Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

103. Kinh Nghĩ Như Thế Nào ?

19/05/202010:57(Xem: 11228)
103. Kinh Nghĩ Như Thế Nào ?

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


103. Kinh NGHĨ NHƯ THÊ NÀO ? ( Kinti sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn trú nghỉ

          Tại địa phương Kú-Sí-Na-Ra

              Rừng Ba-Li-Há-Ra-Na.

       Phật liền gọi Chúng Tăng-Già Tỷ Kheo.

          Các Tỷ Kheo đồng thanh vâng đáp.

          Đấng Đại Giác hỏi Chúng Săng-Ga :

 

        – “ Các Tỷ Kheo ! Đối với Ta

       Các ông đây đã nghĩ qua thế nào ?

          Có phải là nhân vào y áo

          Mà Như Lai thuyết giáo phải không ?

              Hay có phải tự trong lòng 

       Vì vật thực, sàng tọa đồng muốn, tham

          Mà Sa-Môn Kiều-Đàm thuyết pháp ?

          Hay thuyết pháp nhân thành bại không ? ”.

 

         – “ Không phải vậy, bạch Thế Tôn !  

       Chúng con không nghĩ Thế Tôn chỉ vì

          Nhân sàng tọa, nhân vì y phục,

          Nhân vật thực, nhân thành bại đâu !”.

 

        – “ Như vậy, khi đề cập vào

       Những điểm Ta đã trước sau nêu rành.

          Chư Tỷ Kheo đồng thanh đều đáp

          Ta thuyết pháp không phải do vầy

              Vậy nghĩ gì về Như Lai ? ”.

       ___________________________

 

   (1) : Kusinara – Câu-thi-na , nơi Đức Phật nhập diệt.

   (2) : Rừng Baliharana.

Trung Bộ (Tập 3)  K. 103 : NGHĨ NHƯ THẾ NÀO ?  *  MLH –  518

 

 – “ Bạch Thế Tôn ! Chúng con đây nghĩ là

       “ Với từ tâm, vị tha thương tưởng,

          Vì từ bi vô lượng, thuyết ra ”.  

 

        – “ Như vậy nên đối với Ta

       Các ông nghĩ do vị tha, lòng từ,

          Do thương tưởng, mà Như Lai thuyết

          Vậy các ông phải biết rõ thông

              Pháp Ta giảng cho các ông

       Với thượng trí, trải qua trong nhiều lần :

          Ba mươi bảy thánh phần trợ đạo

          Như Lai đã thuyết giáo chánh chân : 

              Bốn niệm xứ, bốn chánh cần,

       Bốn như-ý-túc, hay phần năm căn

          Cùng bảy bồ đề phần, năm lực,

          Tám thánh đạo – Một mực hành trì 

             Tất cả ba mươi bảy chi

       Trong sự hoan hỷ, uy nghi, hòa đồng,

          Không cãi lộn ở trong Tăng Chúng.

 

          Khi các ông hành đúng như vầy 

              Có thể trong chúng có hai

       Tỷ Kheo sẽ nói điều này khác nhau

          Về Thắng Pháp – A-Phi-Đam-Má

         (Vi Diệu Pháp )  diễn tả khác sai.

               Nếu các ông nghĩ như vầy :

    “ Giữa các vị Tôn-giả này hại thay !

          Đã có sự khác sai về nghĩa,

          Sai khác khía cạnh thuộc về văn ”.

 

              Ở đây các ông nghĩ rằng

       Có vị Phích-Khú nào hằng ôn nhu

          Dễ nói hơn, hãy từ tốn nói

Trung Bộ (Tập 3)  K. 103 : NGHĨ NHƯ THẾ NÀO ?  *  MLH –  519

 

          Với vị ấy, đại loại như là :

           “ Giữa các Tôn-giả nói ra

       Có sự sai khác nghĩa và về văn

          Nên các vị phải hằng biết rõ

          Sai khác đó về nghĩa, về văn 

              Chớ có cãi lẫy lằng nhằng ”.

 

       Rồi tìm đến vị thuộc đằng đối phương   

          Các ông nghĩ là thường dễ nói   

          Và hãy nói với vị này là 

              Y như ông đã nói ra

       Với các Tôn-giả vừa qua tức thì.

 

          Vậy cái gì là khó nắm giữ ? 

          Khó nắm giữ là ‘phải thọ trì’,

              Và sau khi đã thọ trì

       Thì khó nắm giữ cái chi phải cần

          Thuộc về Pháp, thuộc phần Luật giới

          Phải được nói lên với chánh chân.

              Nếu các ông suy nghĩ rằng :

    “ Giữa các Tôn-giả này đang có phần

          Sự đồng nhất về văn, không khác

          Nhưng sai khác về nghĩa nhằm vào 

              Ở đây, có Tỷ Kheo nào

       Mà các ông nghĩ trước sau là người

          Dễ nói hơn, đồng thời nhu thuận

          Cả hai phía tranh luận vân vi

              Lần lượt nói các vị ni :

    “ Giữa các Tôn-giả, văn thì đồng nhau

          Nhưng sai khác thuộc vào nghĩa lý

          Các vị hãy xét kỹ vấn đề

              Chớ có cãi lộn, đáng chê ! ”.   

Trung Bộ (Tập 3)  K. 103 : NGHĨ NHƯ THẾ NÀO ?  *  MLH –  520

 

       Vậy khó nắm giữ thuộc về cái chi ?

        ‘Phải thọ trì’ là khó nắm giữ.

 

          Cái gì dễ nắm giữ ở đây ?         

              Cần ‘phải thọ trì’ đủ đầy.

       Sau khi như vậy, thẳng ngay thọ trì, 

          Thì cái gì thuộc về Pháp & Luật

          Thì bắt buộc phải được nói ra.

              Nếu như các ông nghĩ là :

     ‘Có sai khác về văn mà ở đây

          Về nghĩa này có sự đồng nhất’.

 

          Hoặc : ‘Đồng nhất về nghĩa lẫn văn’.

              Đến vị nhu thuận, nói rằng :

     “ Các vị giảng giải về văn & nghĩa này  

          Có đồng nhất ở đây nghĩa ấy

          Nhưng lại thấy sai khác về văn ”.    

              Hoặc đến phía kia, nói rằng :

    “ Có sự đồng nhất về văn & nghĩa này

          Vấn đề đây các vị phải biết

          Về chi tiết đã được nói vào,

              Chớ có cãi lộn với nhau ”.

 

       Vậy dễ nắm giữ là mau thọ trì     

          Sau thọ trì, cái thuộc Pháp & Luật    

          Thì bắt buộc hãy được nói ngay.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Như vầy 

       Các ông học tập pháp này suốt thông

          Trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ

          Không đấu lý cãi lẫy với nhau,

              Có thể một Tỷ Kheo nào

       Phạm giới, phạm luật thuộc vào thanh quy

          Chớ có làm điều gì hấp tấp

Trung Bộ (Tập 3)  K. 103 : NGHĨ NHƯ THẾ NÀO ?  *  MLH –  521

 

          Mà khiển trách cá nhân người này

              Cần phải giác sát sâu dày,

       Các ông cần phải như vầy nghĩ suy :

       “ Sẽ không có hại gì ta cả

          Không tổn hại cho cả người này,

              Nếu y không phẫn nộ ngay

       Không uất hận, ý kiến rày lợi lanh

          Dễ thuyết phục, hiền lành tử tế,

          Ta có thể khiến y vượt mau

              Bất thiện. Thiện an trú vào ”.

       Các Tỷ Kheo ! Nếu nghĩ sâu như vầy

          Các ông đây nên nói là phải !

 

          Nếu việc ấy, các ông nghĩ vầy :

            “ Sẽ không hại gì ta đây,

       Nhưng có tổn hại người này chút thôi.

          Người này thời phẫn nộ, uất hận,

          Ý kiến chậm, thuyết phục dễ đây !

              Ta có thể khiến người này

       Vượt bất thiện, trú an ngay thiện liền.

          Đây chỉ riêng là việc nhỏ nhặt,

          Chút khúc mắt, tổn hại người này.

              Sự kiện to lớn ở đây  

       Là ta đã khiến người này vượt mau

          Khỏi bất thiện, trú vào thiện đó.

          Các Tỷ Kheo ! Nếu có nghĩ vầy

              Nên nói là phải, điều hay !

 

       Nếu các ông với điều này, nghĩ qua :

        “ Sẽ có hại cho ta ; trái lại

          Không tổn hại đối với người này.

              Người này không phẫn nộ đây !

Trung Bộ (Tập 3)  K. 103 : NGHĨ NHƯ THẾ NÀO ?  *  MLH –  522

 

       Không uất hận, ý kiến rày lợi lanh

          Khó thuyết phục, nhưng mình có thể

          Khiến người này được dễ vượt qua

              Bất thiện, an trú thiện” – và

       Nếu nghĩ thế, nên nói là đúng thôi ! 

 

          Các Tỷ Kheo ! Ở nơi việc đó

          Các ông có suy nghĩ như vầy :

           “ Sẽ có hại cho ta đây,

       Cũng tổn hại cho người này chẳng chơi.

          Người này thời phẫn nộ, uất hận

          Ý kiến chậm, khó thuyết phục thay !

              Ta có thể khiến người này

       Vượt bất thiện, trú an ngay thiện hòa,

          Đây chỉ là vấn đề nhỏ nhặt

          Hại ta thật, cũng hại người này

              Sự kiện to lớn ở đây

       Là ta đã khiến người này vượt mau

          Khỏi bất thiện, trú vào thiện đó.

          Các Tỷ Kheo ! Nếu có nghĩ vầy

              Nên nói là phải. điều hay !

 

       Nếu các ông với điều này, nghĩ qua :

        “ Sẽ có hại cho ta ; cũng lại

          Có tổn hại đối với người này,

              Y phẫn nộ, uất hận đầy

       Ý kiến chậm chạp, khó rày nói y

          Ta không thể khiến y vượt khỏi

          Bất thiện và thiện lợi trú an.

              Đới với một người tàng tàng

       Hãy dùng pháp Xả, chớ màng miệt khinh.

 

          Các Tỷ Kheo ! Trong tinh thần ấy 

Trung Bộ (Tập 3)  K. 103 : NGHĨ NHƯ THẾ NÀO ?  *  MLH –  523

 

          Hòa đồng, lại hoan hỷ cùng nhau

              Và không cãi lộn với nhau,

       Có thể có việc chen vào khởi nhanh

          Giữa các ông : khẩu hành, tật đố

          Một ý kiến ngoan cố, não phiền

              Tâm hiềm hận, phẫn nộ liền.

       Ở đây, nếu thấy có riêng vị nào

          Tỷ Kheo nào của phe thứ nhất

          Các ông nghĩ là thật ôn nhu,

              Là người dễ nói, hiền từ

       Hãy đến vị ấy, nói như thế này :

       “ Này Hiền-giả ! Chẳng tày cao thấp     

          Dầu chúng tôi học tập chuyên cần

              Các pháp ấy, trong tinh thần

       Hoà đồng, hoan hỷ, không phần cãi nhau,

          Có khởi mau khẩu hành, tật đố,

          Hoặc ý kiến ngoan cố, não phiền

              Tâm hiềm hận, phẫn nộ liền.

       Nếu được biết thế, đầu tiên sẽ là

          Vị Sa-môn quở la, trách mạnh ”.  

          Nếu chân chánh, vị ấy đáp liền 

              Y như ý kiến nêu trên.

  – “ Nhưng này Hiền-giả ! Dựa trên vấn đề  

          Nếu không hề bỏ điều kiện đó

          Niết Bàn có chứng được hay chăng ? ”.

              Nếu trả lời thật chánh chân

       Vị Tỷ Kheo đó đáp rằng : “ Phải thông

          Điều kiện ấy nếu không từ bỏ   

          Sẽ không có thể chứng Niết Bàn ”.

              Rồi các ông lại tìm sang                                                     

       Vị thuộc phe khác dễ dàng, ôn nhu

Trung Bộ (Tập 3)  K. 103 : NGHĨ NHƯ THẾ NÀO ?  *  MLH –  524

 

          Dễ nói hơn, từ từ nói lại

          Với vị ấy y như trên đây.

              Nếu chân chánh, y đáp ngay

       Giống như vị trước, trình bày đả thông

          Nếu mà không bỏ điều kiện đó

          Sẽ không có thể chứng Niết Bàn ”.

 

              Các Tỷ Kheo ! Nếu nói sang

       Các ông khác hỏi lan man vị này :

     – “ Các Tỷ Kheo trước đây có được   

          Tôn-giả giúp cho vượt dễ dàng

              Khỏi bất thiện, thiện trú an ? ”.

       Nếu đáp chân chánh, nghiêm trang nói vầy :

 

    – “ Hiền-giả này ! Tôi đi đến gặp

          Đức Thế Tôn và thật đúng thời

              Được Phật thuyết pháp cho tôi,

       Sau đó, tôi nói lại lời Thế Tôn

          Cho Tỷ Kheo Sa-môn ấy rõ.

          Các vị đó nghe pháp như vầy

              Tự vượt khỏi bất thiện ngay

       An trú vào thiện, lòng đầy thảnh thơi ”.

 

          Các Tỷ Kheo ! Trả lời như vậy 

          Tỷ Kheo ấy không tự khen mình

              Không chê người, tâm thật tình

       Tùy pháp, đúng pháp phân minh giải bày.

          Không một ai trong các Pháp-hữu

          Dù truy cứu, chẳng thể chê bai ”.

              Nghe Thế Tôn thuyết giảng vầy

       Chúng Tăng tín thọ, lòng đầy hân hoan ./-

 

  Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( 3L )

(Chấm dứt Kinh 103 : NGHĨ NHƯ THẾ NÀO ?KINTI Sutta )




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2021(Xem: 9899)
Ngôi chùa nhỏ với không gian yên tĩnh nằm bên dòng suối Đó giáp ranh giữa xã Tân Phước và phường Tân An, thị xã La Gi có cái tên rất thanh vắng, tịch mịch “Thanh trang lan nhã” . Chùa do một vị Đại đức tuổi trung niên làm trụ trì, nhà sư Thích Tấn Tuệ. Sư Tấn Tuệ tên thật là Đinh Văn Thành (SN 1960), quê ở làng Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông quy y từ lúc còn nhỏ được đào tạo học hành chu đáo, đi lại nhiều nơi nên kiến thức sâu rộng.
01/02/2021(Xem: 11228)
Nói thiệt lòng, tâm trạng của tôi mấy ngày qua vô cùng... bất ổn, tinh thần có chiều xuống dốc, phần vì "thử thể bất an", phần vì chuyện đời có nhiều đột biến vào năm cùng tháng tận, đã bình thản đương đầu đối chọi bằng các phương pháp tu niệm hành trì, giữ niềm tin vững chãi, liên tục ra vào các chốn già lam để lễ Phật bái Tăng, tác nghiệp thi văn... nên chế ngự được nhiều chướng duyên nghịch cảnh, nhưng nghiệp duyên quá khứ vẫn còn đầy dãy, vẫn đến đó, vẫy tay cười chào như chế giễu, thử thách...
30/01/2021(Xem: 6250)
Thời gian gần đây có khá nhiều nhà văn quay về với đề tài lịch sử. Sự đi sâu vào nghiên cứu cùng những trang viết ấy, họ đã tái hiện lại một triều đại, hay một giai đoạn lịch sử với góc độ, cái nhìn của riêng mình. Tuy nhiên, không phải nhà văn nào cũng thành công với đề tài này. Gần đây ta có thể thấy, Hoàng Quốc Hải với hai bộ tiểu thuyết: Tám triều nhà Lý, và Bão táp triều Trần, hay Hồ Qúy Ly của Nguyễn Xuân Khánh…Và cách nay mấy năm, nhân kỷ niệm lần thứ 40, ngày thành lập Báo Viên Giác (Đức quốc) Hòa thượng Thích Như Điển đã trình làng cuốn tiểu thuyết lịch sử: Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa. Thật ra, đây là cuốn (tiểu thuyết) phân tích, lời bàn về lịch sử thì chính xác hơn.
19/01/2021(Xem: 24374)
Đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 07/07/2020 (17/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ số 16: ĐỨC PHẬT TỲ BA THI 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Nhẫn nhục đệ nhất đạo Phật thuyết vô vi tối Xuất gia não tha nhân Bất danh vị sa môn. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ Tỳ Bà Thi Phật. (1 lạy) Phật dạy: Hạnh nhẫn nhục Là pháp tu thứ nhất, Pháp vô vi tột cùng. Cho nên người xuất gia Gây khổ não cho người, Thì không gọi “sa môn”. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Bà Thi. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
18/01/2021(Xem: 9063)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh tồn và phát triển. Dân tộc Việt Nam là một chủng tộc có ngôn ngữ riêng biệt thuần nhất, có nền văn hóa nhân bản đặc thù, siêu việt và nền văn hóa này có khả năng chuyển hóa, dung hợp tinh ba của tất cả nền văn hóa nhân loại biến thành chất liệu sống và ý nghĩa sự sống bồi dưỡng cho sanh mệnh dân tộc mang tánh chất Rồng Tiên nẩy nở phát triển và trường tồn bất diệt trải dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến kể từ khi lập quốc cho đến ngày nay. Đặc tánh Rồng Tiên, theo Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo của Lý Khôi Việt, trang 51 giải thích: Rồng tượng trưng cho hùng tráng dũng mãnh tung hoành, Tiên biểu tượng cho thanh thoát cao quý, hòa điệu. Vì có khả năng chuyển hóa và dung hợp của nền văn hóa Việt Tộc (Chủng Tộc Việt Nam), dân tộc Việ
10/01/2021(Xem: 5612)
8 giờ tối mùa Đông Âu Châu nói chung, Thụy Sĩ nói riêng thật thê thảm. Trời tối đen, lạnh cóng, trên đường không bóng người qua lại. Đã vậy thêm dịch bệnh covid 19 kéo dài mấy tháng nay, mọi người bị giam hãm lâu ngày đã ê chề, nay thời tiết như thế càng ảm đạm thê thảm hơn. Vào mùa này, ngay cả người bản xứ còn than vãn, chán chường, huống chi người Việt tha hương buồn đến...thúi cả ruột! Gần nhà tôi có cái thung lũng tình yêu, gặp lúc thất tình, tuyệt vọng, có người còn nhảy xuống tự tử mắc công chính quyền sau này phải giăng lưới hứng họ! Nhưng chính trong không gian ảm đạm như thế càng tăng thêm sự ấm áp thân thương khi nhìn thấy, dù chỉ qua màn hình và nghe tiếng nói của vị đạo sư tôi hằng kính mến, không ai xa lạ, còn có nhân duyên quen biết từ mấy chục năm nay, đó là Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển. Thầy không ở đâu xa, hiện diện ngay trước mặt đây thôi xua đuổi hết bao cảm giác cô đơn lạnh lẽo nơi xứ người.
10/01/2021(Xem: 5484)
Đã lâu lắm rồi, từ lúc cơn dịch Covid-19 hoành hành đến giờ chúng tôi (Hoa Lan và Nhật Hưng) chưa được cùng nhau viết chung một đề tài về Phật pháp. Tưởng chừng ngòi bút sẽ rỉ mòn theo Covid, làm gì còn các khóa tu học mà viết bài tường thuật. Một nỗi buồn sâu lắng! Thế nhưng sáng nay, ngày thứ hai đầu tiên trong năm 2021 mùng 4 tháng giêng, nhận được tin nhắn khẩn cấp của Nhật Hưng qua Viber, phải gắn chương trình Zoom vào máy để tối nay lúc 8 giờ tối giờ Âu Châu nghe HT Sư Phụ giảng Pháp. Không cần biết Người sẽ cho mưa Pháp kiểu nào? Nghe lệnh là phải có mặt ngay, để chứng tỏ tinh thần Tứ Trọng Ân với Thầy Tổ.
09/01/2021(Xem: 7145)
“Tha Nhân Là Địa Ngục” (L’enfre, cest les autres/Hell is other people) là câu nói thời danh của triết gia Pháp Jean Paul Sartre. Trong vở kịch nhan đề Huis Clos (Cửa Đóng) tiếng Anh dịch là “Không lối thoát” (No Exit) và tiếng Việt có nơi dịch là “Phía Sau Cửa Đóng” trong đó mô tả ba nhân vật lúc còn sống đã làm nhiều điều xấu. Khi chết bị nhốt vào địa ngục nhưng không phải là “địa ngục” với những cuộc tra tấn ghê rợn về thể xác mô tả trong các tôn giáo, mà bị nhốt vĩnh viễn trong một căn phòng kín. Tại đây ba nhân vật bất đồng, cãi vã nhau- không phải vì cơm áo mà vì quan điểm, sở thích, cách suy nghĩ, tư tưởng, lối sống. Cuối cùng một người không sao chịu đựng được đã thốt lên “Tha nhân là địa ngục”. Câu nói này trở nên nổi tiếng và tồn tại cho tới ngày nay.
06/01/2021(Xem: 2796)
Một mùa Xuân lại trở về, gom những hơi ấm tình người giữa vùng biên giới Việt- Trung, đốm lửa Hồng sưởi ấm trái tim anh trong từng hơi thở. Xín Mần ơi, nơi biên cương Tổ Quốc thân yên, vùng biên giới giữa cái nhìn bao bọc xung quang chín tầng mây, chín tầng ngọn núi bao bọc. Năm 2021, Nhân duyên trở về xã Xín Mần- huyện Xín Mần - tỉnh Hà Giang. Trời lạnh hơn 04h30 sáng ngày 01/01/2021,
05/01/2021(Xem: 10768)
Vì con phải đợi nghe hết giây phút sau cùng của chương trình online ...con ( Phật Tử Huệ Hương ) mới có thể bày tỏ sự hân hoan và pháp lạc giống như Cô Chơn Hạnh Tịnh đã tri ân Ôn và cũng kính xin phép Ôn cho con trình bày những gì con đã thọ nhận từ Ôn qua bài pháp thoại tuyệt vời này . Theo thiển ý của con qua lời pháp nhủ ban đầu với đề tài “ Tu tập làm sao để được an lạc “ Ôn Như Điển muốn truyền tải suối nguồn Đạo Pháp về Tứ Vô Lượng Tâm ( TỪ, BI, HỶ, XẢ ) đến cho những ai muốn đi bước vào con đường Phật Thừa ( không cần biết người đó đang theo Tiểu Thừa , Nguyên Thuỷ hay Đại Thừa..) . Điểm rốt ráo sau cùng phải là Giải Thoát sinh tử và thấy được Ông Phật bên trong của chúng ta ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]