Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

61. Tiểu Kinh Giáo Giới La-Hầu-La

19/05/202010:27(Xem: 12448)
61. Tiểu Kinh Giáo Giới La-Hầu-La

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



61. Kinh GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA ở rừng AMBALA
(Ambalatthikà Ràhulovàda sutta )
 
Như vậy, tôi nghe :
 
Một thời, đức Thế Tôn Giác Giả
          Trú Vương Xá – Ra-Chá-Ga-Ha
              Tinh Xá Vê-Lú-Va-Na  (1)
Hay Trúc Lâm Tự cũng là nơi ni,
          Ka-Lanh-Đa-Ka-Ni-Vá-Pá  (2)
( Chỗ vốn đã nuôi sóc hằng hà ).
 
              Lúc ấy, có Ra-Hu-La  (3)
    ( Tức Tôn-giả La-Hầu-La vị này )     
          Đã lâu ngày xuất gia nhập chúng
          Tôn-giả cũng đang trú không xa
              Tại Am-Ba-Lát-Thi-Ka  (4)
       Tức khu rừng Am-Ba-La, sớm chiều.
 
          Đức Thế Tôn buổi chiều hôm ấy
     _________________________
 
 (1) : Trúc Lâm Tinh Xá – Veluvanavihàra  tại Thành Vương Xá
        Rajagaha  do vua Bimbasara dâng cúng đến Đức Phật .
(2) : Kalandakanivapa  – chỗ nuôi dưỡng sóc .
(3) : Tôn giả Rahula , được phiên âm là La-Hầu-La , con của
    Đức Phật khi ngài còn là Thái Tử . Xuất gia Sa-Di  lúc mới có
   7 tuổi . Tính còn trẻ con, nên thường hay nghịch ngợm nói giỡn
  nói láo với mọi người . Ví dụ với những vị xuất gia hay Cư sĩ nào 
  hỏi nơi ở của Đức Phật thì thầy chỉ nơi khác, khiến họ phải vất
 vả tìm mãi mới gặp Phật . Đức Phật đã tùy thời giáo hóa Rahula. 
(4) : Khu rừng Ambala  ( Ambalatthika ).
Trung Bộ (T. 2) K. 61 :GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA   *  MLH –  352
 
          Từ thiền-định đứng dậy, đi qua
              Chỗ Tôn-giả La-Hầu-La .
       Tôn-giả thấy Phật từ xa đến, thời
          Liền chuẩn bị chỗ ngồi, nước rửa
          Thỉnh Phật ngồi, rồi rửa chân Ngài
              Xong, đảnh lễ Thế Tôn ngay
       Một bên ngồi xuống, tỏ bày kính tôn.
 
          Phật để lại nước còn ít ỏi   
Trong chậu nước, rồi hỏi lên rằng :
       – “  La-Hầu-La ! Ông thấy không ?   
       Nước có rất ít trong lòng chậu đây ? ”.
 
    – “ Bạch Thế Tôn ! Điều này đúng vậy ”.
 
    – “ Cũng ít vậy, này Ra-Hu-La !
              Là Sa-môn-hạnh, người mà
       Biết nhưng nói láo, không xa quý, tàm ”.
 
          Đức Thế Tôn Kiều-Đàm sau đó 
          Đổ hết nước đã có trước đây
              Rồi hỏi Tôn-giả như vầy :
 
 – “ Có thấy đổ nước trong này đi không ? ”.
 
    – “ Bạch Thế Tôn ! Con đây có thấy ”.
 
    – “ Cũng như vậy, Cũng đổ vất mau
              Là Sa-môn-hạnh người nào
       Biết mà nói láo, không sao quý, tàm ”.
 
          Phật lại làm chậu kia lật úp  
          Hỏi : “ Ông thấy lật úp chậu không ? ”.
 
        – “ Thưa vâng, bạch Đức Thế Tôn ! ”.
 
 – “ Cũng lật úp vậy, Sa-môn-hạnh nào  
          Của người sao biết mà nói dối
Trung Bộ (T. 2) K. 61 :GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA   *  MLH –  353
 
          Không tàm quý, dấu lỗi đêm ngày ”.
 
              Rồi Phật lật ngửa chậu này
       Hỏi : “Ông có thấy chậu này trống không ? ”.
 
    – “ Thưa vâng, bạch Thế Tôn ! Trống rỗng ”.
 
    – “ Cũng trống rỗng như vậy, hiểu mau
              Là Sa-môn-hạnh người nào
       Biết mà nói dối, không sao quý tàm.
        ( Không hổ thẹn đã làm tội lỗi,
          Không ghê sợ tội lỗi gây ra )
              Ví như, này La-Hầu-La !
       Thớt voi vua có cặp ngà dài thay !
Như cán cày mọi bề bóng trắng.
          Được khéo luyện, xông trận chiến trường
              Khi lâm trận, voi này thường
       Dùng hai chân trước cũng dường chân sau,
          Phần chân trước, chân sau xông tới
          Dùng đầu, tai, đuôi với cặp ngà,
Nhưng bảo vệ vòi tối đa.
       Người nài thấy vậy, nghĩ qua như vầy :
 ‘Con voi này xông pha như thế
          Quyết bảo vệ cái vòi tận tình
              Không quăng bỏ đời sống mình’.
 
       Ra-Hu-Lá ! Còn khi nhìn xét soi  
          Một con voi khác khi lâm trận
          Bốn chân lẫn sau trước thân chung
Đầu, tai, ngà, đuôi… đều dùng
Kể cả vòi nó cũng cùng xông pha.
          Người nài thấy, nghĩ là : ‘Voi đó
          Đã quăng bỏ mạng sống mình đi !
              Trong mọi tình huống, mọi thì
Trung Bộ (T. 2) K. 61 :GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA   *  MLH –  354
 
       Voi ấy không có việc chi không làm’.
 
          Cũng vậy, ai không tàm không quý  
          Dầu biết kỹ mà nói dối vầy,
              Thời Ta nói rằng người này
       Không việc gì ác y đây không làm.
 
          La-Hầu-La ! Bao hàm mọi việc
          Phải cương quyết học tập sớm trưa :
 ‘Quyết không nói láo, dối lừa
       Dầu là nói giỡn phải chừa, tránh xa’.
 
          Ra-Hu-La ! Nghĩ sao sự thể 
          Mục đích của gương để làm gì ? ”.   
 
         – “ Bạch Phật ! Mục đích mọi thì
       Để mà phản tỉnh những chi sai lầm ”.
 
    – “ Ra-Hu-La ! Tự tâm hối quá
          Sau khi đã phản tỉnh nhiều lần
              Hãy hành thân nghiệp tinh cần
       Khẩu nghiệp, ý nghiệp tự thân thực hành.
          La-Hầu-La ! Muốn hành tam nghiệp
          Hãy phản tỉnh tam nghiệp ấy ra :
             ‘Thân & khẩu & ý nghiệp của ta
       Có thể đưa đến sâu xa việc này :
Tự hại hay hại người, hoặc khiến
          Hại cả hai : “bất thiện ba phần”,
              Đưa đến đau khổ vô ngần,
       Quả báo đau khổ trào dâng tức thì ’.
          Ra-Hu-La ! Trong khi phản tỉnh
          Biết tam nghiệp này chính chẳng lành
Ông nhất định chớ thực hành.
 
       Còn khi phản tỉnh nghiệp lành ba nơi    
Trung Bộ (T. 2) K. 61 :GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA   *  MLH –  355
 
          Biết không thể khiến thời tự hại
          Không hại người, không hại cả hai.
              Thân & khẩu & ý-thiện-nghiệp này
       Đưa quả báo lạc, đêm ngày vui an.
          Tam thiện-nghiệp chu toàn mọi việc
          Ông nên làm khi biết như vầy
              Khi muốn, hay đang làm đây
       Cần phải phản tỉnh, đủ đầy nhớ ghi :
 
Là bất-thiện-nghiệp thì từ bỏ,
          Tam nghiệp đó thiện hảo : cần làm.
              Khi thân &khẩu & ý nghiệp làm
       Cần phải phản tỉnh việc làm ấy ngay :
          Tam nghiệp này ta làm bất thiện
Đưa đến chuyện quả báo khổ đau.
              Thân & khẩu & ý nghiệp khổ đau
       Tam nghiệp như vậy, phải mau thưa trình,
          Phải phát lồ, tự mình tàm, quý
          Trước bậc trí Phạm hạnh các vì,
              Trước các Đạo Sư uy nghi.
 
       Sau khi phát lộ, tức thì lo ngay  
          Cần phòng hộ tương lai không phạm.
          Nếu phản tỉnh nghiệp cảm thực hành
              Thân & khẩu & ý nghiệp thiện lành 
       Không khiến tự hại, không sanh hại người,
          Không cả hai : hại người, tự hại,
          Thân & khẩu & ý nghiệp ấy thiện hiền,
               Đưa đến an lạc, tịnh yên
       Quả báo an lạc sẽ liền theo mau      
          Trước & đang & sau khi hành tam nghiệp
          Sự phản tỉnh cần kíp làm nhanh                   
Trung Bộ (T. 2) K. 61 :GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA   *  MLH –  356
 
              Với thân & khẩu & ý nghiệp lành
       Ông phải an trú tịnh thanh, an bình
          Tâm hoan hỷ, tự mình tiếp tục
          Trong mọi lúc thiện pháp tu trì
              Trong thời quá khứ qua đi
       Sa-môn, Phạm-chí nào khi thường hằng
          Đã tịnh hóa nghiệp thân, khẩu, ý.
          Thời vị lai Phạm-chí, Sa-môn 
              Tịnh hóa ba nghiệp vuông tròn
       Sau khi phản tỉnh sắt son nhiều lần
Các vị dần tịnh hóa ba nghiệp.
 
          La-Hầu-La ! Cần kíp nghĩ rằng :
 ‘Sau khi phản tỉnh nhiều lần
       Tôi sẽ tịnh hóa nghiệp thân của mình.
          Khi tự mình nhiều lần phản tỉnh
          Khẩu & ý-nghiệp cũng tịnh hóa ngay’.
 
              Như vậy, Ra-Hu-La này !
       Cần phải tu học, theo đây hành trì ”.
 
          Lời Phật dạy uy nghi, cao cả
          La-Hầu-La Tôn-giả hân hoan
              Cung kính đảnh lễ nghiêm trang
       Hoan hỷ, tín thọ lời vàng Thế Tôn ./-
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  (3L )
 
*   *   *
 
(  Chấm dứt  Kinh số 61 :  GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA Ở Rừng AMBALA  –  AMBALATTHIKÀ RÀHULOVÀDA  Sutta  )
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2022(Xem: 1866)
Thuở còn niên thiếu, ông Sáu đến với đạo Phật không phải vì niềm tin tôn giáo. Cách đây khoảng hơn 6 thập kỷ, chàng thiếu niên tên Sáu ở độ tuổi 15. Anh ta có một người bạn học cùng lớp rũ đi sinh hoạt Hướng Đạo. Sáu được người bạn kể qua chương trình sinh hoạt của đoàn thể nầy, khiến chàng rất thích thú. Bởi những hoạt động ấy Sáu thấy nó thích nghi với bản tính năng động ở độ tuổi thiếu niên đang tràn đầy sức sống của mình.
04/12/2022(Xem: 2212)
Vậy đó mà đã một năm, thời gian trôi qua thật nhanh mà con dường như không để ý Thời gian cứ lặng lẽ trôi, hôm nay nhờ Thầy gửi con mới biết là Tiểu Tường của Sư Bà Nhìn chân dung Sư Bà trong khung ảnh trái tim và 3 bông hồng rực đỏ, với gương mặt từ hòa, sống động , bao nhiêu hình ảnh trong quá khứ lại hiện ra trong con thật gần gũi Bao giờ cũng vậy, mỗi lần Sư Bà qua Đức, về chùa Phật Huệ, con luôn ngồi dưới chân Sư Bà, Sư Bà nắm tay con trong yên lặng, nhìn con thật ấm áp, như hình ảnh người mẹ hiền thương yêu con trẻ, những lúc ấy con chỉ hỏi " thưa, Sư khỏe không? Con thương Sư lắm" Sư Bà lại nhìn con thật âu yếm, xoa đầu và bóp nhẹ tay con, chỉ ngần ấy thôi là con đã cảm nhận được, tình thương trải dài, lưu chuyển theo từng tế bào mà Sư Bà đã truyền đến cho con, tâm từ bi loan toả con thấy chung quanh đều hiền hòa không còn những bụi bặm của thế gian.
04/12/2022(Xem: 2077)
Theo như tác giả Anh Vũ cắt nghĩa của từ ‘Cánh Cửa’ trong bài viết “Luận Về Cánh Cửa” có rất nhiều nghĩa nhưng ở đây người viết đưa ra hai nghĩa ấn tượng: thứ nhất là ‘chỉ chỗ ra vào, thông với tự nhiên bên ngoài’, cảm giác cách ngăn. Và thứ hai là ‘khi miêu tả cánh cửa gắn với thế giới tâm trạng con người đó là sự chờ đợi, mong ngóng, trông đợi một bóng hình’, gắn với cánh cửa là sự chia ly, giã từ. Trong bài viết này, cánh cửa sẽ tượng trưng cho sự khép lại và mở ra của cả thế giới thực bên ngoài và thế giới nội tâm bên trong của một con người.
03/12/2022(Xem: 4347)
Tại kinh thành Lạc Dương có một tay, trước là thương buôn sau chuyển sang nghề cờ bạc. Nhờ lanh lợi trong mánh lới buôn bán, gã học được nghề bịp rất nhanh. Tài bịp của gã giỏi tới mức không một ai biết mà chỉ cho rằng gã “số đỏ” hoặc “thiên tài”. Bao nhiêu tiền ngày hôm nay đều do cờ bạc mà có. Thế nhưng không hiều sao, có thể do ‘tổ trác” hay do “hết thời” mà gã thua liên tiếp, mất 50 lượng vàng tại một sòng bài lớn. Vừa tiếc của, vừa tức giận, vừa xấu hổ, gã cho mời viên quản lý ra, lớn tiếng nói: -Ta sống bằng nghề đánh bạc đã hơn hai mươi năm, chỉ có ăn mà không có thua. Nếu ta thua tức sòng bài gian lận. Yêu cầu quản lý trả lại 50 lượng vàng, nếu không ta sẽ thưa lên quan phủ.
29/11/2022(Xem: 2645)
Nhân dọc một mẫu chuyện trên trang mạng điện tử nào đó, theo thuyết định mệnh có người đã cho rằng cuộc đời là một thước phim đã được quay sẵn. Vậy nếu ta chính là diễn viên thủ vai chánh với những nỗi buồn, niềm vui, kỷ niệm , nước mắt nụ cười mà tất cả đều cũng chỉ là những tình tiết trong KỊCH BẢN CUỘC ĐỜI thì ai sẽ là người đạo diễn đây?
23/11/2022(Xem: 2601)
Vẫn còn đây những gương niệm Phật linh ứng Được quý Giảng Sư trong pháp thoại ba ngày Lịch sử Tịnh Độ Việt Nam …hãnh diện thay Trao truyền lại cho thính chúng hàng hậu học
21/11/2022(Xem: 5540)
Năm 2004, sau khi tốt nghiệp trung cấp Phật học tại Đà Nẵng, bản thân phát nguyện ăn ngày 1 bữa (chỉ dùng đúng Ngọ 12h trưa, trước và sau Ngọ sẽ không dùng bất kỳ thức ăn gì). Lúc đó, không ngoài tâm nguyện “Trên tìm cầu tu học Giáo Pháp giải thoát và trong tâm luôn hướng nghĩ đến sự giác ngộ của muôn loài” do vậy mà bản thân phát nguyện ăn ngày 1 buổi và chuyên tâm trì tụng Chú Đại Bi tiếng Phạn.
12/11/2022(Xem: 2052)
Sau khi được hai thầy Thánh Thành và Thánh Trực cho đi theo bằng ô-tô ra đến chùa Phật Quang Sơn ở Lương Sơn, tôi mang máy ảnh rảo một vòng quanh ngôi chánh điện đang xây dựng, ngắm cảnh ghi hình, rồi được yết kiến đảnh lễ Ôn trụ trì ngoài thềm hiên. Đây là lần đầu tiên tôi được yết kiến Ôn chỉ một mình, chung quanh không có ai.
12/11/2022(Xem: 4217)
Có những bước chân đi chỉ để mà đi, nhưng có nhưng bước chân đi là để trở về. Trở về về với những nơi thân thương, trở về với chính bản thân mình, trở về với cội nguồn, trở về với miền đất Phật. Trong chuyến đi để trở về ấy, chúng tôi _ đoàn Thái Hà Books và gia đình “Thiền trong từng phút giây” đã có những khoảng khắc tĩnh tâm, những khoảnh khắc nhìn lại chính mình, và những khoảng khắc vô cùng xúc động.
07/11/2022(Xem: 7247)
Tình tự quê hương như là chất liệu để nuôi sống đời mình, nên Hòa Thượng Tuệ Sỹ chỉ ở đó mà không đi đâu hết. Sinh ra giữa lòng đất Mẹ, chắc một ngày mai kia có chết, thì chết trong giữa lòng đất mẹ ấy, mà đã không ra đi như bao người đã ra đi. Có lẽ sinh ra nơi nào thì chết ở nơi đó. Đây là cái khí khái của bậc Đại Sỹ. Dù quê hương có đọa đầy mưa nắng, thì cũng nguyện là người làm mưa nắng để vun xới cho quê hương được tươi mát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]