Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

33. Đại Kinh Người Chăn Bò

19/05/202009:12(Xem: 10648)
33. Đại Kinh Người Chăn Bò

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



33. Đại Kinh NGƯỜI CHĂN BÒ

(Mahàgopàlaka sutta)

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời nọ, Thế Tôn an trụ

          Kỳ Viên Tự  – Chê-Tá-Va-Na

              Do Cấp-Cô-Độc tín gia

    ( A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka ) cúng dường.

          Lúc bấy giờ, Pháp Vương liền gọi :

    – “ Các Tỷ Kheo ! Ta nói pháp lành,

              Hãy khéo lắng nghe cho rành ”.

 

       Các Tỷ Kheo ấy đồng thanh vâng lời.

 

    – “ Các Tỷ Kheo ! Ở nơi chăn giữ

          Nếu không đủ mười một điều lo

              Đức tánh của người chăn bò

       Không thể chăn giữđàn bò được đâu,

          Không thể nào đàn bò hưng thịnh.

          Sao được tính mười một điều này ?

              Này các Tỷ Kheo ! Ởđây

   -  Mục tử không biết đúng sai Sắc màu,

      -  Không phân biệt thế nào các tướng,

      -  Không diệt trứng bọ chét, lo lường,

          -  Không biết băng bó vết thương,

   -  Không có xông khói thường thường vềđêm,

      -  Không biết chỗ vũng êm lội được,

      -  Không biết chỗ có nước uống lành,

          -  Con đường không biết rõ rành, 

   -  Không khéo đối với chỗ dành bòăn,

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 33 : NGƯỜI CHĂN BÒ   * MLH –492  

 

      -  Vắt sữa nhiều khiến dần khô kiệt,

      -  Không săn sóc đặc biệt, vỗ an

              Bò đực già, bò đầu đàn.

       Người chăn bò chẳng sẵn sàng có ngay

          Đức tánh này đủ đầy mười một,

          Chăn giữ bò không tốt, không nên,

              Không khiến đàn bò thịnh lên.

 

       Cũng vậy, tương tự như tên gọi này  

          Tỷ Kheo nào ởđây không đủ

          Mười một pháp tuân thủ thực hành

              Không thể lớn mạnh, tăng nhanh

       Thành mãn trong Pháp & Luật thanh tịnh này.

          Vậy ởđây thế nào mười một ?

          Tỷ Kheo nào tối dốt, nghĩ lâu

           -  Nên không biết Sắc ra sao,

   -  Không khéo phân biệt Tướng nào cho thông,

       -  Trứng bọ chét lại không trừ bỏ,

       -  Không biết cách băng bó vết thương,

           -  Không có xông khói thường thường,

   -  Không biết chỗ nước an tường lội qua,

       -  Không biết qua chỗ nước uống được,

       -  Không biết được con đường thảnh thơi,

           -  Không khéo léo với các nơi

Đàn bò có thểăn thời cỏ non,

       -  Vắt không còn sữa, dần khô kiệt,

       -  Không tôn trọng đặc biệt đến ngay

              Thượng Tọa, Trưởng Lão các ngài

       Xuất gia hành đạo lâu ngày trải sang

          Bậc tôn túc trong hành Tăng-giới

          Bậc lãnh đạo Tăng-giới, đức nhiều.

 

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 33 : NGƯỜI CHĂN BÒ   * MLH –493  

 

          *  Các Tỷ Kheo ! Sao làđiều

       Tỷ Kheo không biết bao nhiêu Sắc này ?

        - Chính ởđây, đối với sắc-pháp

          Không như thật giải đáp rõ ràng

              Các Sắc bốn đại thuộc hàng

       Sắc do bốn đại trải sang hợp thành

          Nên thành danh Tỷ Kheo không biết

          Không phân biệt các Sắc gần xa.

 

           *  Các Tỷ Kheo ! Thế nào là

       Tỷ Kheo không phân biệt ra tướng gì ?

        - Tỷ Kheo vì không như thật biết

          Kẻ ngu thiệt, nghiệp tướng của y,

              Kẻ trí, nghiệp tướng người ni,

       Không khéo phân biệt tướng tùy thấy qua.

 

      *  Các Tỷ Kheo ! Sao là Phích Khú(1)

          Không trừ khử bọ chét ởđây ?

            - Tỷ Kheo thọ dụng đủ đầy

       Dục tầm liền khởi, không rày tránh đi

          Không tức thì bỏ ngay, chấm dứt

          Không lập tức làm cho không còn.

              Hoặc khi thọ dụng dở, ngon

       Sân, hại tầm khởi dập dồn khư khư

          Không tránh né, không trừ mãi mãi

          Không làm cho tồn tại lâu dài.

              Hoặc khi thọ dụng như vầy

Ác, bất thiện pháp dẫy đầy khởi ra,

          Không diệt và không hề tránh né

          Không chấm dứt, không bẻ gãy ngay.

    _____________________________

   (1) : Bhikkhu , phiên âm là Tỳ-Khưu hay Tỷ-Kheo , nghĩa là

           Khất-sĩ .

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 33 : NGƯỜI CHĂN BÒ   * MLH –494  

 

Đó là Tỷ Kheo hành sai

       Trứng con bọ chét ởđây không trừ.

 

      *  Thế nào là Phích-Khu nào đó

Đã không biết băng bó vết thương ?

            - Tỷ Kheo mắt thấy sắc thường

       Liền nắm giữ tướng thuộc đường chung, riêng

          Những nguyên nhân gì liền khiến mắt

          Không chế ngự, để mặc ái tham

Ưu bi, các ác thường làm

       Các bất-thiện-pháp bao hàm, khởi lên.

          Tỷ Kheo không tự nên chế ngự

          Nguyên nhân ấy để cứ mê si

              Mắt của mình không hộ trì

       Không thực hành sự hộ trì mắt đây.

 

Mũi ngửi hương vàtai nghe tiếng,

Lưỡi nếm vị từ miệng đưa vào,

Còn thân cảm xúc dạt dào,

Ý nhận thức các pháp nào liên quan. 

          Tỷ Kheo ấy hoàn toàn nắm giữ

          Tướng chung, riêng các thứ về căn

              Nguyên nhân gì khiến sáu căn

       Không được chế ngựái tham, lo buồn ?

          Bất thiện pháp, ác luôn phát khởi ?

          Là do bởi không cản nguyên nhân

              Và không hộ trì các căn

       Không thực hành sự các căn hộ trì.

          Tỷ Kheo không biết gì băng bó.

 

      *  Các Tỷ Kheo ! Lại có thế nào

              Tỷ Kheo không xông khói vào ?

    - Ởđây, vịấy mặc dầu được nghe

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 33 : NGƯỜI CHĂN BÒ   * MLH –495  

 

          Được thọ trì thuộc về Chánh Pháp

          Nhưng không có thuyết pháp tùy thời

              Rộng rãi đến khắp mọi người,

       Là không xông khói ở nơi đạo tràng.

 

      *  Như thế nào là hàng Phích-Khú

          Không biết đủ những chỗ nước nào

              Có thể lội qua, không sâu ?

     - Ởđây, ý nghĩa nhắm vào Tỷ Kheo

          Thỉnh thoảng đều gặp nhiều Phích-Khú

          Có đầy đủđa văn suốt thông

              Truyền thống giáo điển nằm lòng

       Hoặc bậc trì Pháp, Luật tông nghiêm trì,

          Ma-ni-ka, bản ghi tóm tắt

          Các vịấy đều rất am tường.

              Nhưng Tỷ Kheo này xem thường

       Không hỏi để hiểu tinh tường, rộng sâu :

         ‘Thưa Tôn-giả ! Thế nào điểm ấy ?

          Thế nào là nghĩa vậy, ởđây ?’

              Nên những bậc Tôn-giả này

       Không làm hiển lộđủ đầy điều chi

          Chưa hiển lộ. Không vì làm rõ

          Những điều chưa được rõ ràng gì.

              Chánh Pháp còn những điều nghi

       Nên vịấy không trừ nghi-hoặc rồi !

          Như vậy thời Tỷ Kheo không biết

          Chỗ nước thiệt có thể lội qua.

 

          *  Thế nào Tỷ Kheo quả là

       Không biết nước uống hiền hòa ởđâu ?

        - Các Tỷ Kheo ! Mặc dầu Pháp & Luật

          Do Như Lai từng thuật rõ ràng

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 33 : NGƯỜI CHĂN BÒ   * MLH –496  

 

              Tuyên thuyết, giảng dạy, bảo ban

       Nhưng không chứng đạt, dở dang không thành,

          Nghĩa tín thọ, pháp lành tín thọ

          Không chứng đạt để có hân hoan

              Liên hệ đến Pháp minh quang,

       Không biết nước uống hiện đang chỗ nào.

 

      *  Các Tỷ Kheo ! Thế nào Phích-Khú

          Trong ví dụ không biết đường đi ?

            - Ởđây, vịTỷ Kheo ni

       Không như thật biết, liễu tri con đường

          Bát Thánh Đạo con đường tám nhánh

          Nên lẫn tránh, không biết con đường.

 

           *  Thế nào Tỷ Kheo tầm thường  

       Không khéo léo, biết nơi đương cỏ nhiều

          Đểđàn bò sớm chiều ăn cỏ ?

        - Này Tăng Chúng ! Nếu có Tỷ Kheo

              Không như thật biết, hành theo

       Về Tứ Niệm Xứ được nêu pháp cần

          Nên tự thân, y không khéo dọ

          Chỗ có cỏ để bò đến ăn.

 

           *  Thế nào là Tỷ Kheo đần   

       Vắt sữa khô kiệt không cần nghĩ suy ?

        - Các Tỷ Kheo ! Những khi tín thí

          Vì lòng tin, thành ý cúng dường

              Bốn món vật dụng thường thường :

       Vật thực, y phục, sàng giường, thuốc men.

          Vì lòng tham nên bèn thọ nhận

          Không biết đủ nên vẫn nhận càn

              Như vậy, Tỷ Kheo rõ ràng

       Vắt sữa khô kiệt từ hàng tín gia.

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 33 : NGƯỜI CHĂN BÒ   * MLH –497  

 

      *  Thế nào là Tỷ Kheo khiếm nhã

          Với Thượng Tọa, Trưởng Lão các ngài

              Bậc xuất gia đã lâu ngày

       Tôn túc, lãnh đạo, bậc Thầy trong Tăng ?

       – Tỷ Kheo ấy không hằng kính ngưỡng

          Không tôn trọng Trưởng thượng trong Tăng,

              Không có nghiệp khẩu, ý, thân

       Đầy lòng từái hướng dâng các ngài

          Trước mặt đây, sau lưng cũng vậy.

          Như thếấy, này các Tỷ Kheo !

              Xử sự của vị Tỷ Kheo

       Với Thượng Tọa, Trưởng Lão…đều tịnh thanh

          Hạ lạp lớn, tâm lành cao thượng

          Mà lại không kính ngưỡng, vâng theo.

 

              Như vậy thì vị Tỷ Kheo

       Mười một pháp ấy thảy đều thiếu đi,

          Không đủ, thì không hề lớn mạnh

          Không tăng thạnh, thành mãn tu trì

              Trong Pháp & Luật này uy nghi.

*   *   *

       Còn trường hợp khác, người đi chăn bò

          Mười một đức tánh do đầy đủ

          Thì có thể chăn giữđàn bò

              Khiến cho hưng thịnh đàn bò

       Thế nào mười một tánh cho đủ đầy ?

        - Mục tử này biết rành về sắc,

        - Khéo phân biệt tướng rất giỏi giang,

            - Diệt trứng bọ chét dễ dàng,

    - Khéo biết băng bó kỹ càng vết thương,

        - Có xông khói chuồng thường, sau trước,

        - Biết chỗ nước có thể lội qua,

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 33 : NGƯỜI CHĂN BÒ   * MLH –498  

 

           - Biết chỗ nước uống hiền hòa,

    - Biết con đường có thể qua lại thường, 

        - Khéo léo chỗ bòđương ăn cỏ,

        - Người không có vắt sữa kiệt khô,

             - Chúý, chăm sóc với bò

       Đầu đàn, bò đực già…cho ân cần.

 

          Nếu có mười một phần đầy đủ

          Thì có thể chăn giữ thịnh hưng.

 

              Cũng vậy, Tỷ Kheo nào từng

Đủ mười một pháp sẽ hưng thịnh dần

          Sẽ thịnh mãn trong phần Pháp & Luật.

          Thế nào là mười một phần này ?

              Này các Tỷ Kheo ! Ởđây :

    - Vị Tỷ Kheo biết rõ ngay sắc liền,

        - Khéo phân biệt hiện tiền các tướng,

        - Trừ bỏ trứng bọ chét cho mau,

           - Biết băng vết thương thế nào,

    - Có xông khói,  - Biết chỗ nao lội thường,

        - Chỗ nước uống ; con đường…đều biết,

        - Khéo với việc tìm cỏ cho bò,

           - Không vắt khô kiệt sữa bò,

    - Tôn kính bậc Trưởng Lão, do các ngài

          Nhiều hạ lạp, nghiêm oai giới đức

          Bậc tôn túc, lãnh đạo trong Tăng.

 

           *  Thế nào biết rõ sắc phần ?

    - Vị Tỷ Kheo ấy như chân biết về

          Tất cả sắc thuộc về bốn đại

          Và sắc do bốn đại hợp thành,

              Tỷ Kheo các sắc biết rành.

   *  Phân biệt các tướng khéo rành là sao ?

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 33 : NGƯỜI CHĂN BÒ   * MLH –499  

 

        - Ởđây, Tỷ Kheo nào định hướng

          Biết kẻ ngu, nghiệp tướng ngu đần,

              Kẻ trí, nghiệp tướng trí nhân,

       Tỷ Kheo khéo biết về phần tướng đây.

 

      *  Thế nào Tỷ Kheo này trừ bỏ

          Trứng bọ chét đã cóâm thầm ?

            - Vì không thọ dụng dục tầm,

       Không thọ dụng sân, hại tầm…khởi lên,

          Bất thiện pháp cạnh bên ác pháp

          Không thọ dụng khi phát khởi ra,

              Từ bỏ, chấm dứt, tránh xa

       Làm cho dứt tuyệt, trải qua không còn,

          Là từ bỏ trứng con bọ chét. 

 

      *  Thế nào biết băng bó vết thương ?

             - Vị Tỷ Kheo ấy tinh tường

       Khi mắt thấy sắc, không thường ngửa nghiêng

          Không nắm giữ chung, riêng tướng hiện

          Nguyên nhân khiến không chế ngự ngay

              Con mắt khi thấy sắc này

       Khiến cho tham ái dẫy đầy, ưu bi

          Bất thiện pháp, ác si khởi dữ

          Vị Tỷ Kheo chế ngự nguyên nhân

              Hộ trì con mắt, thực hành.

       Khi tai nghe tiếng, mũi cần ngửi hương

Lưỡi nếm vị, thân thường cảm xúc

Ý nhận thức các pháp rõ liền,

              Không nắm giữ tướng chung, riêng

       Nguyên nhân gì khiến phan duyên các phần

          Khiến lục căn không được chế ngự

          Nên tham ái đã tự khởi lên,

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 33 : NGƯỜI CHĂN BÒ   * MLH –500  

 

Ưu bi, các ác khởi lên,

       Các bất thiện pháp khởi lên dẫy đầy.

          Tỷ Kheo này, nguyên nhân chế ngự

          Thực hành sự hộ trì sáu căn,

              Là người vết thương biết băng.

 

   *  Tỷ Kheo xông khói ân cần là sao ? 

        - Tỷ Kheo nào giảng sâu khía cạnh

          Cho mọi người biết Chánh pháp ni

              Mà mình được nghe, thọ trì

       Là có xông khói phạm vi nào cần.

 

      *  Còn thế nào về phần vịấy

          Biết chỗđấy có thể lội qua ?

            - Tỷ Kheo lặn lội đường xa

       Thỉnh thoảng tìm đến bậc đa-văn liền

          Được trao truyền truyền thống giáo điển

          Những bậc hiện trì Pháp &Luật qua   

              Bản tóm tắt ( ma-ti-ka )

       Cũng được trì bởi bậc đa-văn này.

          Khi đến gặp, vị này có hỏi

          Được trả lời về mọi điều nghi :

             ‘Tôn-giả ! Điểm này là chi ?

Ý nghĩa của nó là gì, ởđây ?’.

          Những bậc Tôn-giả này hoan hỷ,

          Làm hiển lộ nghĩa lýđủ đầy  

Điều chưa hiển lộ, rõ bày

       Làm rõ những điểm xưa rày còn nghi.

          Đối với những điều nghi vấn trước

          Về Chánh Pháp, nay được đoạn trừ.

              Như vậy, Tỷ Kheo an như

       Biết chỗ có thể lội từ từ qua.

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 33 : NGƯỜI CHĂN BÒ   * MLH –501  

 

      *  Thế nào là Tỷ Kheo biết rõ

          Chỗ nước uống vẫn có gần đây ?

           - Các Tỷ Kheo ! Phích-Khú này

       Trong Pháp và Luật Như Lai giáo truyền

Đã giảng dạy, đã tuyên thuyết rõ

          Thì vịđó chứng đạt đủ đầy

              Nghĩa và pháp-tín-thọ ngay

       Chứng đạt liên hệ Pháp này hân hoan

          Biết rõ ràng chỗ nào nước uống

          Tỷ Kheo ấy bàn luận pháp mầu.

 

         *  Còn vị Tỷ Kheo thanh cao

       Con đường biết rõđuôi đầu ra sao ?  

        - Tỷ Kheo nào biết rành như thật

          Con đường Thánh có tất tám chi

            ( Chánh tri kiến, chánh tư duy,

       Chánh ngữ, chánh nghiệp, đồng thì mạng chân,

          Chánh tinh tấn và phần chánh niệm,

          Cùng chánh định, thúc liễm tịnh thanh )

              Như vậy, Tỷ Kheo tín thành

       Biết con đường để thực hành sâu xa.

 

      *  Thế nào là Tỷ Kheo khéo đó

          Biết các chỗ bò có thểăn ?

            - Ởđây, Tỷ Kheo này hằng

       Biết rõ Niệm Xứ bốn phần chánh chân

        ( Thường như thật ‘quán thân bất tịnh’,

         ‘Thọ thị khổ’, nhất định quán ngay,

             ‘Quán tâm vô thường’, chuyển hoài

      ‘Quán pháp vô ngã’, trong ngoài chẳng ta )      

 

      *  Thế nào là Tỷ Kheo hiểu biết  

          Không vắt sữa khô kiệt làm chi ?

Trung Bộ (Tập 1)Đại K. 33 : NGƯỜI CHĂN BÒ   * MLH –502  

 

             - Ởđây, Tại gia bạch-y

       Cúng dường tứ sự như y, sàng tòa,

          Dâng vật thực, thuốc mà trị bệnh  

          Vì kính mến, với cả tín tâm,

              Tỷ Kheo nhận lảnh, nhủ thầm :

      ‘Ít muốn, biết đủ’, chỉ nhằm vừa thôi.

          Như vậy thời Tỷ Kheo hiểu biết

          Không vắt kiệt tín-thíđàn-na.

 

           *  Các Tỷ Kheo ! Thế nào là

       Tỷ Kheo vâng phục cùng là kính tôn

          Đối với bậc Sa-môn Thượng Tọa

          Những Trưởng Lão cao hạ, nghiêm thân

              Tôn túc, lãnh đạo trong Tăng      

       Tôn trọng đặc biệt và hằng vâng theo ?

        - Vị Tỷ Kheo với  thân, khẩu nghiệp

          Vàý nghiệp… vô lượng lòng Từ

               Trước mặt, sau lưng Đạo Sư

       Cũng đều thương kính với chư vị này.

          Các Tỷ Kheo ! Như vầy Phích-Khú

          Vị nào đủ mười một pháp này

              Có thể tăng thịnh, mạnh thay !

       Thành mãn trong Pháp & Luật đây vô cùng ”.

 

          Nghe Đại Hùng Thế Tôn thuyết giảng

          Một bài pháp viên mãn, minh quang

              Các Tỷ Kheo trong đạo tràng

       Hoan hỷ, tín thọ lời vàng Thế Tôn ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

*  *  *

 

( Chấm dứt  Kinh số 33 :  Đại Kinh NGƯỜI CHĂN BÒ  –

MAHÀGOPÀLAKA  Sutta  ) 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2021(Xem: 4105)
Là người thâm tín Phật, cung kính phụng thờ Tam Bảo, thì luôn có một đức tin kiên cố rằng: Dù ở bất cứ thời gian nào, không gian nào vẫn luôn có chân thân các bậc thượng nhân hóa thân hành hoạt cứu nhân độ thế. Các Ngài luôn có mặt giữa cuộc đời để nâng đỡ chúng sanh vạn loại. Vững chải đức tin như thế nên mỗi khi về chùa Phi Lai (hoặc Phi Lai Hòa Thịnh hoặc Phi Lai Biên Hòa, tôi luôn thấy hình bóng chân nhân trưởng lão Tâm Nguyện – Thiện Tu -Thượng DIỆU Hạ TÂM hiện hữu mồn một ở đó. Tôi thấy rất rõ từng bước chân như hoa sen nở Ngài bước đi, như lắng nghe từng tiếng từng lời ngài đang dạy bảo, khuyên lơn, khuyến khích Phật tử chúng ta nuôi dưỡng tâm bồ đề mỗi ngày mỗi lớn hơn lên, từng ngày từng kiên cố hơn. Từ đó tôi thấy : Ngài như chưa từng đến nên Ngài cũng đã chẳng ra đi. Ngài là hiện thân bậc thạc đức “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng . Bất cứ lúc nào Ngài cũng đang có mặt, hiện trú nơi cả hai ngôi chùa Phi Lai Hòa Thịnh Phú Yên và Phi Lai TP Biên Hòa…
08/11/2021(Xem: 11596)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
06/11/2021(Xem: 13532)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
06/11/2021(Xem: 6988)
Chép lời kinh mượn khuôn trăng làm giấy, Cõi diêm phù đất vẽ dấu chân xưa Đức ân Người sóng vỗ pháp âm đưa Quy thân mạng mười phương con đảnh lễ.
26/10/2021(Xem: 4775)
Nhìn chung, đại dịch đang dịu bớt tại Hoa Kỳ và quê nhà. Chưa bao giờ pháp ấn vô thường hiển lộ mãnh liệt như thời gian qua. Chưa bao giờ Khổ Đế hiển hiện minh bạch như thế, ngay trước mắt và ngay bên tai của mọi người đời thường. Có những người buổi sáng mới gặp, tới buổi chiều được tin họ đã nhập viện và không bao giờ có cơ hội gặp lại nữa. Cảm xúc đó đã được nhân loại trải nghiệm trên khắp thế giới, không riêng tại quốc độ nào. Bài viết này xin phép để nói một kinh nghiệm riêng (và có lẽ cũng là kinh nghiệm của rất nhiều người): đọc Kinh Phật trong mùa dịch, với cảm xúc rằng có thể đêm nay sẽ lìa đời. Do vậy, bài viết này cũng để Tạ Ơn Kinh Phật. Nơi đây chỉ là vài ý riêng, người viết hoàn toàn không có thẩm quyền gì về Phật học.
25/10/2021(Xem: 2574)
Mây qua trời. Có khi trắng, có khi đen. Có khi tụ, có khi tán. Ngưng tụ mà thực ra là chuyển động liên tục; tán thất mà thực không mất đi đâu. Vận hành tự tại, biến hóa vô số hình thù, rồi tan biến, rồi kết tụ trong một hình thể khác, hiện hữu nơi một không gian khác. Đến-đi cùng khắp, đông tây, nam bắc, phương trên hay phương dưới, không nơi nào mà không có mặt. Từ vô cùng quá khứ đến hiện tại và vô tận tương lai, trông như giống mà thực không giống, trông như cũ mà thực không cũ. Luôn mới mẻ tinh khôi trong từng giây phút. Đêm lẫn ngày, vẫn thường sinh-diệt, chuyển biến không ngừng. Tùy duyên ứng hiện, nơi đâu rồi cũng thuận hợp, chan hòa.
04/10/2021(Xem: 3799)
Trong những gì tôi được đọc và được nghe kể, hình như nhà thơ Bùi Giáng không còn tham sân si, hay nếu còn, thì rất là ít. Không rõ có ai chứng kiến lúc nào Bùi Giáng khởi tâm tham sân si hay không. Rất nhiều người đã thân cận, đã chứng kiến đời thường của nhà thơ họ Bùi và đều nhận thấy nhà thơ như là người của cõi khác, người bay trên mây, người lạc tới thế gian này, như dường không còn chút nào tham sân si; hay chỉ còn, nếu có, thì rất ít.
30/09/2021(Xem: 2688)
Bên cửa sổ, tia nắng chiều thu len vào. Gió mơn man rung nhẹ lá cây vườn ngoài. Lá vàng lá xanh cùng phơi mình quanh cội cây già. Mùi cỏ thơm dìu dịu gây nỗi nhớ bâng quơ. Tiếng vĩ cầm du dương đâu đó dìu dặt đưa hồn về cảnh cũ quê xưa.
26/09/2021(Xem: 6724)
Mùa Hạ nóng bức đã đi qua, mùa Thu chợt đến mang theo những cơn mưa đầu mùa, dấu chân ấy đang lang thang khắp cả dãi nắng niềm Trung, ra tận khắp hai đầu Nam - Bắc. Những giọt mưa đông đang tràn về khi dịch tể hoành hành khắp đất trời và trên Thế giới, trong đó có Việt Nam, khiến cho bao nhiêu triệu người bị thiệt mạng, dẫu có thuốc ngăn ngừa tiêm chủng trên Thế giới, giờ tất cả sống chung với căn bệnh Virus Corona, vì một Đại cuộc sinh tồn bảo vệ nhân sinh. Từ một Quốc gia có tiềm lực kinh tế giàu mạnh, khởi tâm tình thương chia sẻ viện trợ cho Quốc gia mới phát triển, giúp cho hàng tỉ người được tiêm chủng phòng ngừa, giờ tất cả nhân loại đang sống chung với Virus Corona, ai ai cũng nên tuân thủ việc bịt khẩu trang vì chúng ta hãy hiểu rằng: “Bịt khẩu trang, sẽ dễ chịu hơn nhiều, khi mang theo máy thở”.
19/09/2021(Xem: 9187)
Vũ Khắc Khoan sinh ngày 27/02/1917 tại Hà Nội. Mất ngày 12/9/1986, tại Minnesota, Hoa Kỳ. Học sinh trường Bưởi; Lên đại học, theo ngành y khoa hai năm, trước khi vào trường Cao Đẳng Canh Nông. Tốt nghiệp, làm kỹ sư canh nông được một năm rồi chuyển hẳn sang dạy lịch sử tại hai trường Nguyễn Trãi và Chu Văn An, Hà Nội và hoạt động kịch nghệ, viết văn, thành lập nhóm Quan Điểm với Nghiêm Xuân Hồng. Từ 1948 Vũ Khắc Khoan bắt đầu in bài trên báo Phổ Thông: hai vở kịch Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (1948) và Giao thừa (1949) và bài tùy bút Mơ Hương Cảng (1953).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]