Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bút tích hiếm hoi và chữ ký của một bậc danh tăng tôn quý

23/11/202007:52(Xem: 6801)
Bút tích hiếm hoi và chữ ký của một bậc danh tăng tôn quý
ht mat nguyen (1)


BÚT TÍCH HIẾM HOI
& CHỮ KÝ CỦA MỘT BẬC DANH TĂNG TÔN QUÝ


Phước duyên cho tôi khi được Me Tâm Tấn truyền trao gìn giữ một số thư từ còn lưu thủ bút & chữ ký của Chư tôn Thiền đức Tăng Ni vào những năm xưa xửa của thế kỷ trước.

Trước, tôi đã có đôi lần giới thiệu thư từ bút tích của quý Ngài danh tăng Phật Giáo nước nhà như Ôn Trí Quang, Ôn Trí Thủ, Ôn Đỗng Minh, Ôn Đức Chơn, Ni trưởng Diệu Không, Ni trưởng Thể Quán...

Hôm nay, tôi xin cung kính giới thiệu đến chư vị thủ bút và chữ ký của một bậc tôn quý vốn là cột trụ quan trọng trong ngôi nhà Phật pháp, một vị hộ pháp đắc lực của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trong những ngày đầu của phong trào phục hưng, một thành viên cơ yếu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất:

ht mat nguyen (2)

HÒA THƯỢNG THÍCH MẬT NGUYỆN 
(trích lược tiểu sử từ nguồn "Danh Tăng Việt Nam")
Hòa thượng thế danh là Trần Quốc Lộc, pháp danh Tâm Như, pháp hiệu Thích Mật Nguyện, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 43. Ngài sinh ngày 25 tháng 6 nhuận năm Tân Hợi (19-8-1911) tại làng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên và là con trưởng trong một gia đình năm anh em. 
- Năm 1946, Ngài khai sơn chùa Bảo Tràng Huệ Giác tại Hòa Tân, Bình Định. Chùa này đã bị chiến tranh phá hủy hoàn toàn. Trở về Thừa Thiên, Ngài được Sơn môn cung thỉnh trú trì chùa Linh Quang ngày 10-4-1946 (được 35 tuổi). 

- Đầu năm 1951 Ngài đảm trách chức vụ Chánh Trị sự Sơn môn Tăng già Thừa Thiên, và cuối năm ấy lại được mời làm giảng sư tại Phật học đường Báo Quốc. 
- Năm 1954 Ngài được cử giữ chức Tổng Trị sự Sơn môn Tăng Già Trung Việt liên tiếp trong nhiều nhiệm kỳ. 
- Năm 1957 với ý nguyện phát triển cơ sở để dìu dắt hàng Phật tử về với đạo pháp, Ngài khai sáng chùa Từ Hàng Quan Âm tại quận Nam Hòa, một vùng cận sơn thuộc tỉnh Thừa Thiên. Chùa này hiện vẫn còn. 
- Ngày 10-9-1959 Đại hội Giáo hội Tăng già toàn quốc kỳ II tại chùa Ấn Quang ở Sài Gòn đã công cử Ngài giữ chức vụ Trị sự phó Giáo Hội kiêm Trưởng Ban Nghi Lễ. 
- Năm 1960, nhận thấy Phật sự ngày càng nhiều, Phật tử lui tới ngày càng đông, mà chùa Linh Quang quá chật hẹp, Ngài đã khởi xướng việc trùng tu chùa và đạt kết quả tốt đẹp. 
- Năm 1963 Ngài đã lãnh đạo Phật giáo đồ Thừa Thiên - Huế đấu tranh đòi thực thi năm nguyện vọng chính đáng của Phật giáo Việt Nam. Trong đêm 20-8-1963 chính quyền Ngô Đình Diệm xua quân tấn công các chùa, đàn áp Tăng Ni, Phật tử, Ngài bị bắt và áp chuyển vào Sài Gòn cùng với một số Tôn đức khác trong hàng lãnh đạo. 

- Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Ngài được mời giữ chức Phó Đại diện miền Vạn Hạnh kiêm Tỉnh Giáo Hội Thừa Thiên. 
- Năm 1965 Ngài làm đàn chủ trong Đại giới đàn Vạn Hạnh tổ chức tại chùa Từ Hiếu - Huế với trên 100 vị giới tử xuất gia và 1.200 vị tại gia. Cũng năm này, Ngài được mời vào Ban giảng huấn viện Cao Đẳng Phật Học Sài Gòn. Ngài rất chú tâm vào việc đào tạo Tăng tài, nên năm 1967 Ngài đứng ra tổ chức lớp chuyên khoa nội điển Liễu Quán tại chùa Linh Quang. Ngài làm Giám đốc và chủ giảng lớp học này liên tiếp trong 4 năm. 
- Mùa xuân 1968 Ngài được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất công cử vào chức vụ Chánh Đại Diện miền Vạn Hạnh kiêm Chánh Đại Diện tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế. Năm 1970, Ngài khuyến khích mở lớp chuyên khoa nội điển tại Phật Học Ni Viện Diệu Đức - Huế. Cũng năm ấy, Ngài nhận làm cố vấn Đại giới đàn Vĩnh Gia tại Đà Nẵng.

- Ngoài ra, Ngài còn để tâm viết bài đăng trên các nguyệt san tạp chí Phật giáo xuất bản tại Huế như Viên Âm, Giác Ngộ, Liên Hoa v.v... để phổ biến giáo lý, hướng dẫn bao người quay về với chánh pháp để chung lo việc phục hưng và bồi đắp cho nền đạo giáo của dân tộc ngày một phát triển. Ngài còn dịch các kinh tạng như kinh Giải Thâm Mật, kinh Vô Lượng Thọ, Tân Duy Thức Luận (của Thái Hư).

       Vì lao tâm lao lực lo toan Phật sự, nên vào cuối đời Ngài lâm bệnh, có thời gian phải vào Sài Gòn điều trị. Tuy vậy Ngài vẫn luôn luôn nghĩ đến Giáo Hội và Phật tử, xem nhẹ thân mình, đã tạm gác việc chữa bệnh và trở về cố đô tiếp tục Phật sự. Đến ngày mồng 10 tháng 7 năm Nhâm Tý, Phật lịch 2516 (18-8-1972) vào lúc 9 giờ 30' Ngài đã viên tịch, hưởng thọ 62 tuổi đời, với 40 tuổi hạ. 



ht mat nguyen (3)ht mat nguyen (5)ht mat nguyen (4)ht mat nguyen (6)


Xem được 02 bức thư đánh máy của Hòa thượng Tổng Trị Sự ký tên và đóng dấu gửi vào Nha Trang với thời gian khác nhau, tôi mới biết rõ được vào thời kỳ đó song thân của mình đã tham gia nhiều Phật sự, riêng mẫu thân không chỉ hoạt động văn hóa thi ca mà còn rất tích cực trong những cuộc vận động quyên góp, úng dường xây chùa đúc chuông, hoằng dương đạo pháp.

Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát ma ha tát!

Tâm Không Vĩnh Hữu









***


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2024(Xem: 1400)
Tết Thanh Minh không phải là ngày lễ tết lớn trong năm, nhưng nó lại mang đậm nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tết Thanh Minh cũng không có ngày cố định thời gian, mà là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, nó có thể rơi vào mùng 4 hoặc mùng 5/4 dương lịch (sau khi kết thúc tiết Xuân phân). Tiết Thanh minh là 1 trong 24 tiết khí (theo quan niệm của các nước phương Đông). Tính từ đầu năm trở đi, tiết Thanh minh đứng thứ 5, trong 24 tiết khí sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân. Vào dịp Tiết Thanh minh trời mát mẻ quang đãng, thường bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông chí 105 ngày). Tiết thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày.
06/04/2024(Xem: 1476)
Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật pháp, đặc biệt là đối với những tử tội. Hãy tưởng tượng rằng những người đang phải đếm ngược cái chết đến từng ngày, từng giờ khi thân thể vẫn còn đang khỏe mạnh, đó chính là nỗi ám ảnh, sợ hãi khiến tinh thần con người có thể trở nên bấn loạn, mất lý trí và họ trở thành người tâm thần, rồ dại có thể dẫn đến những việc làm tiêu cực, chẳng hạn như nguyền rủa người xung quanh, la hét, thậm chí tự vẫn trước ngày thi hành án.
03/04/2024(Xem: 3432)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
03/04/2024(Xem: 1660)
Quả đúng vậy, chỉ vì một ý nguyện muốn đền đáp ân hội ngộ và duyên được cộng tác với Trạng nhà Quảng Đức do TT Thích Nguyên Tạng Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm và Tổng Thư Ký GHPGVNTN tại Hải ngoại Ức Châu & Tân Tây Lan làm chủ biên mà một lần nữa con có đại duyên con được tham khảo lại toàn bộ Cư Trần Lạc Đạo khi đoc qua chi tiết về Tu Viện Quảng Đức để rồi tìm lại một sưu tập cũ thật quý giá có liên quan đến bài Cư Trần Lạc Đạo khiến con suy ngẫm và tư duy nhiều đêm nên cuối cùng kính xin mượn bài viết để nhận sự chỉ dạy của quý Ngài.
03/04/2024(Xem: 3778)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức. Danh mà không đi đôi với thực thì gọi là hữu danh vô thực (1). Tổ chức có nhiều kẻ hữu danh vô thực rất dễ dẫn đến sự phân rã, suy yếu, thất bại. Xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực chắc chắn sẽ dẫn đến rối loạn, suy đồi, khó tiến bộ. Ở những địa vị cao trong giai tầng xã hội, danh với thực mà quá cách biệt thì nói không ai nghe, trên dưới không đồng lòng, dù có kế sách gì hay cũng không thực hiện được chu toàn.
01/04/2024(Xem: 32731)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
28/03/2024(Xem: 958)
Trên tay bạn,chiếc đồng hồ đeo tay đắt giá, hoặc người yêu, người thân quý tặng...bạn không thể không dùng nó. Có thể, bạn phải đeo mang nó suốt đời... Bạn muốn buông đi, hơi khó buông : Vì, e bạn đã tự coi thường bạn mình. Khi trao tặng bạn, sở hữu chủ đã hàm ý: Tôi yêu quý bạn trọn cả đời tôi.
27/03/2024(Xem: 3272)
Chinh Phụ Ngâm, nguyên tác của danh sĩ Đặng Trần Côn, diễn nôm song thất lục bát của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là một áng thơ tình kiệt tác của Việt Nam và thế giới. Tập thơ diễn tả nỗi thương nhớ chồng, người chinh phu nơi quan ải, và những đau khổ người khuê phụ thời chiến loạn phải chịu đựng trong sự sự bạo tàn của chiến tranh. Tiếp tục sự đóng góp cá nhân cho công trình bảo tồn và phổ biến văn hóa Việt mà tôi bắt đầu từ tập thơ nhạc song ngữ “A Garden of Vietnamese Lyrics & Verse”, gồm khoảng 150 bài thơ và nhạc của nhiều tác giả, tiền chiến và hiện đại, xuất bản năm 2019, cho đến tác phẩm song ngữ “The Tale of Kiều” được phổ biến năm 2023 qua ebook, sách in, trang mạng và youtube videos, rồi năm giáp thìn này, tôi vừa hoàn tất tập thơ song ngữ “Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife”.
08/03/2024(Xem: 2010)
Vào hồi 5h chiều ngày 6/3/2024, trên đỉnh núi Bàn Cờ ở bán đảo Sơn Trà (tp Đà Nẵng), tôi rất vui và hạnh phúc được tổ chức buổi thiền trà cho tỷ phú Bill Gates và bạn gái của ông, bà Paula Hurd. Hơn 20 năm làm trà và truyền bá văn hóa trà Việt Nam, tôi đã đi hầu khắp các tỉnh thành và nhiều nước trên thế giới, tổ chức hàng ngàn buổi thiền trà cho đủ các tầng lớp: các nhà chính trị, các doanh nhân, văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên, các bậc tu hành… trong và ngoài nước. Nhưng đây là lần đầu tiên, tôi tổ chức buổi thiền trà cho vị khách là tỷ phú Mỹ và đây cũng là lần đầu tiên, không gian thưởng trà diễn ra trên một đỉnh núi tràn ngập mây bay, gió thổi, ráng chiều hoàng hôn và tiếng sóng biển rì rầm khi gần, khi xa. Đứng trên đỉnh núi Bàn Cờ có thể nhìn thấy biển xanh, cát trắng và toàn cảnh thành phố Đà Nẵng. Cảnh sắc nơi đây vô cùng đẹp đẽ, thơ mộng và yên tĩnh như chốn bồng lai tiên cảnh. Buổi thiền trà trở nên đặc biệt, một phần vì thế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]