Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

134. Kinh Lomasakangiya NDHG

19/05/202011:34(Xem: 9376)
134. Kinh Lomasakangiya NDHG

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


134. Kinh LOMASAKANGIYA NHẤT DẠ HIỀN GIẢ
 (Lomasakangiya-bhaddekartta  Sutta)

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ

          Sa-Vát-Thí – Xá-Vệ – trú qua  (1)

              Tinh Xá Chê-Tá-Va-Na   (1)

       Do A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka cúng dường  (1)

          Một Tôn-giả ở vương-thành cũ

          Ka-Pi-La-Vát-Thú  – Sắc-Da  (2)

              Lô-Ma-Sá-Kanh-Ghi-Da  (2)

       Vị ấy trú Ni-Rô-Tha chùa này.  (2)

 

          Tại nơi đây, khi đêm vừa dứt

          Một vị Thiên lập tức hiện ra

             Là Thiên-tử Chanh-Đa-Na  (3)

       Dung sắc thù thắng chói lòa phát ra

          Cả một vùng Ni-Rô-Tha Tinh-Xá

          Gặp Tôn-giả được nêu tên là  

    ______________________________

 

(1) : Thành Xá Vệ - Savatthi, nơi tọa lạc của Tinh Xá Kỳ Viên – 

     Jetavanavihàra, do Trưởng-giả Cấp Cô Độc – Anathapindika

    dâng cúng.

(2) : Tôn-giả Lomasakangiya  trú tại Tinh Xá Nigrodha thuộc

    vương thành Kapilavatthu (Ca-Tỳ-La-Vệ) của dòng họ Sakya    

    (Thích Ca).                       (3) : Vị Thiên-tử Candana.

 

 

              Lô-Ma-Sá-Kanh-Ghi-Da

       Hỏi : “ Này Phích-Khú ! Trải qua trước giờ

          Có bao giờ thọ trì tổng thuyết

          Và biệt thuyết ‘Nhất dạ Hiền-nhân’ ?

              Thọ trì bài kệ về phần

      ‘Nhất dạ Hiền-giả’ rất cần hay không ? ”.

 

    – “ Này Hiền-giả ! Tôi không trì thọ  

         ‘Nhất dạ Hiền-giả’ đó, kệ này

              Tổng thuyết, biệt thuyết cả hai.   

       Hiền-giả trì thọ điều này hay không ? ”.

 

    – “ Tỷ Kheo ! Tôi cũng không trì thọ  

         ‘Nhất dạ Hiền-giả’ đó. Còn ngài  

              Có thọ trì bài kệ hay

       Về ‘Nhất dạ Hiền-giả’ này hay không ? ”. 

 

    – “ Này Hiền-giả ! Tôi không trì thọ

         ‘Nhất dạ Hiền-giả’ đó kệ ngôn.

              Thiên-tử có biết hay không ”.

 

 – “ Tôn-giả ! Tôi thọ trì trong kệ này ”.

 

    – “ Hiền-giả ! Hãy trình bày cho rõ   

          Như thế nào trì thọ kệ đây

              Về ‘Nhất dạ Hiền-giả’ này

       Xin nói rõ để tôi đây hành trì ”.

 

    – “ Này Tỷ Kheo ! Một thì gian nọ   

          Đức Thế Tôn ngự ở cõi Thiên 

              Cõi Trời Tam Thập Tam Thiên

       Cũng tên Đao-Lợi. Chư Thiên nơi này

          Vân tập lại nghe Ngài thuyết giáo

          Tại Vô Cấu Bạch Thạch, hay là

              Hòn Panh-Đá-Kăm-Pá-La   (Pandukambala)

 

       Dưới cây Trí-độ-thọ đây, tức là

          Pa-Rít-Chát-Tá-Ka đại thọ        (Paricchattaka)

          Cũng tại đó, Thế Tôn giảng bày

              Tổng thuyết, biệt thuyết cả hai

      ‘Nhất dạ Hiền-giả’ Kinh đây thọ trì :

 

   – “ Quá khứ không truy tìm gì

        Tương lai chẳng ước vọng chi, xa vời !
        Quá khứ đã đoạn tận rồi

        Tương lai chưa đến  –  Chỉ thời hiện nay

        Tuệ quán ấy chính là đây

        Không động, không chuyển. Biết vầy, nên tu !

        Nay làm nhiệt tâm, cần cù

        Ai biết mai chết, giã từ nhân sinh ?

        Không ai có thể điều đình         

        Với quân Thần Chết thì mình bó tay !

        Hiện tại, nhiệt tâm trú vầy

        Không hề mệt mỏi cả ngày lẫn đêm.

        Nhất Dạ Hiền Giả xướng tên

        An tịnh, trầm lặng, đứng trên mọi người ”.

 

          Này Tỷ Kheo ! Tôi thời trì thọ

          Bài kệ đó ‘Nhất dạ Hiền-nhân’

              Tổng thuyết, biệt thuyết hai phần.

       Tỷ Kheo hãy học cho thuần thục đi !

          Hãy thọ trì tổng thuyết, biệt thuyết

         ‘Nhất dạ Hiền-giả’ thiệt kỹ càng,

              Vì mục đích có liên quan

       Căn bản Phạm-hạnh nghiêm trang đạt thành ”.

 

          Thiên-tử Chanh-Đa-Na nói vậy

          Liền biến mất tại đấy thoáng qua.

              Lô-Ma-Sá-Kanh-Ghi-Da 

       Khi đêm đã mãn, sàng tòa dọn đi

          Mang tam y cùng là bình bát

          Lên đường đến Sa-Vát-Thí liền,

              Tuần tự du hành qua miền

       Đến Xá-Vệ, chùa Kỳ Viên tức là

          Ngôi Tinh Xá Chê-Ta-Va-Ná

          Do A-Ná-Tha-Pin-Đi-Ka

             (Ông Cấp-Cô-Độc cũng là)

       Chí thành dâng cúng Phật Đà trước đây.

 

          Rồi Tôn-giả đến ngay hương-thất

          Của Đức Phật, đảnh lễ thiết tha,

              Ngồi xuống một bên Phật Đà

       Đoạn Tôn-giả tường thuật qua quá trình

          Việc Thiên-tử thình lình xuất hiện

          Hỏi về chuyện có thọ trì chăng

             ‘Nhất dạ Hiền-giả’ Kinh văn

       Tổng thuyết, biệt thuyết chánh chân như vầy.

          Vị Thiên này đọc bài kệ tả

          Về ‘Nhất dạ Hiền-giả’ tức thì

              Khuyên nên Kinh này thọ trì   

       Căn bản Phạm-hạnh thật vi diệu vầy,

          Nói xong Thiên-tử này biến mất.

 

          Thật lành thay nếu Phật giảng bày

              Tổng thuyết, biệt thuyết Kinh này

      ‘Nhất dạ Hiền-giả’ kệ đây tròn đầy ”. 

 

    – “ Tỷ Kheo này ! Có biết Thiên-tử

          Nói tuần tự với ông là ai ? ”.

 

       – “ Thưa ! Con không biết vị này ”.

 

 – “ Tỷ Kheo ! Thiên-tử hiện ngay thiện lành

 

          Chính là Chanh-Đa-Na Thiên-tử

          Khi thính dự Pháp, rất chú tâm

              Tác ý, tập trung nội tâm

       Lóng tai nghe Pháp, lòng thầm nhớ ghi.

          Này Tỷ Kheo ! Vậy thì nghe kỹ

          Suy nghiệm kỹ, cố gắng liễu tri :

 

          Này Tỷ Kheo ! Vậy thì tuần tự

          Sự truy tìm quá khứ là sao ?

              Vị ấy suy nghĩ như sau :

      ‘Như vậy là Sắc thuộc vào của tôi

          Trong quá khứ’, để rồi tìm lấy

          Sự hân hoan trong ấy tức thời.

             ‘Như vậy là thọ của tôi

       Trong quá khứ’, để rồi tính toan

          Truy tìm sự hân hoan trong ấy.

         ‘Ồ ! Như vậy là tưởng của tôi’,

             ‘Như vậy là hành của tôi’,

      ‘Như vậy là thức của tôi’ rõ ràng

          Trong quá khứ. Hân hoan trong ấy

          Được vị đấy truy tìm. Đó là

              Truy tìm quá khứ đã qua.

 

       Này Phích-Khú ! Thế nào là Vị đây 

          Không truy tìm vào ngay quá khứ ?

          Vị ấy tự suy nghĩ tức thời :

             ‘Như vậy là sắc của tôi…

       Thọ, tưởng, hành, thức của tôi… vun trồng

          Trong quá khứ. Nhưng không tìm lấy  

          Sự hân hoan trong ấy. Đó là

              Không truy tìm quá khứ qua,

 

       Còn ước vọng tương lai ra thế nào ?

          Vị ấy nghĩ : ‘Mong sao như vậy

          Là Sắc ấy của tôi tương lai’,

              Hay là : ‘Mong rằng như vầy

       Là thọ, tưởng, hành, thức này của tôi

          Trong tương lai’. Để rồi tìm lấy

          Sự hân hoan trong ấy đêm ngày.

              Này các Tỷ Kheo ! Như vầy

       Là ước vọng trong tương lai (vị thời),

 

          Các Tỷ Kheo ! Còn nơi vị sống

          Không ước vọng tương lai là sao ?

              Vị ấy suy nghĩ như sau :

      ‘Mong rằng như vậy thuộc vào sắc đây

          Của tôi trong tương lai, hiện thực

          Là thọ, tưởng, hành, thức tôi mang

              Trong tương lai. Nhưng chẳng màng,

       Không truy tìm sự hân hoan trong này.

          Các Tỷ Kheo ! Như vầy là sống

          Không ước vọng tương lai (mai sau).

 

              Còn phải hiểu như thế nào

       Các pháp hiện tại cuốn vào, lôi theo ?

          Các Tỷ Kheo ! Ở đây được kể

          Có những kẻ vô văn phàm phu

              Không đến các bậc Thánh từ,

       Không thuần thục pháp phạm trù Thánh nhân

          Không tu tập pháp phần Thánh chất.

          Không đi đến các bậc Chân nhân,

          Không thuần thục pháp Chân nhân,

       Không tu tập pháp Chân nhân tịnh hòa.

 

          Quán sắc đó chính là tự ngã,

          Quán tự ngã có sắc, hay là

              Quán sắc trong tự ngã ta,

       Hay quán tự ngã trong sắc mà có đây.

          Hay vị này quán thọ cùng tưởng,

          Và hành, thức trong hướng trải qua

              Ngũ uẩn kể trên chính là

       Tự ngã, hay tự ngã là có ngay

          Ngũ uẩn này. Hay trong tự ngã

          Có đủ cả ngũ uẩn ở đây,

              Quán ngã trong ngũ uẩn này.

       Này các Phích-Khú ! Như vầy vị đây

          Bị cuốn ngay trong pháp hiện tại.

 

          Không cuốn trong hiện tại là sao ?  

              Đa văn Thánh-đệ-tử nào

       Đi đến bậc Thánh thanh cao xuất trần

          Thuần thục các pháp phần bậc Thánh,

          Tu tập pháp bậc Thánh chánh chân.

              Đi đến các bậc Chân nhân,

       Thuần thục pháp bậc Chân nhân các phần,

          Tu tập pháp Chân nhân các vị,

          Không quán kỹ ngũ uẩn chính là

              Tự ngã. Cũng không quán ra

       Tự ngã có ngũ uẩn và cũng không

          Quán ngũ uẩn là trong tự ngã,

          Không quán ngã trong ngũ uẩn này.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Như vầy

       Là không bị cuốn pháp ngay hiện thì.

 

   – “ Quá khứ không truy tìm gì

        Tương lai chẳng ước vọng chi, xa vời !
        Quá khứ đã đoạn tận rồi

        Tương lai chưa đến  –  Chỉ thời hiện nay

 

        Tuệ quán ấy chính là đây

        Không động, không chuyển. Biết vầy, nên tu !

        Nay làm nhiệt tâm, cần cù

        Ai biết mai chết, giã từ nhân sinh ?

        Không ai có thể điều đình         

        Với quân Thần Chết thì mình bó tay !

        Hiện tại, nhiệt tâm trú vầy

        Không hề mệt mỏi cả ngày lẫn đêm.

        Nhất Dạ Hiền Giả xướng tên

        An tịnh, trầm lặng, đứng trên mọi người ”.

 

          Nghe những lời Thế Tôn thuyết giảng

          Pháp viên mãn, Tôn-giả tên là

              Lô-Ma-Sá-Kanh-Ghi-Da

       Hoan hỷ tín thọ Phật-Đà kim ngôn ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*  *   *

 

( Chấm dứt Kinh số 134 :  LOMASAKANGI  NHẤT DẠ

HIỀN GIẢ  – LOMASAKANGIYABHADDEKARATTA  Sutta )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2015(Xem: 20222)
Chủ đề Một Cõi Đi Về, Thơ và Tạp Bút tập hai, một lần nữa, được cái cơ duyên thuận lợi hân hạnh ra mắt quý độc giả. Cách đây ba năm tập một đã được xuất bản vào năm 2011. Hình thức và nội dung của tập hai nầy, cũng không khác tập một. Nghĩa là chúng tôi cũng chia ra làm hai phần: Phần đầu là thơ và phần sau là những bài viết rải rác đã được đăng tải trên các tờ Đặc san Phước Huệ. Tờ báo mỗi năm phát hành ba kỳ vào những dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Do đó nên những bài viết có những tiêu đề trùng hợp và nội dung có chút ít giống nhau. Tuy nhiên, mỗi bài đều có những sắc thái hương vị riêng của nó. Ngoài ra, có những bài viết với những tiêu đề khác không nằm trong phạm vi của những ngày đại lễ đặc biệt đó. Nay chúng tôi gom góp tất cả những bài viết đó lại để in chung thành một quyển sách tập hai nầy. Về ý nghĩa của chủ đề nói trên, chúng tôi cũng đã có trình bày rõ trong tập một. Ở đây, chúng tôi không muốn lặp lại. Điều quan trọng mà chúng tôi muốn nói ở đây là
01/07/2015(Xem: 3468)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
23/06/2015(Xem: 12355)
Hơn hai mươi năm trước, khi đọc được bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế nói về tiếng chuông Chùa Hàn San ở Tô Châu bên Trung Hoa, tôi cứ thắc mắc không hiểu tại sao thơ Đường có không biết bao nhiêu bài thơ tuyệt tác, vậy mà bài thơ chỉ bốn câu này lại gây ra bao nhiêu cuộc bút đàm tốn bao nhiêu giấy mực. Hay tại vì ngôi Chùa ở bến Cô Tô này đã quá nổi tiếng chăng? Nhưng đã ngờ thì phải cố mày mò tìm cho ra lẽ. Tôi tìm đọc thêm những câu chuyện chung quanh quả Đại hồng chung và tiếng chuông Hàn San. Nhiều huyền thoại đọc thật thú vị nhưng sao thấy nó cứ thực thực hư hư! Trong số ấy có một câu chuyện nói rằng, tiếng chuông chùa Hàn San có thể ngân vang rất xa, xa
21/06/2015(Xem: 3366)
Mật độ con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng lên dần, nên tất cả những nhu cầu cho đời sống con người từ nhiều phía, nhằm để cung ứng phục vụ, như : sự ăn, mặc, ở, bệnh, các phuơng tiện đi lại, các phương tiện thông tin khoa học, các thông tin tri thức nhân sinh và vũ trụ.v.v… Trong đó, vấn đề nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, hiện hóa vào cuộc sống của con người qua mọi hình thức biểu tượng, cho niềm tin và ước nguyện cũng cần phải thực hiện đến.
18/06/2015(Xem: 6005)
Người có dừng chân trên bến sông Bên kia đồi cỏ núi mây trùng Bên này chim rủ nhau về hội Cùng hẹn hò thăm chuối trổ bông.
13/06/2015(Xem: 4900)
Tôi không quen biết nhà thơ Trần Hậu, chưa được gặp anh một lần nào. Trong một lần vô tình (qua nhạc sĩ Trần Đức Tâm), nhìn thấy và giở trang bìa tập thơ “Biển Đời Trăn Trở” của anh , ngay sáu câu thơ đầu dùng làm lời tựa trong bài thơ Trăn Trở đã cuốn hút tôi nhanh chóng. Làm như vậy có lẽ nhà thơ nghĩ rằng thơ là hơi thở, là cuộc sống và là cung cách của riêng mình, cho nên dùng chính lời thơ ấy để nói lên điều mình muốn nói, thay vì nhờ cậy một ai đó viết lời giối thiệu. Chính những dòng đó như chứng minh với mọi người rằng chân lý Phật đà luôn hiện hữu quanh ta, trong khổ đau cũng như trong hạnh phúc. Mà dường như điều tưởng nhỏ nhoi ấy ai cũng dễ dàng nhận ra, đôi khi chỉ bằng cảm quan chung quanh, những cảm quan mang tên rất “Như Thị”.(đính kèm ảnh tập thơ)
01/06/2015(Xem: 3027)
Kim Tiếng thương mến, Vẫn biết rằng "Đời là vô thường". Nhưng mình vẫn bàng hoàng xúc động khi hay tin Kim Tiếng đã ra đi. Chỉ trong vòng có hai ngày mà trường Sương Nguyệt Anh thân yêu của chúng ta đã mất đi hai Thầy Cô: - Cô Dương Kim Tiếng: 5-5-2015 - Thầy Giáp Bằng Phan: 6-5-2015
29/05/2015(Xem: 3988)
Năm học lớp sáu, lần đầu tiên tôi được đến chùa. Chiếc xích-lô bỏ mẹ con tôi phía trước con đường nhỏ, nhìn vào bên trong thấy sâu hun hút. Đi bộ một quãng, bước qua cổng tam quan đồ sộ là chiếc sân rộng với nhiều gốc cây cổ thụ. Sân vắng người. Một con chó to và mập từ bên trong chạy ra cong đuôi sủa. Một cô ni đon đả bước ra chào hỏi rồi dẫn mẹ con tôi đến dãy nhà lớn. Mẹ bảo tôi bỏ dép rồi bước lên những bậc cấp cao. Nơi căn phòng đầu tiên, vị sư tuổi ngoài ba mươi, người tầm thước, da láng lẩy, khuôn mặt hiền từ, vài lời xã giao với mẹ tôi rồi lại dẫn đến một căn phòng khác. Tôi thấy vị sư cũng như mẹ tôi quỳ xuống lạy một vị hòa thượng to lớn, đẫy đà có lẽ là đau ốm nên nằm trên chiếc võng xanh. Tôi nấp bên sau lấm lét nhìn.
07/05/2015(Xem: 5799)
Ngày còn đi làm, cứ mỗi lần đến ngày 13 thứ sáu, các bạn đồng nghiệp trong sở tôi kiêng cử dữ lắm, ai cũng cho đó là ngày xấu nhất trong năm. Tôi thì không tin, chỉ cười, cũng không phản đối lòng tin của bạn bè nhưng bây giờ tôi cũng đâm ra sợ ngày này vô cùng: 13 Thứ sáu - ngày Anh tôi ra đi thật quá bất ngờ và quá đau đớn!
01/05/2015(Xem: 15507)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày—không phải ai sinh ra trong gia đình đó cũng đều tin Phật từ nhỏ đến lớn, và nếu tin Phật, cũng không gì bảo đảm là hiểu Phật, thực hành đúng đắn con đường của Phật để gọi là con Phật chân chính.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]