Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thủ Bút của Cố Hòa thượng Thích Đức Tâm còn lưu lại trên đời

11/11/202017:07(Xem: 6603)
Thủ Bút của Cố Hòa thượng Thích Đức Tâm còn lưu lại trên đời
ht thich duc tam
THỦ BÚT
CỦA CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỨC TÂM
LƯU TRÊN THƯ TỪ LIÊN LẠC VỚI PHẬT TỬ- NỮ SĨ TÂM TẤN
Mấy ngày mưa bão, rãnh rỗi ngồi soạn thư từ và hình ảnh, những kỷ vật mà Me Tâm Tấn luôn trân quý gìn giữ bao năm trời đã truyền trao lại cho tôi bảo quản làm tư liệu để tham khảo viết bài góp bút vào công tác hoằng pháp, tôi đã tìm thấy được những bức thư viết tay của một vị danh tăng Phật Giáo nước nhà: Cố Hòa thượng Thích Đức Tâm.

Xin trích lược tiểu sử và hành trạng của Ngài từ nguồn "Danh Tăng Phật Giáo Việt Nam" của HT. Thích Đồng Bổn chủ biên.
"Hòa thượng Thích Đức Tâm, pháp danh Nguyên Tánh, pháp hiệu Đức Tâm, thuộc dòng Lâm Tế Liễu Quán đời thứ 44. Ngài thế danh Trần Hoài Cam, sanh ngày 12 tháng 10 năm Mậu Thìn (1928) tại làng Hồi Thành, xã Hương Lưu, tỉnh Thừa Thiên, nay thuộc phường Vĩ Dạ – Huế. Ngài là con trai độc nhất của gia đình thâm tín Tam bảo.
Mới 14 tuổi, Ngài đã có chí nguyện xuất gia học đạo, được thọ giáo với Hòa thượng Thích Trí Thủ, sau đó một năm Ngài được bổn sư cho thọ Sa di giới, pháp danh Nguyên Tánh, pháp tự Đức Tâm. Từ đó, Ngài được theo học tại trường Sơn môn Phật Học Linh Quang và Phật Học đường Báo Quốc – Huế.
Năm 1948, Ngài  tròn 20 tuổi, được thọ Cụ túc giới tại giới đàn Tổ đình Báo Quốc do Hòa thượng Tịnh Khiết làm Đàn đầu truyền giới.
Khởi đầu sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, Ngài đã cùng quý tôn túc sáng lập Gia đình Phật Hóa Phổ, tiền thân của Gia đình Phật tử Việt Nam; đồng thời cùng với Hòa thượng Minh Châu, Hòa thượng Thiên Ân, Thầy Chơn Trí biên soạn cuốn “PHẬT PHÁP” để làm cơ sở hướng dẫn giáo dục cho Phật tử.
Năm 1954, Ngài được cử giữ chức vụ Tổng thư ký nguyệt san Liên Hoa, một cơ quan ngôn luận hoằng pháp nổi tiếng của Phật giáo Trung phần lúc bấy giờ. Cũng năm này, Ngài làm Giảng sư cho Tổng hội Phật giáo Trung phần; Giáo sư tại Phật học đường Báo Quốc và các trường Trung học Bồ Đề – Huế.
Năm 1958, Ngài được Giáo hội Tăng Già Thừa Thiên giao trách nhiệm Phó trụ trì Quốc Tự Diệu Đế – Huế.
Năm 1964, Ngài đứng ra tu tạo lại chùa Diệu Minh sau đổi lại hiệu là Pháp Hải. Cũng chính năm này, Ngài dẫn đầu đoàn đại biểu Tổng hội Phật giáo Trung phần tham dự Đại hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam tại chùa Ấn Quang – Sài Gòn. Sau đại hội, tại tỉnh nhà Ngài được đề cử làm Đặc ủy hoằng pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Năm 1965, Ngài được mời làm Tổng thư ký Đại giới đàn Vạn Hạnh tổ chức tại Tổ đình Từ Hiếu – Huế.
Nhằm mục đích phát huy tinh thần đạo pháp với dân tộc, Phật giáo với tư tưởng hòa bình cho nhân loại, Trung tâm Văn hóa Liễu Quán - Huế ra đời và Ngài được giữ trọng trách làm Giám đốc trung tâm.

Năm 1973, Đại giới đàn Phước Huệ – Nha Trang tổ chức, Ngài được giữ chức vụ Phó Chủ khảo. Cũng năm này, Ngài được Bổn sư Thích Trí Thủ trao kệ đắc pháp với pháp hiệu Hải Tạng.

Năm 1978, Ngài được chư tôn đức trong sơn môn cử làm Trưởng môn phái Tổ đình Từ Hiếu.
Năm 1981, sau khi đất nước được thống nhất, và trong sự thống nhất Phật giáo cả nước, Ngài là một trong số 165 đại biểu tham dự Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam tại thủ đô Hà Nội.

Năm 1982, với tinh thần xây dựng Giáo hội, phụng sự quê hương xứ sở, Ngài được đắc cử giữ chức vụ Phó ban Trị sự kiêm Ủy viên Giáo dục Tăng Ni Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Trị Thiên liên tiếp 2 nhiệm kỳ.

Đầu xuân năm 1987, Ngài lâm bệnh nặng, linh cảm nhân duyên hoằng pháp sắp mãn, mùa đông năm Đinh Mão (1987), Ngài đã đến tham yết các chốn Tổ đình, các vị tôn túc, pháp hữu trước khi trở gót về Tây phương.

Ngài đã an nhiên thị tịch lúc 9 giờ 45 phút ngày 13 tháng Giêng năm Mậu Thìn tức 29 tháng 2 năm 1988. Ngài trụ thế 60 tuổi đời và 40 tuổi đạo.


thu but-ht duc tam (1)thu but-ht duc tam (2)thu but-ht duc tam (3)thu but-ht duc tam (4)thu but-ht duc tam (5)thu but-ht duc tam (6)thu but-ht duc tam (9)thu but-ht duc tam (8)thu but-ht duc tam (7)


Những bức thư này được gửi từ Huế vào Nha Trang trong thời gian những năm 196x đến 1971...
Tâm Không Vĩnh Hữu



***



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2021(Xem: 3962)
Là người thâm tín Phật, cung kính phụng thờ Tam Bảo, thì luôn có một đức tin kiên cố rằng: Dù ở bất cứ thời gian nào, không gian nào vẫn luôn có chân thân các bậc thượng nhân hóa thân hành hoạt cứu nhân độ thế. Các Ngài luôn có mặt giữa cuộc đời để nâng đỡ chúng sanh vạn loại. Vững chải đức tin như thế nên mỗi khi về chùa Phi Lai (hoặc Phi Lai Hòa Thịnh hoặc Phi Lai Biên Hòa, tôi luôn thấy hình bóng chân nhân trưởng lão Tâm Nguyện – Thiện Tu -Thượng DIỆU Hạ TÂM hiện hữu mồn một ở đó. Tôi thấy rất rõ từng bước chân như hoa sen nở Ngài bước đi, như lắng nghe từng tiếng từng lời ngài đang dạy bảo, khuyên lơn, khuyến khích Phật tử chúng ta nuôi dưỡng tâm bồ đề mỗi ngày mỗi lớn hơn lên, từng ngày từng kiên cố hơn. Từ đó tôi thấy : Ngài như chưa từng đến nên Ngài cũng đã chẳng ra đi. Ngài là hiện thân bậc thạc đức “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng . Bất cứ lúc nào Ngài cũng đang có mặt, hiện trú nơi cả hai ngôi chùa Phi Lai Hòa Thịnh Phú Yên và Phi Lai TP Biên Hòa…
08/11/2021(Xem: 10973)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
06/11/2021(Xem: 13003)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
06/11/2021(Xem: 6552)
Chép lời kinh mượn khuôn trăng làm giấy, Cõi diêm phù đất vẽ dấu chân xưa Đức ân Người sóng vỗ pháp âm đưa Quy thân mạng mười phương con đảnh lễ.
26/10/2021(Xem: 4661)
Nhìn chung, đại dịch đang dịu bớt tại Hoa Kỳ và quê nhà. Chưa bao giờ pháp ấn vô thường hiển lộ mãnh liệt như thời gian qua. Chưa bao giờ Khổ Đế hiển hiện minh bạch như thế, ngay trước mắt và ngay bên tai của mọi người đời thường. Có những người buổi sáng mới gặp, tới buổi chiều được tin họ đã nhập viện và không bao giờ có cơ hội gặp lại nữa. Cảm xúc đó đã được nhân loại trải nghiệm trên khắp thế giới, không riêng tại quốc độ nào. Bài viết này xin phép để nói một kinh nghiệm riêng (và có lẽ cũng là kinh nghiệm của rất nhiều người): đọc Kinh Phật trong mùa dịch, với cảm xúc rằng có thể đêm nay sẽ lìa đời. Do vậy, bài viết này cũng để Tạ Ơn Kinh Phật. Nơi đây chỉ là vài ý riêng, người viết hoàn toàn không có thẩm quyền gì về Phật học.
25/10/2021(Xem: 2518)
Mây qua trời. Có khi trắng, có khi đen. Có khi tụ, có khi tán. Ngưng tụ mà thực ra là chuyển động liên tục; tán thất mà thực không mất đi đâu. Vận hành tự tại, biến hóa vô số hình thù, rồi tan biến, rồi kết tụ trong một hình thể khác, hiện hữu nơi một không gian khác. Đến-đi cùng khắp, đông tây, nam bắc, phương trên hay phương dưới, không nơi nào mà không có mặt. Từ vô cùng quá khứ đến hiện tại và vô tận tương lai, trông như giống mà thực không giống, trông như cũ mà thực không cũ. Luôn mới mẻ tinh khôi trong từng giây phút. Đêm lẫn ngày, vẫn thường sinh-diệt, chuyển biến không ngừng. Tùy duyên ứng hiện, nơi đâu rồi cũng thuận hợp, chan hòa.
04/10/2021(Xem: 3741)
Trong những gì tôi được đọc và được nghe kể, hình như nhà thơ Bùi Giáng không còn tham sân si, hay nếu còn, thì rất là ít. Không rõ có ai chứng kiến lúc nào Bùi Giáng khởi tâm tham sân si hay không. Rất nhiều người đã thân cận, đã chứng kiến đời thường của nhà thơ họ Bùi và đều nhận thấy nhà thơ như là người của cõi khác, người bay trên mây, người lạc tới thế gian này, như dường không còn chút nào tham sân si; hay chỉ còn, nếu có, thì rất ít.
30/09/2021(Xem: 2665)
Bên cửa sổ, tia nắng chiều thu len vào. Gió mơn man rung nhẹ lá cây vườn ngoài. Lá vàng lá xanh cùng phơi mình quanh cội cây già. Mùi cỏ thơm dìu dịu gây nỗi nhớ bâng quơ. Tiếng vĩ cầm du dương đâu đó dìu dặt đưa hồn về cảnh cũ quê xưa.
26/09/2021(Xem: 6448)
Mùa Hạ nóng bức đã đi qua, mùa Thu chợt đến mang theo những cơn mưa đầu mùa, dấu chân ấy đang lang thang khắp cả dãi nắng niềm Trung, ra tận khắp hai đầu Nam - Bắc. Những giọt mưa đông đang tràn về khi dịch tể hoành hành khắp đất trời và trên Thế giới, trong đó có Việt Nam, khiến cho bao nhiêu triệu người bị thiệt mạng, dẫu có thuốc ngăn ngừa tiêm chủng trên Thế giới, giờ tất cả sống chung với căn bệnh Virus Corona, vì một Đại cuộc sinh tồn bảo vệ nhân sinh. Từ một Quốc gia có tiềm lực kinh tế giàu mạnh, khởi tâm tình thương chia sẻ viện trợ cho Quốc gia mới phát triển, giúp cho hàng tỉ người được tiêm chủng phòng ngừa, giờ tất cả nhân loại đang sống chung với Virus Corona, ai ai cũng nên tuân thủ việc bịt khẩu trang vì chúng ta hãy hiểu rằng: “Bịt khẩu trang, sẽ dễ chịu hơn nhiều, khi mang theo máy thở”.
19/09/2021(Xem: 8815)
Vũ Khắc Khoan sinh ngày 27/02/1917 tại Hà Nội. Mất ngày 12/9/1986, tại Minnesota, Hoa Kỳ. Học sinh trường Bưởi; Lên đại học, theo ngành y khoa hai năm, trước khi vào trường Cao Đẳng Canh Nông. Tốt nghiệp, làm kỹ sư canh nông được một năm rồi chuyển hẳn sang dạy lịch sử tại hai trường Nguyễn Trãi và Chu Văn An, Hà Nội và hoạt động kịch nghệ, viết văn, thành lập nhóm Quan Điểm với Nghiêm Xuân Hồng. Từ 1948 Vũ Khắc Khoan bắt đầu in bài trên báo Phổ Thông: hai vở kịch Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (1948) và Giao thừa (1949) và bài tùy bút Mơ Hương Cảng (1953).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]