Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học Phật Trong Mùa Đại Dịch

26/08/202218:25(Xem: 2825)
Học Phật Trong Mùa Đại Dịch
stayhomecovid19

Học Phật
  Trong Mùa Đại Dịch

Bài viết của Cư Sĩ Nhật Duyệt Lê Khắc Thanh Hoài
Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc

  


 

Học Phật là học những lời Phật đã dạy và được lưu truyền qua Tam Tạng Kinh Điển. Từ ngày thành đạo cho đến lúc nhập Niết Bàn, những lời Phật dạy quả không ít. Chúng ta không thể học hết Tam Tạng Kinh Điển nhưng những gì căn bản nhất chúng ta đều được học. Lành Thay !

Học Phật là noi theo tấm gương sáng của chính bóng dáng đức Phật Thích Ca, được xem là đức Phật Lịch Sử của thời đại chúng ta đang sống và còn có may mắn được biết đến tên Ngài, được đọc, được nghe những lời dạy qua Tăng đoàn.

Học Phật là học lý thuyết, học giáo lý căn bản và cũng là học những phương pháp để thực hành giáo lý đó. Không phải là những điều được nghe, được ghi vào óc, vào trí nhớ nhưng rồi để nó nằm yên trong đó, không đem lại điều gì lợi ích thiết thực vào đời sống, không thay đổi được cách tư duy và hành xử của mỗi chúng ta.

Bởi vì Học phải đi theo với Hành nên việc Học Phật sẽ đẩy bước chân của chúng ta đi trên con đường giải thoát mà đức Phật đã chỉ dạy và chúng ta phải làm theo. Học Phật không đẩy chúng ta bước vào thương trường mua bán, không đẩy chúng ta vào những chốn ăn chơi trụy lạc, không đẩy chúng ta vào sự hưởng thụ vật chất ích kỷ, không đẩy chúng ta vào những nơi có tranh dành kiện tụng, sát phạt lẫn nhau, chém giết nhau.

Học Phật đẩy chúng ta xa lìa các ác pháp và biết hướng về thiện pháp. Cho dù làm ác hay làm thiện, chúng ta vẫn còn nằm trong luân hồi sinh tử. Nhưng chúng ta vẫn cần tạo thiện nghiệp như lời Phật dạy là phải có tư lương đem theo để có những tái sanh ít khổ, ít bị chướng ngại :

"Phước báu và tội lỗi mà con người tạo ra là tất cả những gì mà con người làm chủ, là những gì đưa con người đi từ nơi này…Là những gì luôn chạy theo bén gót con người như bóng với hình. Vậy từ đây, con người hãy tích trữ cái tốt để đem đi nơi khác, trong tương lai. Hãy tạo một nền tảng vững chắc cho thế giới ngày mai".

(Kindred Sayings. Trích từ Đức Phật và Phật pháp. Tác giả Narada, dịch giả Phạm Kim Khánh).

 

Học Phật chỉ có một mục đích là đẩy chúng ta vào con đường giải thoát khổ đau của luân hồi sinh tử, và tu một đời chưa chắc đã giải thoát. Con đường tu hành đi từng nấc thang, từng cấp bậc. Không phải ai cũng thành Thánh liền, ngộ đạo liền, chứng Niết Bàn liền hay thành Phật liền, trong một đời này. Vậy tạo phước đức trong đời hiện tại không phải là điều vô ích. Nhưng chúng ta cũng đừng để rơi vào sự thái quá, chỉ lo tạo phước đức mà quên trau dồi trí tuệ. Vì tu hành theo đạo Phật là tu Phước lẫn tu Huệ. Chính cái Huệ mới giúp chúng ta giải thoát, nhưng nếu không có đủ phước đức, chúng ta cũng dễ gặp chướng duyên, rơi vào những nghịch cảnh làm trở ngại chuyện tu học.

Là Phật tử thì chúng ta thường tâm niệm sự Học này là để hướng đến con đường thoát ly sanh tử, không phải Học để có một mớ kiến thức cho rằng mình là người hiểu biết, thông minh.

Nhờ có sự Học và Hành theo Phật mà chúng ta đứng vững trước những biến động, tai họa bất ngờ mà ngọn gió Vô Thường đang ào ào thổi tới…

Hơn hai năm qua, đại dịch covid 19 bỗng đâu ùa tới, không ai chờ, không ai đợi, không ai biết trước, không ai chuẩn bị. Các nước tân tiến, giàu mạnh nhất trên thế giới cũng rơi vào tình trạng hốt hoảng, điêu đứng, suy sụp. Đến ngày nay vẫn chưa có gì dứt điểm. Siêu vi khuẩn vẫn hiện diện khắp nơi, tuy không gây tử vong ác liệt như ban đầu phát khởi. Con người cũng vẫn còn đang chống chọi với nó. Có thể nó còn đang biến dạng, biến thể và gây ra bịnh tật khác cho con người. Thêm vào dịch bệnh, lại có thiên tai, bão lụt, hạn hán, rừng bốc cháy, sông cạn nước, mưa gió trái mùa, cây trái héo úa, gây lo lắng cho con người với nạn đói khát. Vẫn chưa đủ, giặc giã tràn lan, nước này xâm chiếm nước kia, mạnh hiếp yếu…Bom nổ, của mất, nhà tan, người già chết, trẻ con chết, thanh niên chết, thiếu nữ chết…không trừ ai. Chúng ta rùng mình trước cảnh tượng những gì mà chiến tranh đang phá hủy, công sức gầy dựng của bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu công lao, mồ hôi và nước mắt, trong nháy mắt tiêu tan thành những đống gạch vụn, đống tro tàn.


covid-19



Bài học của Vô Thường rành rành trước mắt cho dù Vô Thường là từng sát na nhưng chúng ta không hề nhận ra. Chỉ có những biến cố bất ngờ, mạnh mẽ, quyết liệt, tang thương mới thức tỉnh chúng ta.

 

Trước đó gần ba năm, chúng ta, các phật tử của Đạo Tràng An Lạc chùa Trúc Lâm tại ngoại ô Paris, Pháp Quốc, đang bình thản đến chùa tu học, công phu, công quả vào mỗi cuối tuần rảnh rỗi. Một Ngày An Lạc. Quả như vậy, thật là bình an hạnh phúc. Nhưng rồi chúng ta chứng kiến tận mắt hạnh phúc này đích thực là mong manh. Trong vòng gần hai năm dân chúng bị hạn chế trong mọi công việc, mọi sinh hoạt của cá nhân và cộng đồng, han chế trong sự di chuyển, hội họp, giải trí, nhà hàng đóng cửa, không thể đi xem hát, xem kịch, nhảy đầm, thể thao…Các sinh hoạt mang tính cách tâm linh cũng không được tự do, nhà Thờ, Chùa đóng cửa hay giới hạn số giáo dân dự lễ.

Sống trong sự cô lập, không gian thu nhỏ lại, ngột thở, bực bội, vợ chồng xào xáo, bất đồng, bất hòa, có khi đưa đến bạo hành, bạo lực, con cái ngỗ nghịch, lười biếng vì việc học đình trệ, thất thường, trường học đóng cửa, thầy bịnh, cô bịnh, học trò bịnh…Dân chúng, trong đó có cả bản thân chúng ta và người thân của chúng ta, mất công ăn việc làm, nợ nần túng thiếu và rồi bản thân chúng ta cũng mắc bệnh, người thân mắc bệnh, thấy cái chết chung quanh, gần có, xa có và nỗi bất an xâm chiếm tâm tư, có khi rơi vào trầm cảm. Ai cũng nhìn nhau mà nói, thôi thì sống ngày nào hay ngày đó.

Mỗi người bám víu vào cái hạnh phúc mong manh mà mình đang có. Và chúng ta ngạc nhiên thấy chung quanh dân chúng vẫn có người háo hức tìm mọi cách để thụ hưởng phút giây hạnh phúc của hiện tại, nếu không thụ hưởng thì Vô Thường sẽ đến và quét sạch. Có tiền, tội gì không tiêu ? Món ăn ngon tội gì không nếm ? Áo quần lượt là tội gì không mặc ? Chăn êm nệm ấm tội gì không nằm ? Có thể lượt kê ra hằng hà sa số những điều mà con người tham muốn thụ hưởng và cố tìm cách thoả mãn cho được.

Giới trẻ mới lớn và ngay cả lứa tuổi trung niên vẫn còn đầy nhựa sống, mang đầy nhiệt tình, nhiệt tâm, hăng say xây dựng một tương lai cho bản thân hay cho cộng đồng thì không cảm nhận dich bệnh như một cái khổ quá lớn, tầng lớp này xem thường cái chết trước mắt, ai chết, mình không chết là ổn, có gì phải quá lo âu, đời ta ta phải lo, đường ta ta phải đi, trước mắt có người yêu thì tận hưởng những giây phút yêu đương, có vợ có chồng thì gầy dựng một gia đình, sinh con đẻ cái. Hoàn toàn không có gì sai.

Và như thế, cuộc đời vẫn tiếp tục. Bước vào nhà thương, tầng trên là những người bịnh đang hấp hối, từ giã cõi đời thì tầng dưới, tiếng khóc oe oe của các trẻ sơ sinh và nụ cười rạng rỡ của người mẹ người cha. Là như vậy cuộc đời.

 

Dịch bệnh ùa đến khắp toàn cầu và chúng ta xem đó như là một cộng nghiệp nhưng thật ra không hẳn như vậy vì vẫn có biệt nghiệp xen vào. Cũng trong một nhà, người này bệnh, kẻ kia không, người này chết, kẻ kia sống. Kinh tế kiệt quệ, công ty phá sản, sa thải, người mất việc, lại có kẻ thêm việc. Người nợ nần, còn kẻ cho vay. Người không đủ ăn, kẻ dư thừa. Người ngột ngạt trong căn phòng nhỏ hẹp, kẻ thư thái trong ngôi biệt thự quá rộng lớn. Người ngong ngóng tìm một mảng trời xanh để hít thở, kẻ vui thú vườn tược, rau cỏ xanh tươi, trái cây rụng đầy sân, không thiếu nắng, không thiếu trời xanh mây trắng…Người sợ sệt, tránh né, ít ra đường, ít gặp gỡ, đóng cửa cài then, kẻ huyênh hoang covid nó sợ tôi, không viếng nhà tôi, tôi không sợ nó…Người lạc quan trầm trồ ồ nhờ covid tôi tự học may, học đan, tôi tự học đàn, học hát, tôi tự học làm bánh, khỏi cần  mua, tôi có thì giờ chăm sóc mấy chậu lan, tôi lang thang trên mạng, học hỏi nhiều điều. Vui lắm thích lắm…

Đức Phật đã dạy rõ:

"Tất cả chúng sanh đều mang theo cái Nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương "tựa. Chính vì cái nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới  có  cảnh dị đồng giữa chúng sanh".

(Majihima Nikaya. Cullakammavibhanga Sutta. Trích dẫn từ Đức Phật và Phật Pháp của Narada, dịch giả Phạm Kim Khánh)

 

Nếu vũ trụ này đi đến hoại diệt, tan hoang, không một ai còn sống sót thì thực sự đúng là Cộng nghiệp, Biệt nghiệp không có chỗ xen vào. Các hoàn cảnh sống khác nhau trong lúc bệnh dịch hoành hành khắp nơi như vậy chính là có Biệt Nghiệp, nghiệp riêng của mỗi cá nhân.

 

Covid làm ngưng trệ mọi sinh hoạt nhưng qua mạng lưới internet chúng ta đều có thể sinh hoạt hầu như bình thường, tìm thấy bất cứ gì, nói bất cứ gì, nghe bất cứ gì, vì đây là phương tiện truyền thông tốt nhất, nhanh nhất để nối kết với nhau khi đang bị cô lập, phong tỏa, chỉ ngồi yên một chỗ mả cả thế giới có thể mở rộng ra trước mắt, không tin tức nào không nắm, không nhân vật nào không biết, không món hàng nào không có, muốn mua sắm, muốn tìm hiểu, hay chỉ muốn mất thì giờ, muốn gặp gỡ, muốn trò chuyện, muốn có người chia sẻ buồn vui, lo lắng hay muốn hại ai, bêu xấu ai, đả kích ai, tâng bốc ai đều có thể thực hiện trên vài ngón tay gõ vào bàn phím của máy vi tính.

À thì ra covid không chỉ hại người, giết người mà cũng đem lại nguồn vui và lợi ích cho một số người !

Chuyện Học Phật của chúng ta cũng được sắp đặt qua mạng lưới internet. Không chỉ đạo tràng của chúng ta mà có thể theo dõi các đạo tràng khác, các vị Pháp Sư, Giảng sư khác trên toàn cầu. Các khóa lễ tụng kinh, cầu an, cầu siêu gì cũng có thể trực tiếp theo dõi trên mạng. Và chúng ta cũng không quên tri ân tất cả các vị đã không ngừng truyền bá Phật Pháp trong mọi hoàn cảnh, dùng mọi phương tiện thích hợp để độ sinh.

Sự tiến bộ của khoa học đem lại lợi ích, giúp con người nhiều phương diện mà cũng như con dao hai lưỡi, có thể làm hại và hủy diệt con người. Nhờ vaccin con người chống chọi được với bệnh dịch. Nhờ có truyền thông mà con người không cảm thấy bị cô lập, cô đơn, rơi vào trầm cảm, tiêu cực. Nhưng bên cạnh đó, giới trẻ nghiện chơi games như nghiện thuốc phiện. Có những người tìm đến cái chết vì bị các trang mạng xã hội cố tình đánh gục. Chiến tranh hạt nhân bùng nổ thì cả thế giới tiêu tan.

Tuy vậy, trong cái tiêu cực vẫn tìm ra được khía cạnh tích cực để nắm bắt và thay đổi tình thế. Từ bi quan chuyển thành lạc quan. Nhờ bản tính biết thích ứng, khôn khéo, uyển chuyển này mà con người tồn tại từ đời này sang đời khác.

Phật giáo cũng vậy, đức Phật thuyết chân lý thứ nhất là Khổ, nghe qua thật bi quan nhưng chúng ta phải thực lòng mình chấp nhận có Khổ, hiểu Khổ tận tường rồi sau đó mới chuyển Khổ thành Lạc được. Chuyển bi quan thành lạc quan là nhận ra Sự Diệt Khổ và Con Đường dẫn đến Sự Diệt Khổ.

 

Trải qua bao nhiêu thế kỷ, không hề thiếu thiên tai, dịch bệnh, giặc giã và đói khát. Bốn thứ tai ương ách nạn này vẫn tuần tự xảy ra trên quả đất, theo luật tự nhiên của thiên nhiên và của vô thường là có Thành Trụ Hoại Diệt, chỉ có điều là chúng ta khó lường trước tai ương và chúng ta có sinh nhằm vào thời điểm đó hay không mà thôi.

 

Thời đức Phật, tại thành Vệ Xá Ly (Vesali), kinh đô xứ Vajji (Bạt Kỳ) chịu 3 tai ương là nạn đói, ma quỷ quấy phá và bệnh dịch. Bộ tộc Licchavi cai trị xứ này đã gửi một phái đoàn đến thành Vương Xá (Rajagaha) xứ Ma Kiệt Đà (Maghada) của vua Tần Bà Sa la (Bimbisara) gặp đức Phật, lúc bấy giờ đang ngự tại tịnh xá Trúc Lâm (Veluvana), họ đã thỉnh đức Phật đến Tỳ Xá Ly để giải trừ các tai ương ấy. Đức Phật đã đọc lên bài Kinh Châu Báu (Ratana Sutta) và bảo ngài Ananda học thuộc, vừa đi nhiễu quanh thành phố vừa đọc kinh này. Nhờ vậy mà dân chúng thành Tỳ Xá Ly đã thoát khỏi ba ách nạn kể trên.

(https://budsas.net/dlpp/bai150/index.htm)

 

Với nạn dịch đang xảy ra, chúng ta mỗi người đều đang tự trải nghiệm bài học về các chu kỳ của Thành Trụ Hoại Diệt và Sinh Lão Bệnh Tử.

Học Phật như cái phao và chúng ta đã bám vào thật chặt để tỉnh táo đi tiếp quảng đời còn lại và vượt qua cơn lốc đại dịch.

Bài viết này đúc kết những gì đã được học qua mạng internet với lập trình Zoom do chùa Trúc Lâm Paris thực hiện trong hơn hai năm qua. Chỉ là cùng ôn lại với các bạn đồng tu những gì đã học.

Mở đầu cho bài viết, vào kỳ sau, chúng ta sẽ ôn lại bài Kinh Châu Báu đã được tụng và giảng trong các khóa đầu tiên của Mùa Đại Dịch. Những thắc mắc của các đạo hữu sẽ được nêu ra và tìm câu giải đáp.

Các bài viết sẽ được chọn lọc và chú trọng đến những điểm nổi bật nhất cần ghi nhớ, liên quan đến những câu hỏi của đạo tràng và đã được làm sáng tỏ qua các bài giảng của quý Thầy. Xin tạm ngừng ở đây và hẹn các độc giả, đạo hữu qua bài tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào Kinh Châu Báu, bài kinh đã được ngài Anan trì tụng vào một mùa đại dịch thời đức Phật còn tại thế và hơn 2500 năm sau, đạo tràng chúng ta cũng đọc tụng kinh này trong mùa Đại Dịch Covid 19 đang lan tràn khắp toàn cầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Nhật Duyệt Lê Khắc Thanh Hoài

Paris Mùa Đại Dịch 2022

 

Xin tham khảo Kinh Châu Báu ở đây :

https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin030.htm

  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2018(Xem: 8311)
Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không tài lại nghĩ mình kỳ tài không ai bằng; làm lợi ích cho người không được bao nhiêu mà nghĩ mình làm quá nhiều; thành tựu không lớn mà nghĩ là thành tựu chưa từng thấy… là bởi “cái tôi” quá lớn. Cái tôi (the Self, the Ego) ấy vượt khỏi giới hạn của thân xác, đóng cọc cắm rào khắp nơi nào nó hướng đến. Nó vô hình nhưng lại mượn cái hữu hình để tự thể hiện sự hiện hữu của nó. Và sự hiện hữu theo cách thế bành trướng, lấn lướt của một cái tôi lớn, làm cho không gian chung quanh chật chội, tù túng. Ngay cả môi trường sống của gia đình, trường học, làng xóm, tổ chức tôn giáo, quốc gia, cho đến thế giới, trước sự hung hăng hãnh tiến, tự tin, tự mãn của một “cái tôi đáng ghét,” (1) sẽ bị ô nhiễm, khó thở. Cái tôi ấy nếu là người bình thường thì chỉ gây khó chịu, hoặc làm trò cười cho hàng thức giả trong vài phút giây; còn như cố gắng giành lấy trách nhiệm lãnh đạo tập thể nữa thì mới là hiểm họa cho nhiều người, trong một
08/02/2018(Xem: 7441)
Ta lỗi hẹn rồi với Huế xưa Với chiều phai nắng, với cơn mưa Với đường hoa xứ hương thoang thoảng... Có lẽ.. hồn quê vẫn đợi chờ ?
08/02/2018(Xem: 8435)
Hỏi: Thế nào là tâm bị ô nhiễm ? Đáp: Tâm gồm hai phần chính là tâm và sở hữu tâm (tâm sở). Sự thấy biết cảnh thuần khiết gọi là tâm. Sự pha màu vào thấy biết cảnh thuần khiết làm nó biến dạng gọi là tâm sở. Cả hai tâm này đồng sinh, đồng diệt, đồng cảnh, đồng trú căn. Cho nên rất khó biết được tâm (thuần khiết) mà chỉ biết được tâm sở. (Tâm sở là tâm nhận diện cảnh theo chức năng riêng của nó, như tâm sở Tham có chức năng là khao khát cảnh, tâm sở Sân có chức năng huỷ diệt cảnh). Giống như đường hoà vào nước, người uống chỉ biết vị ngọt của đường mà không thế biết sự không vị của nước tinh khiết trong nước đường. Nước bản chất là H2O, nếu lẫn cặn thì gọi là nước đục, lọc cặn đi gọi là nước trong, nhưng bản chất nước là nước, không trong, không đục. Tâm cũng như vậy. Vì lẫn vào sự khao khát, ham muốn cảnh của tâm sở Tham nên gọi là Tâm Tham nên chẳng ai còn biết đến Tâm nữa, chỉ bị thu hút bởi Tham tâm sở mà thôi.
08/02/2018(Xem: 4413)
Nhân dịp qua Houston dự Đại hội Phượng Vỹ, một chị bạn đã rủ tôi về Florida chơi cho biết. Nghe đến Florida tôi đã hình dung ra một miền nắng ấm, cây cỏ xanh tươi và sóng biển rì rào như mời gọi khách phương xa. Mà thật vậy, con đường từ phi trường về nhà chị đã quá quyến rũ du khách bởi những hàng cây, những thảm cỏ xanh um, trải dài ra tận chân trời. Bước xuống nhà chị, tôi bàng hoàng vì phong cảnh quá đẹp, trước nhà là một bãi cỏ mượt như nhung với những hàng cây cọ cao thẳng tắp, đẹp như trong tranh vẽ làm tôi cứ đứng ngẩn ngơ như người từ trên rừng thượng du về. Đứng trước cổng nhà, tôi đã reo lên: - A! bông cẩn Huế đây! Thanh thanh năm cánh mỏng uốn cong về phía sau làm bông hoa như cái lồng đèn tròn nhỏ, ôm lấy dây nhụy vươn dài có những hạt phấn nhỏ li ti màu vàng; khác với bông cẩn tây, hoa lớn hơn, dày, nhiều cánh xoắn xít lấy nhau, tràn sức sống mà thiếu nét mềm mại, ẻo lã... rất Huế.
02/02/2018(Xem: 14124)
Báo Chánh Phap - số 75 - Giai Phẩm Xuân Mậu Tuất 2018
29/01/2018(Xem: 4807)
Quan hệ gắn bó Nghệ An – Quảng Nam không chỉ thể hiện ở mặt Văn học mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc nơi Võ học. Bên cạnh các thầy Đồ Nghệ dày công vun đắp cho văn học Quảng Nam phát triển rực rỡ còn có các võ sư xứ Nghệ đã giúp cho nền võ học Quảng Nam trở nên lừng lẫy một thời với các võ sĩ “bất khả chiến bại” trên võ đài và đóng góp nhiều vào sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc.
27/01/2018(Xem: 3967)
Tác phẩm “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” chỉ dài khoảng 360 trang, nhưng chứa đựng rất nhiều tâm lực – đó là những suy nghĩ của tác giả Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định) từ nhiều năm đứng dạy trong trường học Hoa Kỳ và nhiều thập niên hoạt động trong cương vị Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử. Đó cũng là những chiều dài địa lý, qua những đại dương trên địa cầu, những nơi tác giả đã đi thật xa trên đường tìm học Thiền và rồi cũng đi thật xa trên đường hoằng pháp. Nói như người xưa là, cuốn sách quý độc giả đang cầm trên tay đã được viết từ người cư sĩ đã đi mòn biết bao nhiêu đôi giày và đã ngồi mòn biết bao nhiêu bồ đoàn để thâm nhập Phật pháp, và rồi hoằng pháp.
20/01/2018(Xem: 5037)
Ngày nay trái đất đã thu hẹp lại, đó là nhờ phương tiện di chuyển và phương tiện thông tin. Người ở bên này trái đất có thể rất gần gũi với người ở bên kia trái đất, giống như hai người kề cận nói chuyện với nhau, như cùng một nhà hay hàng xóm láng giềng. Cho nên quan niệm xa-gần chỉ là tương đối. Ngày xưa mẹ tiễn con, em tiễn chị lấy chồng ở bên kia sông (sang ngang) coi như “nghìn trùng xa cách” với những câu ca dao nghe đứt ruột: Chiều chiều ra đứng ngõ sau. Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Ngày nay câu ca dao “gả chồng xa” được các màn hài kịch/chọc cười sửa lại rất vui và rất thấm thía như sau: Mẹ ơi đừng gả con xa. Gả con đi Mỹ, Con gửi đô-la mẹ xài. Xin nhớ Việt Nam cách Mỹ 19 giờ bay của máy bay phản lực, chứ không phải là chuyến đò qua bên kia sông. Như vậy tiền bạc và tình cảm đã làm cho xa thành gần và gần thành xa mà Phật Giáo cho rằng mọi chuyện trên cõi đời nay do Tâm mình tạo ra “Nhất thiết duy tâm tạo”. Cho nên mặc dù ở xa vạn dặm, chưa một lần gặp mặt, Thượn
19/01/2018(Xem: 3642)
Hôm nay, tôi hân hạnh được Hội Đồng Giám Khảo Giải Viết Về Đạo Phật của Viet Ananda Foundation ủy thác nói vài lời. Bản thân tôi không có gì đặc biệt, chỉ do cơ duyên trong 3 thập niên gắn bó với báo chí trong đạo và ngoài đời thường, và là một người luôn luôn hối thúc các bạn đạo phải tu, phải học, và phải cầm bút viết. Bởi vì, tôi thường nói với bạn hữu rằng hãy hình dung, nếu nhiều thập niên trước, không có sách của quý Thầy như Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ, Thích Minh Châu và nhiều vị khác, Đạo Phật bây giờ đã không phong phú như hiện nay.
17/01/2018(Xem: 3808)
Lễ Trao Giải Viết Về đạo Phật Ananda Viet Awards Lần Đầu, 3 Giải Chính, 5 Giải Khuyến Khích Tổng Trị Giá Các Giải Là 7000 MK
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]