Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lý Việt Dũng – Một học giả… ‘vô sư tự ngộ’!

11/11/202016:05(Xem: 9644)
Lý Việt Dũng – Một học giả… ‘vô sư tự ngộ’!

Lý Việt Dũng – Một học giả… ‘vô sư tự ngộ’!

Trong quyển Yếu giải kinh A Di Đà lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam cũng như trên thế giới được in cả nguyên tác bằng chử Hán của Đại sư Linh Phong Ngẩu Ích cùng bản dịch Anh ngữ của Tiến sỉ J.C. Cleary và phần dịch sang Việt ngữ có chú giải của chính mình, học giả Lý Việt Dũng đã… “tự bạch” về “tiểu sử dài lòng thòng đáng chán của Song Hào Lý Việt Dũng”.

Trong đó ông thẳng thắng nhận rằng: “Về quan điểm cuộc sống, tôi là người lạc quan tếu… Tôi cũng chay mặn tùy duyên, không bó thân trong những giới luật xa rời cuộc sống, chẳng có bổn sư vì chẳng quy y ai, chẳng có giới xơ cứng để giữ, sống đa cảm tự tại, có hơi “quậy” một chút!”.


dnp-ly-viet-dung-mot-hoc-gia-vo-su-tu-ngo-2Chân dung Lý Việt Dũng (Ảnh: Khắc Giới)

Thượng tọa Thích Hiền Đức – trụ trì chùa An Phú (TPHCM) người “bạn lòng dù đạo đời đôi ngã, nhưng luôn sát cánh nhau trong các công tác Phật sự” cũng nói về học giả Lý Việt Dũng với thái độ chân tình: “Tôi rất ái mộ phong cách ngổ ngáo, tiếu ngạo, sống rất trung thực trọn vẹn với chính mình của ông thuộc phần đời cũng như tư duy khoáng đạt, thung dung tự tại, siêu thoát Phật lý thuộc phần đạo của học giả”.

Thầy Thích Tịnh Tấn (Am Tịnh Tấn Sơn – Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) cho biết: “Tôi với học giả không có mối thâm giao từ trước, nhưng qua thăm hỏi và theo dõi trên mạng tôi được biết ông là một học giả chân tài và rất thoáng trong giao du với mọi người. Thế là không bỏ công đường xa trở ngại, tôi đã từ Lâm Đồng đi xe đò dần mò hỏi thăm và đến được xóm Cầu Ván, xã An Hòa (Bến Gỗ). TP. Biên Hòa, gặp ông tại nhà. Thật là lời đồn không ngoa, đây là một cụ già tuổi đã cận kề 80 mà còn rất quắc thước nhanh nhẹn, tánh tình lại rất cởi mở hài hòa và qua một buổi hàn huyên đủ mọi đề tài, tôi vui mừng xác nhận đây là một học giả rất có biệt tài phiên dịch Hán tạng qua ba mảng Thiền, Tịnh, Mật”.

Những nhận xét chân thực nầy dường như cũng chưa khắc họa đầy đủ chân dung cũng như tính cách của một nhân vật thuộc vào hàng…” độc” và “hiếm” trong giới nghiên cứu, biên dịch chuyên sâu về Phật học và văn hóa phương Đông hiện nay: Song Hào Lý Việt Dũng.

dnp-ly-viet-dung-mot-hoc-gia-vo-su-tu-ngo-3
Ông Lý Việt Dũng đọc và giải nghĩa sắc thần vua triều Nguyễn phong
tặng kinh lược sứ Nguyễn Hửu Cảnh tại lễ giỗ của Đức Ông tại đền thờ ở Cù lao Phố Biên Hòa


“Kỷ lục gia” dịch sách Phật học

Gần đây, trong một bài trả lời phỏng vấn, học giả Lý Việt Dũng còn thẳng thắng so sánh trình độ của mình với người cùng dịch thuật chung nhiều công trình nghiên cứu về Phật giáo là Hòa thượng Thích Phước Sơn (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam): “Thật tình mà nói, nếu ráng tìm cái gì đó khác nhau giữa tôi với Hòa thượng Phước Sơn thì có lẽ là điều nầy, Hòa thượng cũng công nhận, khả năng về thiền của tôi nhỉn hơn Hòa thượng tí xíu, tức là nắm bắt ý nghĩa và thiền lý có phần nào nhạy bén hơn, nhưng xem xét vấn đề một cách tỉ mỉ chuẩn xác thì tôi thua xa Hòa thượng”.

Cũng cần phải nói, “độc” và “hiếm” ở đây là trường hợp một người được xem là cư sĩ tại gia như ông Lý Việt Dũng lại được Giáo hội Phật giáo mời giảng dạy Thiền ngữ tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh, được các sư trụ trì chùa Viên Giác, chùa Kim Cương… mời giảng dạy và luyện dịch Hán tạng cho hàng trăm tăng sinh…


Và phải công nhận Song Hào Lý Việt Dũng có sức làm việc thật phi thường. Sống trong hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, lại đau bệnh “đọc sách cũng phải nằm võng, nếu ngồi bàn sẽ bị nghẻn tĩnh mạch, hai chân sưng vù”. Thế nhưng vẫn đều đều mỗi năm ông cho ra mắt 3 ấn phẩm, phần lớn là phiên dịch kinh điển Phật giáo với số trang thật… “nặng ký” (trên dưới 1.000 trang/quyển).

Tính đến nay, học giả Lý Việt Dũng đã có trên 40 đầu sách do ông biên dịch, biên soạn và biên khảo. Trong đó có những bộ sách Thiền tông Trung Hoa đồ sộ và rất nổi tiếng như: Cảnh Đức truyền đăng lục, Thiền tông Vô môn quan, Ngũ đăng hội nguyên, Cao tăng truyện… Trước đây, ở Việt Nam chỉ mới được trích lược hoặc giới thiệu sơ nét chứ chưa phiên dịch và chú giải do những bộ sách nầy có dung lượng quá lớn, nội dung lại thâm sâu, khó hiểu cả phần thiền ý lẫn văn lý (hầu hết sử dụng từ Hán cổ).


dnp-ly-viet-dung-mot-hoc-gia-vo-su-tu-ngo-10


Nổi bật trong mảng sách Phật giáo, ngoài những bộ sách về Thiền rất đồ sộ vừa kể, học giả Lý Việt Dũng còn phiên dịch cả Hiển Mật tu học pháp yếu từ nguyên tác Tạng ngữ, Yếu giải kinh A Di Đà (Thập yếu Tịnh độ); biên soạn quyển Tổng hợp về Tịnh độ tông, Tóm tắt 300 bộ kinh luận Phật giáo danh tiếng, Gợi ý 1.130 công án Thiền tông Hoa Việt… Đặc biệt là cùng Hòa thượng Thích Phước Sơn dịch thuật quyển Thiền môn nghi thức (có nội dung quy định toàn bộ luật lệ, giới luật của chùa Thiền tông, được biên soạn đời Đường, trùng biên đời vua Thuận Đế nhà Nguyên) thành Sắc tu Bách Trượng thanh quy (trọn bộ 2 cuốn, xuất bản năm 2010 và tái bản ngay trong năm) được các chùa trong nước dùng làm nền tảng giới luật sinh hoạt cho chư tăng ni hiện nay.

Theo lời kể của ông Lý Việt Dũng, chuyện ông và Hòa thượng Thích Phước Sơn gặp gỡ để rồi trở thành “đôi bạn chí thân” cũng có rất nhiều điều lý thú. Trong đó có lần gặp đầu tiên cách nay hơn 20 năm. Lúc ấy bộ phim Tây Du Ký của đạo diễn nổi tiếng Dương Khiết đang được trình chiếu ở Việt Nam rất thu hút khán giả; nhưng cảnh Tôn giả A-nan và Ca Diếp đặt vấn đề đòi hối lộ mới chịu trao kinh cho thầy trò Đường Tăng lại gây bức xúc dư luận, nhất là trong giới Phật tử bình dân. Thấy vậy, ông Dũng nẩy ra ý định viết một bài báo giải thích ý nghĩa thâm sâu về hành động trên của hai ông Tôn giả (Học giả Lý Việt Dũng còn là cộng tác viên của báo Giác Ngộ, tuần báo Văn nghệ TPHCM, các tạp chí Tia Sáng, Nghiên Cứu và Phát triển – Huế, Cánh Én – Nha Trang…).

Trước khi viết, ông cẩn thận đến các chùa ở TP.HCM để tham khảo ý kiến của các bậc cao tăng. Đến Thiền viện Vạn Hạnh gặp sư Thích Phước Sơn (lúc đó còn là Thượng tọa). Qua đàm đạo, cả hai đều tâm đầu ý hợp và thống nhất nhận định: A nan và Ca Diếp không có tội mà là có công chỉ ra cho Đường Tăng tư tưởng buông xả rốt ráo (thuật ngữ Thiền là chứng ngộ) vì khi đã tới Tây phương rồi mà còn khư khư ôm cái bình bát vàng.

Bài báo được dư luận đồng tình nhờ sự phân giải cao minh nầy của… “đôi bạn”.

Năm 2006, giới học giả cũng như các nhà nghiên cứu, những người quan tâm tìm hiểu về lịch sử – văn hóa Nam bộ khá bất ngờ trước sự xuất hiện của ấn phẩm Gia Định Thành Thông chí của Trịnh Hoài Đức do Lý Việt Dũng dịch và chú giải, được Tiến sĩ Huỳnh Văn Tới hiệu đính (NXB Tổng hợp Đồng Nai).

Nguyên bản của bộ địa chí về vùng đất Nam bộ xưa do Trịnh Hoài Đức (1765-1825) ghi chép vào đầu thế kỷ XIX hầu như đã thất truyền, những bản dịch sau đó đang được lưu hành do điều kiện hạn chế nên có khá nhiều sai sót. Qua hơn 7 năm vừa tra cứu tài liệu, điền dã thực tế nhiều tỉnh miền Nam, trao đổi, tìm hiểu từ các nhà nghiên cứu… học giả Lý Việt Dũng đã phát hiện ra hơn 200 sai sót ở các bản dịch trước bao gồm 6 nhóm như: dịch nhầm địa danh, nhân vật, tên sản vật địa phương, ngữ nghĩa Hán văn, chép thiếu hoặc sai với nguyên văn; kể cả lổi morasse. Và ông đã biên dịch, đối chiếu rồi kỳ công chú giải một cách hợp lý, sát với thực tế; được đánh giá cao, sách được dùng làm tài liệu tham khảo tin cậy.

Với riêng Đồng Nai (đang là chốn dung cư), học giả Lý Việt Dũng còn có một công trình biên khảo khá công phu được Nhà xuất bản Đồng Nai ấn hành, đó là Nghi và văn cúng chử Hán ở thành phố Biên Hòa.



dnp-ly-viet-dung-mot-hoc-gia-vo-su-tu-ngo-8dnp-ly-viet-dung-mot-hoc-gia-vo-su-tu-ngo-9dnp-ly-viet-dung-mot-hoc-gia-vo-su-tu-ngo-10

dnp-ly-viet-dung-mot-hoc-gia-vo-su-tu-ngo-12

Bìa các tác phẩm học giả Lý Việt Dũng biên soạn, hiệu đính, dịch thuật


Xóa ngộ nhận về Liêu trai chí dị

Năm 2006, học giả Lý Việt Dũng được Nhà xuất bản Phương Đông cho ra mắt công chúng một công trình biên khảo mà ông hết sức tâm đắc. Đó là Nghiên cứu chuyên sâu và 383 câu hỏi tri thức Liêu Trai.

Đối với Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh – một tác phẩm văn học thuộc loại thần kỳ của Trung Quốc ra đời cách nay 200 năm, được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới như: Việt Nam, Anh, Pháp, Đức, Nga, Thổ Nhỉ Kỳ… học giả Lê Việt Dũng có niềm say mê đặc biệt. Ông cho biết, đầu tiên ông đọc Liêu trai qua bản dịch của Tản Đà đã cảm thấy thích thú vô cùng nên phát tâm nghiên cứu sâu về tác phẩm nầy.


Được một người bạn là fan của Bồ Tùng Linh tặng cho bộ sách Tường chú Liêu trai chí dị do Lã Trạm Ân chú giải, đọc xong Lý Việt Dũng càng mê nên đọc trọn bộ Liêu trai chí dị nguyên bản gồm 16 quyển với 431 truyện mà Bồ Tùng Linh đã dành đến thời gian 50 năm để hoàn thành. Đọc rồi dịch. Lý Việt Dũng tâm sự: “Chính Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh ra đời vào đầu nhà Thanh (cuối thế kỷ 17) mới là tác phẩm đầu tiên mà tôi tâm đắc, mãi đến giờ vẩn còn tâm đắc. Tôi đã bỏ thời gian, công sức từ thuở thiếu niên đến bạc đầu để nghiên cứu chuyên sâu và dịch trọn bộ Liêu trai… Tôi cảm thấy rất đau buồn vì một tác phẩm vỉ đại như Liêu trai đã bị người đời hiểu sai, dịch bậy. Bao nhiêu dịch giả ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã dịch hỏng hoàn toàn tác phẩm nầy, ngay cả chính người Trung Quốc khi dịch sang Bạch thoại cũng còn rất nhiều va vấp. Tôi đã bỏ công cả đời để đọc hầu hết các bản dịch trong nước và thế giới rồi ra công chú giải, đính chính những chỗ sai nhầm nặng nề không thể chấp nhận được”.

dnp-ly-viet-dung-mot-hoc-gia-vo-su-tu-ngo-5
Nghiên cứu điền dã tượng đầu Phật (Long Thành, tháng 8.2015)


Học giả Lý Việt Dũng còn cho rằng: “Không như nhiều người lầm tưởng, do không nghiên cứu chuyên sâu nên chỉ cho rằng sách toàn nói chuyện hoang đường yêu mị, họ không biết rằng 1/3 số truyện trong Liêu trai chí dị thấm đượm lý nhân duyên, luật nhân quả, hoằng dương sâu đậm Phật lý qua những câu chuyện đời thường”.

Mê Liêu trai chí dị và đã dịch xong trọn bộ sách này nhưng chưa được xuất bản, ông Lý Việt Dũng lại cất công biên soạn quyển Phật lý qua Liêu trai; trong đó có tuyển dịch 50 truyện Liêu trai chí dị thấm đượm giáo lý nhà Phật kèm lời bình của Đại sư Thích Viên Minh.


dnp-ly-viet-dung-mot-hoc-gia-vo-su-tu-ngo-4-600x800
Ông Lý Việt Dũng nghiên đọc bia mộ song thân
Tả quân Lê Văn Duyệt bị vua Minh Mạng ra lệnh đục xóa


Được biết, hơn mười năm trước đây, một học giả Đài Loan có hợp tác với ông Lý Việt Dũng để dịch Đại tạng kinh sang tiếng Hán. Công việc được khoảng 10% thì ông ngã bệnh nặng, không thể tiếp tục công việc. Đến nay, phía Đài Loan vẫn chưa hoàn thành công trình này do thiếu người có đủ năng lực. Riêng bộ Thiền sử Ngũ đăng hội minh gồm 20 quyển đã được học giả Lý Việt Dũng dịch đến quyển 12 thì ngã bệnh đang được giao cho đại đệ tử của ông là Đặng Hửu Trí tiếp tục công trình. “Truyền nhân” Đặng Hữu Trí sinh ra trong một gia đình Công giáo dòng, tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế TPHCM, lại học thêm khoa Đông phương học ở Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

Theo học tiếng Hán, đặc biệt là môn cổ văn Phật giáo với thầy Lý Việt Dũng, Đặng Hữu Trí đi sâu vào nghiên cứu các tông phái Phật giáo rồi say mê Thiền và “hoác nhiên… tiểu ngộ” nên chuyên tâm vào công tác dịch thuật. Trí đã dịch Tâm kinh giảng lục và Đại thừa tuyệt đối luận của Thiền sư Nguyệt Khê Tâm Viên (đã xuất bản), Pháp môn tu hành của Thiền tông, Hiển tông ký giảng lục, Kim Cang kinh thích yếu, Viên giác kinh chú sớ.

Học giả Lý Việt Dũng còn được biết đến với tư cách một nhà khảo cứu và đã xác nhận các chữ trên bia mộ thân sinh Tả quân Lê Văn Duyệt đã bị vua Minh Mạng cho đục bỏ. Ông cũng là người tham gia hợp soạn cuốn từ điển Anh Việt với 530.000 tập từ.

“Vô sư tự ngộ”

Sinh năm 1939 ở Bạc Liêu, Lý Việt Dũng vốn là giáo viên tiểu học rồi chuyển ngạch trở thành “giáo sư” trung học, ghi danh học Đại học Văn khoa Sài Gòn, làm giám đốc nhà máy gạch; tự học thông thạo tiếng Anh, Pháp, Hoa… Sau năm 1975, sống với nghề chài lưới rồi trở lại làm công nhân ngay tại nhà máy ông từng làm giám đốc; sau đó làm cho công ty xuất nhập khẩu Cimexcol Minh Hải đóng ở TPHCM.

Khi công ty này giải thể, ông quay trở lại nghề đánh bắt cá. Và rồi với cái vốn Hoa văn thâm hậu cùng những thành tựu trong việc nghiên cứu, dịch thuật kinh điển Phật giáo, ông Lý Việt Dũng đã quay lại nghề dạy học, có thời gian dài ông còn được giao phụ trách lớp Gia giáo chuyên luyện dịch Hán tạng, được các học giả An Chi và Đào Nguyên đánh giá cao cả về kiến thức chuyên môn lẫn phương pháp đào tạo.

dnp-ly-viet-dung-mot-hoc-gia-vo-su-tu-ngo-6
Dự hội thảo góp ý về mấy sai sót trong quyển Tự vị tiếng Việt miền Nam của Vương Hồng Sển

Học giả Lý Việt Dũng cho rằng thành công của ông phần lớn là do tự học. Vốn là người Việt gốc Hoa, lại được cha là cụ Lý Khi – một nhạc sĩ ở Bạc Liêu có ngón đờn kìm vang danh một thời và thuộc lớp đàn anh của nhạc sĩ Cao Văn Lầu (tác giả bản Dạ cổ hoài lang) khuyến khích học chữ Hán từ nhỏ nên việc học chữ Hán của ông Dũng thật dễ dàng. Ông có năng khiếu đặc biệt là chuyên học từ điển. Lúc đầu là học các loại từ điển Hán Việt, sau đó đến các loại từ điển chuyên dụng và chuyên ngành như: Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, Phật Quang đại từ điển, Từ điển Hán Việt Thiền tông…

Học giả Lý Việt Dũng còn hóm hỉnh mượn lời Hòa thượng Thích Phước Sơn cho là ông thuộc loại huân tu từ kiếp trước, nên kiếp này… “vô sư tự ngộ”, bẩm sinh đã nắm rõ thiền lý. Nhưng ông lại cho rằng bên cạnh những gì bẩm thụ, ông vẩn luôn tự ý thức, cần cù, nhẫn nại, bỏ ra nhiều công sức và thời gian để nghiên đọc rất nhiều kinh sách Phật học cũng như sách vở liên quan.

Học giả Lý Việt Dũng cũng đã tiết lộ phương pháp nghiên cứu và dịch thuật Thiền học đạt năng suất cao và thành công của ông là: “Trước hết phải đọc thật nhiều tác phẩm để nắm cho được thuật ngữ chuyên môn và phải đạt cho được trình độ kiến giải về Thiền hoặc triệt ngộ tâm nguyên, nhưng không để vướng mắc vào văn ngôn, ngữ cú.

Kinh nghiệm bản thân tôi là muốn dịch đạt được tín, nhã, đạt, phải học chuyên sâu chữ Hán, đọc, nghiên cứu nhiều, đồng thời nên tham gia giảng dạy để thu thập thêm kiến thức; đặc biệt là phải trang bị thêm tiếng Anh, Pháp để tham khảo các tác phẩm loại nầy. Theo tôi, phương pháp nghiên cứu của học giả phương Tây cụ thể và hiệu quả hơn Việt Nam chúng ta. Muốn phát triển lâu dài, bền vững, chúng ta phải học chuyên sâu, tức là muốn nghiên cứu lĩnh vực nào, trước hết phải học chuyên sâu lỉnh vực đó!”.

Bùi Thuận
https://doanhnhanplus.vn/ly-viet-dung-mot-hoc-gia-vo-su-tu-ngo-509372.html



 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2023(Xem: 5977)
THƯ TÒA SOẠN, trang 2 CẢM NIỆM VỀ XUÂN, MỪNG XUÂN.. (thơ Thắng Hoan), trang 4 MÙA XUÂN VẠN THỤ KHAI HOA (Nguyễn Thế Đăng), trang 5 ĐÔI LỜI TÂM SỰ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 7 THÔNG BẠCH TẾT QUÝ MÃO – 2023 (Hội Đồng Giáo Phẩm), trang 8 THƯ CHÚC XUÂN QUÝ MÃO – 2023 (Hội Đồng Điều Hành), trang 9 THƯ CHÚC TẾT (HT. Thích Nguyên Trí), trang 10 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM (HT. Thích Thắng Hoan), trang 11 NHỮNG NƠI MÀ NGƯỜI TU NÊN BỎ ĐI VÀ NÊN Ở LẠI (Quảng Tánh), trang 14 THÔNG TƯ PHẬT ĐẢN LẦN THỨ 2647 (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 15
24/12/2022(Xem: 3110)
Thật là vô cùng xúc động, hôm nay vào trang nhà Quảng Đức, con nhìn được rõ tôn dung Sư Bà, nụ cười hiền hậu, thanh thoát. Từ bao năm qua Pháp hiệu Hải Triều Âm đã cho con niềm tôn kính biết bao, đó là hình ảnh Đức Quán Thế Âm đạp trên sóng nước ba đào để cứu khổ chúng sanh trong biển đời trần gian mà ngay từ khi còn bé con đã cảm nhận trên Quê Hương mình, những tiếng kêu gào khóc bởi chiến tranh, bom đạn, hình ảnh chiếc quan tài được phủ lá quốc kỳ và những người lính thổi bài hồn chiến sỹ để tri ân người chiến sỹ đã hy sinh bảo vệ cho Tổ Quốc, hình ảnh người góa phu và các con thơ dại từ bé thơ con đã được chứng kiến, lúc nào cũng làm trái tim bé nhỏ của con se thắt lại.
22/12/2022(Xem: 2048)
Tôi may mắn có được duyên lành tham dự buổi lễ trao Giải Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp Trong Đời Sống do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương, Trú Trì Chùa Hương Sen, Nam California, tổ chức vào chiều tối Chủ Nhật, 11 tháng 12 năm 2022, để mắt thấy và tai nghe những thành tựu có tính bước ngoặt trong sinh hoạt văn học Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại. Không những thế, tôi còn có được tuyển tập Hương Pháp để phát hiện một cách lý thú những tác phẩm văn học Phật Giáo mang nội hàm ứng dụng Phật Pháp trong đời sống hằng ngày qua ngòi bút của những Tăng, Ni và Phật tử từ khắp các nơi trên thế giới.
21/12/2022(Xem: 2731)
Chưa bao giờ chữ Thiền Định được nói nhiều trong xã hội Tây phương như trong vòng thập niên lại đây. Chỗ nào người ta cũng nói đến Thiền! Ở Chùa, ở các Trung tâm Tu học Phật giáo đã đành, mà cả trong nhà thờ Thiên Chúa hay Tin Lành, trong các Thánh đường Hồi giáo, trong các Hội thể thao, các phòng tập thể dục thẩm mỹ… đâu đâu cũng nghe nói đến. Thậm chí các công sở, hãng xưởng còn tổ chức các buổi tập thiền cho công nhân viên.
20/12/2022(Xem: 2974)
Có một người ngoại đạo tới nói với thiền sư như thế này: -Thưa thầy, đạo của chúng tôi có cả ngàn vị thánh, còn Đạo Phật không có vị thánh nào. Thầy nghĩ sao? Thiền sư nhẹ nhàng hỏi: -Trong đạo của ông, người ta đã làm gì để trở thành thánh? Người đàn ông đáp: -Bất cứ ai suốt đời phục vụ giáo hội, tử vì đạo hay sẵn sàng tử vì đạo, tham gia thánh chiến sẽ được phong thánh. Thiền sư nói: -Đạo của chúng tôi, thánh là bậc làm những việc mà phàm phu khó làm hay không làm được. Bất cứ ai bỏ được Tham-Sân-Si sẽ nhập dòng thánh. Nghe vậy, người đàn ông cười nói: -Bỏ Tham-Sân-Si là chuyện dễ mà.
19/12/2022(Xem: 2549)
Nếu cuộc đời là một dòng sông, có bao giờ bạn nghĩ : Hành trình trước mặt sẽ dẫn về đâu? Hiểu được nghệ thuật tồn tại trong sóng nước bao lâu Khi từng giai đoạn bị nhấn chìm, trôi dạt (1) Sẽ vượt qua hay phải bỏ lại đến bến bờ khác ?
16/12/2022(Xem: 3608)
Thừa lệnh Ni sư Thích Nữ Giới Hương, Trưởng ban tổ chức Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp Trong Đời Sống, tôi xin được phép viết Lời Tựa cho tuyển tập Hương Pháp 2022 này, trước là để mừng pháp hội, nơi những người con Phật cùng ghi lại các suy nghĩ và cảm xúc xuống giấy để ngợi ca và tuyên thuyết Chánh pháp, sau là cùng mời nhau ứng dụng Phật pháp trong đời thường để tịnh hóa cõi nhân gian cũng như đặc biệt tán thán chúc mừng 11 vị trúng giải (Giải I, II, III, 2 Giải Khuyến Khích và 6 giải Hương Pháp) nằm trong số 280 bài dự thi. 11 bài trúng tuyển trên là nội dung của cuốn sách HƯƠNG PHÁP 2022 và được trao tặng khách tham dự buổi lễ Trao Giải Thưởng lúc 19 giờ Chủ Nhật ngày 1 tháng 12 năm 2022 tại Nhà Hàng Seafood World, Miền Nam California.
16/12/2022(Xem: 3932)
Với mục đích khuyến khích mọi người tham gia vào cuộc thi viết văn về ứng dụng giáo lý đạo Phật vào đời sống hàng ngày, cũng như để Hương Pháp, Hương Đạo được lan xa và tiếng Việt còn mãi vang vọng, chùa Hương Sen (Quận Riverside, miền Nam California, Hoa Kỳ) đã tổ chức một cuộc thi viết văn bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh.
14/12/2022(Xem: 6087)
Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp 2022 là một sự kiện hy hữu. Đây là giải thi viết đầu tiên ở hải ngoại để mời gọi viết bài hoằng pháp. Cũng là những hy sinh rất lớn của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Trưởng Ban Tổ Chức Cuộc Thi, một công trình rất nặng nhọc và rất tốn nhiều thì giờ. Điểm hy hữu là: Chùa Hương Sen được thành lập ở thị trấn Perris, California, từ tháng 4/2010, vậy mà 12 năm qua chưa xây xong chánh điện vì nhiều lý do, bây giờ đã tổ chức được một cuộc thi viết văn gây nhiều tiếng vang toàn cầu
12/12/2022(Xem: 5713)
Cuốn sách được trình bày đẹp, trang nhã. Tư tưởng thấm nhuần Phật Pháp luôn bàng bạc trong từng bài thơ, đoạn văn, ngay cả khi tác giả chỉ đơn giản nhắc lại những kỷ niệm xa vời, riêng tư của gia đình hay một thời niên thiếu của chính mình. Lời thơ, giọng văn đơn giản mộc mạc, dễ đọc, dễ cảm nhận, giúp người đọc dễ dàng hiểu được những gì tác giả muốn chuyển tải.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]