Cảm nghĩ của Phật tử Úc Châu được nghe pháp thoại online từ H T Thích Như Điển trong KHOÁ TU HỌC PHẬT PHÁP LIÊN CHÂU ONLINE lần thứ ba
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch Ôn Phương Trượng Chùa Viên Giác HT Thích Như Điển
Vì con phải đợi nghe hết giây phút sau cùng của chương trình online ...con ( Phật Tử Huệ Hương ) mới có thể bày tỏ sự hân hoan và pháp lạc giống như Cô Chơn Hạnh Tịnh đã tri ân Ôn và cũng kính xin phép Ôn cho con trình bày những gì con đã thọ nhận từ Ôn qua bài pháp thoại tuyệt vời này .
Theo thiển ý của con qua lời pháp nhủ ban đầu với đề tài “ Tu tập làm sao để được an lạc “ Ôn Như Điển muốn truyền tải suối nguồn Đạo Pháp về Tứ Vô Lượng Tâm ( TỪ, BI, HỶ, XẢ ) đến cho những ai muốn đi bước vào con đường Phật Thừa ( không cần biết người đó đang theo Tiểu Thừa , Nguyên Thuỷ hay Đại Thừa..) . Điểm rốt ráo sau cùng phải là Giải Thoát sinh tử và thấy được Ông Phật bên trong của chúng ta ...
Kính bạch Ôn, khi Ôn vừa nhắc đến Tứ Vô Lượng Tâm là con nhớ đến ngay những lời đã ghi chép trong Cẩm nang tu tập của con ngày nào : ....
Phật giáo có thể làm được điều tốt nhất cho con người đó là Từ Bi Hỷ Xả và luôn biết an trú trong hiện tại thì mỗi con người đã là một Phật tử rồi ...
Phải chăng đề tài ấy đã nằm trong 3 chữ TU- HỌC - TẬP và Ôn đã đề cập đến sự cần thiết nhất của một người tu ... đó là PHÁP HÀNH
Tu muốn có an lạc hay không là do sự thực hành do tinh chuyên luyện tập về 37 phẩm trợ đạo mà các bậc dù chứng thánh quả cao đến đâu ( ví dụ Đức Đạt Lai Lạt Ma ) thường chú trọng nhất đó là Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo .
Đó là điều căn bản dẫn đến Giác Ngộ Giải Thoát Sinh Tử sau cùng rốt ráo ....
Con rất tâm niệm khi được nghe Ôn đã dạy “ Sự học không làm ta giải thoát ... nhưng cánh cửa giải thoát được mở bằng TU, HỌC,TẬP ...
Và cũng làm con nhớ lại những gì đã được học qua dù biết rằng các pháp đều vô sở đắc nhưng.....
Học Đạo, biết Đao thì không thể có đắc Đạo
Chỉ có hành Đạo mới có thể đến với Đạo
Và tuỳ theo căn cơ và trình độ tu tập của mỗi người mà sự nghe pháp đối với mỗi người khác nhau ... ta có tự tại nhU nhuyễn không vì ...Trên con đường giải thoát Ôn Như Điển đã nhắc hai câu thơ của Thiền Sư Hải Tuệ của Trung Quốc
“ Khi Mê mình đi tìm Pháp
Khi Ngộ thì Pháp chính là Người “
Pháp chính là thiền , tịnh , đọc kinh trì chú tuỳ người ...trong khi Phật Pháp là Bất định Pháp và đâu đâu cũng là Phật Pháp !
Và Pháp chính là Người khi không còn ngã, nhân, chúng sinh ... và là chân lý
Hoặc hai câu trong cuốn Tri kỷ của Bụt của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh như sau :
“Không có con đường nào dẫn đến hoà bình mà Hoà bình chính là con đường
Không có con đường nào dẫn đến Niết Bàn mà Niết Bàn chính là con đường “
Có nghĩa là khi chuyển Mê thành Ngộ dù đã có chút trí tuệ nhưng vẫn chưa đủ mà phải hành tinh tấn miên mật, dõng mãnh, kiên trì và sống với điều mình đã ngộ ... mà Ngộ là ánh sáng hào quang vừa rục sáng được một chút rồi ...
Thục hành được Tâm từ Bi Hỷ Xã đó phái có tâm Bồ tát như Ôn khi đi mua bắp khoai trái cây không chỉ lựa chọn những thứ tốt mà sẵn sàng nhận lấy những loại trung bình để đem lại niềm vui cho người khác. Ngài cũng nhắc đến luyện tập chuyên cần trên con đường Đạo hạnh sẽ dẫn tới trạng thái an bình tịnh lạc qua tư cách , giải tỏa những nỗi oan khiên , không chê trách tông phái và lúc nào cũng nở một nụ cười như Ngài Di Lạc chứ không phải những nụ cười héo hắt tăng theo cấp số tuổi mất cả hồn nhiên ..
Ôn cũng nhắc đến Nghiệp vi tế rất sâu xa và thế nào “ chết an lạc và tái sinh bình an “ của Tulku Thorndrup do Ôn và TT Thích Nguyên Tạng soạn dịch hoặc từ “The Life in beyond “ Ánh Sáng của thế giới bên kia ...
Có phải Ngài muốn chỉ dạy rằng Tu học là cốt sống với một tư cách thiện lương trong tình thương bao la với tâm bình đẳng thì mới có thể mở được cuộn chỉ rối ... ( vì cuộc sống được ví như cuộn chỉ rối) và từ từ với một tâm xã kỷ vị tha mới có thể sống đúng và biết sông như kinh Nhất Dạ Hiền Giả.
Càng nghe đến đâu mới thấy sự trác tuyệt của Ngài từ văn thơ, Tam tạng Linh Sơn Pháp Bảo .....đã được đọc mỗi ngày đến 200 trang và còn nghiên cứu lại về thi hào Nguyễn Du . ( đó là tác phẩm thứ 67 của Ôn Như Điển ) Ngài đã nghiên cứu và chứng minh được rằng khi viết Tác Phẩm Truyện Kiều là thời gian thi hào Nguyễn Du đến Trung Quốc ( 1789-1792) tu học và mỗi ngày đọc tụng Kinh Kim Cang toàn bộ 2 lần trong ngày, thi hào có . pháp danh là Chí Hiên.
Kính bạch Ôn , Con chưa thể tiếp nhận trọn vẹn lời dạy của Ôn nhưng với trình độ tu tập hiện nay con chỉ biết tri ân và tự kết luận cho mình một điều ... qua bài pháp thoại này là : Đời sống tâm linh chẳng phải là đời sống của lý trí , do đó không thể dùng lý luận mà tới Đạo cũng chẳng thể chỉ dùng đến sự học vấn .
Nguồn ánh sáng tâm linh ấy chỉ thấy được ở đáy lòng mình do sự tư duy tỉnh lặng, do sự gạn lọc hết mọi ô nhiễm sau khi soi chiếu và đối thoại với riêng lòng mình mà thôi .
Kính tri ân và đa tạ Ôn Phương Trượng Chùa Viên Giác và kính chúc Ngài pháp thể khinh an....
Kính nguyện cầu Chư Phật mười phương luôn hộ trì Ngài để chúng con tiếp tục nghe được Pháp Bảo Như Lai mà Ngài đã lãnh hội và ban phát lại cho chúng con .
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát !
Huệ Hương
Melbourne 5/1/2021
____
Bài liên quan:
Tu Làm Sao An Lạc (thơ) (Bài của Pt Thanh Phi)
Tu Làm Sao An Lạc (thơ) (Bài của Pt Huệ Hương)
Câu chuyện bên lề một bài Pháp (bài của Pt Hoa Lan Thiện Giới)
Tản Mạn Xung Quanh Một Bài Pháp (Bài viết của Pt Trần Thị Nhật Hưng)
***