Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài cảm nghĩ khi đọc Tuyển Tập Thơ “MỘT THOÁNG MÔNG LUNG”của HT Thích Minh Hiếu.

02/04/202306:16(Xem: 4259)
Vài cảm nghĩ khi đọc Tuyển Tập Thơ “MỘT THOÁNG MÔNG LUNG”của HT Thích Minh Hiếu.

mot thoang mong lung-2023

Cảm xúc sau khi đọc
"Một Thoáng Mông Lung" của HT Minh Hiếu


"Một Thoáng Mông Lung" để lại đời
Bước chân thiền khách đến nơi nơi
Darwin vẫn nhớ bao thời Pháp
Bốn xứ còn lưu Thiền Viện ngôi
Một bát thực hành hạnh Khất Sĩ
Ngàn nhà tuyên giảng Đạo cao vời
Nhiên Đăng tỏa sáng ngời Chơn Lý
Rạng ánh Minh Quang tỏ đất trời


Kính tặng Thi sĩ Nguyệt Tử
Tâm Quang
Brisbane Mạnh Đông 2023


***

Vài cảm nghĩ khi đọc
Tuyển Tập Thơ
“MỘT THOÁNG MÔNG LUNG”
của HT Thích Minh Hiếu.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch HT Thích Minh Hiếu, còn có bút danh thi sĩ Nguyệt Tử.

 

Từ năm 2000 con đã nghe nhiều pháp thoại do Ngài thuyết giảng khắp năm châu và hiện nay vẫn còn lưu giữ hơn 50 MP3 và con thường nghe lại khi cần thông hiểu hơn một tiêu đề nào cho thật rõ ràng, qua những bài pháp thoại đó đôi khi HT xen vào những bài thơ của Trụ Vũ hay những nhà thơ Phật Giáo có tầm vóc, và đôi khi những bài thơ hồi ức của Ngài vào lúc ra trường tốt nghiệp cao đẳng Phật Học 1992.

 

Những tưởng …một Phật tử còn sơ cơ như con làm sao có thể hiểu được chút nào tâm tư của một danh tăng nhưng có lẽ với một chút túc duyên nào của ngày trước nên con yêu thơ và nhạc tiền chiến lắm và từ đó  bước vào thơ Phật Giáo và hôm nay cũng nhờ đại duyên đọc được lời giới thiệu của TT Thích Nguyên Tạng về Tuyển Tập Thơ của Ngài nên  con đã xin phép TT Nguyên Tạng,  Chủ biên Trang Nhà Quảng Đức được trình bày đôi dòng cảm tưởng của con và Thầy đã ban cho đặc ân này.

 

Thú thật, không hiểu sao ngay khi được chấp thuận con đã bỏ hết một đêm nghiền ngẫm và say mê qua suối nguồn thi ca của Ngài  tuôn chảy bằng tâm tình của một người học trò những suy tư thật đơn giản nhưng chất chứa  ấn tượng sâu sắc về Đạo, về tình người và những thao thức băn khoăn chuyển từ giai đoạn Sa di trong sự chăm lo bảo bọc của Sư Ông Giác Nhiên đến ngày hành đạo hoằng pháp khắp nơi và thành lập nhiều tự viện tại nhiều tiểu bang Úc Châu cũng như những lời sám hối trong điếu văn tiễn đưa sự ra đi của bậc ân sư vĩ đại đến một người cha nơi viễn xứ ( HT Thích Như Huệ và lời chúc khánh tuế Tăng giáo trưởng Thích Huyền Tôn bằng tuổi cha Ngài) cho đến những pháp lữ cùng quê hương nơi dòng sông Hoài và sông Thu Bồn hội tụ (HT Thích Bảo Lạc) và nhiều nhiều nữa trong tinh thần của một thành viên trong Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTN Hải Ngoại tại Úc Châu và Tân Tây Lan.

 

Thật vậy những gì TT Thích Nguyên Tạng đã giới thiệu và nhận xét đều quá chính xác và thật đúng, bất cứ đọc giả nào xem qua cũng nao nao xao xuyến tấc lòng ( kính mời xem trong trang) và con xin không nhắc lại để tiếp tục đi vào những vần thơ khác còn lại mang giáo pháp Như Lai nhưng  thắm đượm chất uyên áo.

 

Và như Lamartine đã nói “ Thơ là một sự an ủi tâm hồn mình bằng tiếng khóc nức nở của một quả tim “. những lời thơ Ngài theo thời gian đã đi từ “ Nghĩ về tổ ấm” mà bất cứ chúng sinh hữu tình nào cũng  thao thức trăn trở với dôi dòng tâm sự:” Ai đã từng đi trong mưa gió bão bùng mới thấy được giá trị thực sự của túp lều nhỏ ven đường. Đối với biển cả Phật pháp mênh mông vi diệu, bốn năm học ngắn ngủi chưa phải là sự thành tựu thoả mãn của một thế hệ trẻ đang khao khát chuyển mình. Thông thường nền tảng cho một cuộc sống vững chắc, bước đầu thường được xây dựng bởi một sự tập hợp nhận thức căn bản và tiếp tục vươn lên đỉnh cao của lý tưởng sống. Trong bối cảnh lịch sử và sự ra đời kịp thời của một ngôi trường nhỏ bé, vẫn tiềm tàng một sức bật mạnh mẽ cho biết bao tư tưởng siêu việt ở tương lai. Có thể nói đó là đường hướng giáo dục của Trường Cao cấp Phật học buổi ban đầu. Giữa dòng đời bão tố và gió bụi, Tăng ni sinh có thể tự hào về tổ ấm của mình”

 

Cho đến “Cuộc hành trình bất tận “  Sư Phụ xin lỗi cuộc Đời (trong đó có tất cả những học trò) trên hành trình bất tận nầy SP đã không đơn lẻ mà ra đi, SP đã chịu ơn của rất nhiều người trong suốt cả đời người của mình... SP đã thọ nhận vô lượng ân tình, từ: bóng mát của Cây xanh, ngọt ngào của Suối nguồn, sự vững chãi của Núi rừng và cái thong dong của đám Mây trắng bồng bềnh vô định. Sự yếu kém của SP là không muốn biết trước ngày mình ra đi trong thân phận làm kiếp con người (dù ngày đó rất gần và thấp thoáng đâu đây... ) cơn mê vô minh vẫn còn chập chùng muôn lối mộng. Đối với SP thời gian bất tận và thế giới Vĩnh hằng chỉ là một thể không rời nhau, SP không muốn biết trước ngày mình đi vì hành trình nầy vô tận mà... có biết trước mình đi đâu hay về đâu, thì cũng ở trong cái ngút ngàn tháng năm nầy...; có biết mình ở đâu... chốn nào, thì cũng không ra ngoài cái càn khôn vũ trụ nầy.

 

Nhưng đâu đó người đọc sẽ thổn thức như thổn thức cho chính mình qua những tựa đề của các bài thơ mang tên Nhân Duyên, Mộng Túy, Đi tìm vị trí, Nói với Mẹ, Ân Truyền, Tâm sự ....

 

Kính xin trích dẫn vài câu cuối trong bài “Mộng Túy”:

 

Ai tìm chi, trọn kiếp tu

Cho trần gian bỗng thiên thu thế này.

Nhấp chung thế sự giả say

Mảnh tàn y khoác, ăn mày cửa không.

Cho môi trọn kiếp vẫn hồng

Cho nhân sinh vẫn sắc không hững hờ

Cho tình vẫn đẹp màu thơ,

Cho ta tan biến, mong chờ cõi hư...

 

Ngày hè trên quê hương 06/22 NT

 

Vài câu thơ tuyệt vời khi “Tâm Sự”:

 

Tôi đã lang thang rồi mấy độ

Là con thuyền chưa định bến tương lai

Chiều hôm nao cô đơn trên biển phố...

Sáng âm thầm lạc lõng giữa mù sa

Khoác chiếc áo hóa thành thần tượng

Tôi mỉm cười cay đắng đầu môi

Đời nhìn ta muôn màu ảo tưởng,

Ai hiểu mình vẫn mãi đơn côi...?

Tôi muốn nói cùng em một điều đơn giản

Rằng trong tôi ngàn mạch máu tuôn tràn

Tim vẫn đập dâng lên nguồn lãng mạn

Đâu phải là tượng đá dưới trăng sao

Chưa bao giờ, tôi một lần dối gạt

Dù trần gian biết bao kẻ hiểu lầm....

 

 

Hãy nghe “Đi tìm vị trí “ để thấy mình cũng từng hòa điệu với thi sĩ  

 

Thượng đế hỡi, cho tôi xin được hỏi

Đừng trả lời để tôi mãi phân vân

Trước vũ trụ con người sao bé nhỏ

Mà tâm hồn dào dạt sóng yêu thương...

Mỗi một người có một tên riêng biệt

Giữa dòng đời bên vị trí tương quan

Như những loài hoa màu sắc dịu dàng

Nhưng tên gọi - hương thơm mỗi loài mỗi khác

Như bà mẹ dịu hiền trầm mặc

Lắng lòng nghe tâm sự của con yêu

Bao ân tình, bao kỷ vật chắt chiu.

Thành huyền ảo và mang đầy nhựa sống....

 

Đọc giả như thấy mình cũng chứa bao vạn tình chất ngất tromg 4 câu thơ của bài “Một” sau đây:

 

Một bát càn khôn chứa vạn tình

Một đời du sĩ gót phiêu linh

Một lần tao ngộ đời sương khói

Một thoáng là bao... vạn kiếp sinh.!

Sydney 18

 

Lời kết:

 

Kính bạch Hòa Thượng,

 

Con muốn trích từng câu thơ trong mỗi bài con tâm đắc và chắc chắn sẽ dài hơn 184 trang mà Tuyển Tập Thơ đã ấn hành, kính xin dành lại cho quý đạo hữu tự mình khám phá.

 

 Trộm nghĩ:

 Nhân loại đang cần đến rất nhiều giá trị tâm linh mang tính sinh tồn. Đó là một trái tim biết yêu thương, một tâm hồn hào sảng, một khả năng hy sinh và trên hết, chính là những hiểu biết đúng đắn. Từ đó, công việc tối trọng của chúng ta là những nỗ lực tự tu và tiếp dẫn người khác có được sự tu dưỡng và hoán chuyển nội tâm mình là bổn phận quan trọng nhất trong đời sống chúng ta.

 

 Và phải chăng những vần thơ mang tính chất đạo lý sẽ giúp đời sống hướng đến sự thăng hoa tâm linh không hề dành riêng cho bất cứ ai hết. Nó chính là phản ứng tất yếu và cần thiết cho đời sống của mỗi người.

 

Cuộc đời là một chuỗi ngày vật lộn với những lượn sóng, mà cái sóng nó đang có, nó đầy ắp trên mặt đất, nó đang ở quanh ta trong bầu trời mênh mông- Thế nhưng, con người vẫn khát khao, vẫn tìm kiếm luẩn quẩn trong dòng thời gian hữu hạn của kiếp nhân sinh mà ngọn sóng thời gian vẫn mài miệt vỗ rì rào xoá đi những vết hằn trên bãi cát hoang vu vơ,

 

Phải chăng những vần thơ của Thi sĩ Nguyệt Tử đã  trình bày hoàn toàn phù hợp với   những bài pháp thoại của HT Giảng Sư Thích Minh Hiếu từng nhắn nhủ cho các đệ tử rằng:

 

Cuộc sống là bài toán khó mà đáp số không thể tìm thấy trong đó vì nó chỉ ở trong lòng bạn càng đối mặt với những vấn đề phức tạp, TÂM sẽ càng cần phải giản dị .

 Đó chính là cái Tâm mà Đức Phật chỉ dạy: “Hãy làm một người độc hành trên con đường này. Hãy trân trọng sự thực hành pháp. Khi bạn thực sự trân trọng nó, bạn  sẽ dành đủ nhiệt tâm, thời gian, sức lực…mọi thứ cho nó. Khi ấy bạn mới xứng đáng với pháp, xứng đáng với một cuộc sống bình an và trí tuệ. Với chámh niệm chúng ta, những đứa con của Ngài hãy cố gắng lên và mạnh mẽ lên, hãy thực sự nương tựa vào chính mình . Đừng nương tựa vào bất cứ một nơi nào khác.

 

 Và hãy “Tùy duyên bất biến “ ....như Thi sĩ Nguyệt Tử đã bày tỏ  trong Diệu Pháp Liên Hoa ( Hương Sen  Mùa Hạ )

 

Lang thang mấy độ phong trần

Hôm nay về giữa trong ngần ánh trăng

Thì ra vạn kiếp trôi lăn

Tỉnh ra chớp mắt, bàng hoàng sát na...

Ta từ làm Phật, làm ma

Gã cùng tử cũng chính là Như lai

Đông về lạnh giữa cành mai

Hạt châu vô giá đã cài áo xưa...

Tòng lâm đẫm ngát hương thừa

Cỏ cây lịm ngọt suối mùa Tào khê

Đò chiều lãng đãng sông mê

Ba xe phương tiện quy về một tâm

Bên sông con nước thì thầm.!

Cho tia nắng nhạt nảy mầm yêu thương

 

Và nhất là trong tim chỉ còn chữ Hiếu qua bài “Tình Cha” và “Nói Với Mẹ”

 

Gió thì thầm hỏi: Ngọc từ đâu lại?

Sao tuyệt vời khác hẳn đá xanh kia.

Hè nắng cháy, tuyết đông về tê tái

Hàng triệu năm ôm ấp chẳng phân chia.

Sáng long lanh khong lời nhưng cao quý

Ấm lạ lùng hơn nắng sáng bình minh

Mắt cha đó Theo đời con vạn kỷ...

Soi đêm trường đèn tuệ mãi lung linh.

 

SA Father Day, Nguyệt Tử.

 

 

Người ta hỏi..?

Trên thế gian có gì cao đẹp nhất

Khuôn mặt em thơ đôi mắt mẹ hiền

Bầu trời xanh qua khóm lá lung linh

Là tất cả một bài thơ tuyệt tác..

Phải không mẹ ngày xưa con ngơ ngác

Bên mẹ hoài mà có thấy gì đâu

Chỉ dỗi hờn rồi làm khổ mẹ thôi

Con của  mẹ sao mà ngây thơ quá

Mẹ không trách thêm thương yêu mới lạ

Cho từng dòng sữa mẹ ngọt ngào hơn

Hết ẳm bồng rồi nuôi dạy lớn khôn

Thương thương quá chuỗi ngày thơ mẹ nhỉ!

 

Trong cuộc đời người Khất sĩ mà thôi .....

.....Dĩ vãng thừa dư!

Còn ai nhắc đến tên Sư

Cái tên chôn chặt ngàn thu lối về.

Lưu lại gì để thêm màu kỷ niệm

Hương tình dâng thơm ngát cả hồn thơ

Đời và đạo... một khung trời xa tím

Tình kết giăng vi diệu vốn vô bờ.

Đời khất sĩ cánh chim không định hướng

Lưu làm gì bóng nhạn dưới sông xanh

Nhưng!

Ân tình không lẽ ra đi

Chẳng còn để lại chút gì nghĩa nhân....

 

Và đấy là những gì con, Phật Tử Huệ Hương đã cảm nhận. Kính dâng lời ngưỡng mộ và kính xin chia sẻ niềm hoan hỷ khi đọc Tuyển Tập Thơ “MỘT THOÁNG MÔNG LUNG “ với những đạo hữu đã từng được nghe pháp thoại của Hòa Thượng Thích Minh Hiếu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp.  

 

Kính chúc Hòa Thượng phước đức nhị nghiêm, pháp thể khinh an và Phật Đạo cũng như Thi Đạo mãi mãi viên thành.

 

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát

Melbourne 1/4/2023

Phật Tử Huệ Hương  

 


mot thoang mong lung 2023
kính mời xem tiếp

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2021(Xem: 8130)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
25/07/2021(Xem: 5072)
Mấy ngày nay trên Facebook có chia sẻ lại câu chuyện (nghe nói là xảy ra năm 2014) về cô bé đã “ăn cắp” 2 cuốn sách tại một nhà sách ở Gia Lai. Thay vì cảm thông cho cô bé ham đọc sách, người ta đã bắt cô bé lại, trói 2 tay vào thành lan can, đeo tấm bảng ghi chữ “Tôi là người ăn trộm” trước ngực, rồi chụp hình và bêu rếu lên mạng xã hội. Hành động bất nhân, không chút tình người của những người quản lý ở đây khiến ta nhớ lại câu chuyện đã xảy ra cách đây rất lâu: một cậu bé khoảng 14-15 tuổi cũng ăn cắp sách trong tiệm sách Khai Trí của bác Nguyễn Hùng Trương, mà người đời hay gọi là ông Khai Trí. Khi thấy lùm xùm, do nhân viên nhà sách định làm dữ với cậu bé, một vị khách ôn tồn hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, tỏ vẻ khâm phục cậu bé vì học giỏi mà không tiền mua sách nên phải ăn cắp, ông đã ngỏ lời xin tha và trả tiền sách cho cậu.
23/07/2021(Xem: 16746)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 3483)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một trong những tạp chí nghiên cứu học thuật về Phật giáo tại Hoa Kỳ, đã có buổi lễ ra mắt các thành viên trong Ban Biên tập và nhận Quyết định Bản quyền Nghiên cứu Học thuật từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, Thầy Thích Giác Chinh, người đảm nhận vai trò Sáng lập kiêm Tổng biên tập, đã nhận được Thư chấp thuận cấp mã số ISSN từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ: Tạp chí Nghiên cứu Phật học in: ISSN 2692-7357 Tạp chí Nghiên cứu Phật học Online: eISSN 2692-739X Ngôn ngữ: Tiếng Anh.
11/07/2021(Xem: 6627)
Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình. Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình. Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây. Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu. Bởi vì quá xúc động!
16/06/2021(Xem: 18187)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này. Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà
10/06/2021(Xem: 13022)
Biên cương thế giới ngày nay bị thu hẹp với nền viễn thông liên mạng tân tiến, trong khi nhận thức của các thế hệ trẻ lại được mở rộng và sớm sủa hơn, khiến niềm tin và lẽ sống chân thiện dễ bị lung lay, lạc hướng. Thông tin đa chiều với sự cố ý lạc dẫn từ những thế lực hoặc cá nhân vị kỷ, hám lợi, thúc đẩy giới trẻ vào lối sống hời hợt, hiểu nhanh sống vội, ham vui nhất thời, tạo nên hỗn loạn, bất an trên toàn cầu. Trước viễn ảnh đen tối như thế, con đường hoằng pháp của đạo Phật rất cần phải bắt nhịp với đà tiến của nền văn minh hiện đại, nhằm tiếp cận với từng cá nhân, quân bình đời sống xã hội, giới thiệu và hướng dẫn con đường mang lại an vui hạnh phúc cho mình, cho người. Đó là lý do dẫn đến cuộc họp mở rộng giữa chư tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ và Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử VN tại hải ngoại và Việt Nam, được tổ chức vào lúc 08:50 PM ngày 08/5/2021 qua chương trình Zoom Online, để rồi đồng thuận tiến đến việc thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp. Hội Đồng Hoằng Pháp bao gồm nhiều
10/06/2021(Xem: 4410)
Mỗi lần đến chùa Vạn Phước, dù không chú ý, Phật tử ai ai cũng thấy Thầy Từ An, phó Trụ Trì chùa, mỗi ngày, ngoài những thời kinh, khóa tu, rảnh rỗi Thầy ra sân chùa cặm cụi nhổ cỏ gấu hết cây này đến cây kia, hết chỗ này đến chỗ nọ. Cứ xoay vần như thế ngày này qua tháng khác, năm này sang năm kia rồi khi cỏ gấu mọc lại, Thầy lại tiếp tục nhổ như một hạnh nguyện. Đặc biệt nữa, cứ mỗi lần nhổ xong một cây cỏ gấu, Thầy thường lẩm nhẩm: “Nhổ này một cây phiền não..., nhổ này một cây phiền não...“. Nhưng Thầy nhổ không bao giờ hết, vì cỏ gấu vốn là một loại cỏ dại, đã là cỏ thì rất khó tiêu diệt. Nếu xịt thuốc chỉ cháy lá hoa ở phần trên, rễ vẫn còn ở phần dưới, thậm chí có nhổ tận gốc nhưng chỉ cần sót lại một chút thân, rễ, một thời gian sau cỏ vẫn mọc lại như thường; chỉ trừ duy nhất tráng xi măng lót gạch, cỏ không còn đất sống may ra mới dứt sạch.
20/05/2021(Xem: 12459)
Kinh Đại Bát Nhã có tất cả 600 quyển, gồm 5 triệu chữ trong 25 ngàn câu, là bộ kinh khổng lồ trong tàng kinh cát của Phật Giáo Đại Thừa, do Đức Thế Tôn thuyết giảng trong 22 năm. Pháp Sư Huyền Trang dịch từ tiếng Phạn sang Hán và Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (1911-2003) dịch từ Hán sang Việt. Lão Cư Sĩ Thiện Bửu đã dành 10 năm lao nhọc, vừa học Kinh vừa viết luận bản này để xiển dương tư tưởng Bát Nhã theo tinh thần truyền bá và lưu thông. Ông đã khiêm tốn tự nhủ rằng, không biết những gì mình viết có phù hợp với tinh thần của bộ Đại Bát Nhã Ba La Mật hay không, nhưng chúng tôi cho rằng việc làm của Lão Cư Sĩ là việc cần làm và thiết thực hữu ích, ông đã giúp tóm tắt ý nghĩa và chiết giải những chỗ chính yếu của Kinh. Có thể nói đây là bản sớ giải đồ sộ thứ hai (trọn bộ 8 tập) về Kinh Đại Bát Nhã, theo sau Đại Trí Độ Luận (5 tập) ở Việt Nam. Xin tán thán công đức của Lão Cư Sĩ đã đặt viên đá đầu tiên, để khuyến khích cho những hành giả khác, cùng phát tâm xây dựng nền mó
17/05/2021(Xem: 10504)
Có lẽ đây là bài thơ mà tôi đã khóc rất nhiều khi viết lời tán dương và kính mừng lễ Phật Đản như từ nhiều năm qua từ khi bước vào tu học Giáo Lý Phật Đà vì lẽ hơn một năm qua đại dịch đã bộc phát rất mãnh liệt và năm nay có lúc thảm hại tàn khốc như đang xảy ra tại quê hương của Đức Bổn Sư. ... Từ các Thông Bạch từ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT ÂU CHÂU do Đệ Nhất Chủ Tịch: HT Thích Tánh Thiệt và Đệ Nhị Chủ Tích : HT Thích Như Điển đã Thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội gửi đi , Và Thông Bạch Phật Đản lần thứ 2645 (TL 2021) của Giáo Hội Úc Châu do HT Hội Chủ Thích Bảo Lạc và cảm động nhất là Thông Bạch của GHPGVNTN Hoa Kỳ do HT Thích Thắng Hoan thay mặt Hội Đồng Giáo phẩm ( kính mời xem chi tiết ) Kính đảnh lễ Chư Tôn Đức và kính tri ân lời chỉ dạy đã giúp con thấy rõ biết thực tại hiện tiền và vững niềm tin trước Giáo Pháp mà Đức Thế Tôn sau khi Thành Đạo đã khai, thị , ngộ , nhập Phật tri kiến đến chúng sinh ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]