Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo khả đạo phi thường Đạo

27/08/201408:05(Xem: 3609)
Đạo khả đạo phi thường Đạo
Buddha_22

Nên đọc nhiều sách, nhưng nếu không biết lựa sách để đọc thì đọc cả đời cũng vô công. Xin nhớ giùm, thời gian ta có không nhiều, mà thứ không đáng đọc, phải tính bằng số triệu. Quen biết nhiều thì tốt, nhưng không biết lựa bạn lành thì coi như trao thân nhầm chỗ. Ăn gì cũng thấy ngon miệng có thể nói là chuyện tốt, nhưng gặp gì cũng ăn thì là chuyện xấu. Đi nhiều chưa hẳn là xấu, nhưng đi không có mục đích đàng hoàng chỉ là lang thang trôi dạt: Phí tiền, phí sức, phí thời gian, phí đủ thứ.

Giai đoạn tu học nào cũng tốt, nhưng một khi dừng lại để tâm đắc với nó thì coi như tiêu tùng. Giới luật, thiền định, tri kiến,... đều vậy cả. Yêu nước không tệ, nhưng đi theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan (Ultra-nationalism) thì lập tức không xài được. Bớt ngủ nghỉ thì tuyệt, nhưng bệnh mất ngủ thì tuyệt không nên có.

Phật giáo không có chùa chiền thì tứ chúng sinh hoạt thế nào, nhưng coi nặng chùa chiền hơn việc đào tạo nhân sự tài đức thì hỏng. Không có tín nữ thì Tăng ni có mà chết, nhưng để họ ngồi hẳn chiếu trên thì coi chừng loạn. Bài xích hay chống đối tôn giáo khác là chuyện không nên, nhưng nên lưu ý việc họ cải đạo các Phật tử. Họ giỏi hay ta dở? Vấn đề không phải là sự tranh giành, mà là nhiều chuyện khác.

Muốn giữ nước hay giữ đạo đều không thể bỏ qua mấy điều này: Có lý thuyết ngon lành nhưng thiếu hành động thì chỉ là đánh trận trong mơ. Có hành động nhưng thiếu một lý thuyết ngon lành thì chỉ là cờ lau tập trận. Chỉ vì khoái mùi vị máu thịt mà ăn mặn là gieo chủng tử loài ăn thịt sống. Chỉ biết cắm cổ ăn chay mà không biết gì hơn, là gieo chủng tử loài ăn cỏ. Thực đơn (Menu) trong đầu quan trọng hơn trên bàn ăn.

Chỉ biết lo sướng thân mà không màng gì ngoài ra, dù trong đạo hay ngoài đời, chỉ là trẻ con. Biết mà không dám bày tỏ, là người câm. Có người bày tỏ mà mình vẫn không màng, đó là người điếc. Nghe bày tỏ mà không nhận thức nổi vấn đề, đích thị người điên. Biết mà không hành động, hẳn là người bại liệt.

Những kẻ chống đối này nọ thường mang trong máu những thứ mà họ đang chống đối. Chống độc tài nhưng khoái bá quyền; chống mê tín trong khi mình cuồng tín; chống Tư bản khi mình vẫn thích tư hữu ích kỷ; chống Cộng sản khi mình tham, ác, dốt, dối đủ cả.

Mê đắm trong ngũ dục là luân hồi kiểu hạ cấp, mê đắm thiền định là luân hồi kiểu cao sang, tu Quán mà chưa thật sự chán sợ sinh tử thì coi chừng Tăng Thượng Mạn (adhimāna), tức còn hơi sức để soi gương trong ngôi nhà đang cháy. Không biết gì để nói, là dốt. Nói quá chỗ biết của mình là phét. Nói không kiểm chứng là ẩu. Biết không cần thiết mà vẫn nói là nhảm. Biết điều cần thiết mà không nói là hiểm.

Biết mình là thượng đế của mình chắc chắn dễ sống hơn là tin rằng mình được ai đó an bày mọi thứ. Thật lạ khi không hiếm kẻ trí thức vẫn cứ chọn cách nhận thức thứ hai. Rõ ràng nhận thức về tính Vô Ngã giúp ta thanh thản hơn sự tin tưởng vào một cái gì đó. Nhưng cũng là lạ khi phần lớn thiên hạ cứ sợ mình bị mất.

Nhiều người cứ tưởng lúc NHẬN vui hơn lúc CHO, nhưng nằm nghĩ lại đi, hình như phải thấy ngược lại mới đúng. Hiếm có món quà nào có thể khiến ta vui suốt mấy chục năm, nhưng một nghĩa cử đẹp ta trao ra lần nào đó sẽ khiến ta vui hoài không chán.

Ai cũng tưởng đông người chung quanh sẽ vui hơn sự cô độc. Nhưng kỳ thực, sự lẻ loi hiếm khi làm khổ ta như sự chung đụng. Ngồi ngó bóng mình trên vách lâu ngày sẽ nghiện chứ chẳng chơi!
Cái gì dễ được cũng dễ mất. Tình, tiền hay chuyện tu tập đều như thế. Cứ tưởng có một căn phòng riêng tĩnh mịch để sống tâm linh gì đó thiệt cao siêu, ai ngờ lúc có rồi cứ ngại bước vào, hoặc có vào cũng chỉ để nằm nghĩ vẩn vơ một lát rồi ngủ là nhiều.

Tình cảm là mật đắng, không phải mật ngọt. Có điều nó thơm và đẹp. Nhưng khôn hồn đừng chạm vào. Ai biết chữ Tình bằng cả lục căn thì chỉ có chết! Nhiều người cứ tưởng mình thông minh hay trí thức, nhưng thực ra đời sống của họ rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ: Chuyện lớn có thể là cuộc bầu cử ở Mỹ, đại hội Đảng của Trung Cộng; và nhỏ hơn, có thể chỉ là điệu nhảy Gangnam Style của anh chàng Park Jae Sang thoạt nhảy ra từ bóng tối.

Có viết đến ngàn năm nữa cũng không hết được điều muốn nói, tôi bỗng dưng muốn kết thúc bài viết bằng một câu nói của Edith Sitwell, một nhà thơ người Anh (1887-1964): I am patient with stupidity but not with those who are proud of it. Tạm dịch là: Thằng ngu thì tôi còn gượng chịu đựng được, chứ đứa kiêu ngạo với cái ngu của mình thì tôi bó tay!

TOẠI KHANH
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/09/2013(Xem: 5124)
Có phải bất công lắm không khi hằng năm vào dịp Vu Lan, trên thế gian này không biết bao nhiêu văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ múa bút tán tụng tình Mẹ: Huyền thoại mẹ, Phật giáo tôn vinh giá trị những bà mẹ, lạm bàn về mẹ, tản mạn về mẹ v.v... và v.v... bên cạnh đó, dường như mọi người đã vô tình bỏ quên một thứ tình cũng nồng nàn không kém, đôi khi còn thắm thiết hơn, đó là tình cha. Vâng, tôi có một người cha như thế.
11/09/2013(Xem: 5878)
Khi bước xuống thuyền vượt biên ai cũng mang đầy hy vọng, mơ ước... Có kẻ mơ ước một tương lai xán lạn ở chân trời mới, có người chỉ mong những giấc mộng bình thường: Ngày hai bữa đủ no, tự do yên ổn...
28/06/2013(Xem: 2009)
Người lãng tử đã rong ruổi qua bao đoạn đường đời, trên những bước dài phiêu bạt. Đôi khi nghe trên vai hằn lên những dấu ấn, nặng nề, vương mang. Phải chăng cuộc làm người là ảo mộng, là phù du như sương đọng sớm mai, trên cành lá muôn lần thay hoa đổi lá.
27/06/2013(Xem: 2294)
GS TS Trần Văn Khê nói về âm nhạc Phật giáo Việt Nam
22/06/2013(Xem: 2427)
Hạc đi dọc theo con đường nhỏ, mặt trời đang xuống chầm chậm, cái nắng gắt gay của mùa hạ chỉ còn lại những oi nồng khó chịu. Cơn mệt từ đâu ập đến, Hạc chợt muốn ngồi bệt xuống lề đường, gục đầu vào hai cánh tay chìm thẳng vào giấc ngủ. Hai chân rời rã, cổ họng khát khô, cái mệt, cái buồn đổ ập lên cô, con đường thật vắng, cái nắng quái buổi chiều thật buồn, vậy mà trời đang vào Tết đó, cái Tết đang ở đâu khi cái tôi đang rã rời trong một khí hậu kỳ quặc ở đây.
22/06/2013(Xem: 3694)
Buổi sáng ra vườn, nhìn lên trời cao bồng bềnh mây trắng Nhìn xuống khu vườn, còn thơm ngát sương lan, Nhìn ra đầm sen, nở rộ những cánh sen hồng, Xin thành khẩn hái mười đóa sen dâng Phật.
22/06/2013(Xem: 2712)
Không biết tôi đã đọc Bông hồng Cài áo của thày Nhất Hạnh bao nhiêu lần. Từ những ngày còn thơ ấu sống trong vòng tay mẹ, cho đến ngày hôm nay, khi nấm mồ của mẹ đã xanh ươm cỏ, bài viết luôn làm tâm hồn tôi chùng xuống trong những yêu thương dịu dàng nhất.
22/06/2013(Xem: 2981)
Trong cuộc đời đã bao lần bực dọc, hờn giận vì những việc thật nhỏ nhoi mà hư đi những chuyện quan trọng, làm mất lòng bạn bè, người thân, mà tâm cũng chẳng vui. Cuộc sống ngắn quá nên một lần nghe cô bạn kể chuyện này, ngẫm nghĩ và ngồi viết lại để mong lúc nào mình cũng sẽ làm được như thế. Bỏ hết những âu lo cho nhẹ nhõm trong lòng. (Thiên Hương).
22/06/2013(Xem: 5111)
Vậy là đã một năm, thời gian trôi quá nhanh nhưng lại thật không nhẹ nhàng khi những buồn thương vẫn còn hằn in trên dấu đá. Giờ này chắc chị đã bắt đầu một cuộc đời nào khác tại một nơi chốn bình yên vĩnh cửu, và tiếng cười của chị, những thương yêu của chị vẫn mênh mang trong một cõi thiên thu nào đó. Trong lúc ở đây, tại thế giới này, chúng em vẫn còn tưởng nhớ, vẫn cảm nhận những yêu thương vời vợi mà chị đã để lại trong đời sống ngắn ngủi của chị, và vẫn nghe trong tâm mình những khắc khoải đớn đau ...
22/06/2013(Xem: 2985)
Buổi sáng, trời hơi se lạnh và ẩm ướt âm u, hồi đêm hình như rất gió và ầm ì những tiếng sấm gợi lại những lo sợ xa xôi của thời còn chinh chiến. Nhìn ra khung cửa, đồi cỏ vẫn trải dài thoai thoải, những khu vườn xung quanh đã rực rỡ những đóa hoa xuân. Tiếng chim hót lảnh lót đầu hiên hòa nhịp dáng dấp nhí nhảnh của những chú chim sà mình xuống hàng rào rồi lại nhẹ cất cánh lên cao. Hồn nhẹ tâng theo những đám mây trời, tạ ơn đời sống, tạ ơn sự bình yên, tạ ơn những mượt mà của tạo hóa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567