Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trở lại chùa Thơ

01/02/202117:33(Xem: 4567)
Trở lại chùa Thơ


Chữ “chùa” thường dễ khiến người ta liên tưởng đến những… chữ khác như kinh-kệ-chuông-mõ-sư-sãi…Xa hơn, có thể gợi nhớ đến chữ… thơ (vì, tu sĩ và thi sĩ vốn là bằng hữu, trong truyền thống lịch sử Phật giáo). Nhưng đi nhiều nơi trong nước, chùa mà có nhiều thơ được “lên” bia đá, thì có lẽ hiếm nơi có được. Ấy là tại chùa Đây - suối Đó.


suoi do chua day
TT.Thích Tấn Tuệ (nhà thơ Đinh Hồi Tưởng) bên tấm bia thơ - Ảnh: Vưu Khánh Hồng



Ở phía Nam thành phố Phan Thiết khoảng 60km, cách trung tâm thị xã La Gi khoảng bảy cây số, nằm bên dòng suối Đó, là chùa Đây. Địa danh Suối Đó không biết có tự đời nào nhưng chùa Đây là cái tên do vị tu sĩ Tấn Tuệ gọi, khi sư đến đây vào năm 1990, dựng một cái chòi tạm bợ làm nơi tu-học. Chẳng biết “hàm ý” của cái danh xưng đó-đây ấy có phải là một khái niệm trong tư tưởng Phật giáo hay không?

Chùa nằm ở vùng ngoại vi, xa khu vực đô thị, dọc theo dòng suối, cảnh quan đơn sơ của một chốn… ít tiền, không có gì đặc sắc. Chỉ trong sân chùa, có vài chục tấm bia, trên đó có những dòng thơ, bài thơ. Là của bằng hữu và khách xa cảm khái viết nên, khi ghé thăm chùa. Cũng không lạ, bởi vì tu sĩ trụ trì vốn là người làm thơ, có thơ in trên nhiều tờ báo Phật giáovà có nhiều kết giao trong giới làm thơ; cả những “tên tuổi” như Bùi Giáng, Ngân Giang nữ sĩ, Tế Hanh, Huy Cận, Nguyễn Bắc Sơn…

Thơ dường như là một mối… hiểm nguy cho người tu, bởi đối với nhà thiền, sự vọng tưởng là trở ngại lớn trong quá trình nỗ lực đoạn tận vô minh-ái thủ. Hơn ai hết, thầy Tấn Tuệ - Đinh Hồi Tưởng hiểu rõ điều ấy. (Cái bút danh Đinh Hồi Tưởng, nói lái là… Đương Hồi Tỉnh, một phần nào cũng đã“minh thị” cho sự trung thực của chính thầy trong quá trình tu tập. Bởi, ai cũng là phàm phu cả; khác chăng, là ở chỗ có tự nhận biết chính mình hay không? Sư bày tỏ: Làm thế nào để biến cái Có thành ra cái Không, đó chẳng phải là sự nói chơi mà là con đường vô cùng gian khó, phải vượt qua vô vàn cản ngại của tâm thức. Không biết có đủ phước đủ duyên không? Và như thế, thơ vừa không có gì quan trọng nhưng cũng vừa không thể xem nhẹ…

*

Trở lại chùa thơ lần này, thấy nơi đây vẫn là một chốn lan nhã… ít tiền. Ngôi chánh điện nhỏ, diện tích 9x12m khởi công đã ba năm rồi mà vẫn chỉ mới xong phần móng và trụ. Nhưng bốn con rồng đá được đúc-chạm theo phong cách điêu khắccủa bốn triều đại Đinh-Lê-Lý-Trần đang chuẩn bị để gắn trên mấy bậc tam cấp, do một gia đình Phật tử ở Ninh Bình vừa hiến cúng, dường như là biểu trưng cho lòng trân trọng đối với văn hóa dân tộc của vị Thượng tọa trụ trì.

Việc xây dựng ngôi chánh điện nhỏ bé ấy dù chưa xong, nhưng tâm nguyện của thầy là mai-kia-mốt-nọ sẽ xây một cái tháp thơ. Cũng nhỏ thôi, nhưng sẽ là nơi an nghỉ-tưởng nhớ cho những nhà thơ nào có mong muốn được nằm xuống bên dòng suối ấy, trong ngôi chùa này. Cái ý tưởng khá độc đáo nọ, đến nay, vẫn đang còn là… một “tưởng-ý”, vì chưa gặp được người phát tâm cúng dường…

Bên chén trà buổi sớm, Sư trầm ngâm: “Nhiều khi, nói Phật sự nhưng cũng chỉ là thế sự thôi”. Nghe vậy, tôi mừng. Vì sư đã tiến đến chỗ nhận ra được mình và người. Khi kể lại chuyện ấy cho một vị tu sĩ bằng hữu khác, thầy lại cười-bổ-sung: “Nói thế sự, là còn… lịch sự đó. Có khi, không phải Phật sự mà là… ma sự”. Với tư cách là một Phật tử, tôi lại mừng hơn nữa. Vì mạng mạch vững bền-sâu xa của Phật giáo dân tộc Việt Nam chính là nằm ở chỗ này: Đội ngũ trí thức trong hàng ngũ tăng sĩ và sự chuyển hóa tư tưởng của Đức Phật vào trong những cái bình thường nhất của cuộc sống hằng ngày…


thanh-trang-lan-nha-–-khong-gian-nen-tho-ben-dong-suoi-do-1
Chùa đang xây dựng dang dở - Ảnh: Vưu Khánh Hồng


*

Trên một tấm bia thơ, chợt thấm thía tấm lòng chân thành-sâu xa của nhà văn Trần Duy Lý: Con của Mẹ giờ tóc nhiều sợi bạc / Đã vượt qua bao sóng gió thăng trầm / Mẹ, Mẹ ơi “con vua cũng thua con Phật” / Câu nói người xưa giờ con thấy thật rồi / Câu nói người xưa giản dị ít lời / Mà mãi đến cuối dời con mới hiểu…

Còn ở một tấm bia khác, là sự miêu tả cái ước mong của chốn lan nhã này: Như mãi mùa xanh trí nhớ / Bên thời gian lặng chùa Đây / Như niềm không dưng Suối Đó / Sau bao bờ bãi vô cùng…

Riêng đối với “chủ nhân” chùa Đây-suối Đó, thì tất cả chỉ gói lại trong một… câu hát, như cây kim chỉ nam trên Con Đường: Gỡ phương trời ấn vào tâm / Bừng soimặt đất ướp vầng trăng thu / Không bằng hữu, chẳng kẻ thù / Chùa Đây-suối Đó nằm ru hát thiền…

*

Rời chùa thơ; một ngày cuối năm nhẹ. Lấp loáng trên ánh nước dòng suối xuôi về phương Đông, dường như từ những bào ảnh của cuộc phù thế thấp thoáng hiện ra những câu hỏi, không ngừng đặt ra cho con người. Thơ và Đạo, Cảnh và Tâm, Ý và Tình… Những “đối đãi” đó, phải làm ra sao và đến khi nào để trở thành cái sự thực Không-Hai-Khác? Đó không phải là chuyện mà một kẻ phàm phu như người viết bài này dám lạm bàn.

Nhưng chùa thơ thì có thể là nét dịu dàng cho những khách du muốn tìm đến một nơi mộc mạc...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/08/2023(Xem: 969)
Má yêu dấu, Tháng Bảy về, mùa báo hiếu lại đến. Không khí trời Âu năm nay vẫn chưa vào thu với lá vàng rơi, nhưng sao con rất chạnh lòng khi nghĩ về Ba Má và nhất là Vu Lan năm nay là Vu Lan đầu tiên mà chị em chúng con không còn được ôm Má như mọi năm.
21/08/2023(Xem: 1383)
Nhìn anh nét mặt vui tươi Dù cho thân bệnh tâm người vẫn an Hoan hỷ nhận sách Thầy ban Chư Tôn, bè bạn thăm anh đủ đầy
06/08/2023(Xem: 1111)
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện cổ tích, xảy ra vào thế kỷ thứ 21. Câu chuyện của một vị tu sĩ Phật giáo, vì mang nhiều phước báu trong người nên khi sinh ra và lớn lên đã có hảo tướng làm mê lòng người. Nếu chàng ở ngoài đời không chịu đi tu, có lẽ thiên hạ sẽ phong cho chàng danh hiệu "Cháy tim" phái nữ.
03/08/2023(Xem: 880)
Sống ở trên đời con người ai cũng muốn tìm kiếm hạnh phúc và chờ đợi sự bình yên. Nhưng giữa thế giới đầy biến động khiến chúng ta trở nên yếu đuối bất lực, hụt hẫng và rơi vào trạng thái trầm cảm tuyệt vọng, những lúc như thế không có gì bằng là được một ai đó nâng đỡ cho bạn nương tựa, truyền cho bạn sức mạnh để xoa dịu vết thương, để vượt qua những chặng đường nghiệt ngã đó, sự yểm trợ mà ai cũng cần ở trong đời.
30/07/2023(Xem: 1378)
Đến một tuổi nào đó trong đời ta mới nhận ra được rằng “ Cuộc đời này có muôn nghìn kiểu người, cũng có muôn nghìn kiểu mặt khác nhau. Mỗi người còn tự trang bị cho mình nhiều mặt nạ khác nhau nữa.
22/07/2023(Xem: 1243)
Cho dù bạn đang đến tuổi hưu hay đã bước vào trung niên nếu bạn sống không có mục tiêu rõ ràng thì bạn sẽ không biết được bản thân mình sẽ đi về đâu và phải làm như thế nào vào những ngày tới khi mà cuộc sống sẽ có đôi lúc làm cho bạn cảm thấy thất bại và mệt mỏi vô cùng. Những lúc như thế nếu có phương châm sống đúng đắn thì bạn sẽ vượt qua một cách nhẹ nhàng. Vậy thì thế nào là phương châm sống ? Có một định nghĩa như sau: Phương châm được hiểu là danh từ chỉ đạo sự hành động làm thôi thúc con người phải hành động bằng một mục tiêu hoặc lối sống.
22/07/2023(Xem: 1251)
Văn hào Victor Hugo đã nói : Lịch sử là gì? Đó là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai trên quá khứ.(What is history? An echo of the past in the future; a reflex from the future on the past.) Vậy thì Hiện tại, Quá khứ, Tương lai chúng tương tức và liên kết thế nào.? Nhân đọc tác phẩm NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐẾN NÚI THỨU của HT. Thích Nhất Hạnh do nhà xuất bản Phương Đông ấn hành được biết Tứ pháp Ấn của Làng Mai là: {1-Đã về đã tới, 2-đi như một dòng sông, 3-ba thời tương tức, 4-sát na dị thục }
13/07/2023(Xem: 2636)
Chúng tôi thật vinh hạnh và danh dự khi được Giáo sư Nguyễn Bá Chung yêu cầu điểm sách đặc biệt này của một trong những bậc Thầy được tôn kính và ngưỡng mộ nhất ở Việt Nam. Cuốn sách có tên DREAMING THE MOUNTAIN - GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN của Tuệ Sỹ, người mà tôi có nhân duyên lớn được gặp gỡ, học hỏi, nghiên cứu và hân hạnh được đồng hành một số việc với Thầy. Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ,
01/07/2023(Xem: 1765)
Ngày nay, con người ta thường hay rơi vào những quan niệm đúng sai, đẹp xấu, hay dở và miệt mài tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình, con người dường như không có lối ra và không tìm được sự đồng nhất nào bởi chính những quan niệm thuộc về yếu tố “cảm tính”.
29/06/2023(Xem: 1320)
Làm sao hiển thị được lý Như? Hoằng Pháp đang cần những giảng sư Thiết tha Đạo Pháp, bày phương tiện… Tận tụy độ sanh với Tâm Từ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567