, miệt thị, bỉ bôi như vậy có phải chúng ta đang gieo nghiệp ác hay không? Và lời nói đó còn là một sự xúc phạm nghiêm trọng đến những Tôn giáo đi theo khuynh hướng ăn chay, mong con người hướng thiện. Việc dùng ngôn từ mang tính dè bỉu, khiếm nhã đến một cộng đồng dù là cộng đồng ăn chay, cộng đồng LGBT, cộng đồng bảo vệ động vật…thì đó là những phát ngôn, những suy nghĩ mang tính xung đột, cố ý gieo rắc vào đầu người khác cái nhìn, suy nghĩ sai lệch, gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người khác.

Việc đụng chạm đến một tập tục của một Tôn giáo vốn được xem là điều tối kỵ chẳng hạn như khi chúng ta đến những quốc gia theo Đạo Hindu, một Tôn giáo xem Bò là Thần linh để thờ cúng thì Đạo Hindu sẽ kiêng kỵ và không ăn thịt Bò, tại đất nước Ấn Độ, nhiều Đền thờ Bò được lập ra, nếu chúng ta tiếp xúc với người theo Đạo Hindu mà mời họ ăn thịt Bò là một điều xúc phạm. Ở Thành phố Varanasi, thành phố thiêng liêng bậc nhất ở Ấn Độ, nổi tiếng với truyền thống ăn chay. Điều này ảnh hưởng lớn từ yếu tố tôn giáo”, vậy thì việc tùy tiện phát ngôn, để khẩu hiệu mang tính tuyên truyền, đả khích, miệt thị, bôi xấu người ăn chay cũng là một hành vi xúc phạm, thiếu tôn trọng đối với những Tôn giáo hoặc quốc gia có tập tục, truyền thống ăn chay và khuyến khích người khác ăn chay, làm việc thiện.

Ăn chay là một việc lành, người ăn chay dùng lòng từ ái để mời gọi người khác cùng thực hiện, ăn chay tùy theo khả năng của mình chứ không ai bắt buộc hay áp đặt. Ăn chay là cách để ý thức được “loài nào cũng cần được sống” và ăn chay cũng là một trong những quan niệm tôn trọng quyền sống của muôn loài chứ chưa có người ăn chay nào chê trách người ăn mặn rằng “Ăn chay nói lời hay, ăn mặn nói dối” hay “Ăn chay sống hiền, ăn mặn sống ác”, chưa có khẩu hiệu nào từ người ăn chay mang đi đả kích, xúc phạm đến người ăn mặn theo cách đó thì hà cớ gì người ăn mặn lại nói những lời lẽ miệt thị, xúc phạm người ăn chay? Nếu chúng ta cho rằng việc ăn chay hay ăn mặn không ảnh hưởng đến tính cách mỗi người thì tại sao chúng ta lại khẳng định người ăn mặn nói ngay, người ăn chay nói dối? Như vậy có phải chúng ta đang tự mâu thuẫn với chính mình hay không?


an man an chay




Người ta khuyến khích ăn chay vì ăn chay ngoài tính từ bi, tâm linh còn mang lại nhiều lợi lạc về mặt sức khỏe như lời nhà Sinh Hóa học Ông T.Colin Campbell, Giám đốc cơ quan nghiên cứu của Cornell - China - Oxford đã tiết lộ rằng: “Ăn ít chất béo theo như sự hướng dẫn của Cơ quan Sức khỏe và dinh dưỡng Hoa Kỳ cũng chưa chắc có thể phòng ngừa được các bệnh nan y. Điều cần yếu là chúng ta phải ăn chay với những thức ăn thanh đạm nhưng không kém phần bổ dưỡng”.

Ở phương Tây đã xuất hiện làn sóng ăn chay, họ ăn chay không phải vì họ theo một Tôn giáo nào mà họ ăn chay đơn thuần vì họ muốn khỏe mạnh và giữ gìn vóc dáng, nhiều cửa hàng chay mọc lên ở những đất nước như Anh, Hà Lan, Ba Lan, Pháp, Đức, Hungary, Thụy Điển, Scotland, Tây Ban Nha, Ý…để phục vụ cho sở thích ăn chay của người dân và du khách.

“Vào đêm giao thừa chào đón năm mới 2022, một chương trình nấu ăn trực tuyến mang tên "Chạy đua vì Trái đất" được phát sóng trên các nền tảng mạng xã hội tại Trung Quốc, đây là sự kiện quy tụ hơn 50 đầu bếp cùng chuyên gia thực phẩm chay. Họ chế biến những món ăn có nguồn gốc thực vật, đồng thời khuyến khích người xem nên từ bỏ chế độ ăn nhiều thịt.

Theo Li Yihong, Giám đốc kế hoạch của Good Food Fund (một tổ chức do Quỹ Bảo tồn Đa dạng sinh học Trung Quốc và tổ chức phi lợi nhuận Phát triển xanh điều hành), sự kiện nêu trên chính là một dấu hiệu cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của thế hệ Millennials Trung Quốc đối với chế độ ăn uống dựa trên thực vật”.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Southampton, Anh đăng tải trên tạp chí British Medical đã chỉ ra rằng những người ăn chay có chỉ số IQ cao hơn những người ăn nhiều thịt đến 5 điểm. Nghiên cứu được tiến hành trong suốt 20 năm với hơn 8.000 người tham gia. Kết quả này phần nào cho thấy chế độ ăn giàu rau quả hỗ trợ tích cực cho các hoạt động và chức năng của bộ não.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton sau khi trải qua cuộc phẫu thuật đặt stent khi ông xuất hiện những cơn đau tim năm 2010, vào năm đó, ông quyết định ăn chay trường và tập ngồi Thiền để duy trì sức khỏe.

Từ những minh chứng trên, tuy không mang tính tuyệt đối nhưng cũng là một trong kết quả khả quan để nhiều người dân ở nhiều quốc gia trên Thế giới hướng đến việc ăn chay vì những nguyên nhân, lợi ích khác nhau, những lý do đều mang tính khoa học, nhân văn và khách quan từ cộng đồng và xã hội chứ không phụ thuộc vào bản chất, lời nói, tính cách của con người. Hành vi xúc phạm, đả kích việc ăn chay của một số thành phần ngoài việc xuất phát từ lợi ích cá nhân thì bên cạnh đó, tư duy cảm tính, bản chất không thiện cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cái nhìn phiến diện, đi ngược lại xu hướng mà con người đang hướng đến, điều đó cho thấy hành động lệch lạc về nhận thức, lệch lạc về đạo đức, duy ý chí chủ quan sẽ dễ tạo nên xung đột trong xã hội, tạo ra khẩu nghiệp cho chính bản thân mình.

                                                                                            


Võ Đào Phương Trâm

Pháp danh An Tường Anh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2020(Xem: 13481)
Mô Phật- Xin thầy giảng giải về sự khác nhau giữa Phước đức và Công đức? - Công đức là sự xoay nhìn lại nội tâm,(công phu tu hành) dùng trí sáng suốt, thấu rõ sự thật, dứt trừ mê lầm phiền não. - Công đức có thể đoạn phiền não, có thể chứng được bồ đề, còn phước đức thì không. Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người… - Phước đức không thể đoạn phiền não cũng không thể chứng bồ đề, chỉ có thể mang đến cho bạn phước báu. “Do đó chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng công đức và phước đức.”
12/07/2020(Xem: 8350)
Mẹ từ giã cõi đời vào những ngày cuối năm biến không khí đón tết vui tươi giờ đây càng thêm lặng lẽ. Nhìn Cha già ngồi niệm Phật, cúng lễ phẩm mỗi ngày 3 lần cho Mẹ, trông ra phía trước sân những chậu vạn thọ hoa đã nở tròn, khiến tôi càng thấy buồn và nhớ Mẹ nhiều hơn. Tôi ngồi xem mấy món đồ Mẹ để lại được đựng trong chiếc hộp gỗ đã bạc màu, lòng tôi cảm xúc dâng trào khi nhìn thấy xâu chuỗi bằng hạt bồ đề tự tay tôi làm và những lá thư tôi viết gởi về thăm Mẹ cũng như những bài thơ võ vẽ tập làm từ tuổi ấu thơ. Những bài thơ từ khi tôi viết đến khi Mẹ qua đời đã gần hai mươi năm, tưởng chừng đã hư mất thuở nào nhưng được Mẹ gói trong mấy lớp bao ni lông thì giờ đây cũng đã ố vàng. Đây là rất ít số bài thơ còn sót lại trong thời tuổi thơ của tôi. Cảm xúc nhớ Mẹ dâng trào theo từng câu chữ, những kỷ niệm thuở ấu thơ bên Mẹ hiền đầm ấm, hồn nhiên, hạnh phúc biết bao. Đặc biệt, “Đôi Gánh trên vai Mẹ” là một trong những hình ảnh thiêng liêng của cuộc đời và là nguồn động lực vô cùng lớn
03/07/2020(Xem: 4814)
Trong cuộc sống hiện thực có rất nhiều người không hề biết trân quý một cái bánh bao, một bát cơm, một tờ giấy hay một ly nước. Họ cho rằng bỏ đi một chút thức ăn, nước uống cũng chỉ là chuyện nhỏ mà thôi. Nhưng, hôm nay chúng ta lãng phí một chút, ngày mai lại lãng phí một chút, cả một đời tích cóp lại sẽ là một con số không nhỏ.
26/06/2020(Xem: 4352)
Có vẻ như con người thời nay càng lúc càng trở nên lười biếng, thụ động; nhất là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học, truyền thông liên mạng. Tin học đã đem con người khắp hành tinh gần lại với nhau, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chính nó bị con người lạm dụng để bóp méo, biến dạng sự thực cho những mục tiêu bất chính của cá nhân, bè phái. Kỹ nghệ thông tin toàn cầu ở thế kỷ 21 đã cung cấp phương tiện nhanh chóng và thuận lợi cho người dùng đến nỗi từ lời nói, hành động, cho đến ý nghĩ... người ta phó mặc hoặc mượn người khác nói giùm, làm giùm, thậm chí suy nghĩ giùm. Nghĩa là khỏi cần phải xét lại xem thông tin trên mạng có đúng không, lời nói của người kia có đáng tin không, hành động của người nọ có thật không. Thông tin nào không thuận với ý kiến, quan điểm của mình thì lập tức bác bỏ, cho rằng tin giả, không cần kiểm tra sự thật; thông tin nào hợp ý nghĩ, lập trường của mình thì tin ngay, khỏi cần biết có hợp lý hay không trên thực tế.
24/06/2020(Xem: 10366)
Là người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi. Trong hơn 7 tỷ người trên toàn thế giới , thì loài người chúng ta có thấm gì đâu so với loài súc sanh, chỉ một loài kiến thôi , thì loài người chúng ta đã không sánh bằng , huống gì các loài côn trùng nhỏ khác cho đến loài lớn trong trái đất này; Thế mới biết sự nguy hại đến cỡ nào trong vòng luân hồi sinh tử. Đức Phật dạy chúng sanh sau khi chết, số người sinh lên cõi người và trời thì ít như sừng bò, chúng sanh sinh vào cõi khổ thì nhiều như lông con bò là vậy .
20/06/2020(Xem: 7062)
Mẹ ơi ! nỗi cảm niềm thương Con về thăm lại mảnh vườn ngày xưa Vu Lan, hoa nở dậu thưa Hương thơm biết mấy nắng mưa tạo thành Đây rồi, gốc khế gốc chanh Ươm trời vào đất cho xanh thuở nào.
12/06/2020(Xem: 2913)
Sau một ngày mệt nhoài trong, ngoài việc Đạo, việc đời tôi thường tìm đến thứ vui âm nhạc để thả hồn lâng lâng theo những giọng hát mà mình cảm thấy rất là ... còn mãi với thời gian . ( dù đôi khi là những bài hát tình cảm lãng mạn ) Chợt nhớ đến lời của HT Thích Thiện Trí thường gặp trong những bài pháp thoại “ Tăng sĩ xuất gia hành đạo cũng phải là những diễn viên thật đại tài không phải chỉ ở trí tuệ sâu sắc có được mà còn vào hình tướng oai nghi tế hạnh “ Trong mùa đại dịch này, phải nói là có một điều lợi ích cho người muốn tu học Phật Pháp là các giảng sư uyên bác đã xuất hiện trên YouTube hoặc qua Livestream và tuỳ theo căn cơ cao thấp của mình người tu học có thể cảm thông và tiến tu .
04/06/2020(Xem: 7166)
HOA VẪN NỞ-TÂM KINH MẶT TRỜI của Hoà Thượng THÍCH THIỆN ĐẠO do Nhà xuất bản HỒNG ĐỨC ấn hành Tháng 4- 2020 đúng vào Mùa Khánh Đản Phật lịch 2546 . Đóa hoa nơi HOA VẪN NỞ là một đóa hoa ẩn dụ; và DỤ là một trong mười hai thể loại kinh điển Phật giáo . Hoa trong HOA VẪN NỞ là : “ Đóa hoa tình thương và giác ngộ,là hương vị của chánh pháp “. Là tinh hoa tư tưởng Phật giáo . Tác phẩm HOA VẪN NỞ chia làm ba phần, mỗi phần căn bản đều là những pháp thoại ngắn gọn, súc tích. Mỗi pháp thoại được ghi một chữ số . Nội dung tư tưởng mỗi phần tương dung, tương nhiếp, tương liên lẫn nhau; … Vì thế , cần thiết có những dẫn nhập cho một số những chủ đề bàng bạc trong HOA VẪN NỞ .
02/06/2020(Xem: 8632)
Sáng thức dậy mở cửa nhìn ra đường thấy cảnh nhiều người qua lại tấp nập, xe cộ dập dìu xuôi ngược không hề ngưng như dòng nước chảy mãi không dứt; dòng đời cũng chỉ như thủy triều lên xuống mỗi ngày hai lượt liên lỉ kéo dài. Quan sát dòng người tất bật di chuyển ấy ta có thể tạm phân ra hai thành phần: thành phần khá giả và thành phần nghèo khó qua cách ăn mặc và phương tiện giao thông của họ rất dễ nhận ra. Có khi nào quí bạn tự hỏi tại sao nhìn số đông người lại biết thừa hay thiếu?
31/05/2020(Xem: 12966)
Nhà Thơ Phật tử Tánh Thiện Thế Danh: Đoàn Phước Sinh năm Ất Mùi (1955) tại Sài Gòn, Việt Nam Vãng sanh lúc 10:50am ngày 1/4/ Canh Tý (23/5/2020 tại Dalas, Texsas, Hoa Kỳ Hưởng thọ: 66 tuổi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]