Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kính tri ân đến HT Thích Như Điển, Phương Trượng Tổ đình Viên Giác, Hannover - Đức Quốc nhân dịp Lễ Khánh Tuế lần thứ 73 vào ngày (28/6/2022).

26/06/202208:28(Xem: 2312)
Kính tri ân đến HT Thích Như Điển, Phương Trượng Tổ đình Viên Giác, Hannover - Đức Quốc nhân dịp Lễ Khánh Tuế lần thứ 73 vào ngày (28/6/2022).
ht thich nhu dien 1

Kính tri ân đến HT Thích Như Điển

Phương Trượng Tổ đình Viên Giác, Hannover - Đức Quốc

nhân dịp Lễ Khánh Tuế lần thứ 73 vào ngày (28/6/2022).



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch Hoà Thượng,

Thật là một đai duyên trong buổi sáng thỉnh chuông khuya ngày 25/6/2022, TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức đã bắt đầu khai Kinh Đại Bảo Tích, một bộ kinh mà con đã trân trọng kính thỉnh từ 2009 gồm đầy đủ 9 tập. Thế nhưng có lẽ con chưa đủ căn cơ để nghe và thâm nhập dù rằng vào lúc ấy đã có CD Và MP3 đọc tụng đầy đủ pháp hội vậy mà con vẫn không thể nào khế hợp. Và bộ kinh ấy chỉ nằm trong tủ thờ của con đến nay …..Gần đây bỗng nhiên sau mỗi lần công phu dường như có một chút gì thôi thúc con và con phát nguyện sẽ đọc tụng Bộ Kinh này cho đến khi nào thâm nhập được mới thôi thì dường như Chư Thiên và Long Thần Hộ Pháp đã báo tin vui …
Sau thời thỉnh chuông TT Thích Nguyên Tạng đã cho biết HT Thích Như Điển đã cho ấn tống lại bộ kinh này vào tháng 5/2022 và đã được nhiều đạo hữu tại Hoa Kỳ và Âu Châu phát tâm đóng góp. Và đó cũng là lý do hôm nay Thầy Trụ Trì đã bắt đầu khai kinh Đại Bảo Tích…

Một niềm hoan hỷ trong con trào dâng và con vội vàng bắt đầu tìm đọc ngay với trang 1 của Tập 1 Kinh Đại Bảo Tích ấn hành 1993 ….và con không cầm được giọt lệ khi nhìn thấy dòng chữ viết bằng tay của Đại Lão Hoà Thượng Thích Trí Tịnh đã được chụp lại. Một bức tâm thư  đầy từ bi, đức độ làm xúc động người thọ trì đọc tụng ….

Để cùng nhau hiểu rõ hoài bảo và nguyện ước của Đức Đại Trưởng Lão HT Thích Trí Tịnh, con kính xin ghi chép lại “Lời nói đầu của dịch giả Kinh Đại Bảo Tích” ấn hành 1993.

“Trong khế kinh Đức Phật nói chỉ vì một đại nhân duyên mà Đức Phật xuất hiện thế gian đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật.”

Lời Đức Phật đơn giản mà ý nghĩa thật tột cùng sâu rộng.
Trong lời nói đó có nghĩa cứu cánh bình đẳng, Phật và chúng sanh không có sai khác. Còn có nghĩa là hiện tại mỗi chúng sanh đều có đủ tánh đức đồng như Phật. Cũng có nghĩa là nếu chúng sanh có lòng tin thanh tịnh, y giáo phụng hành thì quyết định sẽ thành Phật như trong đại thừa kinh thường có câu chính Đức Phật dạy: “Các ngươi là Phật sẽ thành, còn Chư Phật là Phật đã thành”.

Vì thấy rõ tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật nên Đức Phật ra đời, dùng thân khẩu truyền cho đời những phương cách, những pháp môn làm điều kiện cụ thể để bước lên đường Phật để rồi đến quả Phật, thành Phật.
Những phương pháp cụ thể ấy đó là Phật Pháp.

Vì các chúng sanh căn trí không đồng nhau, tánh không đồng nhau, ý thức cùng sự mong muốn v.v….cũng không đồng nhau , nên Đức Phật phải theo căn cơ mà dạy rất nhiều pháp môn ….nhiều đến phải dùng từ “Vô lượng pháp môn”.
Dầu là “Vô lượng” nhưng nếu mỗi chúng sanh y theo một pháp môn đúng với tâm tánh thích nghi của chính mình rồi quyết tâm học hiểu, hành trì thật đúng, thật bền, thật sâu thì nhất định đạt thành đạo quả.
 
Như trên đã nói: mọi chúng sanh đều có đủ đức tánh đồng như Phật, chỉ vì điên đảo vọng tưởng, hư vọng phân liệt, dục tham phiền não che chướng nên những tánh đức trong sáng có sẵn vẫn không hiện thật.
Tất cả những pháp môn của Đức Phật dạy, những phương pháp mà Đức Phật lúc hành đạo đã thực hành, đã hiểu rõ, đã kinh nghiệm và do đó đã đạt cứu cánh nay đem truyền dạy lại cho mọi người đều nhằm vào việc thải trừ những đảo tưởng phân biệt, những dục tham phiền não để cho tánh đức sẵn có phát hiện tác dụng.
Vì đó là sẵn có nên Đức Phật tự nói: “Ta không có một chút pháp gì để thành Vô Thượng Bồ Đề cả!”
PHẬT PHÁP LÀ PHƯƠNG TIỆN ĐƯA NGƯỜI VÀO ĐẠO, là liều thuốc chữa trị bịnh hư vọng phiền não, là cách thức rửa lau những đảo tưởng như lau bụi trên mặt gương mà tuyệt đối không có chút gì là có, là được vì ĐẠO LÀ TÁNH ĐỨC SẴN, ĐỦ VẬY.
 
Phật pháp vô lượng môn cô đọng lại trong 3 môn Vô Lậu học “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ”
Vô lậu Giới để phòng ngừa, để ngăn che đảo vọng,
Vô lậu Định để chận đứng, để đối trừ đảo vọng
Vô lậu Huệ dứt sanh đảo vọng
Và tuỳ theo giai đoạn mà đảo vọng từng phần được dứt trừ, thì tánh đức của hành giả cũng từng phần thể hiện, đó là các bậc Hiền, các bậc Thánh, các bậc Bồ Tát….cho đến lúc tất cả đảo vọng được đẩy lùi trọn vẹn thì tánh đức thể hiện trọn vẹn, đó là quả Phật, đó là thành Phật.
Trong bộ kinh Đại Bảo Tích nầy nội dung không ngoài những điều đã nêu ở trên, dầu là rất nhiều rất rậm.
Trong thập niên năm mươi, tôi được đọc tụng Bộ Kinh này từ bốn phương, sách của Bắc bộ Việt Nam ta, bản Hán Văn, tôi đã có hoài bảo phiên dịch ra Việt Văn để được thông dụng theo thời đại. Mãi đến năm 1979 mới hoàn thành bộ Việt văn và đến nay ngót mười năm mới có đủ duyên để được đem ra ấn hành lần đầu tiên . Mong rằng sự ấn loát và lưu hành đều tốt đẹp như ý muốn.
Cầu nguyện mọi người, mọi thí chủ hoặc thiện chí, hoặc công sức, hoặc tịnh tài đều tròn đầy phước lạc.
Viết tại chùa Vạn Đức, mùa an cư ngày 12/07/1987 PL 2531
Tỳ kheo Thích Trí Tịnh
 
Phụ chú:
Bộ Đại Bảo Tích kinh này vào những năm 1987-88-89 được ấn hành lần đầu tiên. Vì sự sơ sót của ban ấn loát nên có rất nhiều sai sót, chẳng những chư đọc giả không hài lòng mà mỗi khi nhớ đến lòng tôi luôn ray rứt.
May mắn thay vào đầu năm nay có nữ Cư Sĩ Bảo Đăng phát tâm Bồ đề khởi xướng tái bản, đem nguyên bản thảo chụp ảnh giao cho ban ấn loát để mong khỏi sai sót trong lần in lại nầy.
Tôi mò mẩm với đôi mắt đã bịnh loà chép lại lời nói đầu và thêm phần phụ chú đây, trong niềm vui mừng vô hạn với lần tái bản đúng y nguyên bản thảo mà tôi đã mấy năm mong muốn. Cầu nguyện cho người phát khởi cũng như toàn ban ấn loát, tất cả thí chủ đều vô lượng công dứt pháp thí .
Chùa Vạn Đức ngày rằm tháng sáu năm Quý Dậu (1993).
Hoà Thượng Thích Trí Tịnh


Kinh Dai Bao Tich

Với tất cả sự tín tâm con đã đến Pháp hội thứ nhất TAM TỤ LUẬT NGHI của Bộ Kinh Đại Bảo Tích cũng gọi là TUYÊN THUYẾT BỒ TÁT CẤM GIỚI, và cũng đồng tên là ĐỒNG HỘI NHẤT THIẾT PHÁP.
Kính bạch Hoà Thượng,
Chỉ một hội thứ nhất nầy, với bản dịch dày hơn 100 trang ( từ trang 10-115) nhưng lạ quá lần này những gì Tôn giả Đại Ca Diếp thưa hỏi cùng Đức Thế Tôn và Đức Thế Tôn dạy bảo đã   giúp con tư duy lại   thật kỹ hơn và vi diệu quá chút ánh sáng đạo mầu đã đến cho con…

Con kính tri ân đến Hoà Thượng và Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng những bậc Sa Môn đầy đủ giới hạnh để chúng đệ tử có thể kính tin cúng dường đến quý Ngài và có thể thọ học được Chánh Pháp từ quý Ngài hầu cố gắng thực hành và hồi hướng đến Vô thượng Bồ Đề như lời kệ của Đức Thế Tôn (trang 110)
Những người có trí huệ
Thấy bậc Giới học cao
Phải sanh lòng vui mừng
Thường đi theo học hỏi
Đã được lời dạy dỗ
Nên đúng pháp cúng dường
Bố thí đồ cần dùng
Trọn không lòng hối hận
Đây là pháp bền chắc
Cần phải tuỳ thuận làm
Phật trí được tương ưng
Khó được mà mau được
Do lòng tin sâu chắc
Thẳng đến Đại Bồ Đề
Đường trí Huệ tu hành
Phật đạo chứng chẳng khó
Sống trong pháp Vô Thượng
……Chứng Niết Bàn Vô Thượng
Như chỗ Phật khen ngợi
Tu hành tối thượng thừa
Thanh tịnh diệu Niết Bàn
Đây là quả tối thắng
Đã tạo nên công hạnh
Quả đẳng lưu chẳng dừng
Trăm ức kiếp trải qua
Nghiệp này cũng chẳng mất


ht thich tri tinh
ht nhu dien 4


Lời kết:
Kính bạch Hoà Thượng,

Chỉ còn hai ngày nữa là đến Khánh Tuế lần thứ 73, hơn hai năm qua dù khắp thế giới trải qua cơn đại dịch kinh hoàng,  nhưng Ngài đã dũng mãnh vô uý nơi Chánh định, nên tâm rất tịch tịnh vì an trụ được nguyện hạnh Phổ Hiền và chú tâm vào Đại Tạng Kinh cũng như các công trình Phật Việt dịch kinh tạng.

Con được nghe rằng: Giá trị vĩnh hằng được truyền tải trong các tác phẩm kinh điển cổ đại  được phiên dịch theo ngôn ngữ mỗi quốc gia là xuyên việt thời đại. Thông qua kinh văn tiếp thụ dưỡng dục truyền thống, sự thụ ích của hành giả không nhất định nằm ở hiện tại mà trải dài đến nhiều thế kỷ sau “
Con thành kính tri ân và luôn nguyện cầu hồng ân Tam Bảo hộ trì Hoà Thượng được vô lượng công đức, tròn đầy phước lạc và mọi Phật Sự đều được viên thành.

Nhân ngày Khánh Tuế Vàng lần thứ 73, (28/6/2022) con kính dâng vài lời thơ chúc mừng đến Hoà Thượng tuy vụng về nhưng chứa đựng tất cả tâm đạo của con.

Kính trân trọng,
Kính mừng Lễ Khánh Tuế Vàng lần thứ 73
Bốn bốn năm qua khai sơn phương trượng (1978-2022)
Tổ đình Viên Giác cùng Nguyệt san được thành hình
Gần đây….
Hội đồng Hoằng Pháp, Phiên dịch Đại Tạng Kinh
Đảm nhiệm Chánh thư ký thật vinh hạnh, công đức!
Khắp nơi nơi …
Chư Tôn Đức cùng Tăng Ni hỗ trợ đắc lực!!


Kính mừng Khánh Tuế năm này được bảy ba
Sáng tác 70 tác phẩm suốt 51 hạ lạp qua
Giới hạnh Sa môn, huy chương danh dự (1)
Biện tài Giảng Sư, Pháp Hỷ thừa tự
Vẫn khiêm cung ước nguyện luật nghi
Trí khéo quán sát, gìn giữ hành trì
Kính chúc Ngài …Thánh Hiền các Phật pháp
Thành tựu oai đức vô uý …hương tỏa ngát
Kho báu trong tay …quả thắng diệu, tịnh lạc!!

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Hoan hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát 


Phật Tử Huệ Hương kính chúc
Melbourne 26/7/2022

———————,
(1) Hòa Thượng Thích Như Điển tại lễ trao huân chương tại sảnh đường Mosaik Tòa Thị Chính thủ phủ Hanover thuộc tiểu bang Niedersachsen.
Ngày 8 tháng 12, 2021 tại sảnh đường Mosaik Tòa Thị Chính thủ phủ Hanover thuộc tiểu bang Niedersachsen, Thị trưởng thành phố Hannover – ông Belit Onay – thay mặt Tổng thống Liên Bang Dr. Steimeier trao huân chương và bằng tưởng lệ đến Hòa Thượng Thích Như Điển.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2010(Xem: 2679)
Vườn hoa Phật Giáo mênh mông, với nhiều sắc thái thành muôn màu rực rỡ. Mỗi đóa hoa đều có sắc có hương, để thành vẻ đẹp đặc thù của Phật Giáo. Chúng ta thấy đại dương rào rạt bao la không bờ bến, nhưng giọt nước nào cũng mang vị mặn của muối. Chánh Pháp của Đức Như Lai vô lượng vô biên, nhưng pháp nào cũng đều mang hương vị của giải thoát.Mỗi Vị Tôn Đức hoằng pháp đều có một phong cách riêng, có những tư tưởng nhận định riêng. Vị nào còn trẻ khoẻ thì thích đi hoằng pháp các nơi.
28/08/2010(Xem: 2350)
Du Hôn (truyện ngắn của Nhật Hưng)
27/08/2010(Xem: 2741)
Tuy không phải là bạn thân nhưng tôi quen biết anh ấy từ lâu, thời còn ở trung tiểu học. Anh ấy thuộc một gia đình khá giả, bố mất sớm, thông minh học giỏi. Ra trường, làm việc cho một công ty lớn, được cấp nhà ở, và ai cũng có thể thấy ngay anh là một người thành đạt, có một tương lai xán lạn và là niềm hãnh diện cho gia đình. Nhưng…những chữ nhưng thường làm dang dở cuộc đời. Có nhiều chuyện thật oái oăm và không thể lường trước được có thể xảy ra làm thay đổi một cuộc đời. Và những chuyện không ngờ đó một hôm đã xảy ra, đã đưa anh vào cảnh tù tội một cách oan ức.
17/08/2010(Xem: 12024)
Lâu nay tôi thường cùng các thi văn hữu trao đổi với nhau những bài thơ, câu đối như là một thú vui tao nhã. Về thơ thì tôi vừa mới tập hợp thành tác phẩm Mưa Hè (nhà xuất bản Hồng Đức - quý hạ 2013). Riêng về câu đối, với tính chất riêng của nó, tôi tập hợp thành tập Thiền Lâm Ứng Đối hợp tuyển này, bao gồm một số câu đối trước đây đã được in và phát hành dưới dạng “Lưu hành nội bộ”, và một số câu đối đã được làm trong thời gian sau này. Những câu đối trong tập cũ in lại có hiệu đính, phần nhiều ở câu dịch nghĩa. Đa số những câu đối có nhân duyên từ các chùa trong tỉnh, ngoại tỉnh và một số chùa ở nước ngoài nhờ làm để trang trí. có câu còn ghi chú rõ, có câu tôi không còn nhớ làm cho chùa nào, ở đâu. Kính xin chư Tôn đức cùng quí chùa hoan hỉ.
10/08/2010(Xem: 5093)
Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.
16/07/2010(Xem: 12499)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
08/07/2010(Xem: 3547)
Ngày Về Nguồn được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007 tại chùa Pháp Vân, Canada đã khiến nhiều người bàn tán xôn xao. Họ xôn xao có lẽ một phần bỡ ngỡ trước danh từ Về Nguồn, vì một số không được cái may mắn có nguồn để về. Họ không cảm thấy rung động khi nghe câu ca dao: Cây có gốc mới xanh cành tươi ngọn Nước có nguồn mới biển cả sông sâu
28/06/2010(Xem: 25228)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
28/06/2010(Xem: 18939)
Bản dịch Việt Bích Nham lục được thực hiện với một tấm lòng tôn kính, cảm phục tài đức của giáo sư Wilhelm Gundert (12. 4. 1880-3. 8. 1971). Vì W. Gundert đã giới thiệu tường tận về tác phẩm độc nhất vô nhị này nên dịch giả người Việt hạn chế tối đa những lời dư thừa, chỉ đề cập đến nguyên tắc dịch, một vài nét đặc biệt cũng như kĩ thuật được áp dụng trong bản dịch Việt:
01/10/2007(Xem: 7451)
214 Bộ Chữ Hán (soạn theo âm vận dễ thuộc lòng)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567