Không chỉ là một trong những cuốn sách xuất sắc về nội dung, "Hành trình về Phương Đông" còn có một số phận kỳ lạ. Và không chỉ bây giờ mà suốt vài chục năm qua rất nhiều diễn đàn trong và ngoài nước đã tranh luận rất nhiều về nguồn gốc, xuất xứ cuốn sách này. Mà người đã tạo ra nó lại yên lặng như không hề có liên quan.
Cuộc điện thoại lúc 2h sáng
Cách đây đã khá lâu, vào một buổi tối trong lúc gặp nhiều khó khăn về tinh thần cuộc sống, tôi tình cờ được đọc cuốn sách đặc biệt Hành Trình về Phương Đôngcủa dịch giả Nguyên Phong (bản in cũ sờn gáy từ rất lâu rồi mượn được của người bạn). Tôi chọn một nơi yên tĩnh để đọc cuốn sách này - hay đúng hơn là cầm cuốn sách để dỗ giấc ngủ, vì tên cuốn sách cũng gợi một điều gì đó rộng mở cần khám phá - và nhất là biết rõ tên cuốn sách cũ sẽ chẳng hề liên quan gì đến những vấn đề đang nặng nề trong tâm trí mà tôi đang muốn thoát ra.
Nhưng thật lạ lùng, cuốn sách như hút lấy tâm trí tôi với những bí ẩn vô hình trong thế giới chúng ta đang sống từng bước được giải mã, sáng tỏ. Tôi đọc một mạch xong cuốn sách và quay lại các phần đọc lại để ráp nối các khám phá kỳ thú đến kinh ngạc được sắp xếp kết nối với nhau một cách thật logic, khoa học - đến khi trời gần sáng mà không hề thấy mệt.
Đọc xong cuốn sách tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng, bừng sáng, như đã giải quyết xong mọi vấn đề lo nghĩ bận tâm của mình trước giờ. Cuộc thám hiểm khám phá những điều huyền bí từ những đạo sĩ bí ẩn Ấn Độ của những nhà khoa học Anh Quốc thời xưa trong câu chuyện cũng là ước mong khám phá của chính mình. Cuốn sách đã làm tôi sáng tỏ hầu như những thắc mắc lúc bấy giờ về nhân quả, tâm linh, luân hồi, tôn giáo, về Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo... và các loại đạo khác trên thế giới.
Sau này tôi tìm hiểu mới biết cuốn này cùng với những cuốn Nguyên Phong chọn dịch là những cuốn sách được người Việt Nam đọc nhiều nhất, ngang với Đắc Nhân Tâm, Quẳng Gánh Lo Đi, Hạt Giống Tâm Hồn... Dù không được giới thiệu quảng bá gì, chủ yếu do truyền miệng, nhưng những cuốn sách này thực sự hay và giúp ích được cho nhiều người - vì người Việt Nam từ trong tiềm thức, bản năng rất muốn, rất thích khám phá, muốn có những trải nghiệm về tâm linh, nhân quả và hiểu về cách sống thuận với những qui luật vô hình của đất trời, vũ trụ.
Một cuốn sách có số phận kỳ lạ
Gấp cuốn sách lại, tôi rất xúc động, và tự nhiên có một ý tưởng, ước mong thật sự là được chính thức xuất bản cuốn sách quí giá này. Vì trước giờ First News luôn đi tìm kiếm những cuốn sách hay của các tác giả nổi tiếng trên thế giới về giới thiệu với bạn đọc Việt Nam thì First News rất nên có cuốn sách giá trị do một người Việt Nam dịch, viết này, để bạn đọc có thêm một đầu sách hay cũng như hy vọng có thể giúp được những ai đó trong hoàn cảnh như tôi đã từng tình cờ đọc được.
Suốt một thời gian dài, tôi cùng các cộng sự First News tìm cách liên hệ với dịch giả Nguyên Phong bằng mọi hình thức, dù được biết dịch giả đã rời Việt Nam từ trước hay ngay sau giải phóng. Nhiều người kể rằng, rất khó có ai tiếp cận được với ông khi để cập về việc xuất bản sách, rất nhiều người từng đến gặp, liên hệ với ông về các tác phẩm của ông trong hàng chục năm nhưng đều không được hồi đáp.
Không nản lòng, trong nhiều năm, tôi đã kiên trì tìm nhiều cách tìm kiếm, liên lạc với ông. Và sau cùng, ơn đất trời, ông đã nghe cuộc điện thoại tôi gọi từ Việt Nam đến văn phòng ông ở Đại Học Carnegie Mellon ở Mỹ lúc 2h sáng giờ Việt Nam. Cuộc nói chuyện kéo dài hàng giờ đồng hồ.
Rất mừng vui, sau đó Trí Việt - First News được dịch giả Nguyên Phong - giờ là Giáo sư John Vu, từng là Vice President của Boeing, đang là Viện Trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học Đại Học Carnegie Mellon, một trong 10 người sáng tạo nhất nước Mỹ đứng sau Bill Gates và Steve Job - gửi văn bản ký tên xác nhận đồng ý cho First News - Trí Việt in, xuất bản tất cả các tác phẩm do Giáo sư dịch, phóng tác, viết từ trước tới giờ. Tôi và tất cả anh em Trí Việt đều quá đỗi mừng vì ước mơ đã thành sự thật.
Riêng tôi đến giờ còn rất ngạc nhiên, không hiểu sao, cho đến ngay cả lúc này, tôi chưa từng có dịp được gặp Giáo Sư. Dù trước đó rất nhiều người, không chỉ ở Việt Nam, Mỹ và Canada... tìm gặp mà không thành. Giáo Sư đã tin tưởng giao cho tôi và Trí Việt xuất bản tất cả những tác phẩm tâm huyết của Giáo sư cùng những hướng dẫn rất tận tình, ân cần, chu đáo. Mãi sau này, sau nhiều lần trò chuyện điện thoại với Giáo sư, tôi mới xúc động cảm nhận được một phần lý do, và xin được chia sẻ trong phần 2.
Biết ơn tấm chân tình của GS John Vu, tôi và các bạn Trí Việt trong nhiều năm đã chuyển, trao tặng cuốn sách này cùng các sách khác của GS John Vu - Nguyên Phong đến các nhà tù trại giam để tặng cho các phạm nhân, các trung tâm cai nghiện ma tuý, các thư viện vùng sâu vùng xa...
Anh Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Trung Nguyên lúc trước khi lên núi thiền 5 năm về trước hay gặp nhau, được tôi tặng và rất thích cuốn này, đã đọc nhiều lần và đã chia sẻ với tôi ý tưởng muốn cùng Trí Việt in tặng cuốn sách này cho thanh niên, sinh viên Việt Nam. Tôi và nhiều bạn trẻ vẫn đợi Vũ - nhưng Vũ đi lên núi lâu quá - quá lâu - đến giờ mãi vẫn chưa thấy về - dù gần đây thỉnh thoảng có mặt ở một vài nơi (!).
- NXB Mỹ xin phép GS. John Vu dịch cuốn sách sang tiếng Anh.
Một điều vô cùng ngạc nhiên, là trên cuốn sách cũ đó, ghi là dịch giả Nguyên Phong dịch từ Journey To The East. Nhưng chúng tôi truy tìm trên internet, và liên hệ truy tìm tất cả các NXB của Ấn Độ, Anh, Pháp, Mỹ... lúc bấy giờ, kể cả những NXB đã đóng cửa, mà không tìm được phiên bản gốc, dù là dạng file hay bản in sách cổ.
Mãi sau này, tới năm 2009, cuốn sách kỳ bí này mới "tái xuất" trở lại trên thế giới bằng tiếng Anh, sau khi bản tiếng Việt ra mắt ở Việt Nam gần bốn thập kỷ. Cụ thể NXB Booksurge Mỹ đã tìm mọi cách liên lạc với dịch giả Nguyên Phong suốt một thời gian dài mua bản quyền để xin phép được chuyển ngữ cuốn sách tiếng Việt này ra tiếng Anh với tựa đề "Journey To The East" - Author: Nguyên Phong - phát hành trên Amazon và các bookstores trên thế giới. Và độc giả Mỹ, Phương Tây rất yêu thích, say mê tác phẩm này - Một cuốn sách có số phận kỳ lạ.
Không chỉ là một trong những cuốn sách xuất sắc về nội dung, "Hành trình về Phương Đông" còn có một số phận kỳ lạ. Và không chỉ bây giờ mà suốt vài chục năm qua rất nhiều diễn đàn trong và ngoài nước đã tranh luận rất nhiều về nguồn gốc, xuất xứ cuốn sách này. Mà người đã tạo ra nó lại yên lặng như không hề có liên quan.
Theo nhiều người nói trước đó, cuốn sách là một phần trong bộ hồi ký nổi tiếng của giáo sư Baird T. Spalding (1857 – 1953), "Life and Teaching of the Masters of the Far East" (xuất bản năm 1953) ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng kỳ thú, tràn đầy sự huyền bí ở Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Ba Tư. Nhưng sự thật sau cùng lại dường như không phải như vậy: Cuốn sách "Hành Trình về Phương Đông" này có thể là một cuốn độc lập, nội dung khác hoàn toàn - chỉ liên quan đến cái tên Baird T. Spalding mà thôi.
Dịch giả Nguyên Phong - một ẩn số
Không xuất hiện trên truyền thông, mà chỉ sống ẩn danh nên có rất nhiều người không biết về dịch giả Nguyên Phong. Nguyên Phong chính là bút danh của Giáo sư John Vu (tên thật là Vũ Văn Du). Ông là một tác giả, dịch giả nổi tiếng của các tác phẩm về văn học, tâm linh phương Đông, giáo dục và công nghệ.
Sinh năm 1950 tại Hà Nội, ông Vũ Văn Du rời Việt Nam du học ở Mỹ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán.
Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hơn 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Carnergie Mellon và Đại học Seattle. Hơn nữa, ông còn giảng dạy tại một số trường đại học quốc tế tại Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Pháp... về khởi nghiệp, giáo dục và lĩnh vực công nghệ phần mềm.
Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách có số phận khá ly kỳ. Trong phần tái bản mới có ghi: “Xuất bản lần đầu ở Ấn Độ năm 1924, “Hành trình về phương Đông” đã gây tranh cãi không chỉ ở nước Anh mà ngay cả ở Châu Âu và Mỹ. Sau đó, vì tự ái và sĩ diện, Chính phủ Anh cấm phát hành cuốn sách này ở Anh Quốc, rồi Chiến tranh Thế giới thứ hai xảy ra, cuốn sách không còn được tái bản nữa và thất lạc”.
Có người cho rằng, rất có thể, chính Nguyên Phong là tác giả của cuốn sách, đã viết phóng tác theo sự trải nghiệm tiềm thức của mình. Vì một lý do nào đó - ông đã không thừa nhận điều này - rất có thể khi phóng tác còn khá trẻ, mới 24 tuổi, bản chất khiêm nhường, không muốn để tên mình là tác giả mà mượn tên GS Baird T. Spalding và để mình là người dịch. Thế nên mới có sự “biến mất” bí ẩn của tác giả, NXB (đóng cửa) và ngay cả nguyên tác cũng không lưu lại ở bất cứ thư viện lớn nào trên thế giới. (Tôi hoàn toàn đồng cảm và chia sẻ với Giáo sư nếu điều lý giải này là đúng - vì trước đây, khi còn trẻ, khi dịch, biên tập sách, tôi thỉnh thoảng có đưa vào một số câu châm ngôn mình nghĩ ra khá độc đáo, hợp ngữ cảnh nhưng không dám để tên mà đều ghi: “- Khuyết danh”, xin bạn đọc lượng thứ).
Vậy, Nguyên Phong là ai mà độc giả hâm mộ đến như vậy? Một con người cực kỳ khiêm tốn, một học giả của nhiều đầu sách dịch giá trị, nhưng đặc biệt - cái tên Nguyên Phong chỉ là bút danh. Ông là giáo sư John Vu (tên thật là Vũ Văn Du).
Các tác phẩm do ông dịch đã được First News - Trí Việt xuất bản ở Việt Nam gồm: “Ngọc sáng trong hoa sen”, “Bên rặng Tuyết Sơn”, “Hoa trôi trên sóng nước”, “Minh triết trong đời sống”, “Đường mây qua xứ tuyết”, “Trở về từ xứ tuyết”, “Khởi Hành”, Kết Nối, Dấu Chân Trên Cát, Kiến tạo thế hệ Việt Nam ưu việt, "Huyền thuật và các Đạo sĩ Tây tạng"...và chuẩn bị ra mắt cuốn “Destination - Bước ra Thế giới” có sự hỗ trợ của anh Ngo Trung Viet - người đã nhiều năm âm thầm dịch các bài viết của GS John Vũ từ tiếng Anh sang tiếng Việt trên blog riêng của Giao sư http://Science-technology.vn.
(Riêng tác phẩm "Dấu Chân Trên Cát" của Nguyên Phong dịch không bán phát hành bên ngoài mà phát hành trong Combo "Đọc và Đi" gồm 8 cuốn chọn lọc do HVNET (Rod Book) đang phát hành online được các bạn trẻ rất yêu thích).
Hiện nay ấn bản "Hành trình về Phương Đông", "Ngọc Sáng trong Hoa Sen", "Minh Triết trong Đời sống", "Trên đỉnh Tuyết sơn" của Trí Việt đã bị in lậu và phát hành nhiều nơi vài năm nay ở Hà Nội. Sách in lậu chữ trong sách mờ, in sai, bìa nhạt màu, không sắc sảo như sách thật của First News.
Khi bức màn bí mật về nhân vật Nguyên Phong được vén lên, thật bất ngờ, đó là một con người kiệt xuất. GS John Vũ - Nguyên Phong là một trong những nhà khoa học nổi tiếng ở Mỹ. Hiện nay, Giáo sư kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu phần mềm của Đại học Carnegie Mellon và là nghiên cứu viên kĩ thuật và kĩ sư trưởng Công nghệ thông tin tại Boeing. Trong 15 năm làm việc ở Boeing, ông từng tham gia vào chương trình phần mềm hỗ trợ cho máy bay Boeing 777 và là nhà vô địch về cải tiến qui trình ở Boeing...
Ông từng giữ vị trí Phó Chủ tịch phụ trách kỹ thuật của Boeing. Ông đã từ chối nhận nhiều giải thưởng uy tín của Mỹ và từ chối các cuộc phỏng vấn của các hãng thông tấn lớn. Ông nhận lời thỉnh giảng và nói chuyện với sinh viên nhiều trường đại học lớn trên thế giới - và dự định, rất mong một ngày gần đây, GS. John Vu sẽ về quê hương để chia sẻ với bạn đọc, hướng dẫn các bạn trẻ, thanh niên và sinh viên Việt Nam.
Giáo sư John Vu là người rất đau đáu đến tương lai đất nước và quan tâm đến hướng đi của thế hệ trẻ Việt Nam. Mấy năm trước GS mỗi ngày đều đặn viết trên Facebook cá nhân chia sẻ những hướng dẫn, kinh nghiệm học tập, khởi nghiệp và các vấn đề về công nghệ, giáo dục cho các bạn trẻ Việt Nam. Lượng sinh viên Việt Nam theo dõi trên Facebook GS lên đến vài trăm ngàn followers.
Nhưng giữa năm 2016 Giáo sư đột ngột dừng viết Facebook không một lời giải thích, làm tất cả mọi người rất ngạc nhiên và cảm giác bị hụt hẫng. Lý do thực sự khiến Giáo sư buộc phải dừng viết Facebook hướng dẫn lớp trẻ Việt Nam là một câu chuyện bi hài chưa từng có tiền lệ liên quan đến Việt Nam mà có thể tôi sẽ chia sẻ trong Phần 2.
Bí ẩn đằng sau hai cuốn “Hành trình về Phương Đông”
Vừa qua, cộng đồng mạng bình luận sôi nổi về việc có hai cuốn “Hành trình về Phương Đông” nhưng nội dung hoàn toàn khác nhau. Một cuốn do Nguyên Phong phóng tác và viết lại vào năm 1975 từ tác phẩm gốc “Journey to the East” của Baird T.Spalding, do NXB Adyar (Ấn Độ) ấn hành năm 1924. Cuốn sau rất dày do Huy Hoàng mua bản quyền từ “Life anh teaching of the Master of the far East” của Baird T.Spalding, gồm 6 tập, in năm 1986, do Anlebooks dịch, NXB Devorss & Company - Hoa Kỳ ấn hành.
Hai tựa tiếng Anh đã khác nhau, nhưng do sự nhập nhèm của dịch giả Anlebooks mà nhiều người nhầm tưởng bộ ra sau là “toàn tập”, nên cố mua cho trọn bộ. Đến khi cầm lên đọc mới tá hỏa: Cuốn sau chả liên quan gì đến cuốn “Hành trình về Phương Đông” rất nổi tiếng của Nguyên Phong.
Nội dung hoàn toàn khác nhau
Nếu như cuốn “Hành trình về Phương Đông” của Nguyên Phong dẫn dắt người đọc đến với thế giới của những trải nghiệm khoa học về năng lượng, tâm linh, thiền định, chữa bệnh, dưỡng sinh, yoga và các triết lý Phật giáo của các bậc tu sĩ Ấn Độ đắc đạo truyền lại, thì cuốn sau do Anlebooks dịch lại nói về thế giới vô hình, thuyết lượng tử, ý thức nhị nguyên, tập trung về Đức Chúa trời, chúa Jesus và Thượng đế. Do cách dịch quá bám sát bản gốc, chưa thoát ý, nên không ít người đọc bị lạc vào mê hồn trận của từ ngữ, rất khó hiểu và gọi cuốn sau là “bản dịch trời ơi”. Trong khi đó, “văn phong cuốn “Hành trình về Phương Đông” do Nguyên Phong dịch dễ hiểu, lôi cuốn, gần gũi, không triết lý cao siêu mặc dù nói rất sâu về khía cạnh tâm linh và tôn giáo”.
Một độc giả am hiểu khác, sau khi biết được có sự nhầm lẫn tai hại này, đã khẳng định: “Tôi từng đọc một số chương trong cuốn “Hành trình về phương Đông” do Nguyên Phong dịch và thậm chí cũng đã đọc nguyên tác bằng tiếng Anh. Và tôi lấy làm lạ khi thấy hai cuốn sách này gần như là khác nhau hoàn toàn, nếu tính đến từng câu chữ, từng chương sách. Thậm chí, tên sách của cuốn “Life and teachings of the Masters of the Far East” (tạm dịch: Cuộc sống và các giáo huấn của các vị thầy miền Viễn Đông) lại đặt đúng như tên sách “Hành trình về phương Đông” mà Nguyên Phong đã đặt hơn 30 năm trước, làm rất nhiều người bối rối và không biết phân biệt làm sao...”.
Khi có người hỏi nhân duyên nào tìm ra tập sách này để dịch và phổ biến như thế, dịch giả Nguyên Phong đã trả lời trên một tờ báo lúc đó: “Tình cờ tôi nhặt được cuốn sách trong thư viện. Cuốn sách cũ quá, nhưng bỗng nhiên tôi không muốn buông ra, bèn mượn cuốn sách này đem về đọc chơi. Nhưng lạ thay, suốt đêm ấy cuốn sách đã hoàn toàn chinh phục tôi, tôi đọc một mạch, rồi đọc lại. Những điều nói trong cuốn sách như vẽ ra cho tôi một vùng trời vừa huyền bí, vừa trong sáng, lại vừa như khơi dậy từ sâu thẳm của tôi niềm tự hào của nền triết học Đông Phương”.
Vì tác phẩm phóng tác “Hành trình về phương Đông” của tác giả Nguyên Phong quá xuất sắc và khác biệt so với bất kỳ bản gốc nào, nên vào năm 2009, NXB BookSurge Publishing tại New York cùng hai dịch giả Poven Leace và Biện Giang đã liên hệ xin phép Nguyên Phong để dịch ngược sang tiếng Anh với tựa “Journey to the East” với tên Nguyên Phong ở ngoài bìa ở vị trí như một tác giả. Cuốn sách tiếng Anh này đang song song phát hành cùng với tác phẩm “Life and Teaching of The Master of the Far East” của NXB Devorss & Company là NXB mà công ty Huy Hoàng mua bản quyền. Điều này khẳng định là hai cuốn sách này hoàn toàn khác nhau.
Nhân vật bí ẩn lộ diện
Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách có số phận khá ly kỳ. Trong phần tái bản mới có ghi: “Xuất bản lần đầu ở Ấn Độ năm 1924, “Hành trình về phương Đông” đã gây tranh cãi không chỉ ở nước Anh mà ngay cả ở Châu Âu và Mỹ. Sau đó, vì tự ái và sĩ diện, Chính phủ Anh cấm phát hành cuốn sách này ở Anh Quốc, rồi Chiến tranh Thế giới thứ hai xảy ra, cuốn sách không còn được tái bản nữa và thất lạc”.
Có người cho rằng, rất có thể, chính Nguyên Phong là tác giả của cuốn sách. Vì một lý do nào đó, ông đã không thừa nhận điều này. Thế nên mới có sự “biến mất” bí ẩn của tác giả, NXB (đóng cửa) và ngay cả nguyên tác cũng không lưu lại ở bất cứ thư viện lớn nào trên thế giới.
Vậy, Nguyên Phong là ai mà độc giả hâm mộ đến như vậy? Một con người cực kỳ khiêm tốn, một học giả của nhiều đầu sách dịch giá trị, nhưng đặc biệt - cái tên Nguyên Phong chỉ là bút danh. Ông là giáo sư John Vũ (tên thật là Vũ Văn Du). Các tác phẩm do ông dịch đã được First News - Trí Việt xuất bản ở VN gồm: “Ngọc sáng trong hoa sen”, “Bên rặng Tuyết Sơn”, “Hoa trôi trên sóng nước”, “Minh triết trong đời sống”, “Đường mây qua xứ tuyết”…
GS John Vũ - Nguyên Phong
Khi bức màn bí mật về nhân vật Nguyên Phong được vén lên, thật bất ngờ, đó là một con người kiệt xuất. GS John Vũ - Nguyên Phong là một trong những nhà khoa học nổi tiếng ở Mỹ. Hiện nay, Giáo sư kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu phần mềm của ĐH Carnegie Mellon và là nghiên cứu viên kĩ thuật và kĩ sư trưởng Công nghệ thông tin tại Boeing. Trong 15 năm làm việc ở Boeing, ông từng tham gia vào chương trình phần mềm hỗ trợ cho máy bay Boeing 777 và là nhà vô địch về cải tiến qui trình ở Boeing...
Ông từng giữ vị trí Phó Chủ tịch phụ trách kỹ thuật của Boeing. Ông đã từ chối nhận nhiều giải thưởng rất uy tín của Mỹ và từ chối các cuộc phỏng vấn của các hãng thông tấn uy tín. Ông nhận lời thỉnh giảng và nói chuyện với sinh viên nhiểu trường đại học lớn trên thế giới.
Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong - Niềm tự hào của người Việt Nam
Giáo sư John Vũ - Nguyên Phong, là một nhà khoa học nổi tiếng ở Mỹ, đứng trong Top 10 người sáng tạo nhất thế giới (mà đứng đầu là Bill Gates và Steve Jobs
Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong, là một nhà khoa học nổi tiếng ở Mỹ, đứng trong Top 10 người sáng tạo nhất thế giới (mà đứng đầu là Bill Gates và Steve Jobs). Ông chính là người dịch tác phẩm nổi tiếng Hành trình về Phương Đông, một trong những tác phẩm hay nhất về phương Đông từ trước đến nay. Giáo sư John Vũ cũng là một người rất quan tâm đến khoa học công nghệ, với trên 10.000 bài viết đã được đăng trên blog Science-Tecnology.
Giáo sư John Vũ là một người Mỹ gốc Việt có những đóng góp rất lớn về nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đối với thế hệ trẻ. Hiện nay, Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong kiêm Viện Trưởng Viện nghiên cứu phần mềm của Đại học Carnegie Mellon, và là Nghiên cứu viên kĩ thuật và Kĩ sư trưởng Công nghệ Thông tin tại Boeing. Trước khi công tác tại Tập đoàn Boeing, ông John Vũ – Nguyên Phong làm việc tại Teradyne Semiconductor; Hewlett Packard, Litton Industries, Motorola và GTE.
Ông còn giữ nhiều chức vụ quan trọng và công trình lớn. Trong 15 năm làm việc ở Boeing, ông đã từng tham gia vào chương trình phần mềm hỗ trợ cho máy bay Boeing 777 và là nhà vô địch về cải tiến qui trình ở Boeing với những kết quả có ý nghĩa. Ông đã đào tạo hơn 10 000 kĩ sư phần mềm; tiến hành trên 100 cuộc thẩm định.
Ông từng giữ vị trí Phó Chủ Tịch – Vice President phụ trách tất cả vấn đề về kỹ thuật của tập đoàn Boeing (CMM/CMMI). Ông cũng là sáng lập viên của SPIN Seatle và quản lý tổ chức này từ 1996 tới 2003. Ông đã từ chối nhận nhiều giải thưởng rất uy tín của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và từ chối các cuộc phỏng vấn của các hãng thông tấn uy tín. Gần đây Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong từ chối gặp Tổng thống Obama khi ông Obama đến thăm Đại học Carnegie Mellon.
Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong cũng được biết đến như một nhà khoa học, kỹ sư phần mềm có nhiều đóng góp đến lĩnh vực Công nghệ Thông tin. Ông John Vũ là một nhà khoa học cố vấn tại Viện Kỹ sư Phần mềm (Software Engineering Institute – SEI). SEI là nơi ông John Vũ đã tập trung phát triển một số mô hình đánh giá năng lực sản xuất phần mềm (Capability Maturity Model – CMM) đang được áp dụng rộng rãi trong ngành CNTT hiện nay như SW-CMM, CMMI, People-CMM, Acquisition-CMM và e-Business CMM. Ngoài ra, ông được ngành công nghiệp phần mềm thế giới thừa nhận với việc đóng góp thiết lập các trung tâm chất lượng phần mềm ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Nam Triều Tiên, Nhật Bản và nhiều nước khác trên thế giới.
Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong luôn quan tâm đến thế hệ trẻ – nguồn nhân lực chủ chốt về việc chọn lựa nghề nghiệp và hướng đến những ngành tiềm năng. Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong đã viết trên bốn mươi bài báo và xuất bản ba tập sách về phần mềm và các hệ thống thông tin nhằm cung cấp thông tin mới và hướng thế hệ trẻ tiếp cận những công nghệ hiện đại mới nhất. Quyển sách mới nhất của ông về công nghệ phần mềm đã được dịch sang tiếng Trung, tiếng Hàn và hiện đang được sử dụng như sách giáo khoa của một số trường địa học tại đó.
Blog Khoa học công nghệ của Giáo sư John Vũ.
Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong cũng đặc biệt quan tâm đến những ngành như Hệ thống Thông tin Quản lý và trong đó có chuyên mục chuyên sâu gồm 87 bài viết vô cùng hữu ích cho sinh viên Việt Nam được đưa lên website của ông. Trang Web tập hợp các thắc mắc của sinh viên cũng như cập nhật những vấn đề, thực trạng về chuyên ngành Hệ thống Thông tin Quản lý. Sau khi đọc những bài viết bổ ích của giáo sư John Vũ, các bạn sẽ được tháo gỡ những vướng mắc về chuyên ngành đang học cũng như có cái nhìn khái quát về ngành Hệ thống Thông tin Quản lý qua góc nhìn đa dạng, nhiều chiều của giáo sư John Vũ.
Và ông cũng là dịch giả khá nổi tiếng, với một số tác phẩm như:
Hành trình về phương đông
“Hành trình về phương Đông” kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người. Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, diện kiến nhiều pháp thuật, nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo…của nhiều pháp sư, đạo sĩ…họ được tiếp xúc với những vị chân tu thông thái sống ẩn dật ở thị trấn hay trên rặng Tuyết Sơn. Nhờ thế, họ được chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như yoga, thiền định, thuật chiêm tin, các phép dưỡng sinh và chữa bệnh, những kiến thức về nhân duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết…
Bên rặng tuyết sơn
Khơi nguồn từ vùng núi Himalaya xa xôi và vùng đồng bằng Ấn Độ, Bên Rặng Tuyết Sơn mang đến cho bạn đọc những sự thật vĩ đại về tâm linh và vai trò của việc làm chủ tâm linh cũng như làm chủ số phận. Tác phẩm còn khơi dậy những giá trị cao đẹp như: Tính trung thực, trái tim bao dung, lòng trắc ẩn, sự thông thái, lòng tín ngưỡng và tình yêu bao la.
Đường mây qua xứ tuyết
“Tại Nyang To Kyi Phug, các căn phòng nhập thất được xây cất kín đáo nhưng nó không hoàn toàn thiếu ánh sáng như nhiều người vẫn nghĩ. Trên nóc nhà có một lỗ hổng đục ra để ánh sáng có thể lọt vào bên trong, một bàn thờ nhỏ được đặt trong góc phòng và đặc biệt hơn nữa là một chiếc tủ khá lớn đựng kinh điển cho các tu sĩ nhập thất đọc tụng. Vị Lạt Ma trụ trì cho biết những căn phòng này không phải nơi để trừng phạt hay giam hãm ai, mà là chỗ để các tu sĩ có thể thiền định trong yên lặng tuyệt đối. Căn phòng khá rộng đủ chỗ cho vị tu sĩ đi đứng hoặc cử động cho dãn gân cốt. Mặc dù việc tập khinh công chú trọng vào quyền năng ý chí nhưng nó không có nghĩa là tu sĩ có thể chểnh mảng việc gìn giữ thân thể cho khỏe mạnh…”
Minh triết trong đời sống
Từ những kinh nghiệm của các bậc thầy tâm linh thế giới và trải nghiệm của bản thân, tác giả – diễn giả nổi tiếng Darshani Deane sẽ giải đáp những trăn trở ấy và rất nhiều vướng mắc khác qua 58 chủ điểm trong quyển sách này. Tác phẩm nổi tiếng Minh triết trong đời sống sẽ khơi mở tâm trí, giúp chúng ta con đường vượt khỏi những vướng mắc trói buộc tâm tưởng để đạt đến cảm giác an nhiên trong đời sống.
Ngọc sáng trong hoa sen
Ngọc sáng trong hoa sen (Tựa tiếng Anh: The Wheel of Life) là cuốn sách nói về cuộc du hành của ông tại châu Á. Xuất bản năm 1959, quyển sách được sự đón nhận nhiệt thành của độc giả với số bán kỷ lục trên một triệu bản ngay trong năm đầu tiên ra mắt. Cho đến nay, dù thời gian trôi qua, nhiều sự kiện đã thay đổi nhưng Ngọc sáng trong hoa sen vẫn là một trong những cuốn sách giá trị về phương Đông và thường được dùng làm tài liệu tham khảo trong các trường đại học.
Thế gian này hiện hữu trong mối tương quan tương duyên. “Cái này có nên cái kia có. Cái này không nên cái kia không.” Cõi này vì vậy có thiện mà cũng có ác, có tốt mà cũng có xấu. Biên tế giữa thiện và ác, tốt và xấu chỉ nằm trong đường tơ kẽ tóc của ý niệm, hay nói theo nhà Phật là một mống tâm. Cùng một hành động, một việc làm, một sự việc nhưng khác nhau xa lắc xa lơ ở tâm thiện hay tâm ác.
Không cần phải suy nghĩ và tìm kiếm đâu xa, chỉ nhìn vào cuộc khủng hoảng đại dịch vi khuẩn corona đã và đang xảy ra trên toàn cầu thì cũng thấy rõ được điều đó.
Đảng và nhà nước Cộng Sản Trung Quốc vì cái tâm âm mưu thao túng để làm bá chủ toàn cầu đã bất chấp đến sự nguy hại khôn lường của vi khuẩn corona phát xuất từ Vũ Hán nên giấu nhẹm lúc ban đầu. Sau khi để cho vi khuẩn này truyền nhiễm khắp thế giới rồi cũng vì cái tâm mưu đồ mà ra tay ban phát ân huệ cho những nước bị đại dịch bằng những viện trợ lấy có. Hành động sau này được TQ khoa trương như thể họ vì lòng vị tha mà ra tay cứu
Hoa Lan vốn là loài hoa đẹp vừa kiêu sa thanh thoát, tuổi thọ cao (thường trụ trong chậu những sáu tháng), hương thơm nhẹ nhàng được bao người trân quí dùng làm quà tặng nhau hay chưng tại các đại sảnh, trang thờ, phòng khách...
Nhưng Hoa Lan ở đây, tôi muốn viết về là bút hiệu của cô bạn văn tên thật là Lan Hương ( hương của hoa lan), cái tên đúng là có sự an bài của định mệnh.
Đàn chim bay ngang phố. Xao xác tiếng cánh vỗ. Con quạ già trên nhánh cây hè phố ngước nhìn một lúc, rồi im lặng sà xuống đất, nhảy lò cò vài bước với một chân bị què, tiếp tục kiếm ăn.
Phố im lạ thường. Những con đường vắng xe đã vơi mùi khói xăng từ những ngày trước. Lan tỏa đâu đây hương bạch đàn hòa lẫn với mùi nước cống vẫn ngày đêm chảy ngầm dưới lòng đất. Thỉnh thoảng có tiếng còi hụ của xe cứu thương băng ngang góc phố xa. Khách bộ hành mang khẩu trang chỉ chừa lại hai mắt ngầu đục sau gọng kiếng râm, không sao nhìn ra được vẻ đẹp tráng lệ của một bình minh tràn ngập nắng tàn xuân.
Gió mai lành lạnh trong công viên thành phố. Ông già ngồi phơi nắng trên chiếc ghế gấp mang theo từ nhà. Hai vợ chồng trẻ khoác áo gió dắt chó đi bộ quanh bãi cỏ xanh. Một cơn gió mạnh thổi qua làm cho những hàng cây rùng mình buông lá úa. Giờ không phải mùa thu, cũng chưa vào hạ, mà lá vàng vẫn rơi lác đác, trông như những cánh bướm cải nhởn nhơ trong gió. Nhưng không, chỉ trong thoáng chốc, n
Trong buổi họp online sáng thú sáu 22/5/2020 vừa qua nhóm bạn Tây Phương của tôi trong Community tôi đã làm việc nhiều năm , các bạn ấy đã nhắc đến một điều mà có lẽ những ai bước vào thập niên thất thập cổ lai hy phải thầm tư duy và tôi không ngoại lệ.....
Đó là điều trước đây báo chí Úc đã từng báo động “Australia is in the midst of a loneliness crisis, with many in our population experiencing a deficit of social connection.” .
Kính xin phép được tạm dịch : Nước Úc đang ở vào giữa thời điểm của sự khủng hoảng về đơn chiếc lẽ loi cô độc mà phần lớn trong chúng ta nhận ra được một kinh nghiệm đó là do thiếu một sự liên hệ nối kết với xã hội , cộng đồng ...
Nay từ khi cách giản xã hội do dịch Covid19 hoành hành , điều này lại càng phát triển mạnh hơn trong giới cao niên và có thể lấn vào địa hạt của thanh thiếu niên vừa mới tốt nghiệp trung học ...
Mùi hương từ hoa thơm cỏ nội, thông thường sẽ theo hướng gió mà bay đi, tuy nhiên cũng có một mùi hương đặc biệt, rất đặc biệt lan tỏa khắp nơi không theo chiều gió nào đó là mùi hương của loài hoa mang tên đức hạnh. Vâng, ở đây tôi muốn nhắc đến một vị có...mùi hương đó, chính là Ni Trưởng (NT) (bên Tăng gọi là Hòa Thượng): NT Thích Nữ Diệu Phước, trụ trì chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin Đức quốc.
Viết về một người đang hiện tiền trên thế gian này, đó là điều Hòa Thượng Thích Như Điển luôn khích lệ. Hòa Thượng quan niệm, đợi họ chết xong mới đua nhau, xúm nhau ca tụng, người chết đâu nghe được.
Bà Mai đưa mắt ngắm cô dâu, chú rể. Cô dâu ba mươi sáu tuổi, chú rể hai mươi bảy tuổi. Trông cũng xứng ấy chứ, nhất là đối với người con gái Việt đứng bên cạnh một chàng trai Thuỵ Sĩ. Đã vậy, Trang, tên của cô dâu, vốn dĩ xuất thân từ một gia đình khá giả. Thân phụ nàng từng giữ chức vụ cao trong chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Mẹ có một cửa hàng buôn. Trong đời sống ăn sung mặc sướng không lo nghĩ tiền bạc mặc dù sau năm 75 gia đình có sa sút, Trang vẫn giữ được nét trẻ của ngày nào. Với dáng dấp mảnh mai, Trang đứng bên Heinz cao lớn với bộ râu xồm xoàm, cái mức tuổi chênh lệch dường như không thấy nữa.
Từ tuổi còn niên thiếu dù chưa trưởng thành nhưng nhờ suốt thời gian trong ngày ngoài việc học tập tôi thường bên cạnh sát thân phụ tôi nên rất hiểu những cay đắng của cuộc đời và mỗi lần khốn khổ hoạn nạn gì thì dường như có một ai đó vươn tay ra vỗ về và an ủi hay ban cho điều mà tôi mong ước .
Dù người đó đôi khi là một doanh nhân , một vị giáo sư chỉ biết dạy học nhưng cũng có thể yểm trợ một chút về vật chất và rất nhiều về tinh thần hoặc một người bạn chí thân rồi hình bóng họ lại biến mất khỏi vài năm sau đó dù tôi cố tìm lại để đền đáp ân tình mà mình đã mang trọn trong tim ... nhưng không thể nào có cơ hội .
Thành phố Melbourne vẫn còn trong thời kỳ hạn chế đi lại và tiếp xúc. Ngày 11/5/2020 sắp tới, Thủ Hiến tiểu bang Victoria sẽ có thông báo mới về lệnh cấm này. Hằng năm, vào giờ này nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước phương Tây ắt hẳn sẽ rất nhộn nhịp và hân hoan mua sắm và tổ chức tiệc tùng để chúc mừng “Ngày Nhớ Ơn Mẹ”… nhưng các trung tâm mua sắm nơi đây vẫn im lìm, buồn bã, hình như ít ai còn tinh thần để mua sắm, ít người qua lại chẳng qua để mua vội những thứ cần thiết cho gia đình. Tuy nhiên, những người con, người cháu nơi đây vẫn âm thầm mua sắm online để tặng Mẹ, tặng Bà,… cho ngày này. Tình thương và lòng nhớ ơn dành cho Mẹ không chỉ là một ngày, hai ngày mà có lẽ cả cuộc đời này cũng không thể trả hết công ơn sinh thành dưỡng dục. Thời gian phong toả này đã cản ngăn những chuyến bay về thăm Ba Mẹ, thăm gia đình và cái ngày trở về sao mà xa vời vợi…QT xin chia sẻ câu chuyện của John P. Buentello như những tâm tình của mình dành tặng Mạ QT và kính tặng các người Mẹ
Ngày 25 tháng 10 âm lịch năm 1967, Ngài ngồi thiền trong động Di Lặc, núi Củu Tiên, dãy Quế Lạc, Công xá Thượng Đông, Huyện Đức Hóa, Tỉnh Phước Kiến, đột nhiên được Bồ Tát QUÁN-THẾ-ÂM tiếp dẫn đi khiến mất cả tông tích.
Lúc ấy, Pháp Sư được dẫn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, tham quan các cảnh giới 9 phẩm hoa sen. Thời gian dường như chừng 1 ngày 1 đêm, nhưng khi về đến nhân gian đã là ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch năm 1973 (đi từ 25/10 âm lịch 1967) chạy ra đã trên 6 năm 5 tháng trôi qua. Thoạt nghe thì như là vượt ra tri thức thường tình, khó mà lý giải được. Có câu nói "trên trời 1 ngày, dưới này vài năm" là vậy, cũng bởi không gian của vũ trụ không giống nhau, khái niệm thời gian cũng khác, người có chút ít hiểu biết về Phật học, tất lý nhận ra được.
Tôi đã tiếp xúc rất nhiều với các cháu những thế hệ thứ hai sanh sau 30/4/1975 và đã sang đây từ khi còn bé , và nếu được sống trong hoàn cảnh cha mẹ cho học lại Việt Ngữ và đôi lần tìm về Việt Nam thăm quê nội , quê ngoại thì trong các cháu vẫn có chút gì ... khi nhắc đến Việt Nam , còn ngoài ra rất nhiều cháu sống trong những gia đình mà cha mẹ từng bị đánh tư sản và ra đi trong nỗi kinh hoàng và chưa bao giờ đặt chân về quê hương xứ sở sau 45 năm , thì các cháu đều nói với tôi rằng “Quê hương cháu là nước Úc , Mỹ v.v...và theo cháu nghĩ nơi nào mình sống hơn 1/2 đời người ( 30-40) năm thì nơi đó chính là quê hương mình Cô ạ “.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.