Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Kinh Tất Cả Các Lậu-Hoặc

18/05/202019:49(Xem: 14187)
02. Kinh Tất Cả Các Lậu-Hoặc

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



2.Kinh  TẤT CẢ CÁC LẬU-HOẶC

( Sabbàsava sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ(1)

An trú tại Xá-Vệ(2) thành này

Sa-Vát-Thí (2) cũng là đây

Kỳ Viên Tinh Xá(3) hôm mai tịnh, hòa

 Còn có tên Chê-Ta-Va-Ná(3)

Khu vườn do Trưởng giả tên là

A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka

Tức Cấp-Cô-Độc , thuần hòa tín gia

Mua lại từ Kỳ Đà thái tử

Để cúng dường Điều Ngự Thế Tôn

Cùng với Tăng đoàn Sa-môn

    _______________________________

 (1) : Hai trong 10 danh hiệu ( Thập Hiệu ) do người đời tôn xưng

         Đức Phật : Thế Tôn ( Bhagavà ) và Thiện Thệ ( Sugato ).

 (2) : Thành Xá Vệ tức Savatthi (Thất-La-Phiệt) một trung tâm văn 

     hóa, thương mại và chính trị quan trọng tại Ấn Độđương thời .   

(3) : Jetavanavihàra : Kỳ Viên  hay  Kỳ Hoàn Tinh Xá ,do Trưởng  

giả Cấp-Cô-Độc ( Anathapindika – tên thật là Sudatta – Tu-Đạt ) mua lại từ  khu vườn của Thái Tử KỳĐà (Jeta ) gần Thành Xá Vệ (Savatthi ) dâng cho Đức Phật .      Tại đây đức Phật đã nhập hạ nhiều lần và nhiều Kinh quan trọng đãđược Phật thuyết ra .

Vì Trưởng giả Cấp-Cô-Độc đã dùng vàng lót trên mặt đất để mua cho được khu vườn theo lời thách của  Thái Tử  KỳĐà , nên chùa này còn được gọi là Bố Kim Tự (chùa trải vàng ). Cảm phục tấm lòng nhiệt tâm vìđạo của Trưởng Giả, Thái Tử hoan hỷ cúng toàn bộ cây trái trong vườn đến Phật và Tăng chúng ,  nên ngôi chùa thường được gọi với danh xưng : Jetavana Anàthapindikàràma

–  Kỳ Thọ Cấp-Cô-Độc Viên ( vườn Cấp-Cô-Độc, cây KỳĐà ). 

Trung Bộ (T. 1) K. 02 : TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC  * MLH –018

 

       Có nơi hoằng hóa pháp môn nhiệm huyền .

          Lúc bấy giờ Phật liền cho gọi

          Chúng Tỷ Kheo câu hội đủđều

              Phật gọi : “ Này các Tỷ Kheo ! ”

       Chúng Tăng cung kính vâng theo lời Ngài .

    – “ Các Tỷ Kheo ! Như Lai sẽ giảng

          Cho các người pháp tạng chơn như

              Về việc “phòng hộ , diệt trừ

       Tất cả lậu-hoặc ” khư khư bám hoài

          Tăng Chúng này ! Khéo nghe ta nói 

          Khéo tác ý về mọi điều này ”.

          – “ Bạch Thế Tôn ! Xin vâng Ngài ”. 

 

       Thế Tôn lần lượt trình bày sau đây :

    – “ Các Tỷ Kheo ! Ta nay chỉ dẫn

          Sự diệt tận lậu-hoặc nhiều bề

              Cho người thấy, biết thuộc về

       Không phải cho kẻ không hề biết, nghe.

 

          Các Tỷ Kheo ! Thế nào là việc

          Cần tận diệt lậu-hoặc ở đây ?

              Cho các người thấy, người hay  

       Như-lý tác-ý đủ đầy viên thông

    Hoặc là không như-lý tác-ý ?

 

          Các Tỷ Kheo ! Nhớ kỹ về phần 

              Do không tư niệm chánh chân

       Không như-lý tác-ý nhân chẳng lành

          Các lậu-hoặc chưa sanh, sanh khởi

          Đã sanh khởi thì lại tăng cao

              Còn người do chú trọng vào

       Như-lý tác-ý thanh cao đành rành

          Các lậu-hoặc chưa sanh, không khởi

Trung Bộ (T. 1) K. 02 : TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC  * MLH –019

 

          Đã sinh khởi được trừ diệt đi .

              Các Tỷ Kheo ! Phải tư duy

       Có những trường hợp thắng tri thế này :

          Do tri kiến, đoạn rày lậu-hoặc

          Do phòng hộ, lậu-hoặc được trừ

              Do thọ dụng được đoạn trừ

       Hoặc do kham nhẫn từ từ diệt đi

          Có lậu-hoặc do vì tránh né

          Được đoạn trừ trong lẽ chuyên tu

              Hoặc do trừ diệt, đoạn trừ

       Hoặc do tu tập, diệt trừ chúng mau.

* * *

      *  Vậy tại sao lại do tri kiến

          Thì sẽ khiến lậu-hoặc đoạn trừ ?

              Ở đây có kẻ phàm phu

       Ít nghe, không thấy thuần từ Thánh nhân

          Không thuần thục pháp phần bậc Thánh

          Không tu tập pháp Thánh chánh chân.

              Không được thấy các Chân nhân

       Không thuần thục pháp Chân nhân các phần

          Không tu tập Chân nhân các pháp

          Không tuệ tri các pháp trong tầm

              Cần phải tác ý, chú tâm

       Không tuệ tri các pháp phần trải qua

          Các pháp mà không cần tác ý

          Không tuệ tri khả dĩ dị đồng

              Pháp cần tác ý hay không

       Nên đã tác ý ngoài trong bất đồng :

     Pháp tác ý lại không tác ý,

          Pháp không cần tác ý làm gì

              Thì lại tác ý, chấp trì

Trung Bộ (T. 1) K. 012: TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC  * MLH –020

 

       Này Tỷ Kheo Chúng ! Nghĩ suy thế nào

          Các pháp nào không cần tác ý

          Mà vị ấy tác ý như vầy ?

              Nghĩa là các pháp ở đây

       Do họ tác ý, đưa ngay chẳng lành :

          Các dục-lậu chưa sanh, sanh khởi

          Đã sinh khởi, dục-lậu tăng vời

              Hữu-lậu chưa sinh, đồng thời

       Mau chóng sinh khởi, sinh rồi tăng nhanh.

          Vô-minh-lậu chưa sanh, sanh khởi

          Đã sinh khởi, tăng trưởng vô-minh.

              Những pháp vị ấy thực hành  

       Không cần tác ý, mà dành chú tâm.

 

          Các Tỷ Kheo ! Suy tầm điểm khác

          Thế nào là các pháp ở đây

              Cần phải tác ý đến ngay

       Lại không tác ý, như vầy là chi ?

          Nghĩa là pháp do y tác-ý

          Khiến dục-lậu âm ỉ chưa sanh

     Dục-lậu ấy không khởi sanh,

       Đã sanh, dục-lậu được nhanh diệt trừ.

          Vô-minh-lậu cũng như hữu-lậu

          Cũng như thế, an hảo đinh ninh

              Chưa sinh khởi, sẽ không sinh

       Đã sinh khởi, khiến sẽ nhanh diệt trừ.

          Do vị ấy khư khư tác-ý

          Pháp không nên tác ý như vầy ;

              Do không tác ý pháp rày

       Phải cần tác ý, dẫn ngay chẳng lành :

         Các lậu hoặc chưa sanh, sanh khởi

 

Trung Bộ (T. 1) K. 02 : TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC  * MLH –021

 

Đã sanh khởi, tăng trưởng càng nhiều.

              Do vì vị ấy sớm chiều

       Không như-lý tác-ý điều như sau :         

    – “ Ta có mặt thời vào quá khứ

          Hay quá khứ không có ta sao ?

              Có mặt quá khứ thế nào ?

       Có mặt quá khứ ra sao vóc hình ?

          Trước kia sinh ta là gì vậy ?

          Quá khứ ấy có mặt thế nào ? ”

       – “ Thời vị lai sẽ ra sao ?

       Ta sẽ có mặt hay nào có ta ?      

          Vị lai ta ra sao hình thể ?

          Trước kia ta thân thế là gì ?

              Quá, hiện tiếp tục chuyển di

       Thế nào có mặt trong thì vị lai ? ”. 

          Hay vị này có điều nghi vấn

          Thời hiện tại dắt dẫn về mình :     

       – “ Ta có mặt hay không sinh ?

       Và ta có mặt thực tình ra sao ?

          Ta có mặt thế nào hình thể ?

          Chúng sinh này đến kể từ đâu ?

              Và rồi nó sẽ đi đâu ? ”.

Không như-lý tác-ý vào như trên.

          Với người thường nêu lên ý nghĩ

          Không như-lý tác-ý như vầy

              Một trong sáu tà kiến này

       Khởi lên với họ đêm ngày bất phân

          Đều như thật, như chân tất cả :

“ Ta không có tự ngã ” của mình,  

“ Ta có tự ngã ”, đinh ninh

“ Ta có tự ngã, tự mình tưởng tri ”,

Trung Bộ (T. 1) K. 02 : TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC  * MLH –022

 

       “ Ta tưởng tri ta không tự ngã

Do tự mình ”, y đã nghĩ suy.

           “ Ta có tự ngã – như ri

       Không tự mình đã tưởng tri ” đêm ngày.

          Hay từ tà kiến này phát khởi

          Chi phối với người ấy như vầy :

            “ Chính tự ngã của ta đây

       Đã nói, cảm giác tỏ bày ra sao

          Thường hưởng thọ biết bao quả báo

          Hảo, bất hảo thiện ác nghiệp kìa

              Đã tạo chỗ này, chỗ kia

    “ Tự ngã thường trú – chẳng lìa – của ta   

          Thường hằng và hằng tồn, không chuyển ”,

       “ Tự ngã ta vĩnh viễn còn hoài ” …

 

              Này các Tỷ Kheo ! Như vầy

       Gọi là tà kiến, dẫy đầy trái ngang

         “Kiến trù luận”, “kiến hoang vu” khắp

         “Kiến hý luận”, “tranh chấp kiến” tà

             “Kiến kiết phược” cũng khởi ra

       Bị “kiến kiết sử” trải qua buộc tù.

          Kẻ phàm phu ít nghe, lầm lạc

          Không giải thoát khỏi khổ sanh, già

              Sầu, bi, ưu, não trải qua

       Y không thể thoát hằng hà khổ đau.

* * *

          Các Tỷ Kheo ! Vị nào được kể

          Thánh đệ tử thông tuệ, nghe nhiều

              Được thấy các bậc Thánh siêu

       Thuần thục pháp Thánh của nhiều Thánh nhân

Tu tập pháp Thánh nhân các vị.

 

Trung Bộ (T. 1) K. 02 : TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC  * MLH –023

 

          Được hoan hỷ thấy bậc Chân nhân

              Thuần thục pháp bậc Chân nhân

       Tu tập theo pháp Chân nhân các phần.

          Tuệ tri các pháp cần tác ý

          Pháp không cần tác ý  là chi.

              Vị này nhờ vào tuệ tri

Pháp cần tác ý là gì, tách phân

          Tuệ tri pháp không cần tác ý

          Nên khả dĩ vị ấy tự thân

              Tác ý các pháp phải cần

       Không tác ý pháp không cần quan tâm

          Các Tỷ Kheo ! Trong tầm nghĩa lý

          Không cần phải tác ý thế nào

              Vị này không tác ý vào ?

Đem lại tác hại biết bao thế này

          Nếu pháp nào vịđây tác ý

          Dục chưa sinh khả dĩ khởi sinh 

              Dục-lậu đã sinh, tăng nhanh

       Hữu-lậu và cả vô-minh-lậu phiền

          Chưa sinh khởi thì liền sinh khởi

Đã sinh khởi, tăng trưởng càng nhanh

Đó là những pháp chẳng lành

       Không nên tác ý, khổ sanh mọi bề,

          Nên vịấy không hề tác ý.

          Còn vịấy tác ý nhằm vào      

              Pháp cần tác ý thanh cao

Đem lại lợi ích biết bao như vầy :

          Những pháp nào vị này tác ý

          Dục chưa sinh, đình chỉ không sinh

              Trừ diệt dục-lậu đã sinh

       Hữu-lậu hay cả vô-minh-lậu, đồng

Trung Bộ (T. 1) K. 02 : TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC  * MLH –024

 

          Chưa sinh khởi thì không sinh khởi

Đã sinh khởi thìđược diệt ngay

Đó là những pháp ởđây

       Cần phải tác ý, vị này chú tâm.

          Nhờ vịấy không nhằm tác ý

          Vào những pháp tác ý không cần 

              Chỉ tác ý các pháp cần

       Cho nên lậu-hoặc các phần ngoài trong

          Chưa sinh khởi thì không sinh khởi

Đã sinh khởi thìđược diệt ngay

              Như lý tác ý, vị này

       Nghĩ rằng : “ Đây Khổ ”, dẫy đầy mọi nơi 

“Đây khổ Tập”, đồng thời tác ý

 “Đây khổ Diệt”, như lý nghĩ sâu

 “Đây là con đường nhiệm mầu

Đưa đến khổ Diệt”, thanh cao vô ngần.

          Nhờ vịấy chánh chân tác ý

          Ba kiết sử sẽ bị diệt đi

              Là ‘Thân kiến’ và ‘hoài nghi’

       Cùng ‘Giới cấm thủ’, tức thì trừ ngay.

          Các Tỷ Kheo ! Điều này chắc thật

          Do tri kiến, lậu hoặc đoạn trừ.

* * *

              Còn do phòng hộ, đoạn trừ

       Các loại lậu-hoặc ấy như thế nào ?

          Các Tỷ Kheo ! Y vào phòng hộ

          Vị Tỷ Kheo kiên cố, nghiêm minh

              Như lý giác sát, giữ gìn

       Với sự phòng hộmắt mình khi trông.

          Nều Tỷ Kheo không phòng hộ mắt

          Các lậu-hoặc tàn hại khởi lên

Trung Bộ (T. 1) K. 02 : TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC  * MLH –025

 

              Nhiệt não cũng sẽ khởi lên

       Nhờ sống phòng hộ mắt, nên an lành

          Các lậu-hoặc chẳng lành tiêu hoại

          Và nhiệt não cũng lại dứt ngay.

              Như lý giác sát, vị này

       Luôn sống phòng hộđêm ngày chánh chân

Tai, mũi, lưỡi, cả phần thân, ý

          Vì nếu không giữ kỹ cần chuyên

              Lục căn cho được tịnh hiền

       Lậu-hoặc tàn hại, não phiền khởi lên

          Nếu vịấy vững bền phòng hộ

          Cả lục căn mọi chỗ, mọi thời

              Lậu-hoặc tàn hại diệt rồi

       Và cả nhiệt não tức thời tiêu ngay.

          Các Tỷ Kheo ! Pháp này gọi đó

          Lậu-hoặc do phòng hộ, đoạn trừ.

* * *

              Còn do thọ dụng, đoạn trừ

       Các loại lậu-hoặc ấy như thế nào ?

          Tỷ Kheo nào như lý  giác sát

          Hiểu thọ dụng về các nhu cầu

              Y phục, chỗ ở do đâu

       Vật thực, dược phẩm cho dầu bao nhiêu.

      *  Quán tưởng điều là dùng y phục

Để ngăn ngừa những lúc cần mong

              Lạnh, nóng, xúc chạm, muỗi mòng

       Rắn, rết, gió, nóng oi trong mặt trời

          Che đậy phơi trần truồng thân thể.

      *  Cũng như thế, giác sát cho thông :  

              Món ăn khất thực no lòng

       Không đểđùa giỡn, trong vòng đam mê

Trung Bộ (T. 1) K. 02 : TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC  * MLH –026

 

          Không phải để chuyên về trang điểm

          Không để làm kiều diễm thân hình

              Chỉ mong thân này an bình

       Bảo dưỡng sống khỏe, trí minh tâm lành

Để hỗ trợ thực hành phạm hạnh

          Thân khỏe mạnh, tinh tấn tu trì

              Diệt trừ cảm thọ cũđi

       Các cảm thọ mới tức thì ngăn ngay

          Và ta sẽ không rày lầm lỗi

          An ổn bởi thọ dụng thức ăn.

         *  Như lý giác sát, hiểu rằng :

       Sàng tọa, chỗởđể ngăn ngừa liền

          Sự lạnh, nóng, sự phiền tiếp xúc

          Với muỗi, ruồi, nóng bức mặt trời 

              Của gió, rắn, rết mọi nơi

Để giải trừ hết mọi thời hiểm nguy

          Do thời tiết bất kỳ, suy thịnh

          Với mục đích an tịnh độc cư.

          *  Như lý giác sát chẳng trừ

       Về thuốc trị bệnh đến từ tín-nhân

Để ngăn chận tự thân cảm giác

          Sự thống khổ do các bệnh duyên

Đểđược ly thống khổ liền.

       Này Tỷ Kheo Chúng ! Não phiền xảy ra

          Nếu thọ dụng trải qua mọi lúc

          Về y phục, vật thực, thuốc men

              Sàng tọa, chỗở sang hèn

       Không luôn quán tưởng , để chen niệm tà

          Các lậu-hoặc xảy ra tàn hại

          Và nhiệt não hăng hái khởi lên

              Thọ dụng quán tưởng như trên

Trung Bộ (T. 1) K. 02 : TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC  * MLH –027

 

       Lậu-hoặc tàn hại, não phiền diệt ngay.

          Các Tỷ Kheo ! Pháp này được gọi

          Là lậu-hoặc buộc trói khư khư

              Do thọ dụng, được diệt trừ.

* * *

       Còn do kham nhẫnđoạn trừ, ra sao ?

          Tỷ Kheo nào như lý giác sát

          Thường kham nhẫn với các chướng duyên

              Lạnh, nóng, đói, khát, lụy phiền

       Về sự xúc chạm liên miên muỗi, ruồi

          Của gió, nóng mặt trời, rết, rắn

          Và kham nhẫn lời nói chẳng lành

              Mạ lỵ, phỉ báng về mình

       Vịấy kham nhẫn phát sinh các phần

          Sự cảm thọ về thân, mọi chỗ

          Những cảm thọ thống khổ cực kỳ

Đau nhói, nhức nhối tứ chi

       Chẳng được thích thú, chẳng tùy sướng vui

          Nếu vịấy không lùi, không nhẫn

          Như kể trên, sẽ dẫn đến liền

              Lậu-hoặc tàn hại, não phiền

       Khởi lên thống khổ liên miên đêm ngày

          Nếu vị này chuyên cần, nhẫn nại

          Các lậu-hoặc tàn hại không còn

              Cả nhiệt não cũng không còn

       Này Tỷ Kheo Chúng ! Pháp môn như vầy

          Các pháp này được thường nói tới :

          Lậu-hoặc bởi kham nhẫn, đoạn trừ.

* * *

              Do tránh né,được đoạn trừ

       Các loại lậu-hoặc ấy như thế nào ?

Trung Bộ (T. 1) K. 02 : TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC  * MLH –028

 

          Tỷ Kheo nào như-lý giác-sát

          Tránh né các voi dữ, ngựa điên

              Tránh né bò, chó dữ liền

       Rắn độc, gai góc, lâm tuyền hố sâu

          Tránh né núi hay ao nước bẩn

          Luôn cẩn thận tránh những chỗ ngồi

              Nơi không xứng đáng để ngồi

       Trú xứ không đáng mọi thời vãng lai    

          Tránh giao du gái trai bạn ác,

          Nếu giao du với các người này

              Các đồng phạm-hạnh chê bai

       Khinh thường, ngờ vực ta ngay tức thì.

          Vịấy vì như-lý giác-sát

          Tránh né các sự kiện như trên.

              Nếu không tránh né, khởi lên

       Lậu-hoặc tàn hại, não phiền dâng cao.

          Còn vị nào lưu tâm tránh né

          Các lậu-hoặc ấy sẽ tiêu ngay.

              Các Tỷ Kheo ! Các pháp này

Được gọi : lậu-hoặc dẫy đầy ởđây

          Do tránh né, trừ ngay mọi mặt.

* * *

          Thế nào là lậu-hoặc khư khư

              Phải do trừ diệt, đoạn trừ ?

       Này Tỷ Kheo Chúng ! Thuần từ thanh cao

          Tỷ Kheo nào như-lý giác-sát

          Từ bỏ các dục niệm khởi lên

Đoạn trừ, diệt tận móng nền 

       Không cho tồn tại niệm trên dục tình.

          Không chấp nhận khởi sinh sân niệm

          Diệt tận các sân niệm không còn .

Trung Bộ (T. 1) K. 02 : TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC  * MLH –029

 

              Diệt hại niệm dù cỏn con

       Không cho tồn tại mà còn diệt đi.

Bất thiện pháp tức thì diệt lẹ

Các ác pháp không để tồn hoài.

              Các Tỷ Kheo ! Nếu vị này

       Không diệt như vậy, đưa ngay chẳng hiền :

          Các lậu-hoặc não phiền, tàn hại

          Có thể chúng hăng hái khởi lên.

              Nếu trừ diệt những điều trên

       Lậu-hoặc tàn hại, não phiền tiêu ngay.

          Các pháp này vẫn thường được biết :

          Lậu-hoặc do trừ diệt, đoạn trừ.

* * *

              Còn do tu tập, đoạn trừ

       Các loại lậu-hoặc ấy như thế nào ?

          Tỷ Kheo nào như-lý giác-sát

          Siêng tu tập về các giác chi :

Đầu tiên làniệm giác chi

Trạch pháp, tinh tấn giác chi hành trì

Hỷ, khinh an giác chi, định, xả

          Y viễn ly và cả ly tham

              Y vào đoạn diệt, quyết làm      

       Hướng đến từ bỏ, chẳng ham dục tà.

          Nếu vị này lơ là việc ấy

          Không tu tập như vậy tinh cần

              Lậu-hoặc tàn hại trào dâng

       Và cả nhiệt não rần rần khởi lên.

          Nếu vị trên chuyên cần tu tập

          Bảy giác chi chân thật hành trì

              Lậu-hoặc tàn hại tiêu đi

       Không còn nhiệt não, thoát ly lụy phiền.

Trung Bộ (T. 1) K. 02 : TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC  * MLH –030

 

          Các pháp ấy được liền nói tới :

          Lậu-hoặc bởi tu tập, đoạn trừ.

* * *

              Các Tỷ Kheo ! Tâm an như

       Với Tỷ Kheo đãđoạn trừ như trên

          Do tri kiến, vững bền phòng hộ

          Do thọ dụng, do cố nhẫn trì

              Do tránh né, trừ diệt đi

       Hoặc do tu tập giác chi chuyên cần

          Những lậu-hoặc phải cần trừ diệt

          Do bảy điều cần thiết trên đây

              Vịấy đãđoạn trừ ngay

       Về những lậu-hoặc đêm mgày dính đeo.

          Này Tăng Chúng ! Tỷ Kheo như vậy

          Gọi vịấy phòng hộ cần chuyên

              Phòng hộ lậu-hoặc não phiền

Đoạn diệt khát ái, an nhiên tu trì

          Kiết sửđã thoát ly căn bản

Đã chánh quán kiêu mạn, đồng thời

              Diệt tận khổđau cả rồi

       Pháp môn phòng hộ mọi thời nương theo.

* * *

          Chư Tỷ Kheo được nghe thuyết giảng 

          Từ Thế Tôn, viên mãn pháp lành

Đem đến cao thượng, tịnh thanh

       Hoan hỷ tín thọ, phụng hành Pháp môn.

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

* * *

(  Chấm dứt Kinhsố 2 :  TẤT CẢ CÁC LẬU-HOẶC  –

SABBÀSAVA  Sutta)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2014(Xem: 7621)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi. Trời dìu dịu, không có nắng chói chang. Gió se lạnh, lùa qua hàng cây bên đường. Tâm và cảnh dường như có sự giao cảm tương ứng nào đó, gợi lên một nỗi buồn man man, vời vợi. Đẹp, mùa thu thật đẹp. Phân tích chi ly thì cũng khó mà nói được vẻ đẹp của mùa thu nằm ở đâu. Không lẽ chỉ vì lá vàng, lá cam, lá đỏ? Thế thì ở đô thị nhà cửa san sát, xe cộ nườm nượp, lề đường thiếu bóng cây, thì có lá vàng đâu mà mơ mộng, hân thưởng?
24/09/2014(Xem: 30647)
Vào năm 2007, có thêm 13 kỷ lục Phật Giáo Việt Nam (PGVN) được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) & Báo Giác Ngô công bố rộng rãi. Trong số đó, xin nhắc lại một kỷ lục: “Ngôi Chùa Có Bản Khóa Hư Lục Viết Trên Giấy Lớn Nhất Việt Nam- Bản kinh do cư sĩ Đặng Như Lan viết tại chùa Vĩnh Nghiêm, Q.3, TP.HCM năm 1966. Bản kinh viết dựa theo Khóa hư lục của Trần Thái Tông (1218-1277) có kích thước rộng 1,78m, dài là 2,7m, hiện đang được trưng bày tại chùa Phổ Quang, Thành phố Hồ Chí Minh”.
23/09/2014(Xem: 15800)
“Đường về” là một tuyển tập gồm một số bài tiểu luận về Phật pháp do cố Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải thực hiện. Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lý và pháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa mà tác giả đã có nhân duyên được học tập, thực hành và mong muốn chia sẻ với người khác. Được học tập và thực hành lời Phật dạy là một may mắn lớn của đời người. Người con Phật nhận chân được điều này và do đó luôn luôn mang tâm nguyện chia sẻ với người khác những gì mình đã được học tập và cảm nghiệm ở trong Phật pháp. Chính nhờ tinh thần cao quý này mà đạo Phật không ngừng được phổ biến rộng rãi, và nay những ai yêu quý Ni trưởng Trí Hải vẫn cảm thấy như được chia sẻ lớn từ một người có tâm nguyện mong được chia sẻ nhiều hơn cho cuộc đời.
12/09/2014(Xem: 9562)
Hương đêm lan tỏa quanh mẹ khi mẹ bước ra khỏi lan can lầu. Có mùi thơm dìu dịu của dạ lý hương từ bên dưới thoảng nhẹ và mùi sương đẫm trên những thân lá trường sinh. Từ trên đỉnh chùa núi ở phía nam thành phố, từng hồi đại hòng chung trầm ấm rền rền gióng lên, qua không gian tĩnh lặng của sáng sớm mùa hẹ, âm ba của nó như những lượn sóng trầm chảy vào thời gian và thế giới bình yên của thành phố biển. Vậy là đã ba giờ rưỡi sáng.
09/09/2014(Xem: 12812)
Lung linh giọt sáng ngàn phương Đêm huyền diệu xuống nghe sương luân hồi Ngắm trăng ngắm cả cuộc đời Giữa mênh mông chợt ta ngồi ngắm ta
30/08/2014(Xem: 3282)
Bãi biển vào cuối hạ, đông nghịt những người là người. Ánh nắng chói chang, trải những vệt dài lấp lánh trên mặt nước rộng. Những dấu chân người in trên mặt cát ướt. Những lâu đài được xây vội vã. Những dòng chữ và hình tượng được vẽ thật nhanh trước khi sóng phả vào bờ. Suốt bãi biển dài rộng, không ai mong đợi một cái gì trường cửu. Tất cả đều tạm bợ, có đó, rồi để cho sóng vô tình cuốn đi.
27/08/2014(Xem: 4294)
Nên đọc nhiều sách, nhưng nếu không biết lựa sách để đọc thì đọc cả đời cũng vô công. Xin nhớ giùm, thời gian ta có không nhiều, mà thứ không đáng đọc, phải tính bằng số triệu. Quen biết nhiều thì tốt, nhưng không biết lựa bạn lành thì coi như trao thân nhầm chỗ. Ăn gì cũng thấy ngon miệng có thể nói là chuyện tốt, nhưng gặp gì cũng ăn thì là chuyện xấu. Đi nhiều chưa hẳn là xấu, nhưng đi không có mục đích đàng hoàng chỉ là lang thang trôi dạt: Phí tiền, phí sức, phí thời gian, phí đủ thứ.
23/08/2014(Xem: 6177)
Đến Louisiana, thành phố Gretna đã hơn 2 tuần, nay được huynh đệ mời đến Tiểu bang Oregon, thành phố Portland để trình bày giáo lý Đạo Hiếu đến với cộng đồng người Việt nhân mùa Vu Lan (tháng 7 al) theo truyền thống của Đạo Phật nói chung và có liên quan đến Đạo Nho cũng như qua tinh thần uống nước nhớ nguồn của nền văn hóa Việt đã được khởi động và hình thành một bản sắc đặc thù đã có tự ngàn xưa từ kho tàng ca dao của các bậc tiền hiền đã trải qua nhiều thời đại sáng tạo, chắt lọc, khơi nguồn đạo lý của dân tộc cho đến ngày hôm nay, và miên viễn cho cả những thế hệ mai sau.
17/08/2014(Xem: 24919)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
16/08/2014(Xem: 3007)
Bổn phận Thầy tu cứu độ đời Tự Tha cùng độ Sư Phụ ơi ! Nương Phật tìm con đường giải thoát Cùng LY phiền não lạc an đời
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]