Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học Phật Trong Mùa Đại Dịch

26/08/202218:25(Xem: 2804)
Học Phật Trong Mùa Đại Dịch
stayhomecovid19

Học Phật
  Trong Mùa Đại Dịch

Bài viết của Cư Sĩ Nhật Duyệt Lê Khắc Thanh Hoài
Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc

  


 

Học Phật là học những lời Phật đã dạy và được lưu truyền qua Tam Tạng Kinh Điển. Từ ngày thành đạo cho đến lúc nhập Niết Bàn, những lời Phật dạy quả không ít. Chúng ta không thể học hết Tam Tạng Kinh Điển nhưng những gì căn bản nhất chúng ta đều được học. Lành Thay !

Học Phật là noi theo tấm gương sáng của chính bóng dáng đức Phật Thích Ca, được xem là đức Phật Lịch Sử của thời đại chúng ta đang sống và còn có may mắn được biết đến tên Ngài, được đọc, được nghe những lời dạy qua Tăng đoàn.

Học Phật là học lý thuyết, học giáo lý căn bản và cũng là học những phương pháp để thực hành giáo lý đó. Không phải là những điều được nghe, được ghi vào óc, vào trí nhớ nhưng rồi để nó nằm yên trong đó, không đem lại điều gì lợi ích thiết thực vào đời sống, không thay đổi được cách tư duy và hành xử của mỗi chúng ta.

Bởi vì Học phải đi theo với Hành nên việc Học Phật sẽ đẩy bước chân của chúng ta đi trên con đường giải thoát mà đức Phật đã chỉ dạy và chúng ta phải làm theo. Học Phật không đẩy chúng ta bước vào thương trường mua bán, không đẩy chúng ta vào những chốn ăn chơi trụy lạc, không đẩy chúng ta vào sự hưởng thụ vật chất ích kỷ, không đẩy chúng ta vào những nơi có tranh dành kiện tụng, sát phạt lẫn nhau, chém giết nhau.

Học Phật đẩy chúng ta xa lìa các ác pháp và biết hướng về thiện pháp. Cho dù làm ác hay làm thiện, chúng ta vẫn còn nằm trong luân hồi sinh tử. Nhưng chúng ta vẫn cần tạo thiện nghiệp như lời Phật dạy là phải có tư lương đem theo để có những tái sanh ít khổ, ít bị chướng ngại :

"Phước báu và tội lỗi mà con người tạo ra là tất cả những gì mà con người làm chủ, là những gì đưa con người đi từ nơi này…Là những gì luôn chạy theo bén gót con người như bóng với hình. Vậy từ đây, con người hãy tích trữ cái tốt để đem đi nơi khác, trong tương lai. Hãy tạo một nền tảng vững chắc cho thế giới ngày mai".

(Kindred Sayings. Trích từ Đức Phật và Phật pháp. Tác giả Narada, dịch giả Phạm Kim Khánh).

 

Học Phật chỉ có một mục đích là đẩy chúng ta vào con đường giải thoát khổ đau của luân hồi sinh tử, và tu một đời chưa chắc đã giải thoát. Con đường tu hành đi từng nấc thang, từng cấp bậc. Không phải ai cũng thành Thánh liền, ngộ đạo liền, chứng Niết Bàn liền hay thành Phật liền, trong một đời này. Vậy tạo phước đức trong đời hiện tại không phải là điều vô ích. Nhưng chúng ta cũng đừng để rơi vào sự thái quá, chỉ lo tạo phước đức mà quên trau dồi trí tuệ. Vì tu hành theo đạo Phật là tu Phước lẫn tu Huệ. Chính cái Huệ mới giúp chúng ta giải thoát, nhưng nếu không có đủ phước đức, chúng ta cũng dễ gặp chướng duyên, rơi vào những nghịch cảnh làm trở ngại chuyện tu học.

Là Phật tử thì chúng ta thường tâm niệm sự Học này là để hướng đến con đường thoát ly sanh tử, không phải Học để có một mớ kiến thức cho rằng mình là người hiểu biết, thông minh.

Nhờ có sự Học và Hành theo Phật mà chúng ta đứng vững trước những biến động, tai họa bất ngờ mà ngọn gió Vô Thường đang ào ào thổi tới…

Hơn hai năm qua, đại dịch covid 19 bỗng đâu ùa tới, không ai chờ, không ai đợi, không ai biết trước, không ai chuẩn bị. Các nước tân tiến, giàu mạnh nhất trên thế giới cũng rơi vào tình trạng hốt hoảng, điêu đứng, suy sụp. Đến ngày nay vẫn chưa có gì dứt điểm. Siêu vi khuẩn vẫn hiện diện khắp nơi, tuy không gây tử vong ác liệt như ban đầu phát khởi. Con người cũng vẫn còn đang chống chọi với nó. Có thể nó còn đang biến dạng, biến thể và gây ra bịnh tật khác cho con người. Thêm vào dịch bệnh, lại có thiên tai, bão lụt, hạn hán, rừng bốc cháy, sông cạn nước, mưa gió trái mùa, cây trái héo úa, gây lo lắng cho con người với nạn đói khát. Vẫn chưa đủ, giặc giã tràn lan, nước này xâm chiếm nước kia, mạnh hiếp yếu…Bom nổ, của mất, nhà tan, người già chết, trẻ con chết, thanh niên chết, thiếu nữ chết…không trừ ai. Chúng ta rùng mình trước cảnh tượng những gì mà chiến tranh đang phá hủy, công sức gầy dựng của bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu công lao, mồ hôi và nước mắt, trong nháy mắt tiêu tan thành những đống gạch vụn, đống tro tàn.


covid-19



Bài học của Vô Thường rành rành trước mắt cho dù Vô Thường là từng sát na nhưng chúng ta không hề nhận ra. Chỉ có những biến cố bất ngờ, mạnh mẽ, quyết liệt, tang thương mới thức tỉnh chúng ta.

 

Trước đó gần ba năm, chúng ta, các phật tử của Đạo Tràng An Lạc chùa Trúc Lâm tại ngoại ô Paris, Pháp Quốc, đang bình thản đến chùa tu học, công phu, công quả vào mỗi cuối tuần rảnh rỗi. Một Ngày An Lạc. Quả như vậy, thật là bình an hạnh phúc. Nhưng rồi chúng ta chứng kiến tận mắt hạnh phúc này đích thực là mong manh. Trong vòng gần hai năm dân chúng bị hạn chế trong mọi công việc, mọi sinh hoạt của cá nhân và cộng đồng, han chế trong sự di chuyển, hội họp, giải trí, nhà hàng đóng cửa, không thể đi xem hát, xem kịch, nhảy đầm, thể thao…Các sinh hoạt mang tính cách tâm linh cũng không được tự do, nhà Thờ, Chùa đóng cửa hay giới hạn số giáo dân dự lễ.

Sống trong sự cô lập, không gian thu nhỏ lại, ngột thở, bực bội, vợ chồng xào xáo, bất đồng, bất hòa, có khi đưa đến bạo hành, bạo lực, con cái ngỗ nghịch, lười biếng vì việc học đình trệ, thất thường, trường học đóng cửa, thầy bịnh, cô bịnh, học trò bịnh…Dân chúng, trong đó có cả bản thân chúng ta và người thân của chúng ta, mất công ăn việc làm, nợ nần túng thiếu và rồi bản thân chúng ta cũng mắc bệnh, người thân mắc bệnh, thấy cái chết chung quanh, gần có, xa có và nỗi bất an xâm chiếm tâm tư, có khi rơi vào trầm cảm. Ai cũng nhìn nhau mà nói, thôi thì sống ngày nào hay ngày đó.

Mỗi người bám víu vào cái hạnh phúc mong manh mà mình đang có. Và chúng ta ngạc nhiên thấy chung quanh dân chúng vẫn có người háo hức tìm mọi cách để thụ hưởng phút giây hạnh phúc của hiện tại, nếu không thụ hưởng thì Vô Thường sẽ đến và quét sạch. Có tiền, tội gì không tiêu ? Món ăn ngon tội gì không nếm ? Áo quần lượt là tội gì không mặc ? Chăn êm nệm ấm tội gì không nằm ? Có thể lượt kê ra hằng hà sa số những điều mà con người tham muốn thụ hưởng và cố tìm cách thoả mãn cho được.

Giới trẻ mới lớn và ngay cả lứa tuổi trung niên vẫn còn đầy nhựa sống, mang đầy nhiệt tình, nhiệt tâm, hăng say xây dựng một tương lai cho bản thân hay cho cộng đồng thì không cảm nhận dich bệnh như một cái khổ quá lớn, tầng lớp này xem thường cái chết trước mắt, ai chết, mình không chết là ổn, có gì phải quá lo âu, đời ta ta phải lo, đường ta ta phải đi, trước mắt có người yêu thì tận hưởng những giây phút yêu đương, có vợ có chồng thì gầy dựng một gia đình, sinh con đẻ cái. Hoàn toàn không có gì sai.

Và như thế, cuộc đời vẫn tiếp tục. Bước vào nhà thương, tầng trên là những người bịnh đang hấp hối, từ giã cõi đời thì tầng dưới, tiếng khóc oe oe của các trẻ sơ sinh và nụ cười rạng rỡ của người mẹ người cha. Là như vậy cuộc đời.

 

Dịch bệnh ùa đến khắp toàn cầu và chúng ta xem đó như là một cộng nghiệp nhưng thật ra không hẳn như vậy vì vẫn có biệt nghiệp xen vào. Cũng trong một nhà, người này bệnh, kẻ kia không, người này chết, kẻ kia sống. Kinh tế kiệt quệ, công ty phá sản, sa thải, người mất việc, lại có kẻ thêm việc. Người nợ nần, còn kẻ cho vay. Người không đủ ăn, kẻ dư thừa. Người ngột ngạt trong căn phòng nhỏ hẹp, kẻ thư thái trong ngôi biệt thự quá rộng lớn. Người ngong ngóng tìm một mảng trời xanh để hít thở, kẻ vui thú vườn tược, rau cỏ xanh tươi, trái cây rụng đầy sân, không thiếu nắng, không thiếu trời xanh mây trắng…Người sợ sệt, tránh né, ít ra đường, ít gặp gỡ, đóng cửa cài then, kẻ huyênh hoang covid nó sợ tôi, không viếng nhà tôi, tôi không sợ nó…Người lạc quan trầm trồ ồ nhờ covid tôi tự học may, học đan, tôi tự học đàn, học hát, tôi tự học làm bánh, khỏi cần  mua, tôi có thì giờ chăm sóc mấy chậu lan, tôi lang thang trên mạng, học hỏi nhiều điều. Vui lắm thích lắm…

Đức Phật đã dạy rõ:

"Tất cả chúng sanh đều mang theo cái Nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương "tựa. Chính vì cái nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới  có  cảnh dị đồng giữa chúng sanh".

(Majihima Nikaya. Cullakammavibhanga Sutta. Trích dẫn từ Đức Phật và Phật Pháp của Narada, dịch giả Phạm Kim Khánh)

 

Nếu vũ trụ này đi đến hoại diệt, tan hoang, không một ai còn sống sót thì thực sự đúng là Cộng nghiệp, Biệt nghiệp không có chỗ xen vào. Các hoàn cảnh sống khác nhau trong lúc bệnh dịch hoành hành khắp nơi như vậy chính là có Biệt Nghiệp, nghiệp riêng của mỗi cá nhân.

 

Covid làm ngưng trệ mọi sinh hoạt nhưng qua mạng lưới internet chúng ta đều có thể sinh hoạt hầu như bình thường, tìm thấy bất cứ gì, nói bất cứ gì, nghe bất cứ gì, vì đây là phương tiện truyền thông tốt nhất, nhanh nhất để nối kết với nhau khi đang bị cô lập, phong tỏa, chỉ ngồi yên một chỗ mả cả thế giới có thể mở rộng ra trước mắt, không tin tức nào không nắm, không nhân vật nào không biết, không món hàng nào không có, muốn mua sắm, muốn tìm hiểu, hay chỉ muốn mất thì giờ, muốn gặp gỡ, muốn trò chuyện, muốn có người chia sẻ buồn vui, lo lắng hay muốn hại ai, bêu xấu ai, đả kích ai, tâng bốc ai đều có thể thực hiện trên vài ngón tay gõ vào bàn phím của máy vi tính.

À thì ra covid không chỉ hại người, giết người mà cũng đem lại nguồn vui và lợi ích cho một số người !

Chuyện Học Phật của chúng ta cũng được sắp đặt qua mạng lưới internet. Không chỉ đạo tràng của chúng ta mà có thể theo dõi các đạo tràng khác, các vị Pháp Sư, Giảng sư khác trên toàn cầu. Các khóa lễ tụng kinh, cầu an, cầu siêu gì cũng có thể trực tiếp theo dõi trên mạng. Và chúng ta cũng không quên tri ân tất cả các vị đã không ngừng truyền bá Phật Pháp trong mọi hoàn cảnh, dùng mọi phương tiện thích hợp để độ sinh.

Sự tiến bộ của khoa học đem lại lợi ích, giúp con người nhiều phương diện mà cũng như con dao hai lưỡi, có thể làm hại và hủy diệt con người. Nhờ vaccin con người chống chọi được với bệnh dịch. Nhờ có truyền thông mà con người không cảm thấy bị cô lập, cô đơn, rơi vào trầm cảm, tiêu cực. Nhưng bên cạnh đó, giới trẻ nghiện chơi games như nghiện thuốc phiện. Có những người tìm đến cái chết vì bị các trang mạng xã hội cố tình đánh gục. Chiến tranh hạt nhân bùng nổ thì cả thế giới tiêu tan.

Tuy vậy, trong cái tiêu cực vẫn tìm ra được khía cạnh tích cực để nắm bắt và thay đổi tình thế. Từ bi quan chuyển thành lạc quan. Nhờ bản tính biết thích ứng, khôn khéo, uyển chuyển này mà con người tồn tại từ đời này sang đời khác.

Phật giáo cũng vậy, đức Phật thuyết chân lý thứ nhất là Khổ, nghe qua thật bi quan nhưng chúng ta phải thực lòng mình chấp nhận có Khổ, hiểu Khổ tận tường rồi sau đó mới chuyển Khổ thành Lạc được. Chuyển bi quan thành lạc quan là nhận ra Sự Diệt Khổ và Con Đường dẫn đến Sự Diệt Khổ.

 

Trải qua bao nhiêu thế kỷ, không hề thiếu thiên tai, dịch bệnh, giặc giã và đói khát. Bốn thứ tai ương ách nạn này vẫn tuần tự xảy ra trên quả đất, theo luật tự nhiên của thiên nhiên và của vô thường là có Thành Trụ Hoại Diệt, chỉ có điều là chúng ta khó lường trước tai ương và chúng ta có sinh nhằm vào thời điểm đó hay không mà thôi.

 

Thời đức Phật, tại thành Vệ Xá Ly (Vesali), kinh đô xứ Vajji (Bạt Kỳ) chịu 3 tai ương là nạn đói, ma quỷ quấy phá và bệnh dịch. Bộ tộc Licchavi cai trị xứ này đã gửi một phái đoàn đến thành Vương Xá (Rajagaha) xứ Ma Kiệt Đà (Maghada) của vua Tần Bà Sa la (Bimbisara) gặp đức Phật, lúc bấy giờ đang ngự tại tịnh xá Trúc Lâm (Veluvana), họ đã thỉnh đức Phật đến Tỳ Xá Ly để giải trừ các tai ương ấy. Đức Phật đã đọc lên bài Kinh Châu Báu (Ratana Sutta) và bảo ngài Ananda học thuộc, vừa đi nhiễu quanh thành phố vừa đọc kinh này. Nhờ vậy mà dân chúng thành Tỳ Xá Ly đã thoát khỏi ba ách nạn kể trên.

(https://budsas.net/dlpp/bai150/index.htm)

 

Với nạn dịch đang xảy ra, chúng ta mỗi người đều đang tự trải nghiệm bài học về các chu kỳ của Thành Trụ Hoại Diệt và Sinh Lão Bệnh Tử.

Học Phật như cái phao và chúng ta đã bám vào thật chặt để tỉnh táo đi tiếp quảng đời còn lại và vượt qua cơn lốc đại dịch.

Bài viết này đúc kết những gì đã được học qua mạng internet với lập trình Zoom do chùa Trúc Lâm Paris thực hiện trong hơn hai năm qua. Chỉ là cùng ôn lại với các bạn đồng tu những gì đã học.

Mở đầu cho bài viết, vào kỳ sau, chúng ta sẽ ôn lại bài Kinh Châu Báu đã được tụng và giảng trong các khóa đầu tiên của Mùa Đại Dịch. Những thắc mắc của các đạo hữu sẽ được nêu ra và tìm câu giải đáp.

Các bài viết sẽ được chọn lọc và chú trọng đến những điểm nổi bật nhất cần ghi nhớ, liên quan đến những câu hỏi của đạo tràng và đã được làm sáng tỏ qua các bài giảng của quý Thầy. Xin tạm ngừng ở đây và hẹn các độc giả, đạo hữu qua bài tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào Kinh Châu Báu, bài kinh đã được ngài Anan trì tụng vào một mùa đại dịch thời đức Phật còn tại thế và hơn 2500 năm sau, đạo tràng chúng ta cũng đọc tụng kinh này trong mùa Đại Dịch Covid 19 đang lan tràn khắp toàn cầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Nhật Duyệt Lê Khắc Thanh Hoài

Paris Mùa Đại Dịch 2022

 

Xin tham khảo Kinh Châu Báu ở đây :

https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin030.htm

  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2013(Xem: 4388)
Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời, thỉnh thoảng đi về trên con đường xuyên qua xóm. Ba tôi dặn : - Không được kêu là : "Ông thầy chùa" nghe chưa ? Hỗn. Nhưng lại không bày tôi một cách kêu khác. Trong câu chuyện, khi nhắc tới ông thầy... đó thì ba tôi dùng ba chữ "Thầy Châu Lâm". Giọng kính cẩn có pha chút thân tình, Những người trong xóm khi nhắc đến tên thầy đều có chung một giọng như thế.
08/02/2013(Xem: 12924)
Nhân một hôm đến tại tư thất thăm cụ Ngô Trọng Anh, Giác Lượng đọc được bài thơ của Cụ Hoàng Văn Minh, tức nhà thơ Điền Viên, đăng trên Đặc San của Hội Người Việt Cao Niên, vùng Hoa Thịnh Đốn Xuân Kỷ Sửu (2009). Với tựa đề: NƯỚC NON
04/02/2013(Xem: 13378)
Không được gọi là nhà thơ nhưng rất nhiều người VN vẫn có thể làm thơ. Thơ phổ biến khắp nơi với đủ loại người. Thơ không đọc bình thường như văn mà ngâm lên du dương trầm bổng, lại thêm các loại đàn sáo, tranh, bầu... sau thêm đàn nguyệt phụ họa nên ngâm thơ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, thuần túy VN. Ai cũng có thể đọc thơ một cách diễn cảm nhưng để ngâm thì phải biết cách. Bồng mạc, sa mạc, lẩy Kiều... Để nắm những cách thức ấy phải là người chuyên môn, thường xuyên luyện giọng chứ không phải tự nhiên ai cũng ngâm được.
27/01/2013(Xem: 3115)
Cảm nhận nguồn sông trăng, Cảm ơn tác giả: Nữ sĩ Tuệ Nga đã gởi tặng tập thơ “Từ Giòng Sông Trăng” do Cội Nguồn xuất bản vào giữa năm 2005, sách dày 400 trang giấy thắm, chuyên chở ý thơ như giòng suối tràn tuôn từ dòng tư tưởng ảnh hiện bóng trăng, soi qua cuộc đời trong sáng, với những giòng sông mênh mông tràn về biển cả. “Từ giòng Sông Trăng” chẳng những một đề tài đơn độc của tập thơ nầy để diễn tả sự mầu nhiệm của trăng mà chúng ta không thể dùng lời nói hết. Riêng Nữ sĩ Tuệ Nga có cái biệt tài đưa trăng vào thơ một cách tự nhiên không hề gượng ép. Mỗi chữ trăng là mỗi vần thơ. Mỗi dòng hạ bút là thơ trăng huyền.
21/01/2013(Xem: 10938)
Một lòng yêu nước với yêu quê Sang lánh trời Tây vẫn nhớ về Non nước đớn đau lòng tu sĩ Đêm về gợi nhớ bóng hương quê Nghìn năm văn hiến giờ đâu thấy Nghĩa lý luân thường mất đã lâu Khổ đau oằn quại triền miên kiếp
20/01/2013(Xem: 2977)
Cuộc đời bầm dập nổi trôi của một em học trò cũ đã thôi thúc tôi viết nên truyện này. Người ta thường bảo „sông có khúc, người có lúc“ nhưng phải nhìn nhận cả cuộc đời của em đã phản ảnh lại nhận xét trên. Bao đau thương đã dồn dập lên đôi vai yếu ớt của em, nhiều lúc tưởng chừng như không còn gượng đứng dậy được nữa, nhưng em vẫn phải sống, vẫn phải đương đầu với mọi khổ đau tràn ngập vây quanh.
15/01/2013(Xem: 6226)
Chiến tranh và hòa bình (tiếng Nga: Война и мир) là nhan đề một tiểu thuyết của Lev Nikolayevich Tolstoy, xuất bản rải rác trong giai đoạn 1865 - 1869.
30/12/2012(Xem: 4208)
Bước lên chiếc Lambretta hàng, tôi tự nhiên thấy Trâm ngồi thu hình ở một góc xe. Tôi quen Trâm một tháng trước. Nàng là y tá viên điều dưỡng vừa ra trường chưa được một năm. Đang làm việc ở Đà Nẵng thì có giấy đổi vào Nha Trang. Hôm mới vào nàng tìm đến địa chỉ tôi do lời dặn của anh Hiệp, anh rể nàng. Hiệp là bạn học của tôi hồi ở trường Khải Định. Có một cô em làm việc bị đổi đi tỉnh xa Hiệp viết thư giới thiệu cho tôi, gián tiếp thay anh để tuỳ cơ giúp đỡ cô em nhút nhát. Sau khi đọc thư của Hiệp, tôi hỏi:
17/12/2012(Xem: 4442)
Cách đây mấy năm, trên một chuyến xe đò muộn về thăm quê. Khi xe đi ngang qua cầu Ngân Sơn, thì lúc ấy đã 5 hay 6 giờ chiều. Dù đã nhiều lần đi qua đây, nhưng có lẽ buổi chiều cuối xuân năm ấy, là buổi chiều mà tôi đã nghĩ nhiều nhất về Võ Hồng. Tôi tưởng tượng rằng, hồi còn nhỏ chắc mỗi chiều ông vẫn thường ra đứng ở nơi này, để nhìn ráng đỏ nơi rặng núi phía Tây kia ? Rồi nhìn bóng chiều xuống chậm trên dòng sông này? Chắc phải vậy! Vì trong tác phẩm của Võ Hồng thì cái đẹp của thiên nhiên và cái đẹp của đất trời, tôi cho là những cái đẹp mà Võ Hồng đã viết hay nhất. Nhưng trong cái đẹp đó, Võ Hồng luôn luôn đưa vào thiên nhiên một chút sầu, hay ngậm ngùi cho một cái gì đó đã hay đang sắp mất đi trên cuộc đời này. Tại ông bi quan chăng? Hay tại vì cái đẹp mong manh của những buổi chiều tà trên dòng sông tuổi thơ dạo nào cứ ám ảnh ông mãi.
10/12/2012(Xem: 3196)
Đúng là những ngày tháng không quên thật! Sau 30.4.75, tôi bị ở lại Việt Nam là một điều quá ngu xuẩn rồi. Tự mình làm hại mình và hại cả tương lai con cái nữa. Niềm đau này thật không làm sao phôi pha được với thời gian, vết thương trong lòng tôi cứ chua xót ngậm ngùi!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]