Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hương Từ Lan Xa (Lịch sử ngôi chùa Linh Thứu Berlin, Đức quốc)

21/05/202016:52(Xem: 3627)
Hương Từ Lan Xa (Lịch sử ngôi chùa Linh Thứu Berlin, Đức quốc)
Chua Linh Thuu (32)

Hương Từ Lan Xa
(Lịch sử ngôi chùa Linh Thứu Berlin, Đức quốc)
Trần Thị Nhật Hưng


   Mùi hương từ hoa thơm cỏ nội, thông thường sẽ theo hướng gió mà bay đi, tuy nhiên cũng có một mùi hương đặc biệt, rất đặc biệt lan tỏa khắp nơi không theo chiều gió nào đó là mùi hương của loài hoa mang tên đức hạnh. Vâng, ở đây tôi muốn nhắc đến một vị có...mùi hương đó, chính là Ni Trưởng (NT) (bên Tăng gọi là Hòa Thượng): NT Thích Nữ Diệu Phước, trụ trì chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin Đức quốc.

   Viết về một người đang hiện tiền trên thế gian này, đó là điều Hòa Thượng Thích Như Điển luôn khích lệ. Hòa Thượng quan niệm, đợi họ chết xong mới đua nhau, xúm nhau ca tụng, người chết đâu nghe được.

   Vậy hôm nay, tôi viết về Ni Trưởng, cũng do nhân duyên Thượng Tọa  Thích Nguyên Tạng chủ biên Trang Nhà Quảng Đức tận bên Úc, sau khi đăng rồi gởi bài của Hoa Lan “Những Chiếc Khẩu Trang Ân Tình“  kể lại những sinh hoạt nhất là công tác hữu ích may 5000 chiếc khẩu trang để đóng góp cho nhà nước sở tại cũng là cách tri ân nước Đức  trong mùa dịch Corona của Ni Trưởng cùng các Sư Cô trong chùa, các Phật tử tại Berlin cả cô bạn văn Hoa Lan thân yêu của tôi nữa rồi đề nghị tôi (tôi hay gọi đùa là đơn đặt hàng):Xin chị Nhật Hưng vào đọc bài và viết lời tán thán Sư Bà (Ni Trưởng), các Sư Cô, Phật tử chùa Linh Thứu và tác giả Hoa Lan".

   Chà, đúng là duyên đã tới, tôi còn chần chừ gì nữa mà không ngồi vào máy, viết!         

                                                       *

    Ngược dòng thời gian cách đây gần 30 năm, Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Phước được Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đức quốc bảo lãnh sang làm việc Đạo cho Giáo Hội Đức và về ở với Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Tâm tại Hamburg. Họ là tỷ muội có cùng chung một Sư phụ mà NT Diệu Tâm là cánh chim đầu đàn Đại sư tỷ.


su ba dieu phuoc duc quoc
Sư Bà Diệu Phước
Trụ Trì Chùa Linh Thứu, Berlin, Đức Quốc



   Sau đó Chi Hội Phật tử Việt Nam tỵ nạn tại Berlin có nhu cầu nên đã thưa lên Chi Bộ và Chi Bộ đã cử NT Diệu Phước về đảm nhận Trụ Trì Niệm Phật Đường Linh Thứu và sau đó là chùa Linh Thứu tại Berlin. Tôi chỉ biết sự việc như mùi hương phảng phất mà thôi, còn nội tình bên trong, ai trồng cây đức hạnh  như thế nào để có hươngtỏa phải nhờ đến bài viết về “Ngôi chùa Linh Thứu“ của cô bạn văn  Hoa Lan mới hé lộ được:

 
  “Chùa Linh Thứu với vị Ni Sư Trụ Trì có tên Diệu Phước, đã đưa ngôi chùa vừa “linh“ lẫn vừa “phước“ đi vào huyền sử. Vâng, huyền sử thật! Bắt đầu là một Niệm Phật Đường nho nhỏ với căn hộ đơn sơ chỉ có hai phòng, ấy thế mà không có sự gây dựng và hướng dẫn của Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển từ bao nhiêu năm về trước, thì làm gì có được ngôi chùa khang trang như ngày hôm nay; cả Chi Hội lẫn những đoàn sinh của Gia Đình Phật Tử Chánh Niệm Berlin cũng chẳng hân hoan ăn mừng ngày lễ Chu Niên 25 Năm.

   Nhớ ngày ấy khi bức tường chia cắt Đông-Tây chưa sụp đổ, Hòa Thượng Phương Trượng lặn lội qua tuyến đường kinh hoàng với những tên lính biên phòng Đông Đức mặt lạnh như băng, để lên sinh hoạt với Chi hội Bá Linh. Lúc ấy vào khoảng đầu thập niên 80 Chi Hội chưa có cơ sở, chùa chưa thành hình lấy đâu ra chỗ để sinh hoạt, phải mượn ngôi chùa của các Sư Tích Lan ở quận Frohnau.

   Sang bước thứ hai, với sự xuất hiện thần diệu của bác Trực Ngộ, ngôi Niệm Phật Đường Bá Linh mới được thành hình nhưng chưa có tên. Mãi đến khi Sư Cô Như Hân từ Hannover được bổ xứ về mới đặt cho cái tên “Linh Thứu“, nhưng vẫn chỉ là Niệm Phật Đường Linh Thứu chưa phải là Chùa. Rất tiếc Sư Cô Như Hân không trụ lâu tại ngôi Tam bảo này. Hai năm sau một biến cố lịch sử xảy ra, việc đập đổ “bức tường ô nhục“ chia cắt Đông-Tây của xứ Đức vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, đã đưa ngôi Chùa tương lai này đi vào huyền sử. Chính ngôi Chùa do đa số những người tỵ nạn hay thuyền nhân ở vùng Tây Bá Linh quy tụ về tu tập, đã che chở cho những người vượt tường sang tìm bến tự do, thế là dưới bóng từ bi không ai còn phân biệt chánh kiến kẻ Bắc người Nam, chỉ biết rằng mọi người đều có chung một dòng máu Việt.

   Sang bước thứ ba, đây mới chính là khúc quanh lớn của ngôi chùa Linh Thứu, khi một vị Ni Sư được Hòa Thượng Phương Trượng và Sư Bà Bảo Quang bổ xứ về trụ trì ngôi chùa. Đây có phải là phước lớn cho các Phật tử ở Berlin (Bá Linh) không? Chẳng phải người mang tên “Diệu Phước“ hay sao?

   Càng ngày Phật tử đến Chùa tu tập mỗi lúc một đông, cứ nhìn cảnh mọi người chen chúc nhau dành chỗ trong Chánh điện chật hẹp khiến Ni Sư phải phát tâm nguyện lớn, xây dựng ngôi Tam Bảo để độ chúng, lập đạo tràng tu học. Chỉ vài chữ ngắn gọn ấy thôi, nhưng thực hiện thì phải hội đủ cả tài năng lẫn đức độ và công phu tu tập sâu dầy bằng niềm tin tuyệt đối về Đấng Bồ Tát Quan Thế Âm luôn gia hộ trên con đường hành Đạo, Ni Sư cùng Ni chúng sáng sớm nào, sau khi tụng kinh vẫn luôn lạy 100 lạy Ngũ Bách Danh không chỉ cầu gia bị, tri ân mà đó còn tạo phước báu cho mình trong cuộc sống luôn được thuận duyên nữa. Ni Sư đã đi từng bước một thật vững chắc, khởi đầu với ngôi chùa nhỏ ở quận Spandau, sau đó mua miếng đất mới cùng vùng để xây ngôi chùa lớn hơn. May mắn cho Ni Sư mua được cơ sở sinh hoạt ngay sau miếng đất để làm điểm tựa cho việc xây cất Chánh điện trong tương lai. Thế rồi như một phép lạ, chỉ một năm sau khi đặt viên đá đầu tiên, một ngôi Chánh điện trang nghiêm và sáng chói nhất trong số 600 ngôi chùa tại hải ngoại (trích lời Hòa Thượng Phương Trượng trong buổi lễ khai mạc khóa tu Phật Thất kỳ 9) đã thành hình“.

   Vâng, vấn đề ở đây, tôi không đánh giá ngôi chùa lớn là cứu cánh để định sự thành công dù đó cũng được kể là một phần thành công, mà điều tôi muốn quan tâm, là sau khi có ngôi Phạm Vũ khang trang, thoải mái cho Phật tử sinh hoạt nâng cấp đời sống vốn văn minh nơi xứ người, chất lượng bên trong ngôi chùa mới là điều đáng kể.

  
Từ lúc này, với tinh thần phục vụ chúng sinh, cơ sở thuận lợi, ngoài các khóa tu thông thường từ xưa đến nay như: Phật Thất, Niệm Phật vãng sanh, Thọ Bát Quan Trai một ngày một đêm, Ni Trưởng tổ chức thêm khóa đặc biệt Huân Tu Tịnh Độ 7 ngày để Phật tử khắp nơi, không chỉ Berlin, đặc biệt là Âu Châu về tu tập.


   Vẫn cách nấu ăn thật ngon, khéo léo niềm nở vui vẻ với mọi người, sành tâm lý, tinh thần năng động, liên tục mời các vị Cao Tăng khắp nơi về chùa thuyết giảng khi mình không đảm trách việc này được, và nhất là biết dùng người, đặt mọi người đúng vị trí của họ nên chiếc xe điều hành chạy bon bon thu hút nhân tài về dưới trướng.

  
 Đến tham dự, Phật tử chỉ chuyên tu học đạo, mọi khâu khác ngủ nghỉ, chăn mền giường gối, nhất là vấn đề hậu cần (nhà bếp), tuy hậu nhưng lại rất quan trọng là việc ưu tiên trước nhất cần quan tâm, vì“có thực mới vực được đạo„ Ni Trưởng đều động các Sư Cô, (khoảng 10 đệ tử của Ni Trưởng) lo liệu. Ni Trưởng quan niệm, các Sư Cô trong chùa học đạo thường ngày rồi, Phật tử lâu lâu về chùa nếu mãi bận rộn bếp núc thì lúc nào mới có cơ hội tu học. Một ý tưởng thật tuyệt vời! Tiếng lành đồn xa, nên chẳng bao lâu, khóa tu càng lúc càng phát triển, ban đầu chỉ mới vài chục người tổ chức ba hay năm ngày, giờ tăng một tuần và số lượng Phật tử về tham dự lên cả trăm.

   Một điểm son đáng được nhấn mạnh nơi Ni Trưởng, đã lèo lái được hai dòng tư tưởng Đông -Tây, hai chánh kiến khác nhau về màu cờ sắc áo Bắc - Nam. Ai đến chùa Linh Thứu đều là con Phật, có cùng chung một dòng máu đỏ và Phật Pháp ở đây chỉ mang một mùi vị giải thoát mà thôi.


   Thưa các bạn, với những tiến trình, thành quả như thế, đương nhiên một người năng nổ, trí óc linh hoạt, và tấm lòng Từ Bi sẵn có của một vị chân tu, làm sao Ni Trưởng ngồi yên trước dịch bệnh Corona mà không huy động mọi Phật tử trong vùng cùng các Sư Cô, đệ tử của Ni Trưởng trong chùa góp sức, may hằng ngàn chiếc khẩu trang (xin đọc bài “Những Chiếc Khẩu Trang Ân Tình„ của Hoa Lan sẽ rõ) trước là chia sẻ nỗi lo âu với chính quyền sở tại, sau tỏ lòng tri ân nước Đức đã cưu mang cộng đồng Việt Nam chúng ta bấy lâu.





  
Hương từ lan xa,
nhất là hương đức hạnh, đã lan tỏa khắp nơi, đó là điểm son dành cho Ni Trưởng để được nhiều người biết đến với lòng ngưỡng mộ trong đó có tôi, mặc dù tôi chưa có nhân duyên quen biết Ni Trưởng bao giờ. Đặc biệt nữa Ni Trưởng được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu đề cử Ni Trưởng gánh vác một cơ sở to tát hơn trên mảnh đất rộng 10.000 mét vuông với diện tích đất xử dụng 950 mét vuông tại Rostock, miền Bắc nước Đức cách chùa cũ khoảng hai tiếng xe hơi, để thành lập một Tu Viện đào tạo Ni sinh mang tên Lộc Uyển. Nơi đây cũng sẽ là Trung tâm Phật Giáo và Văn Hóa cho tất cả mọi người trên thế giới muốn tìm hiểu về đạo Phật, không phân biệt sắc tộc, màu da, Phật tử hay không là Phật tử. Lễ đặt đá xây dựng công trình đã được tổ chức vào ngày 23.3.2019 dưới sự chứng minh của Chư Tôn Đức Tăng, Ni, Phật tử và các cấp chính quyền địa phương. Trong thời gian tới, công trình xây cất sẽ do Ni Trưởng và chùa Linh Thứu đảm nhiệm và Ni Trưởng cũng sẽ là vị Trụ Trì Tu Viện trong tương lai.

  
Kính mong mọi sự sẽ hanh thông đến với Ni Trưởng để Phật giáo tại Đức quốc nói riêng và Âu Châu nói chung ngày càng phát triển.


Nam Mô A Di Đà Phật

Trần Thị Nhật Hưng

 

 

 

  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2023(Xem: 1648)
Thông thường, người ta thường quan niệm “từ bi là dành lòng từ cho những chúng sinh đang hiện hữu, đang còn một đời sống thực tại” còn đối với những người đã khuất, những vong linh không còn hiện hữu trên cõi đời thì ít khi người ta nghĩ đến thực niệm từ bi, thế nhưng đối với những vong linh đã khuất, lòng từ bi cũng là điều vô cùng cần thiết.
18/03/2023(Xem: 1610)
Gia đình tôi sống ở một vùng quê nhỏ, từ khi tôi còn bé, trong nhà ba mẹ tôi nuôi nhiều gia cầm như heo, dê, chó, thỏ, gà, vịt, cá … vv. Ba thường mua một ổ gà con và heo về nuôi. Chúng còn nhỏ, thì tôi bầu bạn với chúng, khi chúng lớn lên chúng trở thành món ngon của tôi. Thật là vô ơn bội nghĩa mà! Trong Liễu Phàm có nói: Nếu bạn không dứt trừ ăn thịt, có bốn thứ người ăn thịt phải tuân giữ là: Nghe giết không ăn, thấy giết không ăn. Tự nuôi không ăn, nghe nói giết vì mình cũng không ăn. Tôi thường xuyên vi phạm bốn điều này từ khi còn bé, tôi rất hoan hỷ khi thấy giết chóc.
18/03/2023(Xem: 6286)
Nghĩ tức cười, hồi nhỏ tới giờ tôi đọc kinh Phật nhiều, hiểu sát sinh là tội lớn, ăn mặn là không hay. Cho nên càng hiểu càng tin thì con kiến cũng không dám giết. Sợ ở ngoài đời, sợ lớn lên kết hôn khổ, dù mình không muốn sát sinh, nhưng nếu làm dâu sẽ bị nhà chồng ép giết chóc phục vụ giỗ quảy và phục vụ họ. Vậy thì đâu có gì sung sướng, sống mà tạo tội chồng tội. Thôi thì đi tu cho khoẻ, giải thoát nhiều cái khổ không đáng có.
14/03/2023(Xem: 5615)
Trong xã hội bận rộn ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, và đã đến lúc chúng ta cùng thư giãn, chú trọng đến sức khỏe tinh thần nhiều hơn. Cách thực hành dễ nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất là cùng Headspace, 10 phút thiền định mỗi ngày để thay đổi cuộc sống. Với những kiến thức mới về thiền trong bộ sách 3 cuốn rất mỏng và dễ đọc để ứng dụng này, chúng ta chắc chắn có lối sống tích cực, vui vẻ hơn và bình an hơn. Bộ sách gồm 3 cuốn mang đến những lợi ích khác nhau, từ quản lý sự căng thẳng đến trân trọng và biết ơn cuộc sống. Hướng dẫn những kỹ thuật căn bản nhất về thực hành thiền là mấu chốt để thay đổi cuộc sống của bất cứ ai may mắn đọc sách này.
07/03/2023(Xem: 1828)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm thấy được như “tặng quà, tặng tiền, cúng kiếng…” cho tặng càng nhiều, mâm càng cao, cỗ càng đầy thì phước sẽ theo đó mà tăng dần, thực ra, “làm phước” và tích đức đôi khi chỉ đến từ những việc đơn giản nhất.
04/03/2023(Xem: 1283)
Cuốn sách “Thế Giới Phật Giáo” của tiến sĩ John Powers do nhà xuất bản Routledge phát hành từ năm 2016 mà tôi, người tự nhận là chăm đọc, chăm khám phá tìm tòi, nhất là những cuốn sách Phật giáo quý giá, hoàn toàn không biết gì cả. Thật là tệ. May thay, hai năm sau, vào năm 2018, tình cờ tôi được đọc bài giới thiệu về cuốn sách này từ thầy Thích Chân Pháp Cẩn. Bài giới thiệu cuốn hút tôi vô cùng và ngay lập tức tìm cách để có một bản tiếng Anh để đọc. Tôi đã đọc ngấu nghiến, đọc đến xong, đọc để không bị đứt mạch. Khi những dòng cuối cùng của sách kết thúc, tôi ngay lập tức phát nguyện tìm cách mua bản quyền và tìm kiếm các dịch giả giỏi nhất để chuyển ngữ ra tiếng Việt. Không thể không xuất bản cuốn sách quý giá này!
21/02/2023(Xem: 2831)
Hôm nay thứ hai đầu tuần cũng là ngày bắt đầu cho tháng hai âm lịch nhuần của năm Quý Mão, người viết bổng dưng có ước nguyện sẽ ghi lại những lời chân ngữ của những bậc đại sư của nhiều tông phái theo từng ngày và nếu các bạn cảm thầy thích hợp với ngày nào đó trong tuần thì có lẽ bạn đã sống hợp với phong cách mà bạn đã trưởng thành khi đã thừa hưởng được đạo vị từ bậc chân sư đó. Thật ra đây chỉ là một sưu tầm trong các danh ngôn và chỉ là cách giải trí cho thư giản tâm hồn cũng là cách khuyến khích để giữ mình an lạc hoan hỷ tươi thắm mỗi ngày bạn nhé!
19/02/2023(Xem: 2706)
Sách Thiền Tập với Pháp Ấn dày 460 trang gồm 27 chương do Ananda Viet Foundation ở California vừa xuất bản mà tác giả gửi biếu tôi bản đầu tiên. Đây là cuốn sách thứ bảy biên khảo về Thiền của cư sĩ Nguyên Giác. Có thể kiếp trước tôi và Nguyên Giác là bạn vong niên đồng tu cho nên tôi đã dành nhiều thời giờ giới thiệu nhiều sách của ông
17/02/2023(Xem: 1273)
Người Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế đánh giá là những con người ham học hỏi, thông minh, chăm chỉ, có khả năng tiếp thu và ứng phó nhanh với hoàn cảnh. Quả thật đúng vậy, trong mỗi người dân đất Việt phần nhiều đều có những đức tính tối ưu đó. Hoàn cảnh càng khó khăn thì sự phấn đấu trong họ lại càng lớn mạnh. Trong mỗi tư duy của người Việt đều tin tưởng rằng:
15/02/2023(Xem: 2063)
Thế giới ngày nay mà chúng ta gọi là “thời đại mới” đổi thay đến chóng mặt, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống trong đó có tôn giáo. Tuy không có “thánh chiến” được công khai tuyên bố, nhưng cạnh tranh để bành trướng, giành giật tín đồ, mua chuộc dưới mọi hình thức để cải đạo, kể cả bằng bạo lực đã diễn ra hàng ngày và gần như trên quy mô toàn cầu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567