Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viết cho nhau lần cuối

18/03/202305:34(Xem: 7398)
Viết cho nhau lần cuối

ni su hanh doan-2
VIẾT CHO NHAU LẦN CUỐI

(Ni Sư Hạnh Đoan,

 em ruột của Ni Trưởng Như Thủy,

bài viết cuối cùng, ngày 3/3/2023)

Nghĩ tức cười, hồi nhỏ tới giờ tôi đọc kinh Phật nhiều, hiểu sát sinh là tội lớn, ăn mặn là không hay. Cho nên càng hiểu càng tin thì con kiến cũng không dám giết. Sợ ở ngoài đời, sợ lớn lên kết hôn khổ, dù mình không muốn sát sinh, nhưng nếu làm dâu sẽ bị nhà chồng ép giết chóc phục vụ giỗ quảy và phục vụ họ. Vậy thì đâu có gì sung sướng, sống mà tạo tội chồng tội. Thôi thì đi tu cho khoẻ, giải thoát nhiều cái khổ không đáng có.

Mười sáu tuổi tôi vào chùa tu, những tưởng vào chùa thoả mộng bình an không sát sinh. Nhưng còn sát sinh hơn lúc ở đời. Đang tu yên bình thì sau 75 tất cả người trẻ trong tu viện phải rời núi Chân Không ở Vũng Tàu để xuống khu rừng Viên Chiếu cách Long Thành 12 cây số để phá rừng khai hoang, trồng lúa tự túc kinh tế sống…

Khi phảng cỏ cuốc ruộng, côn trùng, rắn rít, ếch, nhái… chết đầy. Ruộng gì mà phải mang giày binh mới bước đi được, vì đầy gai mây và cứng không thể tả. Thời mùa màng thất thu sáng ăn khoai mì chiều khoai lang, trưa ăn độn với vài hạt cơm quý giá dính quanh củ khoai. Tới lúc ăn cơm được ngày hai bữa, thì sáng ăn cơm với rau.

Rau quanh vườn quanh bờ đê đều được nhổ sạch để cung cấp cho 17 cái miệng hạm ăn tu sĩ trẻ. Mà người lớn nhất chỉ 28-29 và nhỏ nhất thì 16-17 tuổi cỡ tôi. Ngày nào cũng phá rừng khai hoang, nhìn côn trùng chết vô số.

Tự dưng tôi hết còn yêu đời thiết sống, mặt lúc nào cũng buồn thỉu buồn thiu. Chị Thuỷ thấy tội, mượn cái cốc đất cho tôi nhập thất, cho ở không tu tối ngày, chỉ có toạ thiền, lễ Phật, ăn một ngày một bữa, mỗi bữa một chén, cho đỡ tốn kém. Và thiên đường của tôi bắt đầu: Vì không còn chứng kiến cảnh các con vật phơi thây. Ngày ăn một chén cũng không sao, tuổi 25-26 còn trẻ nên kham được. Có điều tôi ốm nhom như bộ xương, bà con ai nhìn thấy cũng khóc, cứ sợ tôi chết. Trong khi lúc đó tôi cảm nhận mình thật khoẻ và sống dai nhách.

Buổi tối tiết kiệm nên không thắp đèn, một lít rưỡi dầu hôi xài cả năm chưa hết vẫn còn đầy, vì mồi nhang đốt cây đèn hột vịt xong là tắt. Cũng chẳng thấy mình khổ, cũng chẳng dám mơ ước thèm món gì ngon, do hiểu chị mình phải đu xe than đi giảng pháp, đoạn nào chạy bộ được thì ráng chạy bộ để té ra tiền xe ra mà mua gạo cho mình ăn.

Dẫn theo đứa em đi tu cực là vậy, nhưng chị cứ nguyện đời đời xin gặp nhau, hướng dẫn tôi cùng tu. Còn tôi thì khổ quá cứ “nằm vạ” khiến chị phải lo toan mọi thứ. Vì từ lúc mẹ tôi mất, chị chỉ mới 13, chị lớn hơn tôi 9 tuổi, nhưng chị trở thành bà mẹ tí hon của tôi, chị bỏ tôi đâu có đành.

Dù tu nhưng tuổi 15-16 kinh nghiệm khổ chưa thấm nhiều, đến bây giờ thì tuổi tôi đã 64-65, chị cũng đã mất, kinh nghiệm khổ tôi cũng thấm tận xương tuỷ (nhờ từ bản thân tiếp thu và chứng kiến cảnh sống của người chung quanh).

Đức Phật của chúng ta thật thông minh, trí tuệ uyên bác, tuy còn trẻ mà ngài đã biết nhân gian luôn bị bốn cái khổ “Sinh, lão, bệnh, tử” hành, và ngài chủ trương xuất gia để giải thoát các khổ ấy.

Người không hiểu thì cho là ngài bi quan. Tôi kiểm tra mình từ nhỏ tới giờ, không hề dám sát sinh, cũng chả từng liếc mắt đưa tình bóp nát tim ai. Vậy mà về già khổ ập tới, không biết đường mà đỡ.

Giây phút cuối đời đối diện với bệnh khổ: Tim thì luôn bị bóp nghẹt khó thở, bước đi cảm giác như suýt té, sắp đột quỵ tới nơi, ăn gì vô cũng ói ra toàn máu lõng, ói cả nửa lít, miệng thì ói, mông thì máu lõng cũng tuôn ra theo đồng bộ. Người ta nói là hội chứng xuất huyết bao tử, ung thư bao tử, ung thư ruột. Tim phổi gan thận gì cũng bịnh nặng ráo. Tay chân thì co rút, giở lên giở xuống cử động khó khăn. Danh giai nhân người ta thường gán cho tôi giờ đổi thành “con cò ma” hay “con quỷ già” thì đúng hơn.

Nhiều đêm nằm, tức mình ngẫm nghĩ: Mình từ nhỏ tới lớn không làm gì ác, rất kiêng cử sát sinh, còn viết dịch sách khuyên người tin sâu nhân quả, siêng tu theo Phật kiêng cử tạo ác.

Vậy mà sao cuối đời bị trả báo thảm dữ vậy? Bây giờ, sống mà húp nước lã nước cháo cầu được bình an cũng là khó. Hễ ho một chập là ói tuôn máu ra. Do vậy ăn uống phải dè chừng, dù húp nước lã cũng dè chừng, chỉ cầu được bình an, thầm hiểu ngày tàn của mình đã tới: chờ hết dương thọ thì ly trần. Bạn nhìn mặt tôi đi, trông xinh xắn hen, dịu hiền hen, ngay hiện đời cũng đâu tạo ác nhiều? Vậy mà sao cuối đời thọ báo thê thảm quá?

Tôi nhớ bài “THÁNG SÁU TUYẾT RƠI” mình dịch, bà Trương hiện đời là con hiếu thảo, là người cực tốt, nhưng kiếp trước là tham quan, giết oan người vô tội, nên oan gia đời đời theo báo không tha.

Còn chuyện “CÔNG CHÚA THĂNG HOA”, kiếp làm con vua nàng giựt chồng người, giết tình địch, giết luôn mười mấy cung nữ để bịt miệng. Vậy mà sang kiếp sau làm con thường dân, nàng hiền thiện và rất kiêng cử sát sinh, thấy chồng định giết cua ăn, nàng hết lòng cầu Phật trời gia hộ cho con cua không bị giết, cuối cùng tâm lành đó cũng cảm hoá được chồng. Tôi là người rất có gu ẩm thực, dù ăn rau nước chấm cũng phải làm thật ngon. Thật tuyệt đỉnh.

Chúng tôi thừa hưởng tài nấu bếp của mẹ ruột. Ba tôi thường ca ngợi tài nấu nướng của mẹ tôi, rằng bà nấu chay rất khéo, vỏ bí vỏ bầu mà qua tay bà chế biến, cũng trở thành món ăn ngon thượng hạng, lạ miệng, ăn một lần là nhớ hoài.

Mẹ tôi rất kiêng cử sát sinh, nhưng bà vẫn chết trong đau đớn, toàn bộ nội tạng đều tổn thương vô phương cứu. Bà lìa đời ở tuổi 39, rất trẻ, điều an ủi nhất là các con đều biết bà về cõi lành, chị Thuỷ tụng kinh Địa Tạng cầu cho mẹ suốt 49 ngày và được báo mộng bà đã sinh về cõi Tứ Thiên Vương.

Còn tôi, hiện đời luôn kiêng cử không giết con gì, nhưng ai biết được quá khứ ác nghiệp tôi đã tạo thế nào? Chắc là bằng non? Nên bây giờ đến lúc oan gia báo thì chỉ có kham nhẫn, chịu đựng để chuộc tội.

Oan gia thuộc âm nên họ báo giờ âm. Tức là từ giờ âm trở đi, tim tôi luôn bị bóp nghẹt không thở được, cảm giác như sắp dừng thở. Còn bao tử ruột thì cảm giác như bị ai cầm dao lóc nạo, đau tột cùng.

Đây là ác nghiệp tiền kiếp đang trổ, đây là lúc oan gia báo thù, chỉ có đành chịu, cho họ vui và mình được chuộc lỗi. Dù trước khi bịnh đổ, tôi có phóng sinh nhiều, sám hối, tụng kinh trì chú nhiều, nhưng hiện thời trả quả vậy, tôi nghĩ là vẫn nhẹ. Hồi còn khoẻ thỉnh thoảng tôi hay lên YouTube xem mục ẩm thực, thấy cảnh vợ chồng khoe họ sống hạnh phúc, đãi nhau cua hoàng đế, tôm hùm, vi cá, bào ngư, bít tết cùng thưởng thức ẩm thực thượng đẳng, cùng đút nhau ăn, cười tươi hạnh phúc rạng rỡ…

Hoặc khi tôi xem sơ các vua bếp, chủ tiệm nhà hàng, quảng cáo cách giết vật để ăn, khoe món ngon vật lạ ở tiệm mình, cổ suý, mời mọc khách ghé ăn…
Những YouTube này khiến tôi đau lòng nhiều. Trong hiện đời, tôi chưa từng cắt cổ đập đầu, đâm họng con gì, chưa từng thảm sát vật để ăn, vậy mà giờ phút cuối đời, đêm nghe tim mình như bị bóp nghẹt không cho thở. Nội tạng như bị nạo bị cào, thống khổ oằn oại Tất cả đều là ác nghiệp tiền khiên tôi từng tạo, nên giờ phải thọ báo… Bà Trương, Công chúa Thăng Hoa, dù hiện kiếp hiền, nhưng tiền kiếp sống đại ác nên vẫn phải trả ác quả.



Viết bài này tôi muốn nói điều gì?

Tôi muốn nhắn nhủ bạn đọc HÃY CẨN THẬN ĐỪNG TẠO ÁC MÀ HÃY CHUYÊN HÀNH THIỆN.
Nếu bây giờ tôi được diễm phúc ra đi bình an, tôi chỉ cầu được sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc, Phẩm thấp nhất cũng được, tôi sẽ ráng tu cho thành rồi quay trở lại Ta bà hoá độ chúng sinh. (Độ những người mình từng có lỗi để chuộc tội, độ những người ân nghĩa để đền đáp và nguyện đem hết thân tâm này hoằng pháp, cứu độ tất cả chúng sinh để họ được thoát khổ.

Tôn chỉ của tôi là: hướng dẫn người hiểu nhân quả, tuân hành pháp Phật, dứt ác hành thiện, cầu sinh Tây Phương, tinh tấn tu để thoát khổ đau. Dù trở lại thế gian này, tôi có sướng như tiên, có được hưởng ngũ dục thế gian thoả thích tôi cũng không màng. Tôichỉ mong độ được chúng sinh thoát khổ mà thôi.
Nếu bạn thương tôi, thấu hiểu lòng tôi, thì xin hãy ban cho tôi lời chúc lành. Xin đồng cầu nguyện cho tôi sớm xả thân bình an, sinh về Tây Phương tu thành, rồi hoàn phục ta bà cứu độ hết chúng sinh. Tôi sẽ vô vàn mang ân bạn. Mong chư vị thiện hữu từng thương tôi sẽ gởi cho tôi lời cầu nguyện lành mà tôi đang khát khao này!

Xin đầu thành kính lễ và chân thành cảm ơn chư vị! Hạnh Đoan kính bút 3/3/2023
———————————
Con cũng đồng kính xin chư vị 🙏🙇🏻‍♂️🙏🙇🏻‍♂️🙏🙇🏻‍♂️ cùng : cầu nguyện cho Đức Ni Sư Hạnh Đoan.
Thế danh : Nguyễn Tú Loan sinh năm : 1959 ,tuổi kỷ hợi 65 tuổi.
Cầu Ni Sư hết dương thọ thì ra đi an lành,sinh về Tây Phương Cực Lạc tu hành,rồi hoàn phục ta bà cứu độ hết chúng sinh 🙏🙇🏻‍♂️🙏🙇🏻‍♂️🙏🙇🏻‍♂️ ạ
Kính xin quý vị một lần đồng cùng chia sẻ ạ
———————————
Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙏🙏
Ni Sư Hạnh Đoan có công rất lớn trong dịch thuật sách chuyện nhân quả cho người đọc. Nhờ Ni Sư mà rất nhiều người tin sâu nhân quả, có duyên với Phật pháp, công đức của Ni Sư báo ơn Phật, gieo duyên với chúng sanh không thể nghĩ bàn qua 7 tập sách Báo Ứng Hiện Đời và nhiều bộ sách khác. Ni Sư không chuyên viết nhạc nhưng Ni Sư đã viết hơn 40 tác phẩm nhạc Phật rất hay và ý nghĩa. Hy vọng quý vị cùng tri ân cầu nguyện Ni Sư được an lành vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Với công đức của Ni Sư phẩm vị sẽ lớn, Ni Sư chỉ nói mong phẩm vị thấp nhất cũng được là Ni Sư khiêm nhường thôi.


Source:
https://www.facebook.com/thichtue.thanh.5





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2021(Xem: 11365)
Thật không ngờ trong bối cảnh xã hội mà toàn cầu thế giới đang khẩn trương đối phó với đại dịch kinh hoàng của thế kỷ 21 thế nhưng những người con đầy tâm huyết của Đức Thế Tôn chỉ trong nửa năm đầu 2021 đã thành lập được hai trang Website Phật học tại hải ngoại : Thư viện Phật Việt tháng 2/2021. do nhóm cư sĩ sáng tạo trang mạng của HĐHP, ( hoangpháp.org ) do ban Báo chí và xuất bản của Hội đồng Hoằng pháp tháng 6/2021 thành lập với sự cố vấn chỉ đạo của HT Thích Tuệ Sỹ Từ ngày có cơ hội tham học lại những hoa trái của Phật Pháp ( không phân biệt Nguyên Thủy, Đại Thừa ) , Tôi thật sự đã cắt bỏ rất nhiều sinh hoạt ngày xưa mình yêu thích và để theo kịp với sự phát triển vượt bực theo đà tiến văn minh cho nên đã dùng toàn bộ thời gian còn lại trong ngày của một người thuộc thế hệ 5 X khi về hưu để tìm đọc lại những tác phẩm , biên soạn, dịch thuật của Chư Tôn Đức,qua Danh Tăng, Học giả nghiên cứu khắp nơi .
26/07/2021(Xem: 8217)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
25/07/2021(Xem: 5252)
Mấy ngày nay trên Facebook có chia sẻ lại câu chuyện (nghe nói là xảy ra năm 2014) về cô bé đã “ăn cắp” 2 cuốn sách tại một nhà sách ở Gia Lai. Thay vì cảm thông cho cô bé ham đọc sách, người ta đã bắt cô bé lại, trói 2 tay vào thành lan can, đeo tấm bảng ghi chữ “Tôi là người ăn trộm” trước ngực, rồi chụp hình và bêu rếu lên mạng xã hội. Hành động bất nhân, không chút tình người của những người quản lý ở đây khiến ta nhớ lại câu chuyện đã xảy ra cách đây rất lâu: một cậu bé khoảng 14-15 tuổi cũng ăn cắp sách trong tiệm sách Khai Trí của bác Nguyễn Hùng Trương, mà người đời hay gọi là ông Khai Trí. Khi thấy lùm xùm, do nhân viên nhà sách định làm dữ với cậu bé, một vị khách ôn tồn hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, tỏ vẻ khâm phục cậu bé vì học giỏi mà không tiền mua sách nên phải ăn cắp, ông đã ngỏ lời xin tha và trả tiền sách cho cậu.
23/07/2021(Xem: 17192)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 3525)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một trong những tạp chí nghiên cứu học thuật về Phật giáo tại Hoa Kỳ, đã có buổi lễ ra mắt các thành viên trong Ban Biên tập và nhận Quyết định Bản quyền Nghiên cứu Học thuật từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, Thầy Thích Giác Chinh, người đảm nhận vai trò Sáng lập kiêm Tổng biên tập, đã nhận được Thư chấp thuận cấp mã số ISSN từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ: Tạp chí Nghiên cứu Phật học in: ISSN 2692-7357 Tạp chí Nghiên cứu Phật học Online: eISSN 2692-739X Ngôn ngữ: Tiếng Anh.
11/07/2021(Xem: 6781)
Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình. Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình. Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây. Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu. Bởi vì quá xúc động!
16/06/2021(Xem: 18545)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này. Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà
10/06/2021(Xem: 13170)
Biên cương thế giới ngày nay bị thu hẹp với nền viễn thông liên mạng tân tiến, trong khi nhận thức của các thế hệ trẻ lại được mở rộng và sớm sủa hơn, khiến niềm tin và lẽ sống chân thiện dễ bị lung lay, lạc hướng. Thông tin đa chiều với sự cố ý lạc dẫn từ những thế lực hoặc cá nhân vị kỷ, hám lợi, thúc đẩy giới trẻ vào lối sống hời hợt, hiểu nhanh sống vội, ham vui nhất thời, tạo nên hỗn loạn, bất an trên toàn cầu. Trước viễn ảnh đen tối như thế, con đường hoằng pháp của đạo Phật rất cần phải bắt nhịp với đà tiến của nền văn minh hiện đại, nhằm tiếp cận với từng cá nhân, quân bình đời sống xã hội, giới thiệu và hướng dẫn con đường mang lại an vui hạnh phúc cho mình, cho người. Đó là lý do dẫn đến cuộc họp mở rộng giữa chư tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ và Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử VN tại hải ngoại và Việt Nam, được tổ chức vào lúc 08:50 PM ngày 08/5/2021 qua chương trình Zoom Online, để rồi đồng thuận tiến đến việc thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp. Hội Đồng Hoằng Pháp bao gồm nhiều
10/06/2021(Xem: 4467)
Mỗi lần đến chùa Vạn Phước, dù không chú ý, Phật tử ai ai cũng thấy Thầy Từ An, phó Trụ Trì chùa, mỗi ngày, ngoài những thời kinh, khóa tu, rảnh rỗi Thầy ra sân chùa cặm cụi nhổ cỏ gấu hết cây này đến cây kia, hết chỗ này đến chỗ nọ. Cứ xoay vần như thế ngày này qua tháng khác, năm này sang năm kia rồi khi cỏ gấu mọc lại, Thầy lại tiếp tục nhổ như một hạnh nguyện. Đặc biệt nữa, cứ mỗi lần nhổ xong một cây cỏ gấu, Thầy thường lẩm nhẩm: “Nhổ này một cây phiền não..., nhổ này một cây phiền não...“. Nhưng Thầy nhổ không bao giờ hết, vì cỏ gấu vốn là một loại cỏ dại, đã là cỏ thì rất khó tiêu diệt. Nếu xịt thuốc chỉ cháy lá hoa ở phần trên, rễ vẫn còn ở phần dưới, thậm chí có nhổ tận gốc nhưng chỉ cần sót lại một chút thân, rễ, một thời gian sau cỏ vẫn mọc lại như thường; chỉ trừ duy nhất tráng xi măng lót gạch, cỏ không còn đất sống may ra mới dứt sạch.
20/05/2021(Xem: 12639)
Kinh Đại Bát Nhã có tất cả 600 quyển, gồm 5 triệu chữ trong 25 ngàn câu, là bộ kinh khổng lồ trong tàng kinh cát của Phật Giáo Đại Thừa, do Đức Thế Tôn thuyết giảng trong 22 năm. Pháp Sư Huyền Trang dịch từ tiếng Phạn sang Hán và Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (1911-2003) dịch từ Hán sang Việt. Lão Cư Sĩ Thiện Bửu đã dành 10 năm lao nhọc, vừa học Kinh vừa viết luận bản này để xiển dương tư tưởng Bát Nhã theo tinh thần truyền bá và lưu thông. Ông đã khiêm tốn tự nhủ rằng, không biết những gì mình viết có phù hợp với tinh thần của bộ Đại Bát Nhã Ba La Mật hay không, nhưng chúng tôi cho rằng việc làm của Lão Cư Sĩ là việc cần làm và thiết thực hữu ích, ông đã giúp tóm tắt ý nghĩa và chiết giải những chỗ chính yếu của Kinh. Có thể nói đây là bản sớ giải đồ sộ thứ hai (trọn bộ 8 tập) về Kinh Đại Bát Nhã, theo sau Đại Trí Độ Luận (5 tập) ở Việt Nam. Xin tán thán công đức của Lão Cư Sĩ đã đặt viên đá đầu tiên, để khuyến khích cho những hành giả khác, cùng phát tâm xây dựng nền mó
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]