Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nẻo vào Hoa Vẫn Nở

04/06/202018:27(Xem: 7241)
Nẻo vào Hoa Vẫn Nở

hoa van no-ht thich thien dao

NẺO VÀO HOA VẪN NỞ 

 

HOA VẪN NỞ-TÂM KINH MẶT TRỜI của Hoà Thượng THÍCH THIỆN ĐẠO  do Nhà xuất bản HỒNG ĐỨC ấn hành Tháng 4- 2020 đúng vào Mùa Khánh Đản Phật lịch 2546 .

Đóa hoa nơi HOA VẪN NỞ là một đóa hoa  ẩn dụ; và DỤ là một trong mười hai thể loại kinh điển Phật giáo .

 Hoa trong HOA VẪN NỞ là : “ Đóa hoa tình thương và giác ngộ,là hương vị của chánh pháp “. Là tinh hoa tư tưởng Phật giáo .

Tác phẩm HOA VẪN NỞ chia làm ba phần, mỗi phần căn bản đều là những pháp thoại ngắn gọn, súc tích. Mỗi pháp thoại được ghi một chữ số .

 Nội dung tư tưởng mỗi phần tương dung, tương nhiếp, tương liên lẫn nhau; … Vì thế , cần thiết có những dẫn nhập cho một số những chủ đề bàng bạc trong HOA VẪN NỞ .

    
1 . TÂM :

Ngay khi được tiếp xúc HOA VẪN NỞ,  đã có những câu hỏi gợn lên trong tâm trí tôi:  “ Tâm là gì ? Tìm tâm ở đâu ? Ta có thể nhận diện được tâm không ?” và lòng tự dặn lòng  hẵn sẽ tìm thấy những câu trả lời thỏa đáng từ nơi tác phẩm .

 

Tâm là một pháp do nhiều yếu tố khác tập hợp thành, tâm là nơi chứa nhóm hạt giống của các pháp  sinh ra mà hiện hành, vì thế tâm là chủ tể của chính mình, như kinh Pháp Cú Phật dạy : Tâm làm chủ, tâm tạo tác. Ngay nơi HOA VẪN NỞ  tác giả minh thị ngay :  TÂM ấy là PHẬT , tâm ấy là tánh giác. Tánh giác, Phật tâm vốn sẵn có trong mình, tự có trong mình…Tâm ấy không từ đâu đến, tâm ấy cũng không về đâu cả  (1.1) ( Phần thứ 1, câu thứ nhất)


Do đó, người tầm cầu giải thoát, giác ngộ hãy nương vào tâm ấy mà tìm cầu, vin vào tâm ấy mà đứng dậy, nương tựa vào tâm ấy mà tu tập, hành trì, tự nương tựa nơi chính  mình, không nương tựa vào bất cứ ai khác. Mỗi người hãy là ốc đảo của chính mình.

 

 

 2 . ĐỨC PHẬT – PHẬT TÍNH

          Đức Phật –trong HOA VẪN NỞ là Đức Phật PHÁP THÂN . Rất ít pháp thoại liên hệ đến Đức Phật ứng thân, hóa thân, Đức Phật lịch sử . Tác gia cho thấy duy nhất chỉ có Đức Phật Pháp Thân mới đủ sức chuyển tải toàn bộ tư tưởng giáo lý đạo Phật vào đời. chỉ Đức Phật Pháp thân mới khai mở dòng suối cam lộ giải thoát giác ngộ lưu nhuận qua ngàn trùng non biển , dào dạt giữa lòng người, và khắp cả vũ trụ nhân hoàn …

“ Phật là tâm, Phật là tánh giác, có tánh giác tức có Phật “ (  Phần 1. Pháp cú 1 )*

“Phật là tình thương, Phật là sự sống.” (1.4 )*

“ Đức Phật là một vĩ nhân trên các vĩ nhân, một nhà cách mạng vượt không gian và thời gian, một nhà văn hóa tâm linh không lệ thuộc giáo điều, một con người siêu việt về nhân cách và trí tuệ “ (1.6)*

Tất cả tinh hoa tinh túy Phật chất, Phật tính gồm thâu trong hình tượng Đức Phật Pháp Thân; Mọi phẩm chất, tướng trạng của chư Phật Ứng Thân, Hóa Thân và cả Đức Phật lịch Sử đều là thuộc tính trong Đức Phật Pháp Thân. Do đó,  có thể nói đóa hoa ẩn dụ trong HOA VẪN NỞ là Đức Phật Pháp Thân ấy .


3 .  PHẬT TÍNH - KHÔNG TÍNH – VÔ NGÃ TÍNH

Vậy thì, ai muốn thấy Đóa Hoa vẫn nở, đang nở , muốn tiếp xúc hương thơm giải thoát tỏa ra từ đóa hoa ẩn dụ ấy, hãy tự mình chiêm nghiệm, nhận thức và hãy tự bước chân vào vườn hoa TRÍ TUỆ GIẢI THOÁT GIÁC NGỘ.

Bước chân đầu tiên khởi hành phải từ nhận thức đúng đắn, thấy biết đúng đắn . Chuyên ngữ Phật học gọi là CHÁNH KIẾN.  Đức Phật đã vạch ra tám con đường vào Thánh Đạo thì CHÁNH KIẾN ở vị trí đầu tiên,  là con đường quan trọng nhất dẫn đến mục tiêu  cứu cánh giáo pháp của Ngài là chấm dứt khổ đau, đạt được an vui, hạnh phúc.

“ Với trí tuệ chân chính, người ấy nhận biết sự vật như chính nguyên trạng ban đầu của chúng “ ( 1. 27 )*

“ Trong sinh hoạt tâm linh, hành giả rất cần chủ động về phương hướng, xác định rõ điểm đến của sự tu tập” ( 1.40 )*           

Ý thức không gì là ta, không gì là của ta, khái niệm vô ngã là cốt tủy tư tưởng đạo Phật, là yếu chỉ để hành trì, tôi luyện, tu tập hầu đạt đến cứu cánh giải thoát, giác ngộ. Vì thế Hòa thượng Giáo thọ Thích Thiện Siêu mới nhấn mạnh VÔ NGÃ LÀ NIẾT BÀN . Tư tưởng  VÔ NGÃ bàng bạc trong HOA VẪN NỞ .

“ Còn chấp ngã là còn xiềng xích . Bao đời kiếp ta đã sống trong ngục tù chấp ngã, nên đã làm khô cạn dòng suối yêu thương, đã làm khô héo tâm bồ dề hiếu thuận .

( 1.38 ) *

“ Các pháp do duyên khởi, nên không có tự tánh, vì không có tự tánh, nên không có tánh riêng biệt, không cố định theo không gian và thời gian…(1.84) *

……….

Cách nay khoảng chừng 60 năm, lần đầu tiên được đọc KINH PHÁP CÚ bản dịch tiếng Việt của Ngài Giáo thọ sư THÍCH THIỆN SIÊU, in với bút danh TRÍ ĐỨC, tôi vô cùng, hưng phấn, thú vị đọc như đọc một thi phẩm trường thiên, đọc như đọc một tập thơ xuôi…

 Tâm tư thơ ấu, của tôi vô cùng phấn chấn. Có những câu kinh đã in sâu vào A lại gia thức từ bấy đền  giờ … Khi có điều kiện phục sinh, hiện khởi nó hiện rõ mồn một từng câu chữ lên mặt phẳng ý thức. Bất ngờ 50 năm sau tôi lại bắt gặp cảm giác ấy khi đọc HOA VẪN NỞ ….

Do đó hôm nay, khơi mở vài nẻo vào cho HOA VẪN NỞ, , cố gắng hết sức kiệm lời  để dành cảm xúc trực tiếp phong phú cho bạn đọc khi thưởng lãm, chiêm nghiệm từng câu chữ của  tác phẩm.

Sau hết, tôi muốn nói lại cảm giác phấn chấn khi được tiếp xúc tác phẩm HOA VẪN NỞ để nhắc quý bạn đọc đang sở hữu tác phẩm trong tay thì hãy đọc ngay đi để tự mình hưởng thụ, hấp thụ được dòng sữa pháp mật ngọt, cam lồ lưu nhuận trong HOA VẪN NỞ. Chắc chắn  bạn sẽ nhận ra rằng : Đây là loại SÁCH GỐI ĐẦU GIƯỜNG, là KIM CHỈ NAM cho người con Phật trên con đường tìm cầu giải thoát, giác ngộ .

      
                                                 
HẠNH PHƯƠNG .
Suối Cát, Xuân Lộc, Đồng Nai 
Hướng về VU LAN PL 2564

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 7950)
Hôm trước, một người bạn gửi một bài thơ Hai-ku, thấy hay hay tôi cũng bắt chước làm vài câu…
29/03/2013(Xem: 17225)
Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cảo thơm lần giở trước đèn, Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
29/03/2013(Xem: 4022)
Có những cái chết mà dù đã cách xa thời đại chúng ta đến những 6 thế kỷ rồi, vậy mà cứ mỗi lần nhắc đến là trong mỗi người chúng ta dường như vẫn còn đau đớn xót xa.
28/03/2013(Xem: 5034)
Mười phương một cõi đi về Lòng con mang nặng tình quê hương nhiều Tưởng chừng phách lạc hồn xiêu Từ trong đau khổ những điều thấy ra.
28/03/2013(Xem: 10590)
Ðây là hình ảnh Thượng Tọa Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh năm 1943, xuất gia tiểu đồng khi còn cư ngụ bên Lào. Thầy là một trí thức Phật giáo mà tâm thức và hành sử hướng về Dân tộc và Ðạo pháp ...
27/03/2013(Xem: 6739)
Có những cánh tay già nua đưa ra giữa chợ Chờ đợi những đồng tiền từ những thương hại rớt rơi Những ánh mắt thâm u, không thấy một nét cười Đời vô vọng, nên người không hy vọng ...
05/03/2013(Xem: 5640)
Điểm đặc biệt của dân tộc ta là suốt từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, từ xưa đến nay, người Kinh đều nói một thứ tiếng và tất cả các dân tộc thiểu số, ngoài tiếng nói riêng của dân tộc mình, họ cũng nói rành tiếng Việt. Hơn thế, trên toàn quốc, người Việt Nam đều dùng một thứ chữ viết. Tuy nhiên, nước ta trải dài qua nhiều vĩ tuyến, điểm cực bắc thuộc xã Lũng Cú huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang ở 23º 23' phút Bắc vĩ tuyến, điểm cực nam (không tính hải đảo) là mũi Cà Mau ở 8º 30' Bắc vĩ tuyến
14/02/2013(Xem: 8863)
Khi tiếp cận với Kim Cang, tôi bỡ ngỡ và chưng hửng không ít. Lâu nay cứ nghe người ta đọc câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” như một câu thần chú để quên đi bao nội muộn phiền, rồi đọc Lục tổ Huệ Năng cũng thấy ngài kể chuyện một hôm đi bán củi, chỉ nghe lóm người ta đọc có câu kinh đó thôi mà đại ngộ, thế mà mình càng nghe càng mơ hồ, mù tịt.
13/02/2013(Xem: 4071)
hoa_ly_1Thầy không chỉ là thầy học của tôi, thầy còn dạy cả cậu mợ tôi học ở bậc Trung học. Thầy dạy môn Sinh vật từ năm lớp Sáu. Nhìn cung cách thầy trình bày dạy, tôi nghĩ rằng thầy chọn dạy môn này là do tấm lòng thầy yêu sinh vật quanh mình, thầy thưởng
11/02/2013(Xem: 4423)
cha Ðã đến lúc cha viết những lời sám hối chân thành gởi đến con. chắc con rất ngạc nhiên. Con dang xót xa vì cha cô đơn, ân hận vì không được gần cha đề săn sóc tuổi già, cũng có thể tưởng tượng cha đang nhẹ nhàng trách con... Vậy mà làm sao nghe có sự ngược đời. Con hãy nghe cha nói.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]