Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiện Bóng Chân Nhân

15/11/202117:23(Xem: 2875)
Hiện Bóng Chân Nhân
ht dieu tam 11
Trưởng lão HT Phi Lai và đệ tử của ngài, HT Thiện Đạo
 

HIỆN BÓNG CHÂN NHÂN
 

Là người thâm tín  Phật, cung kính phụng thờ Tam Bảo, thì luôn có một đức tin kiên cố rằng: Dù ở bất cứ thời gian nào, không gian nào vẫn luôn có chân thân  các bậc thượng nhân hóa thân hành hoạt cứu nhân độ thế. Các Ngài luôn có mặt giữa cuộc đời để nâng đỡ chúng sanh vạn loại.

Vững chải đức tin như thế nên mỗi khi về chùa Phi Lai (hoặc Phi Lai Hòa Thịnh hoặc Phi Lai Biên Hòa, tôi luôn thấy hình bóng chân nhân trưởng lão Tâm Nguyện – Thiện Tu -Thượng DIỆU Hạ TÂM hiện hữu mồn một ở đó. Tôi thấy rất rõ từng bước chân như hoa sen nở Ngài  bước đi, như lắng nghe từng tiếng từng lời ngài đang dạy bảo, khuyên lơn, khuyến khích Phật tử chúng ta nuôi dưỡng tâm bồ đề mỗi ngày mỗi lớn hơn lên, từng ngày từng kiên cố hơn. Từ đó tôi thấy : Ngài như chưa từng đến nên Ngài cũng đã chẳng  ra đi. Ngài là hiện thân  bậc thạc đức “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng . Bất cứ lúc nào Ngài cũng đang có mặt, hiện trú nơi cả hai ngôi chùa Phi Lai Hòa Thịnh Phú Yên và Phi Lai TP Biên Hòa…


ht dieu tam 3
Trưởng lão HT Thích Phi Lai




Do đâu, tôi trải nghiệm  cảm quan ấy?

Hòa Thượng DIỆU Hạ TÂM sinh năm Bính Thìn (1916) , bản thân Ngài ngay từ tấm bé,  đã có thiện duyên với Phật pháp; Vừa 19 tuổi đã được song thân  cho  xuất gia như tâm nguyện, được thọ pháp với Sư Tổ Trừng Thân- Hoằng Nhơn Tổ Đình Phú Quang, Hòa Thịnh, rồi thắng duyên lại đến : Năm 1943 được thọ Cụ Túc  Bồ tát giới tại Đại giới đàn  Tổ Đình Thiên Đức, do Ngài Đàn đầu Thượng Huệ hạ Chiếu chưng minh. Từ  lúc ở độ tuổi thanh xuân Ngài đã chứng minh cho chư Tôn Đức thấy Ngài đúng là Pháp khí  pháp bảo của Phật pháp, Ngài chuyên tu Tịnh Mật …
Cũng vào năm ấy, nhị vị song thân kiên định  nhiệt huyết nâng đỡ việc nuôi dưỡng tuệ mạng phước trí nhị nghiêm cho thầy, nhị vị song thân đã phát tâm tạo mãi đất dựng thảo am cho thầy tu học.

Ngôi thảo am ấy chính thức đặt viên đá đầu tiên do chính ngài khai sơn vào dịp Đại Lễ Thành Đạo năm 1943 tại xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên đến mùa đại lễ Đức Phật Thành Đạo PL 2546 – PL 2022 nầy ,vừa tròn đúng tám mươi năm.

Từ một  thảo am đơn sơ mộc mạc tre lá giữa làng quê heo hút, một vị thầy hiền lành chân chất chay tịnh miên mật, kiên trì giới luật, nghiêm tu đạo hạnh, am lá   kia đã trở thành một ngôi chùa làng, là nơi  bà con  thôn trên xóm dưới cùng đến tụng kinh niệm Phật sóc vọng sớm hôm… Ngôi chùa Phi Lai ấy giờ đã trở thành một trụ xứ hoằng dương Phật pháp, tiếp tăng độ chúng.

Hoàn cảnh, lịch sử Việt Nam, chiến tranh loạn lạc đằng đẳng 30 năm, ruộng đồng tan hoang xơ xác, mái chùa của ông Thầy tu cũng không thể không chịu chung số phận bà con quyến thuộc, mái chùa Phi Lai  nho nhỏ gây dựng từ năm 1943 đến năm 1964 thì bom tấn, bom tạ cuồng nộ trút xuống đã khiến cho mái chùa làng thân thiết biến thành tro bụi….
 
Hòa thượng  Diệu Tâm đã phải dấn thân tạm lánh vào Phương Nam hành đạo, đến khi chiến chinh lắng dịu, Ngài mới trở lại quê nhà ; với trợ lực của bà con thôn xóm, Ngài tái thiết lại chùa Phi Lai (năm???) để thiện tín có nơi đến sinh hoạt tu tập. Và đến năm 1975 thì Hòa Thượng phó chúc lại cho trưởng tử là thầy Thích Thiện Đạo chủ sự, trách nhiệm tục diệm truyền đăng thừa truyền mạng mạch Phật pháp, hướng dẫn thiện tín tu học.
 
Hạnh phúc thay!  Đạo nghiệp đã có hậu duệ thừa truyền.
 Đến năm Quý Tỵ ngày 24 tháng 6 Hòa Thượng an tường xã báo vào cõi vô tung bất diệt, thọ mạng tuổi đời 98 – hạ lạp 70 . Đạo nghiệp công hạnh của bậc thượng nhân đúng như môn phong  xưng tán:
 “Cuộc đời tu hành cũng như đạo hạnh của cố Hòa Thượng nhẹ nhàng trong sáng, nhưng có một đạo lực tâm linh vĩ đại ngay từ khi mới xuất gia cầu đạo cố Hòa Thượng đã thể hiện nếp sống quy cũ thiền môn, hành trì miên mật luôn luôn chánh hạnh trên con đường giải thoát cần cầu xuất thế.
 ( Thành Kính Tưởng Niệm Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích DIỆU TÂM (1916 – 2013) - Nhà xuất bản Hồng Đức- ấn hành 2015.
 
Sau khi Hòa Thượng Diệu Tâm viên tịch, để thù ân báo đức Hòa Thượng Ân sư,  nâm 2013 Thầy Thích Thiện Đạo đã phát tâm trùng tu chùa Phi Lai Hòa Thịnh thành một ngôi Đại tự, một Tổ Đình Phi Lai Hòa Thịnh, một ngôi phạm vũ nguy nga huy hoàng, bề thế, Tổ Đình đã quy tụ thiện nam tín nữ về chùa tu tập ngày một đông hơn, ngày một nhiều hơn hẵn là nhờ đức hạnh ạnh châu viên Hòa Thượng Tôn Sư Diệu Tâm để lại .
Điều đáng nói, khi trùng tu (xây mới hoàn toàn) Tổ Đình Phi Lai Hòa Thịnh, Thầy Thích Thiện Đạo đã có một tầm nhìn văn hóa, lịch sử rất đáng trân trọng: Một ngôi chùa được xây mới hoàn toàn,  cảnh quan phong quang hơn; Tuy thế mái chùa  cổ Phi Lai xưa, Hòa Thượng Thích Thiện Đạo vẫn giữ nguyên, chỉ tu bổ chỉnh chu tôn tạo lại, và đưa vào sử dụng như một Nhà Bảo Tồn pháp khí pháp bảo cho Tổ Đình Phi Lai bây giờ .
Chiêm ngưỡng ngôi chùa mới, khi tham dự Đại lễ Khánh thành, chúng tôi đã cảm xúc, viết nên những vần thơ lục bát như thế nầy :
 
 
                                   Đàn na tín thí thiện tâm
                                  Trùng tu đại tự thiền lâm huy hoàng
                                  Viên thành kiến trúc thanh quang
                                 Cam lồ ân nhuận nhân gian trượng nhờ
                                  Mái chùa đẹp một bài thơ
                                 Trên trang sử lịch cõi bờ Việt Nam
                                 Trầm hương giới đức thơm lan
                                  Uy nghi phạm vũ hoa đàm mãn khai.
 
 
NGƯỜI NỐI ĐÈN DIỆU PHÁP
 
Ngay trong lúc tại vùng đất quê nhà, thầy Diệu Tâm cử hành lễ Khai sơn   lập am ; thì nơi mái lá bên trong lũy tre làng, thì gia đình huyết thống của H T   Tâm Nguyên – Diệu Tâm  vừa sản sinh thêm một em bé. Em bé ấy chính là Hòa Thượng Thích Thiện Đạo bây giờ và  đúng vào ngày kỷ niệm Thành Đạo năm nay là năm tròn tuổi 80 của Thầy Thích Thiện Đạo.

Đạo nghiệp của thầy rõ ràng là tròn đầy,. và quý thiện tri thức pháp hữu, thiện tín Phi Lai nhị tự đã cùng hoan hỷ như cầu,  mừng vui  mãn nguyện với thầy.
 
          Ở tuổi 80 Hòa thượng Thích Thiện Đạo đã trọn nghĩa báo ân thù đức Tôn Sư , đã chu toàn hiếu đạo với song thân,. Phi đạo nghiệp chân tu, ít người thể hiện được.


ht thien dao
HT Thiện Đạo
 


         Với đồng liêu, đồng môn, pháp lữ thì Hòa Thượng  TTĐ đã cho thấy  đạo nghiệp của HT đã là một pháp khí Tam Bảo..  Do được duyên lành thân cận với thầy nên tôi tự nghĩ chính mình nên nói lên điều chân thực này. Và xin được  xem phát ngôn nầy như là tặng phẩm Kính Mừng Sinh Nhật 80 của HT Thích Thiện Đạo.
 
        Vì dung lượng  Nội san HƯƠNG THIỀN giới hạn, tôi không thể nói nhiều hơn Cốt tủy chỉ xin  nhắc rằng HT Thích Thiện Đạo chính là người được nối đèn Chánh pháp thừa truyền pháp sự, phụng hành Phi Lai nhị tự.
 
         Sau hết, chúng tôi xin thưa thêm điều nầy :
 
          Bản thân chúng tôi vốn có duyên lành thân cận với Hòa Thượng Thích Thiện Đạo  do từ thâm tình thi ca văn học. Cảm giao thâm tình ấy ngày càng sâu hơn, nồng đượm hơn…
 
            Hòa thượng TTĐ dù không bao giờ tự hãnh, tự xưng mình là nhà văn, nhà thơ, nhưng phong cách vận dụng tiếng lời, chữ nghĩa vào con đường hoằng hóa, hoằng dương Phật pháp thì bạn đọc không thể không thừa nhận tài hoa của Hòa Thượng.
 
           Rất nhiều thức giả Phú Yên thầm mừng ngạch đất Phú Yên  có một  Sư Thầy chân tu, ngoài đạo nghiệp thực tu, thực học, thực chứng, ông còn là một nhà văn THÍCH THIỆN ĐẠO, một nhà thơ LĂNG GIÀ TÂM…
 
                                                                             HẠNH PHƯƠNG
                                                 Đại Lễ Phật THÀNH ĐẠO – Tân Sữu – 2022
                                                                              Phật lịch 2565
           
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2010(Xem: 7762)
Bướm bay vườn cải hoa vàng , Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng. Đứng yên ngoài hàng dậu Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Vừa thoáng nghe em hát Lời ca em thiên thâu
17/10/2010(Xem: 2837)
Tây Du Ký tiêu biểu cho tiểu thuyết chương hồi bình dân Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt xã hội các dân tộc Á Châu. Không những nó đã có mặt từ lâu trong khu vực văn hóa chữ Hán (Trung, Đài, Hàn, Việt, Nhật) mà từ cuối thế kỷ 19, qua các bản tuồng các gánh hát lưu diễn và văn dịch, Tây Du Ký (TDK) đã theo ngọn gió mùa và quang thúng Hoa Kiều đến Thái, Mã Lai, In-đô-nê-xia và các nơi khác trên thế giới. Âu Mỹ cũng đánh giá cao TDK, bằng cớ là Pháp đã cho in bản dịch TDK Le Pèlerin vers l’Ouest trong tuyển tập Pléiade trên giấy quyến và học giả A. Waley đã dịch TDK ra Anh ngữ từ lâu ( Monkey, by Wu Ch’Êng-Ên, Allen & Unwin, London, 1942). Ngoài ra, việc so sánh Tây Du Ký2 và tác phẩm Tây Phương The Pilgrim’s Progress (Thiên Lộ Lịch Trình) cũng là một đề tài thú vị cho người nghiên cứu văn học đối chiếu.
08/10/2010(Xem: 12365)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
08/10/2010(Xem: 2718)
Tiểu sử chép: “Năm 19 tuổi Chân Nguyên đọc quyển Thực Lục sự tích Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang,chợt tỉnh ngộ mà nói rằng, đến như cổ nhân ngày xưa, dọc ngang lừng lẫy mà còn chán sự công danh, huống gì mình chỉ là một anh học trò”. Bèn phát nguyện đi tu. Thế là cũng như Thiền sư Huyền Quang, Chân Nguyên cũng leo lên núi Yên Tử để thực hiện chí nguyện xuất gia học đạo của mình. Và cũng giống như Huyền Quang, Chân Nguyên cũng đã viết Thiền tịch phú khi Chân Nguyên còn đang làm trụ trì tại chùa Long Động trên núi Yên Tử.
05/10/2010(Xem: 8432)
Trải vách quế gió vàng hiu hắt, Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng, Oán chi những khách tiêu phòng, Mà xui phận bạc nằm trong má đào.
01/10/2010(Xem: 9878)
Có, không chỉ một mà thôi, Tử, sinh đợt sóng chuyển nhồi tạo ra. Trăng nay, trăng cũng đêm qua, Hoa cười năm mới cũng hoa năm rồi. Ba sinh, đuốc trước gió mồi, Tuần hoàn chín cõi, kiến ngồi cối xay. Tới nơi cứu cánh sao đây ? Siêu nhiên tuệ giác, vẹn đầy “Sa ha” (Thích Tâm Châu dịch )
01/10/2010(Xem: 4223)
Là con người, ai cũng có đủ tính tốt và xấu, nên thực tế rất khó nhận định về tính cách của chính mình, của một người khác, huống chi là nói về tính cách của cả một dân tộc. Tuy vấn đề phức tạp và đôi khi mâu thuẫn, nhưng tôi cũng xin cố gắng đưa ra một số nét tiêu biểu của người Nhật.
28/09/2010(Xem: 5494)
Bao gồm nhiều ngạn ngữ dân gian phản ánh đời sống tâm lý của người dân TQ trong xã hội xưa, “ Tăng quảng hiền văn” là sự thể hiện tư tưởng của Nho Giáo, Đạo Giáo, Lão Giáo, mang tính triết lý cao. 1 Tích thì hiền văn, hối nhữ truân truân, tập vận tăng quảng, đa kiến đa văn. Lời hay thuở trước, răn dạy chúng ta, theo vần cóp nhặt, hiểu biết rộng ra. 2 Quan kim nghi giám cổ, vô cổ bất thành kim. Xem nay nên xét xa xưa, ngày xưa chẳng có thì giờ có đâu. 3 Tri kỷ tri bỉ , tương tâm tỷ tâm. Biết mình phải biết người ta, đem lòng mình để suy ra lòng người. 4 Tửu phùng tri kỷ ẩm, thi hướng hội nhân ngâm. Gặp người tri kỷ ta nâng cốc, thơ chỉ bình ngâm mới bạn hiền. 5 Tương thức mãn thiên hạ, tri tâm năng kỷ nhân. Đầy trong thiên hạ người quen biết, tri kỷ cùng ta được mấy người. 6 Tương phùng hảo tự sơ tương thức, đáo lão chung vô oán hận tâm. Gặp lại vui như ngày mới biết, chẳng chút ăn năn trọn tới già.
27/09/2010(Xem: 3089)
Có người không hiểu Phật, than Phật giáo tiêu cực, nói toàn chuyện không vui. Từ đó Tăng ni chỉ được nhớ tới trong những ngày buồn như đám tang, cúng thất, cầu an cho người sắp đi. Rồi thì người ta còn đi xa hơn, xuống thấp hơn một tí, là khi nói đến Tăng ni là họ tưởng ngay đến những người mất sạch, một cọng tóc cũng không có. Thậm chí họ cho mình cái quyền châm chọc khiếm nhã khi nhìn thấy Tăng ni đâu đó. Một chuyện mà có uống mật gấu họ cũng không dám làm đối với những người thế tục cạo trọc.
06/09/2010(Xem: 7741)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567