Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hai Giờ Quý Giá Bên Hòa Thượng Thích Giác Quang

09/04/202315:39(Xem: 4167)
Hai Giờ Quý Giá Bên Hòa Thượng Thích Giác Quang



ht giac quang 1

Tôi nhận được bản thảo cuốn sách “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang dày 500 trang và tôi đoc sơ ngay lập tức bản thảo này. Thú thật rằng là người đọc nhiều, nhưng ngay cả với tôi, nhiều điều được Hòa thượng giảng giải ở đây, bây giờ tôi mới hiểu, hoặc hiểu đúng. Bản thân tôi, dù mới tu tập chưa lâu nhưng vẫn thấy rằng rất nhiều người dân đất Việt, kể cả các Phật tử, nhất là miền Bắc, đang hiểu sai về Đức Phật và các giáo lý của Ngài. Hiểu sai một cách nghiêm trọng, thậm chí đang làm ngược lại cả những gì Đức Phật dạy. Vậy nên tôi đang cố công biên soạn cuốn sách hỏi đáp đơn giản và cơ bản nhất về Đức Phật và đạo Phật. Mừng thay, có bản thảo cuốn sách giá trị này, tôi hơn vớ được vàng.

Tôi thu xếp thời gian quyết từ Hà Nội bay vào Sài Gòn và tìm đến gặp trực tiếp Hòa thượng Thích Giác Quang. Thầy ở tỉnh Đồng Nai không xa Sài Gòn lắm nên việc đến thăm, đảnh lễ Hòa thượng cũng thuận lợi. Vậy là tôi quyết định đưa theo 4 học trò đến gặp Hòa thượng, cũng mong các trò thêm thiện duyên để tăng bồ đề tâm, quyết chí tu hành hơn nữa.

Chúng tôi đến tu viện Quan Âm thì trời đổ mưa. Em Bích Liên, Giám đốc văn phòng Thái Hà Books TP HCM vào hỏi thăm quý thầy trong tu viện để đến gặp Hòa thượng theo hẹn trước. Rồi chúng tôi bước vào. Hòa thượng Thích Giác Quang đón chúng tôi từ cửa.

Bất ngờ đầu tiên của tôi rằng nơi ở của Hòa thượng quá đơn giản. Một căn phòng nhỏ, đơn sơ nằm phía trong cùng của dãy nhà cấp bốn. Tôi hơi giật mình vì không nghĩ đây là phòng của một Hòa thượng nổi tiếng, phó ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai, đã viết trên 40 đầu sách, thường xuyên đi giảng Pháp.

Khi chúng tôi đến thì điện mất. Hòa thượng mở cửa sổ cho chút ánh sáng cuối ngày của trời đang mưa lọt vào. Các quý thầy mang đến một chiếc đèn nạp điện. Thầy trò ngồi trong bóng tối không nhìn rõ nhau lắm. Rồi thêm 1 chiếc đèn nữa, lại 1 chiếc nữa được bổ sung. Ánh sáng tăng dần. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã quen với bóng tối. Quả thật, thầy trò nói chuyện với nhau rất thân mật và ấm cúng nên tôi cũng không quan tâm đến chuyện sáng tối. Tôi chỉ muốn tận dụng tốt nhất quãng thời gian hiếm hoi này để bên Thầy, để hỏi Thầy một số thứ, để mong Thầy hướng dẫn thêm về tu tập, nhất là để cho 4 trò đi theo được lợi ích cao nhất. Một lần gặp là một lần khó mà.

Tôi bị cuốn hút bởi nụ cười rất tự nhiên, giòn tan, đầy năng lượng từ Hòa thượng Thích Giác Quang. Nụ cười của Thầy phúc hậu lắm, đẹp lắm, thật không thể tả được. Nụ cười hiền hậu ấy tỏa ra từ khuôn mặt tràn đầy từ bi của Thầy. Nói thật tôi chỉ muốn ngồi mà ngắm khuôn mặt ấy, nụ cười ấy mà thôi. Các học trò của tôi như bị hút hồn. Em Hoài, biên tập viên, hoàn toàn bị cuốn hút. Sau này, trên đường về, em tâm sự rằng chưa từng gặp một vị tu sỹ nào phúc hậu và tràn đầy từ bi và năng lượng như vậy.

Chúng tôi ngồi nghe Hòa thượng Thích Giác Quang nói chuyện và giảng giải mà đi từ hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Điều đơn giản nhất là các từ sử dụng cho cơ sở thờ tự và tu học của Phật giáo như chùa, tu viện, thiền viện, tịnh xá, tinh xá, tăng xá, ni viện, thiền tự, tịnh thất, niệm Phật đường, cổ tự, tổ đình được Hòa thượng giảng rất dễ hiểu và rõ ràng. Chúng tôi giờ đây biết rõ rằng tinh xá là nơi cất giữ kinh sách giống như tàng kinh các. Các em đồng nghiệp đến bây giờ mới hiểu rằng tu viện là nơi mà các quý tăng và ni của Phật giáo Tịnh độ tu tập (giống như thiền viện của bên thiền tông và tịnh xá của phái Khất sỹ). Tôi cũng không thể tin nổi rằng nơi chúng tôi đang ngồi – Quan Âm tu viện có đến 280 quý tăng và ni đang thường trú tu học. Tôi phải hỏi lại Hòa thượng Thích Giác Quang đến 3 lần vì sợ mình nghe nhầm, hoặc tưởng đây là trường hạ để quý thầy quý sư cô đang an cư kiết hạ.

Tôi cũng giật mình: Hình như ngoài miền Bắc, vốn dĩ Tịnh độ phát triển rất mạnh nhưng chưa có một tu viện nào. Tôi hình như chưa biết đến một ngôi chùa hay cơ sở tu tập và thờ tự nào ở ngoài Bắc mà có đến mấy trăm nhà sư tu học như ở đây. Tôi nhắm mắt lại và tưởng tượng ra rằng nếu 280 nhà sư này mà ra hoằng pháp ngoài miền Bắc thì tuyệt vời biết nhường nào, bởi ở ngoài miền bắc của chúng tôi , ít chùa có trên 10 nhà sư. Thậm chí có quý sư phải trụ trì đến vài ngôi chùa.

Tôi giật mình quay lại câu chuyện của Hòa thượng Thích Giác Quang về lý do tại sao thầy lại đắp y vàng theo phái Khất sỹ. Hóa ra thầy của Hòa thượng là huynh đệ với Tổ sư Minh Đăng Quang. Và thế là tôi lại được nghe thêm một lần nữa về vị Tổ sư phái Khất sỹ tuyệt vời này, lại được biết thêm, nhớ thêm về những điểm ưu việt của phái Khất sỹ rất Việt Nam. Phải nói rằng tôi đã từng nghe Hòa thượng Thích Giác Toàn, rồi ni trưởng Thích Giác Liên nói chuyện về phái Khất sỹ và về tổ sư Minh Đăng Quang, nhưng những lời từ Hòa thượng hôm nay rất lạ, rất ấn tượng, rất đặc biệt.

Phần tiếp theo chúng tôi được hiểu thêm về ngài thiền sư Nguyên Thiều. Thiền sư Nguyên Thiều là một thiền sư người Trung Quốc, thuộc phái Lâm Tế đời thứ 33, sang Việt Nam truyền đạo vào nửa cuối thế kỷ 17. Hóa ra thiền sư là vị Tổ truyền phái Lâm Tế vào Miền Trung Việt Nam đầu tiên. Nói thật rằng tôi chỉ biết đến phái Lâm Tế Liễu Quán ở Huế chứ ít biết về phái Lâm Tế ở đàng trong này. Nhờ Hòa thượng Thích Giác Quang mà chúng tôi biết hơn về thiền sư Nguyên Thiều. và có lẽ tôi sẽ cần nghiên cứu, cần đọc thêm nhiều về vị Thiến sư mà tôi ít biết này.

Điểm chú ý nhất đối với các bạn trẻ tháp tùng tôi trong chuyến thăm và đảnh lễ Hòa thượng Thích Giác Quang là nghe Hòa thượng giảng về câu “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”, trong 4 câu kệ trong kinh A Hàm “Thiên thượng thiên hạ; Duy ngã độc tôn; Nhất thiết thế gian; Sanh lão bệnh tử” tức dịch là “Trên trời dưới trời; Ta là trên hết; Tất cả thế gian; Sanh già bệnh chết”.

Những người chưa học Phật hay học chưa sâu thường hiểu rằng chữ “ngã” ở đây ám chỉ Đức Phật, rằng chỉ có Đức Phật là bậc đáng kính, đáng được tôn sùng nhất. Vì Ngài đã giác ngộ hoàn toàn, đã giải thoát hoàn toàn, đã thoát khỏi vòng luân hồi sinh già bệnh chết. Thật là tội nghiệp cho Đức Phật bị chúng sinh si mê hiểu sai. Mà nếu đúng vậy thì Ngài quá tự phụ.

Chúng sinh vô minh thường cho rằng ta là trên hết, cái ngã là chúa tể. là trường tồn, là vĩnh cửu nên sinh ra mê chấp, yêu mến cái thân này. Ta luôn bênh vực cho cái ta, bảo vệ cái ta và những gì thuộc về ta. Đức Phật là người đã chỉ ra rằng cái ta đó là bản ngã, là vọng ngã, rằng thân này là giả, là giả hợp. Có duyên thì hội tụ, hết duyên thì tan.

Đức Phật nói về cái chân ngã, cái ngã bất sinh bất diệt, cãi ngã giác ngộ. Rằng chính ta quyết định đời sống của ta, không ai có thể làm cho ta giàu lên hay nghèo đi, hạnh phúc hay bất hạnh. Chính ta tự quyết định có điều phục tham, sân, sy để tiến đến Niết bàn hay không. Nếu ta không tu thì ta sa đọa và tự dẫn mình vào 3 đường ác. Chính câu nói này cũng giúp ta, người đọc, người nghe thức tỉnh, tự giác, tự ngộ về giá trị làm người. Chúng ta hiểu rằng trên trời dưới trời này, đời sống của con người có giá trị tự mình định đoạt. Vậy nên ta nên dành thời gian tìm hiểu giá trị của chính mình chứ đừng tốn công tốn sức tìm những giá trị nằm ngoài con người mình.

Hòa thượng cũng giảng cho chúng tôi rõ thêm về tứ nhiếp pháp: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Đây là bốn pháp quan trọng để nhiếp phục chúng sinh, thu phục lòng người. Thật là quý giá.


ht giac quang 2



Nhờ Hòa thượng Thích Giác Quang, chúng tôi mới hiểu rõ hơn về Tịnh độ Non Bồng, về Linh Sơn Phật giáo, về thầy tổ của Hòa thượng. Hòa thượng còn bảo chúng tôi, nếu muốn thầy có thể đưa về thăm tổ đình nơi Bà Rịa Vũng Tàu. Tôi đồng ý ngay và muốn đi cùng Hòa thượng ngay thứ 7 và chủ nhật tuần này. Tiếc thay, khi xem lại lịch, cả thứ 7 và chủ nhật Hòa thượng đều có việc bận với sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai và 1 khóa tu đã ấn định trước. Hòa thượng dặn tôi liên lac lại qua điện thoại. Tôi chắp tay và thực sự mong muốn cùng được về tổ đình với Hòa thượng trước khi về lại Hà Nội.

Trời đã tối hẳn. Điện đã có từ cách đây 1 giờ đồng hồ. Hóa ra chúng tôi đã ngồi bên Hòa thượng Thích Giác Quang 2 tiếng. Thời gian bên Hòa thượng 2 tiếng thì có đến quãng một tiếng mất điện, ngồi trong bóng tối và 1 tiếng có ánh sáng. Trong 2 tiếng ấy chúng tôi học được nhiều lắm. Cái được nhiều nhất có lẽ là học phong thái điềm đạm, nhẹ nhàng, phúc hậu từ Hòa thượng. Cái được nhiều nhất là thực thấy một trí tuệ lớn, những hiểu biết cao mà đơn giản, được bên một người Thầy đáng kính.

Tiễn chúng tôi, Hòa thượng Thích Giác Quang đứng ngoài sân nói chuyện khá lâu. Thầy giới thiệu sơ về Quan Âm tu viện và việc tu hành của 280 quý tăng ni tại đây.

Chúng tôi ra về mà lòng xốn xang. Chúng tôi mang theo mình một gia tài quý giá, một kho lương khô để ăn dần. 5 thầy trò chúng tôi ai cũng hoan hỷ, nhất là các em Bích Liên, Nguyên Minh, Hoài và Công. Tôi thì nghĩ đến duyên lành có cơ hội xuất bản và tái bản kho tri thức của Thầy. Rồi đây chúng sinh sẽ được đọc những gì Thầy giảng, để dần bớt vô minh, để giác ngộ từng bước, để giải thoát từng phần.

Một ý nữa mà tôi không thể không viết ra ở cuối bài này, rằng tôi và bạn chắc chắn đã từng nghe đến “thiền - tịnh song tu” đúng không ạ. Tuy nhiên, bây giờ bạn sẽ được biết, giống như tôi hôm thứ 5 vừa rồi, rằng chính Hòa thượng Thích Giác Quang là người đang cổ súy rất mạnh mẽ cho môn phái này. Nếu bạn muốn tu theo pháp môn này, nơi mà bạn cần tìm đến là Quan Âm tu viện, người mà bạn cần gặp nhất chính là người Thầy đáng kính mà chúng tôi đã có may mắn mới được gặp trong quãng 2 tiếng đồng hồ quý giá. Nếu đường xá xa xôi quá, xin bạn chuẩn bị đón đọc cuốn sách quý, đảm bảo rất thiết thực với tựa đề “Phật pháp vấn đáp”. Và bạn cũng sẽ thấy Hòa thượng rất rõ trong đó.

Trong não tôi lúc này đây đang vang lên những vần thơ, những câu kệ, với lòng biết ơn Hòa thượng Thích Giác Quang và hơn 100 phút quý giá:

“Việc đời nên gác để ngoài tai

Việc đạo nên chăng vẫn học hoài

Giáo pháp ngàn xưa còn vang đó

Tánh chân thường trụ kiến Như Lai”.

TS Nguyễn Mạnh Hùng

Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty sách Thái Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/06/2017(Xem: 16077)
Trúc Thiên là một khuôn mặt đặc biệt, nổi bật lên giữa bầu trời văn nghệ Miền Nam, trước năm 1975 tại Sài Gòn. Lấp lánh hào quang thiền học sáng ngời, long lanh ánh chớp thi ca rực rỡ trên những trang thơ văn súc tích, hay những bản dịch thuật, giới thiệu các tác phẩm thâm thúy, kỳ diệu của Bồ Đề Đạt Ma, Huyền Giác, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Suzuki, Krishnamurti…
14/05/2017(Xem: 4279)
Như Lai dạy : ở khắp trong trời đất Không gì hơn, “không ai sánh bằng Ta” Nay kỷ niệm ngày Đản Sanh Đức Phật Con học ôn những đạo lý sâu xa. Nào ai biết : Ta là ai vậy nhỉ?
07/05/2017(Xem: 12757)
Dịch thơ vốn là chuyện khó. Dịch thơ chữ Hán của một đại thiền sư khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử tại Việt Nam là Tổ Sư Trần Nhân Tông (1258-1308) lại còn vô vàn khó khăn hơn nữa, bởi vì thơ chữ Hán của Thiền SưTrần Nhân Tông ngoài phẩm chất văn chương trác việt còn chứa đựng nội dung uyên áo của Thiền, của Phật Pháp.
01/05/2017(Xem: 5375)
Giới thiệu sách ”Hoàng đế ASOKA: từ Huyễn thoại đến sự thật”
28/04/2017(Xem: 15819)
Trong cuộc sống con người, không phải lúc nào cũng may mắn, suôngsẻ, có khi người ta đứng trên đỉnh vinh quang nhưng cũng có khi rớt xuống bùn. Vẫn có câu: Khi con chim còn sống, nó ăn kiến. Khi chim chết, kiến ăn nó. Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này, vì những hành vi đó đều quay ngược lại với ta.
21/04/2017(Xem: 10628)
Sao lại soi trăng tìm vết cũ Mà không là vết cũ trăng soi Nhân ảnh mờ sương phảng phất non đoài Nghiệp thức đó dõi theo từng gót ngọc
16/04/2017(Xem: 10752)
Trong kho tàng thi ca cổ điển Việt Nam, Trần Nhân Tông là nhân vật lịch sử rất đặc biệt: Ngài không chỉ là một bậc minh quân lỗi lạc hiếm có, mà còn là một vị thiền sư đã liễu ngộ Phật pháp (được người đương thời tôn xưng là Điều Ngự Giác Hoàng hay Phật Hoàng, trở thành vị tổ sáng lậpdòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử của Phật giáo Việt Nam), đồng thời, cũng là một nhà thơ lớn của dân tộc.
11/04/2017(Xem: 6456)
Khác với hầu hết những cộng đồng sắc tộc tại Úc Châu, người Việt đã đến đây thật đông đảo trong một thời gian tương đối ngắn, khi mà xã hội văn hóa đa nguyên của đất nước định cư nầy hãy còn trong tình trạng non trẻ. Sự hiện diện của một cộng đồng thiểu số Châu Á mà hình dáng bên ngoài dễ nhìn thấy dễ nhận dạng, đã là một thách đố lớn lao cho giới lãnh đạo chính trị tại Úc, và sự bao dung của công chúng Úc nóí chung. Trong sự thiếu vắng của các cơ sở yểm trợ lúc khởi đầu, người Úc gốc Việt đã học hỏi phương cách thích nghi vào môi trường văn hóa xã hội mới để trở thành một cộng đồng sinh động, có nhiều đóng góp vật thể và phi vật thể cho nước Úc.
06/04/2017(Xem: 5438)
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô Nhậm vận thịnh suy vô bố uý Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
02/04/2017(Xem: 4748)
Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long là một nhóm đặc thù trong cộng đồng Việt-Úc mà Tập san được xuất bản và phát hành mỗi năm lại còn là một nét riêng hiếm có trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Ngọc Hân tiếp xúc với hội trưởng sáng lập và đương nhiệm, trưởng ban kỹ thuật và một bỉnh bút bên ngoài tổ chức để tìm hiểu về động cơ thành lập, tiến trình phát triển và tương lai của Nhóm và Tập San nghiên cứu trong xã hội văn hóa đa nguyên Úc Châu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]