Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài cảm nhận chân thành của một Phật tử khi xem Website Hội Đồng Hoằng Pháp của GHPGVNTN được thành lập tại hải ngoại.

27/07/202116:49(Xem: 11234)
Vài cảm nhận chân thành của một Phật tử khi xem Website Hội Đồng Hoằng Pháp của GHPGVNTN được thành lập tại hải ngoại.
trang web hoang phap



Vài cảm nhận chân thành của một Phật tử khi

xem Website Hội Đồng Hoằng Pháp

của GHPGVNTN được thành lập tại hải ngoại. 

(Nhân lễ Vía Quan Thế Âm thành đạo 19/6

kính dâng quý Đức Bồ Tát hiện đời trong Hội Đồng Hoằng Pháp của GHVNTH ) 


Thật không ngờ trong bối cảnh xã hội mà toàn cầu  thế giới đang khẩn trương đối phó với đại dịch kinh hoàng của thế kỷ 21 thế nhưng  những người con  đầy tâm huyết của Đức Thế Tôn chỉ trong nửa năm đầu  2021 đã thành lập được  hai trang Website Phật học tại hải ngoại : 

  • Thư viện Phật Việt tháng 2/2021. do nhóm cư sĩ sáng tạo 
  • trang mạng của HĐHP, ( hoangpháp.org ) do ban Báo chí và xuất bản của Hội đồng Hoằng pháp tháng 6/2021 thành lập với sự cố vấn  chỉ đạo của HT Thích Tuệ Sỹ 

Từ ngày có cơ hội tham học lại những hoa trái của Phật Pháp ( không phân biệt Nguyên Thủy, Đại Thừa ) , Tôi thật sự đã cắt  bỏ  rất nhiều sinh hoạt ngày xưa mình yêu thích và để theo kịp với sự phát triển vượt bực theo  đà  tiến văn minh cho nên đã dùng toàn bộ thời gian còn lại trong ngày của một người thuộc thế hệ 5 X khi về hưu để tìm  đọc lại những tác phẩm , biên  soạn, dịch thuật  của Chư Tôn Đức,qua Danh Tăng, Học  giả nghiên cứu khắp nơi . 

May mắn thay với phương tiện kỷ thuật hiện đại chúng ta có thể tìm lại bất cứ một quyển kinh nào trong Đại Tạng Kinh đã được phiên dịch và luận giải. 

Thế nhưng vẫn có nhiều kẻ hở như lời Thông bạch sau của Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ - Cố Vấn chỉ đạo của Hội Đồng Hoằng pháp GHPGVNTN như sau 

" Biên cương thế giới ngày nay bị thu hẹp với nền viễn thông liên mạng tân tiến, trong khi nhận thức của các thế hệ trẻ lại được mở rộng và sớm sủa hơn, khiến niềm tin và lẽ sống chân thiện dễ bị lung lay, lạc hướng. Thông tin đa chiều với sự cố ý lạc dẫn từ những thế lực hoặc cá nhân vị kỷ, hám lợi, thúc đẩy giới trẻ vào lối sống hời hợt, hiểu nhanh sống vội, ham vui nhất thời, tạo nên hỗn loạn, bất an trên toàn cầu.

Trước viễn ảnh đen tối như thế, con đường hoằng pháp của đạo Phật rất cần phải bắt nhịp với đà tiến của nền văn minh hiện đại, nhằm tiếp cận với từng cá nhân, quân bình đời sống xã hội, giới thiệu và hướng dẫn con đường mang lại an vui hạnh phúc cho mình, cho người." 

Vì lý do đó tôi đã dành thật nhiều thì giờ để xem lại chủ trương và mục đích sự ra đời của Hội Đồng Hoằng Pháp và sự có mặt của trang website hoangphap.org để rồi hoan hỷ viết vài lời cảm nhận chân thành giới thiệu cùng các đồng  đạo ....cùng nhau chúng ta. tiếp nối mạng mạch từ bi, trí tuệ, dũng mãnh vô song của Phật giáo Việt Nam nhé 

Với lời ngỏ của LỐI VÀO trang mạng Hoằng Pháp như sau 

"Giới thiệu và xiển dương Phật pháp bằng ngôn ngữ như thật, tri kiến như thật.

Mở ra cánh cửa cho những ai đang tìm kiếm sự an lạc tĩnh lặng của nội tâm; cứu mình, giúp người, xoa dịu và hàn gắn những đổ vỡ chia ly của gia đình, xã hội; góp phần giải quyết những khổ đau triền miên của nhân sinh, kiến lập thế giới hòa bình, nhân ái.

Nối lại và mở rộng con đường của 25 thế kỷ truyền trì đạo lý giải thoát giác ngộ bằng phương tiện và kỹ thuật hiện đại, sao cho những thế hệ tương lai có thể tiếp nhận Phật pháp một cách hiệu quả và thích hợp nhất hầu áp dụng vào cuộc sống đầy biến động và thay đổi từng ngày của ngôi làng thế giới." 

Hẳn các bạn cùng tôi đã thấy được phương hướng hoằng pháp của GHPGVNTN  trong thế kỷ này rồi bạn nhỉ ! 

Trộm nghĩ  :Đạo Phật  chủ trương có mối giao hòa, gắn kết giữa vạn vật – con người và đó là điều  thực sự tồn tại trong mối tương quan với những người khác trong khi cuộc sống con người rất đơn giản ...chỉ là một giai đoạn trong dòng chảy luân hồi nhưng xã hội chúng ta lại cần một chữ “Chân” ....Một trái tim chân thành, những lời nói chân thật, những hành vi chân chính, đó là nền tảng cơ bản nhất cho sự sinh tồn và hạnh phúc của loài người chúng ta......và tôi đã từng tóm tắt ( Bài của H T Thích Trí Quang trong Phật Giáo Hải Ngoại số 17 ) với 10 ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO sau khi đọc trên trang mạng hoằng  pháp những ngày đầu tiên như sau

1- IN NHƯ THẬT 

(lý thuyết , phương pháp, kết quả đều hợp lý ) 

2- TÔN TRỌNG SỰ SỐNG 

3- CHỈ THỪA NHẬN SỰ TƯƠNG QUAN SINH TỒN 

4- XÁC NHẬN NGƯỜI LÀ TRUNG TÂM ĐIỂM CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI 

5- CHÚ TRỌNG “ Đối trị tâm bịnh con người trước hết 

6- ĐÀO LUYỆN CON NGƯỜI THÀNH BI TRÍ DŨNG 

  Bi là tôn trọng quyền sống của người khác 

  Trí là hành động sáng suốt lợi lạc cho mình và người 

  Dũng là hành động quyết tâm quả cảm 

 nhưng ....Dũng nếu không có Bi và Trí sẽ trở nên tàn ác .

   .......Bi nếu không trí và Dũng sẽ trở nên tình cảm ủy mị, nhút nhát

  .......Trí nếu không Bi và Dũng sẽ gian xảo và mộng tưởng 

7-KIẾN THIẾT MỘT XÃ HỘI MỚI 

( mà trong đó căn bản là con  người mới bình đẳng trong nhiệm vụ và trong hưởng thụ ) 

8-TIẾN LÊN VÔ THƯỢNG GIÁC 

( địa vị vô minh toàn diệt và trí tuệ toàn giác (

9- PHẢI TỰ LỰC GIẢI THOÁT( tinh thần tuyệt đối cần thiết)

10- HIỆN CHỨNG THỂ NGHIỆM

Và có thể nói khó  thể dùng lời nào để diễn tả nổi ngạc nhiên của tôi khi đọc lại Thông Bạch từ văn phòng của Ngài HT Thích Tuệ Sỹ "Phật sự trọng đại này không thể đảm trách chỉ bởi một cá nhân, hay một hội đoàn riêng lẻ, mà phải là sự nghiệp chung của bốn chúng đệ tử. Vì lợi ích an lạc và cứu cánh giải thoát của mỗi cá nhân, tự mình học hỏi, thông hiểu giáo lý, tự mình tu luyện bản thân, và đồng thời trao truyền những ích lợi thiết thực mà bản thân đã thể nghiệm qua quá trình tu học, vì lợi ích và an lạc của nhiều người, của các cộng đồng dân tộc và xã hội." 

Kính xin tán dương Ngài Cố Vấn chỉ đạo của HĐHP Thích Tuệ Sỹ như đúng với những lời đã được các học giả đã ca tụng Ngài trong mục Nhân Vật Phật Giáo của Trang Nhà Quảng Đức như sau:

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ tục danh Phạm Văn Thương sinh ngày 15 tháng 2 năm 1943 tại Paksé, Lào, ông quê tại Quảng Bình, Việt Nam, là một học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với chính phủ Việt Nam. Ông hiện là Đệ nhất phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).

Ông thông thạo tiếng Trung Hoa, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Ông được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật [1]. Lúc bị bắt năm 1984 ông và Thích Trí Siêu, được coi là 2 nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đang soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển[2].

Ông qui y Phật lúc 7 tuổi, học Phật pháp trong Viện Hải Đức tại Nha Trang, rồi sau đó là tại Thiền viện Quảng Hương Già Lam tại Sài Gòn.

Ông tốt nghiệp Viện Cao đẳng Phật học năm 1964, Viện Đại học Vạn Hạnh phân khoa Phật học năm 1965, được đặc cách bổ nhiệm là Giáo sư thực thụ Viện Đại học Vạn Hạnh từ năm 1970 nhờ nhiều công trình nghiên cứu và khảo luận triết học nổi tiếng. Ông là Chủ bút của tạp chí Tư tưởng do Viện Đại học Vạn Hạnh phát hành. Ông cũng làm thơ, viết một số truyện ngắn đăng trên tạp chí Khởi hành (1969-1972), Thời tập (1973-1975). Ngoài ra ông cũng hiểu biết rất nhiều trong lĩnh vực triết học Tây phương. Ông là người đầu tiên thuyết trình về Michel Foucault tại Việt Nam.

Sau năm 1975 ông về lại Nha Trang, đến năm 1977 thì vào TP. Hồ Chí Minh sống tại Thị Ngạn Am, chùa Già Lam. Đầu năm 1978 ông bị đưa đi học tập cải tạo 3 năm, đến năm 1980 thì được trả tự do.

Ngày 1 tháng 4 năm 1984 ông bị bắt cùng với ông Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát). Tổ chức Ân xá Quốc tế tin rằng nguyên nhân việc bắt giữ Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu là do 2 ông là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) và các lưu tâm cũng như kính trọng các công trình nghiên cứu về Phật giáo và tác phẩm của họ đã phát sinh vào thời điểm chính quyền Việt Nam đang cố gắng kiểm soát hội Phật giáo[3].

Tháng 9 năm 1988 ông và Lê Mạnh Thát bị tuyên án tử hình vì tội hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. Tháng 11 năm 1988 sau một cuộc vận động giảm án, bản án được giảm xuống còn tù chung thân[1]. Ngày 1 tháng 9 năm 1998 ông được thả tự do từ trại Ba Sao-Nam Hà ở miền Bắc Việt Nam. Một năm sau đấy, do vì tiếp tục hoạt động cho GHPGVNTN, ông cùng với Thích Quảng Độ lại bị đe dọa giam giữ và bị công an triệu tập tra hỏi[4]

Năm 1998 tổ chức Human Rights Watch đã tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards cho ông và 7 người Việt khác (Hoàng Tiến, nhà văn Lữ Phương, Nguyễn Ngọc Tần, Phạm Thái Thụy, Thích Trí Siêu và 2 người được dấu tên)[5][6]. Tháng 4 năm 2000 công an đã đến khám xét chùa nơi cư ngụ của Thích Quảng Độ và Thích Tuệ Sỹ. Và từ 2004 ông dường như luôn bị quản thúc ( theo tin RFA) 

Và đến năm 2021 này Mục đích và đường hướng của HĐHP đã được Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Cố Vấn Chỉ Đạo HĐHP minh thị như sau:

- Mục đích: Con đường truyền bá của đệ tử Phật là để mang lại an vui hạnh phúc cho số đông chứ không phải để vinh danh hay làm lớn mạnh tự thân Phật giáo. HĐHP được thành lập cũng không ngoài sứ mệnh “hoằng pháp lợi sinh” mà lịch đại tổ sư đã thực hiện trên 2500 năm qua; đặc biệt là tiếp nối mạng mạch của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong lý tưởng phục vụ nhân loại và dân tộc.

- Đường hướng: Phương tiện để hoằng truyền Chánh Pháp của đệ tử Phật là văn hóa, giáo dục, hướng về tất cả các tầng lớp xã hội, quốc gia và quốc tế; đặc biệt nhắm vào các thế hệ tương lai trong một thế giới đầy dẫy biến động và đổi thay từng ngày. Cụ thể, cần thực hiện các Phật sự như sau:

a) Kế thừa công cuộc phiên dịch kinh điển của Thầy-Tổ (qua Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng thành lập từ năm 1973), kiện toàn việc phiên dịch và chú giải bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam với ngôn ngữ chuẩn mực hàn lâm;

b) Thành lập đại học Phật giáo hải ngoại để thâu nhận và đào tạo Tăng Ni trẻ trong nước, hoặc bảo trợ từng Tăng Ni trẻ đi du học tại các đại học ngoài nước; tạo điều kiện cho họ làm việc về văn hóa, giáo dục, hoặc tham gia ban phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam;

c) Thành lập giảng sư đoàn, giáo thọ đoàn nhằm đáp ứng nhu cầu tu học của quần chúng Phật tử khắp nơi;

d) Lập trang mạng của HĐHP, cùng với việc xuất bản sách báo Phật giáo Việt ngữ hoặc song ngữ nhằm giới thiệu và hướng dẫn tuổi trẻ học Phật, góp phần đem lại an vui phúc lạc cho dân tộc và nhân loại.

e) Lập Ban Bảo Trợ nhằm cung ứng, tài trợ cho tất cả các dự án ngắn hạn và dài hạn của HĐHP.

Cuộc họp cũng đã thông qua việc hình thành khung sườn nhân sự thuộc HĐHP với sự tham gia của chư tôn đức Tăng Ni và Cư sĩ vào 4 Ban chính sau đây:

 

Cố Vấn Chỉ Đạo: HT. Thích Tuệ Sỹ (Việt Nam)

Chánh Thư Ký: HT. Thích Như Điển (Đức quốc)

Phó Thư Ký: HT. Thích Nguyên Siêu (Hoa Kỳ)

 

Ban Truyền bá Giáo lý (Giảng sư và Giáo thọ):

Cố vấn: Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan

Phó Ban: Hòa Thượng Thích Thái Siêu (Hoa Kỳ)

Phụ tá: Thượng tọa Thích Tuệ Uyển (Hoa Kỳ)

Thư Ký: Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn (Đức quốc) 

 

Ban Phiên dịch  & Trước tác: 

Cố vấn: Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

Phó Ban: Hòa thượng Thích Thiện Quang (Canada)

Phụ tá: Thượng Tọa Thích Như Tú (Thụy Sĩ), Đại Đức Thích Hạnh Giới (Đức quốc), 

Sư Bà Thích Nữ Giới Châu (Hoa Kỳ), Ni Sư Thích Nữ Diệu Trạm (Pháp quốc),

Sư Cô Thích Nữ Giác Anh (Úc Châu).

 

Ban Báo chí & Xuất bản (Thông Tin):

Trưởng Ban: Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Úc Châu)

Phó Ban: TT Thích Hạnh Tuệ, Cư Sĩ Tâm Quang (Hoa Kỳ)

Thư Ký: Cư Sĩ Tâm Thường Định (Hoa Kỳ)

Ban Viên: Tâm Huy – Huỳnh Kim Quang, Quảng Tường – Lưu Tường Quang,

Nguyên Đạo – Văn Công Tuấn, Nguyên Trí – Nguyễn Hòa (Phù Vân),

Quảng Trà – Nguyễn Thanh Huy, Thanh Phi  – Nguyễn Ngọc Yến, v.v...

 

Ban Bảo trợ:

Trưởng Ban: Thượng Tọa Thích Tâm Hòa (Canada)

Phó Ban Úc Châu: Thượng Tọa Thích Tâm Phương (Úc Châu)

Phó Ban Âu Châu: Thượng Tọa Thích Quảng Đạo (Pháp), 

Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Phước (Đức)

Phó Ban Châu Mỹ: Ni Sư Thích Nữ Nguyên Thiện (Hoa Kỳ)

Thủ Quỹ: Ni Sư Thích Nữ Bảo Quang (Canada)

Thư Ký: Ni Sư Thích Nữ Đức Nghiêm (Canada)

Lời kết : 

Tự hào là người Phật Tử có được gia tài vô giá của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và  nhất là từ năm 2003 khi trở về Phú Quốc để thăm lại dì tôi ( Ni sư Thích Nữ Diệu Thuyền trụ trì chùa Hùng Long Tự tại Phú Quốc / VN ) và đã được trao truyền tất cả gia tài kinh sách của Sư Bà cùng lời giáo huấn của Sư Ông ( Sư Phụ Bà người khai sơn chùa Long Vân tại Gia Định trước 1940 ) sau khi đã xem xét căn cơ  của tôi và kể từ ngày ấy đến nay tôi đã không phụ lòng Sư Bà đã tin tưởng . 

Và năm nay quả  là một đại phước đuyên đã  đến với tôi (dù  bước vào tuổi đông ) vẫn còn tìm được một Hội  Đồng Hoằng Pháp. để nương tựa tâm linh (dù biết rằng tự mình phải đốt đuốc soi đường nhưng ít ra phải có bản đồ trong tay ) thì mục đích và đường hướng của HĐHP và ban biên tập của trang thật là điều mà tôi không hề dám  mơ nghĩ tới . 

Kính xin dâng lời tri ân đến quý Ngài trong Hội Đồng Hoằng Pháp và riêng với với ban Báo Chí và Thông Tin kính  xin được hân hoan gửi lời chào mừng của người  hằng mong  đón nhận những tác phẩm, đã được chọn lọc và online trên trang mạng hoằng pháp như được ngọn đèn chánh pháp soi đến những nơi tăm tối,vì quý Thầy đã trang bị được cho mình một Chánh Kiến , một Chánh Tư Duy và dĩ nhiên đã Trạch Pháp và viên dung Sự, Lý! 

Con mạo muội kính dâng HT Tuệ Sỹ cùng Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng quý Cư Sĩ Trí Thức 

trong Hội Đồng Hoằng Pháp vài ý thơ với chân tình của người viết : 

 

Kính ngưỡng Ngài Cố Vấn Chỉ Đạo Hội Đồng Hoằng  Pháp 

Hậu bối trộm nghĩ rằng :Người có trí phải biết tự bảo vệ mình

Tránh  xa  nơi nguy hiểm ...tìm một điểm tựa tâm linh 

Thấy, nghe,  hiểu biết nhưng không nhiễm,  không dính mắc ! 



Hạnh phúc thay .... lời chỉ dạy trình bày thật tâm đắc ! 

 Rỡ ràng giá trị, hương vị đời sống  tu hành.

Thể hiện  Bi Trí Dũng.... bậc chánh nhân thành toàn 

Kính đảnh lễ và tôn vinh Ngài ...Danh Tăng Uyên Bác! 

Đức Độ Vị Tha ...cao vời bát ngát !!! 



Kính ngưỡng các ban ngành cùng Ngài Chánh, Phó Thư Ký 

Còn gì vui hơn được tham cứu Giáo Pháp Đức Bổn Sư 

Từ những Trưởng tử Như Lai nhuần thấm được Chân Như 

Truyền  trao kinh nghiệm ....liễu  sinh thoát tử  ! 



Nguyện  tin quả quyết, không thối chuyển trong mọi hành xứ 

Kính xin truyền bá rộng rãi đến bạn đồng môn 

Cùng  chí hướng...Chỉ Quán miên mật bặt ngữ ngôn 

Tứ trọng Ân ...Ân quý Ngài luôn ghi  nhận 

Chắp tay cung kính ...lãnh thọ phước điền trao tặng ! 




Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát 

Huệ Hương 

Melbourne 28/7 /2021 




 

facebook-1



***
youtube

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/08/2018(Xem: 7569)
Miền đất võ Bình Định cũng là miền đất Phật, miến “Đất LànhChim Đậu”, được nhiềuchư thiền Tổ ghé bước hoằng hóa và chư tôn thiền đức bản địa xây dựng mạnh mạch Phật đạo từ trong sâu thẳm, qua nhiểu giai đọan, thời gian, đã xây dựng nên hình ảnh Phật giáo Bình Định rạng rở như ngày hôm nay. Đặc biệt trước tiên có thể kề đến Tổ Nguyên Thiều ( 1648 – 1728 ), Hòa thượng Thích Phước Huệ ( 1875 – 1963 ), Hòa Thượng Bích Liên-Trí Hải ( 1876 – 1950 ), v…v…Nêu chúng ta tính từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần ( 1619 – 1682 ), khi Tổ Nguyên Thiều từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang An Nam và an trú ở Quy Ninh (tức Bình Định ngày nay) vào năm Ất Tỵ (1665 ) và kiến tạo chùa Thập Tháp Di Đà , thí Phật giáo Bình Định đã thực sự bước vào trang sử chung trong công cuộc hoằng hóa của Phật giáo Việt Nam. Hơn thế nữa, Tổ Nguyên Thiều còn là cầu nối giữa Phật giáo hai nước An Nam và Trung Hoa, trao đổi nhiều kinh điền có giá trị để cùng nhau tu học. Điều này cho thấy, lý tưởng Từ Bi và con đường hoằng
05/08/2018(Xem: 3545)
Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, mới đó mà đã mấy chục năm theo bốn mùa thay lá thay hoa và đời riêng của mỗi người có quá nhiều đổi thay. Ngồi nhớ lại những kỷ niệm thời còn đi dạy trường Sương Nguyệt Anh, biết bao nhiêu vui buồn lẫn lộn ngập tràn làm xao xuyến cả tâm tư! Hình ảnh buổi lễ bế giảng năm học 1978 bỗng rõ lên trong ký ức tôi như một đóm lửa nhóm trong vườn khuya. Năm đó tôi dạy tới ba bốn lớp 12, lớp thi nên cả Thầy trò mệt nhoài. Không đủ giờ ở lớp nên nhiều khi tôi phải vừa dạy thêm vào sáng Chủ Nhật, vậy mà các em vẫn đi học đầy đủ. Tới ngày bế giảng Cô trò mới tạm hoàn tất chương trình, như trút được gánh nặng ngàn cân ! Hôm đó, tôi lại được Ban Giám Hiệu phân công trông coi trật tự lớp 12C1, có nghĩa là phải quan sát bắt các em ngồi ở sân trường phải yên lặng chăm chú theo dõi chương trình buổi lễ, nghe huấn từ của ban Giám Hiệu.
03/08/2018(Xem: 3502)
ĐA TẠ VÀ TRI ÂN Những nhà dịch thuật kinh sách Nam Tông, Bắc Tông và Mật Tông Không hiểu từ bao giờ khi đã bước vào thế giới triết học, khoa học và tôn giáo của Đạo Phật, mặc dù nghe rất nhiều pháp thoại đủ mọi trình độ tôi vẫn không tin có THỜI MẠT PHÁP. Vì sao vậy? Có lẽ lý do tôi biện minh sẽ không được nhiều người chấp nhận, nhưng theo thiển ý của tôi, từ khi nền công nghệ văn minh vi tính hiện đại phát triển, ta không cần chờ đợi một quyển sách được in ra và chờ đợi có phương tiện thích nghi để giữ nó trong tủ sách gia đình, ta vẫn có thể theo dõi qua mạng những bài kinh luật luận được dịch từ tiếng Pali hay Sankrit hoặc những bản Anh Ngữ, Pháp ngữ mà người đọc dù có trình độ học vấn vào mức trung trung vẫn không tài nào hiểu rõ từng lời của bản gốc.
03/08/2018(Xem: 11211)
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử, tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 – từ trần ngày 11 tháng 11 năm 1940 là nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn. Hàn Mặc Tử cùng với Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn. Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tổ tiên Hàn Mặc Tử gốc họ Phạm ở Thanh Hóa. Ông cố là Phạm Chương vì liên quan đến quốc sự, gia đình bị truy nã, nên người con trai là Phạm Bồi phải di chuyển vào Thừa Thiên – Huế đổi họ Nguyễn theo mẫu tánh. Sinh ra ông Nguyễn Văn Toản lấy vợ là Nguyễn Thị Duy (con cụ Nguyễn Long, ngự y có danh thời vua Tự Đức), Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của
29/07/2018(Xem: 3965)
Nhà văn Hoàng Mai Đạt --cũng là Chủ Bút Nhật Báo Viễn Đông -- cho biết số báo ra mắt đã mất nhiều tháng mới làm xong, nhưng hy vọng tương lai sẽ được chư tôn đức Tăng Ni và quý cư sĩ hỗ trợ để thuận lợi cho việc hoằng pháp. Số ra mắt Tinh Tấn Magazine in trên giấy láng, nhiều màu, dày 90 trang, khổ báo tạp chí. Trong số ra mắt Tinh Tấn Magazine, có nhiều bài tập trung chủ đề Quan Thế Âm Bổ Tát hoặc chủ đề từ bi, trong đó có bài: Hạnh Nguyện Cứu Độ Chúng Sanh của Đức Quán Thế Âm (tác giả HT Thích Tịnh Từ);
21/06/2018(Xem: 3446)
Phần này bàn về các cách gọi thời gian như giờ, ngày, tháng trong tiếng Việt vào thời LM de Rhodes sang An Nam truyền đạo. Tài liệu tham khảo chính của bài viết là các tác phẩm Nôm của LM Maiorica và Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), Phép Giảng Tám Ngày (PGTN) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
14/06/2018(Xem: 10794)
Khoảng tháng 3 vừa rồi, Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác (Đức Quốc) gởi cho chúng tôi bản final cuốn Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa với lời dặn dò: viết Lời cuối sách. Đọc thư Thầy, chúng tôi vô cùng băn khoăn, lo lắng và hơi bị “ngộp” dưới cái bóng quá lớn và ảnh hưởng rộng khắp của Thầy. Chúng tôi “ngại” vì biết Thầy có nhiều mối quan hệ thân thiết với các bậc tài danh khắp nơi. Ngược lại, chúng tôi chỉ là kẻ sơ học nhiều mặt mà lại dám chắp bút viết Lời cuối sách này? Chúng tôi rất đắn đo trước cái vinh dự to lớn ấy, trước cái trách nhiệm nặng nề này. Nhưng rồi anh Văn Công Tuấn nhiều lần “trấn an”, khích lệ. Và rồi, lại nghĩ rằng, Thầy Như Điển có lòng ưu ái, thương tưởng và muốn tạo điều kiện cho chúng tôi trong bước đầu tập tễnh học Phật. Xin cung kính niệm ân Thầy; và cũng qua đây kính mong quý vị độc giả thông cảm và lượng thứ cho những thiếu sót và non nớt không sao tránh khỏi, dù đã có nhiều
09/06/2018(Xem: 6808)
Tóm lược Khác với hầu hết những cộng đồng sắc tộc tại Úc Châu, người Việt đã đến đây thật đông đảo trong một thời gian tương đối ngắn, khi xã hội văn hóa đa nguyên của đất nước định cư nầy hãy còn trong tình trạng non trẻ. Sự hiện diện của một cộng đồng thiểu số Châu Á mà hình dáng bên ngoài dễ nhìn thấy, dễ nhận dạng, đã là một thách đố lớn lao cho giới lãnh đạo chính trị tại Úc, và sự bao dung của công chúng Úc nóí chung.
21/05/2018(Xem: 12382)
Một Cõi Đi Về Thơ & Tạp Bút Tập 3_Thích Phước Thái
10/05/2018(Xem: 4260)
Đó là tên được đặt cho tác phẩm nhiếp ảnh đầu tiên của tôi. Ảnh chụp năm 1993, bằng Máy ảnh Pentax cũ, mua được từ Tòa soạn Báo Khánh Hòa đợt thanh lý, với giá thời điểm đó là 100.000 đồng. Người mẫu: "Con gái rượu" Tịnh Thủy lúc được 2 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]