Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tây Phương Du Ký (truyện kể của Pháp sư Khoan Tịnh)

01/05/202016:25(Xem: 12515)
Tây Phương Du Ký (truyện kể của Pháp sư Khoan Tịnh)

Phat Di DaTay Phuong Du Ky



TÂY PHƯƠNG DU KÝ

TAM THÁNH TÂY PHƯƠNG

Nguyên tác:

Pháp sư KHOAN TỊNH

 

Lược thuật:

LƯU THẾ HOA

 

Việt dịch:

HỮU TỪ, TÂM HẢO

QUAN ÂM TU VIỆN LƯU HÀNH 


LỜI  GIỚI  THIỆU

Trong Luận Tỳ-Bà-Sa của Ngài Long-Thọ Bồ-Tát có lời xưng tán Phật A-Di-Đà đại lược như vầy:

Nếu ai nguyện làm Phật

Tâm niệm A-Di-Đà

Phật liền hiện thân đến

Cho nên tôi quy mạng

Do bổn nguyện của Phật

Nên thập phương Bồ-Tát

Đến cúng dường nghe pháp

Vì thế tôi cúi đầu

Bồ-Tát ở Cực-Lạc

Thân xinh đẹp trang nghiêm

Đủ cả các tướng hảo

Nay tôi quy mạng lễ

Bồ-Tát ở Cực-Lạc

Ngày ngày trong ba thời

Cúng dường thập phương Phật

Nên tôi cúi đầu lạy.

Nếu người trồng căn lành

Nghi thời hoa không nở

Người tín tâm thanh tịnh

Thời hoa nở thấy Phật.

Hiện tại thập phương Phật

Vì muốn độ chúng sanh

Mà ca tụng Di-Đà

Nên tôi quy mạng lễ.

Cõi đó rất trang nghiêm

Thanh tịnh hơn Thiên cung

Công đức rất sâu dày

Nên tôi lạy chơn Phật.

 

Bài kệ này thắp sáng lên niềm tin cõi tịnh độ và cũng xưng tán công đức bổn nguyện của Phật A Di Đà để cho chúng ta thấy bổn nguyện lực của Từ phụ A Di Đà, Bồ Tát, Thánh chúng cõi Tây phương, cảnh giới trang nghiêm diệu mầu của cõi Cực Lạc. Nếu ai là liên hữu tu Tịnh độ sẽ thấy không pháp môn nào dễ tu dễ chứng và mau thành Phật bằng pháp môn niệm Phật.

 

Nên Đức Đại Thế Chí trong Pháp Hội Thủ Lăng Nghiêm đã dạy: "Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật thì hiện tiền cùng đương lai quyết định thấy Phật, gần Phật". Bồ Tát nói: "Phật thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con". Cảm động thay! Chúng ta nên thiết tha nhớ Phật và chí tâm niệm Phật để khỏi phụ lòng nhớ thương của Phật.

 

Trong Tống-Cao-Tăng Truyện Phật Tổ Thống Ký, Đức Quán-Thế-Âm Bồ Tát hiển Thánh dạy Ngài Huệ Nhựt như vầy: "Ông muốn truyền pháp để độ mình, độ người thì nên chuyên niệm TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI A DI ĐÀ PHẬT và phát nguyện vãng sanh, lúc về Cực Lạc thấy Phật và Ta thời được lợi ích lớn, Ông nên biết rằng Tịnh độ pháp môn hơn tất cả các hạnh khác".

 

Đức Văn Thù Bồ Tát cũng dạy: "Các môn tu hành, không môn nào qua môn niệm Phật cả. Niệm Phật là vua trong các pháp môn".

 

Ngài Ấn Quang Đại Sư cũng nói: "Cửu giới chúng sanh rời pháp môn này thời chẳng thể viên thành Phật quả. Thập phương chư Phật bỏ pháp môn này quyết không thể độ khắp quần sanh".

 

Pháp môn tu Tịnh độ là pháp môn siêu thắng cuả Đức Như Lai, mà Từ Phụ Thích Ca đã gọi Ngài Xá Lợi Phất để tuyên bày cảnh giới Tây phương Cực Lạc, cũng vừa là dạy Ngài Xá Lợi Phất, hàng môn đệ tại tiền và để lại một pháp môn phương tiện để tu, để chứng cho tất cả chúng sanh sau này nương theo nguyện lực cuả Phật tu hạnh thù thắng niệm Phật để được vãng sanh.

 

Ôi! Công đức sâu dày cuả đấng Đại Bi Hùng Lực đã làm sáng chói hiện tiền cho môn đệ tu hành chứng đắc không biết bao nhiêu quả Bồ Tát thánh thiện siêu nhân, lại còn hoài bão thương nhớ chúng sanh thấp hèn chìm đắm trong bể khổ sông mê nên mở ra cửa pháp Tịnh độ. Nếu người tin sâu lập nguyện, lập hạnh tu hành chín chắn thì được vãng sanh về nước An Lạc không còn chịu tất cả những sự thống khổ của cõi Ta Bà.

 

Lành thay! Quý hóa thay! Pháp môn Tịnh Độ! Pháp môn này không dành riêng cho tất cả chúng sanh ở trình độ căn bản cơ thấp hèn mà Phật, Bồ Tát, các Đại Sĩ, chư Tôn đều ca tụng khen ngợi là pháp môn thù thắng cuả Như Lai. Từ ngàn xưa đã có biết bao nhiêu vị tu được vãng sanh có chứng tích rõ ràng, cả xuất gia và tại gia.  Pháp môn này nếu ai nguyện làm Phật, tâm niệm A Di Đà, Phật liền hiện thân đến.

 

Thập phương chư Phật, vì muốn độ chúng sanh mà ca tụng A Di Đà.  Hiện nay gần nhất là Ngài Pháp Sư Khoan Tịnh, Ngài đã tu thiền, niệm Phật và may mắn được Bồ Tát Quan Âm hiện đến tiếp độ thần du các cảnh giới Tam Thánh Tây Phương rồi về (từ 25-10 âm lịch 1967 và trở lại nhân gian 08-04 âm lịch 1973). Ngài đã thuyết giảng tại núi Nam Hải Phổ Đà (Tân Gia Ba) tháng 04-1987. Cư sĩ Lưu Thế Hoa ghi chép lại những lời khẩu thuật này thành tập "TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI DU KÝ" bằng chữ Hán, Phật tử Hữu Từ và Tâm Hảo đã dịch ra quốc ngữ.

 

Với tâm tu tịnh độ, tôi nghiên cứu đọc qua thấy có phần lợi ích cho các liên hữu tu tịnh độ. Cũng như thả thuyền ra khơi mà được thuận buồm xuôi gió thì thuyền sẽ đến nơi được an ổn. Người tu pháp môn niệm Phật được duyên may đọc tập truyện này sẽ thấy phấn khởi, duyên tu thêm tinh tấn, tín niệm được kiên cố, hạnh nguyện sớm được viên mãn trên bước đường về Lạc Quốc.

 

Cho nên Ngài Cổ Khê Thiền sư cũng nói lên lời kệ khuyến khích:

 

Đường tu mười vạn một đầu lòng

Ai gọi trời Tây lộ viễn vông

Cảnh Phật chung ngoài tâm thấy được

Chơn dung nơi định vẫn thường trông.

Ngài Tây Trai cư sĩ cũng đã nhắn nhủ đôi dòng kệ:

Sớm về an dưỡng mà ngơi nghỉ

Đừng đối Ta Bà luận có không

Lửa nghiệp khi lừng dùng nước định

Niệm trần lúc khởi gắng ra công

Nén hương thiêng lễ ba ngàn Phật

Xâu chuỗi cần chuyên một tấc lòng

Xót cảnh mẹ già trông tựa cửa

Hững hờ du tử chạy tây đông

Ôi!  Mặc ai lưu luyến lối hiểm sơn khê

Trăng gió cố hương vẫn chờ người viễn khách.

 

Vậy các liên hữu còn chần chờ chi mà không tín, hạnh, nguyện, tinh tấn niệm Phật.

 

Đây cũng bài kệ xưng tán Đức Phật A Di Đà mà Ngài Long Thọ Tôn Giả cũng nói và diễn rõ các giới tánh, cảnh giới Cực Lạc như thế này:

 

Nếu người muốn biết rõ

Chư Phật trong ba đời

Nên quán pháp giới tánh

Tất cả duy tâm tạo.

 

Ngài ví dụ người tu Tịnh độ như một kẻ họa sư kia do một tâm chuyển biến, không lìa nơi ngòi bút mà tạo thành cung Bảo Vương nơi Cực Lạc. Ôi! Thanh tịnh nhiệm mầu huyền diệu thay nếu có duyên niệm Phật, do một niệm lành kia sẽ được ngôi bất thối. Thật là đường muôn ức không xa, ngay đây niệm Phật là đầy đủ.

 

Nguyện tất cả những ai được đọc và nghe thấy quyển "TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC DU KÝ" nầy đều được công đức hồi hướng Tây Phương Trang Nghiêm Tịnh Độ, Đệ tử và chúng sanh về nước An-Dưỡng.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Mùa An Cư năm Tân Mùi 1991

QUAN ÂM TU VIỆN

 

Thành ý kính đề

Ni sư HUỆ GIÁC

 




LỜI  NÓI  ĐẦU

Nội dung chủ yếu quyển này, giới thiệu Ngài Đại Pháp Sư KHOAN TỊNH Trung Quốc.

 

Ngày 25 tháng 10 âm lịch năm 1967, Ngài ngồi thiền trong động Di Lặc, núi Củu Tiên, dãy Quế Lạc, Công xá Thượng Đông, Huyện Đức Hóa, Tỉnh Phước Kiến, đột nhiên được Bồ Tát QUÁN-THẾ-ÂM tiếp dẫn đi khiến mất cả tông tích.

 

Lúc ấy, Pháp Sư được dẫn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, tham quan các cảnh giới 9 phẩm hoa sen. Thời gian dường như chừng 1 ngày 1 đêm, nhưng khi về đến nhân gian đã là ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch năm 1973 (đi từ 25/10 âm lịch 1967) chạy ra đã trên 6 năm 5 tháng trôi qua. Thoạt nghe thì như là vượt ra tri thức thường tình, khó mà lý giải được. Có câu nói "trên trời 1 ngày, dưới này vài năm" là vậy, cũng bởi không gian của vũ trụ không giống nhau, khái niệm thời gian cũng khác, người có chút ít hiểu biết về Phật học, tất lý nhận ra được.

 

Thế gian lúc ấy không thấy dấu tích Pháp sư đâu, đổ xô đi tìm, tăng lục cả Chùa, tìm khắp cả núi, hằng trăm cái động, lớn có nhỏ có, vẫn không thấy tông tích của Pháp Sư, thậm chí huy động cả các đội trục vớt, đội cứu nạn bãi biển, cứu nạn thác ghềnh vẫn không thấy. Một số thiện tín nhiệt thành, còn tuôn ra các huyện thành, các chợ Tuyên Châu, chợ Hạ Môn, chợ Phước Châu, chợ Nam Bình kiếm tìm. Còn gởi thơ nhờ các tỉnh, huyện lân cận như huyện Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Xuân, Đức Hóa, Phước Thanh, lăng xăng cả mấy năm dài mà vẫn không tin tức gì sáng sủa cả.

 

Thế rồi, mọi người đều nghĩ Pháp Sư đã viên tịch trong lòng thương tiếc vô cùng.  Thật ra từ đầu đến cuối, Pháp Sư chưa hề rời khỏi động Di Lặc nửa bước, do được Phật hộ nhục thể để trong động những sáu bảy năm ròng mà không bị phát hiện, không bị nhục hư, cũng không rõ là được dấu ở đâu (rất có thể dấu ở một dạng không gian khác), về điểm này có các cư sĩ ở đây xác minh được, như tu sĩ Trịnh Tú Kiên chẳng hạn.

 

Suốt quá trình dấn bước đến đất Phật Tây Phương Cực Lạc này, không thể sánh với bất kỳ một cảnh giới nào trong mộng được. Ngài là một vị Tăng đắc đạo, không hề nói chuyện thêu dệt, vọng ngữ, mà cũng chẳng cần vọng ngữ làm gì, hơn nữa cảnh giới mà Pháp Sư thấy được không hề giống cảnh giới nào của thiền định đã thấy, mà cả cảnh giới mà thiền định thấy, cũng chẳng nên đem ra tiếc lộ, nếu không Tam Bộ Thiên Long, mà cả Thiên Ma nữa cũng có thể đến quấy nhiễu được.

 

Đằng này Pháp Sư đã nhận chỉ thị của Đức Phật A DI ĐÀ và Bồ Tát QUÁN THẾ ÂM nên mới công khai đem chuyện mắt thấy tai nghe trong các cảnh giới của chín phẩm hoa sen nơi Thế Giới Tây Phương Cực Lạc mà chi tiết trình bày ra đây.

 

Phàm những người học Phật đều biết, tội đại vọng ngữ phải xuống ngục Vô Gián, khó có ngày ra, vì thế mà những Pháp Sư diễn thuật về Thế Giới Cực Lạc mà Ngài thân hành bước tới là chuyện xác thực ngàn vạn lần, có tam giới Thần Tiên, tám bộ Thiên Long làm chứng.

 

Ngoài cái thế giới ta đang sống, có một Thế Giới Cực Lạc mà Đức Phật nói trong kinh A Di Đà, đều là thực có, Khoan-Tịnh Đại Pháp Sư là một chứng nhân sống về việc ấy.

 

Bút giả Cư Sĩ Lưu Thế Hoa căn cứ lời kể mà ghi lại, công bố cho thế gian, vừa để hoằng dương Phật Pháp, vừa nguyện chư vị độc giả dốc tin Phật Pháp, một lòng niệm Phật, một lòng hành thiện, cùng bước lên thế giới Cực Lạc.

 


 

TÂY PHƯƠNG DU KÝ

(TÂY-PHƯƠNG CỰC-LẠC THẾ GIỚI DU KÝ)

 

 Đại Pháp Sư THÍCH KHOAN TỊNH khẩu thuật và cư sĩ  LƯU THẾ HOA hoàn chỉnh và ghi lại.

 

+ Một câu chuyện người xưa chưa hề nói, vang động ngàn xưa, chói lọi ngàn sau.

+ Một câu chuyện do chính vị cao tăng thân hành đến nơi, được thấy, được nghe mà diễn nói lại.

 

*  Lược sử:  KHOAN TỊNH Đại Pháp Sư ra đời lúc 10 giờ mùng 7 tháng bảy năm Giáp Tý (1924). 

 

Ngài ra đời trong căn nhà số 140 đại lộ Thành Quan Trấn Đông thuộc Huyện Bồ Điền, Tỉnh Phước Kiến. Là một hộ cư sĩ Phật giáo họ Phan.

 

Cái đêm Ngài sinh ấy, chân trời đông tây hai hướng ánh vàng óng chớp liên hồi khiến cả một cõi đất nơi ấy như vàng ròng óng ánh, vinh diệu, nên lấy đó đặt tên Ngài là Phan Kim Vinh.

 

Lúc nhỏ không học, nhưng tư chất thông minh vượt thường, 7 tuổi đã rời nhà tu tập tại chùa Giáo Trung, Phước Kiến; 15 tuổi chính thức phủi tóc quy y với thầy Hư Vân lão Hòa Thượng tại chùa Tô, hiệu chùa Nam Bình Khai, Phước Kiến. 17 tuổi thọ cụ túc giới tại chùa Nam Hoa, Quảng Đông, lại thọ chánh nhãn Pháp tạng với Thầy Hư Vân lão Hòa Thượng tại núi Vân Cư, Giang Tây, là người truyền đăng, đời thứ 48 của Tông Động Vân, từng làm Trụ trì một số chùa ở Phước Kiến như chùa Đế Bình, chùa Thủy Liêm, chùa Tiên Phật, chùa Năng Nhân, chùa Khai Bình, chùa Mạch Tà, chùa Tam Hội.

 

Lúc Trụ trì ở chùa Tam Hội thuộc Huyện Tiên Du, Phước Kiến năm 1980, Ngài bắt đầu tọa thiền từ ngày 23/12, ngồi riết đến ngày 29/12 mới xả, cọng lại cả 6 ngày rưỡi thiền, đã chấn động cả Huyện Tiên du, lúc ấy thiện tín đến quy y với Ngài có hơn 3000.

 

Năm 1982, đến New York làm hành cước tăng, tuyên dương Phật pháp, đã từng lưu trú lại, làm việc tại Giáo Hội Phật Giáo Bắc Mỹ và được mời làm Hội Trưởng danh dự Giáo Hội Phật Giáo San-Phan, Mỹ Châu, chùa Nhã Na, chùa Quán Thế Âm v.v... Đúng là một vị nho tăng Đắc đạo.

 

*  Đại Pháp Sư thuyết giảng tại núi Nam Hải Phổ Đà (Tân Gia Ba) vào tháng tư năm 1987.

 

Chư vị Pháp Sư, Chư vị Đại Đức, Chư vị cư Sĩ.

 

Kính chào tất cả chư vị,

 

Hôm nay chúng ta có đủ Phật duyên cùng hội tụ một chỗ tại đây, cũng là nhân duyên kiếp rồi và quá khứ vô số kiếp về trước.  Đó là nhân duyên kiếp rồi và quá khứ nhiều kiếp tập đặng, do đó hôm nay mới có thể gặp mặt nhau tại nơi này.

 

Câu chuyện mà tôi sắp nói đây là quá trình bản thân tôi hành dấn bước đến thế giới Tây Phương Cực Lạc. Tôi sẽ trình bày cặn kẽ những cảnh giới, tình hình được thấy, được nghe trong thế giới Cực Lạc cùng chư vị.

Tôi sẽ nói thành 5 phần như sau:

 

1. Tôi đến thế giới Cực Lạc bằng cách nào?  Với nhân duyên gì có thể đến nơi ấy được?  Thật ra thì tôi viếng thế giới Cực Lạc trước sau vỏn vẹn chừng 20 tiếng đồng hồ trong ý nghĩ tôi ước đoán, thế mà về tới thế gian này so lại, đã trôi qua 6 năm 5 tháng dài.

 

2. Trên lộ trình tôi đến thế giới Cực Lạc, tuần tự ghé qua địa phương nào, kể thì có động La Hán, trời Đao Lợi, trời Đâu Suất, rồi đến 3 địa điểm chính của thế giới Cực Lạc, Hạ phẩm Liên Hoa, Trung phẩm Liên Hoa (ghi nhận rằng: mỗi phẩm Liên Hoa lại chia làm 3 bậc: Thượng, Trung, Hạ, cho nên hợp thành cửu phẩm Liên hoa). Tôi sẽ nói cùng chư vị thật cặn kẽ cảnh giới của 3 địa điểm chính ấy như thế nào.

 

3. Tôi sẽ nói về tình hình vãng sanh vào 9 phẩm Liên Hoa như thế nào, nói cách khác, nghĩa là tôi sẽ nói cách tu trì như thế nào để được công quả như thế nào của chúng sanh trong thế giới Ta Bà này, mà định đoạt sẽ được vãng sanh vào phẩm nào trong 9 phẩm Liên Hoa ấy, và tình hình sinh hoạt thực tế của chúng sanh trong mỗi phẩm Liên Hoa như thế nào. Thí dụ:  Đặc trưng thân hình, mầu sắc y phục, ăn uống nghỉ ngơi và độ cao, độ lớn của chúng sanh trong từng phẩm Liên Hoa trên ấy như thế nào.

 

4. Tôi sẽ nói về phương pháp tu trì của chúng sanh trong nước Cực Lạc như thế nào, nói dễ hiểu hơn: tức là nói chúng sanh trong từng phẩm một, tu trì như thế nào để được lên từng phẩm, từ dưới lên trên, lên mãi đến thành Phật đạo.

 

5. Sẽ trình bày lại lời của chư vị ở trên ấy mà trước nay tôi biết được; nhắn nhủ tôi khi trở lại Ta Bà này, dặn dò tôi chuyển lời lại chư vị ở Ta Bà như thế nào.

pdfTây Phương Du Ký_Pháp Sư Khoan Tịnh








Ý kiến bạn đọc
09/05/202014:44
Khách
Rất mong đây là ưu tư chân thành về tiền đồ của GHPGVNTN chứ không phải là bài "tiền phong" để chuẩn bị một "lãnh đạo" có tầm chính trị trong một tố chức nào đó để thay thế Thầy Tuệ Sỹ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/11/2022(Xem: 7342)
Tình tự quê hương như là chất liệu để nuôi sống đời mình, nên Hòa Thượng Tuệ Sỹ chỉ ở đó mà không đi đâu hết. Sinh ra giữa lòng đất Mẹ, chắc một ngày mai kia có chết, thì chết trong giữa lòng đất mẹ ấy, mà đã không ra đi như bao người đã ra đi. Có lẽ sinh ra nơi nào thì chết ở nơi đó. Đây là cái khí khái của bậc Đại Sỹ. Dù quê hương có đọa đầy mưa nắng, thì cũng nguyện là người làm mưa nắng để vun xới cho quê hương được tươi mát.
03/11/2022(Xem: 3079)
Cứ mỗi lần tôi gặp một vấn đề nan giải và muốn đầu hàng ( có nghĩa là muốn buông tất cả ) thì một danh ngôn của St Exupery ngày nào …..mà trong quá khứ khi vừa 17 tuổi đời tôi đã treo, dán khắp nơi trong nhà để sách tấn cho sự nghiệt ngã của đường đời mà gia đình tôi đã gặp “ TRÊN CON ĐƯỜNG SỐ MỆNH VẠCH SẴN CHO NGƯƠI, NGƯƠI HÃY LÀM XONG SỨ MỆNH RỒI HÃY GỤC ĐẦU MÀ CHẾT “.
19/10/2022(Xem: 10814)
Kệ Tụng Giảng Giải 554 Câu Chú Lăng Nghiêm Ht Thích Tuyên Hóa Vạn Phật Thánh Thành Mỹ Quốc
20/09/2022(Xem: 2906)
Thật là một niềm đại hoan hỷ khi con nhận được lời khen của Đức Đại Trưởng Lão về bài tường thuật những điều học được khi nghe pháp thoại “Cốt tủy của Kinh Lăng Nghiêm“ được Ngài thuyết giảng vào tối thứ tư 14/9/2022 trên hệ thống Zoom của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục thuộc GHPGVNTN Hải Ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan. Kính bạch Ngài, con kính đảnh lễ và cũng kính xin Ngài cho phép con không dám nhận lời khen của Hoà Thượng vì con rất ngượng ngùng khi thấy mình không xứng đáng với lời khen mà Hoà Thượng đã ưu ái ban cho vì con đang mỗi ngày học Pháp bằng cách chép kinh từ các lời chú giải và đồng thời nghe pháp thoại liên tục không gián đoạn, con đã trộm nghĩ vô thường không biết sẽ đến lúc nào khi thời gian để đi vào biển Pháp của Như Lai và thâm nhập được chút nào dù được 1% ….quả thật còn lại quá ngắn.
19/09/2022(Xem: 3293)
Một người, do bất cẩn, gây ra tai nạn chết người. Người ta nói, người ấy hành động vô ý thức. Mỗi năm có vô số hành động vô ý thức gây tai nạn chết người như vậy trên khắp thế giới. Đó là chưa nói đến những tai hại nhỏ mà hầu như nhiều người trong chúng gây ra cho chính mình và cũng gây ra cho những người chung quanh mình không ít trong sinh hoạt thường nhật vì những hành động được nói là vô ý thức ấy.
14/09/2022(Xem: 5626)
Vào chiều ngày 10/9/2022, Tu viện Huyền Không tọa lạc tại số 14335 Story Road, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ đã tổ chức đêm thơ nhạc Huyền Không, thành kính tưởng niệm người Thầy - thi sĩ Huyền Không, người đã sáng tác trên một ngàn bài thơ, trong đó bài thơ Nhớ chùa là một tuyệt tác bất hủ:
13/09/2022(Xem: 2652)
Vào năm 2013, trong quá trình xử lý văn bản để viết tác phẩm Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định, chúng tôi vô tình đọc được Lời tựa trong tác phẩm Phật Tổ tam kinh (佛祖三經) do Vân Thủy Sa-di Thích Tại Tại (雲水沙彌釋在在) viết. Vì nhân vật này không phải là yếu tố trọng tâm của chủ đề nghiên cứu thế nên chúng tôi không đi sâu tìm hiểu mà chỉ thoáng chút ngỡ ngàng trước danh xưng của một vị Sa-di, nhưng sao lại được viết lời giới thiệu cho một tác phẩm kinh điển mang tính phổ biến vào thời ấy như thế.
08/09/2022(Xem: 2507)
Trong tinh thần đúng như TT Tổng Vụ Trưởng Thích Đạo Nguyên trong phần tổng kết buổi pháp thoại đã nhắn nhủ đến thính chúng sau giờ pháp thoại rằng: “Nghe pháp, thường xuyên nghe pháp, nghe với sự lắng tâm đầy đủ là yếu tố đặc biệt lợi ích giúp cho chúng ta tăng trưởng được sự hoan hỉ sự thanh tịnh trí tuệ, và nhiều lợi lạc khác”. Và đấy có lẽ là một đặc điểm rất đáng được tán dương mà TT Giảng Sư Thích Giác Tín đã khởi đầu cho bài giảng bằng cách đưa thành quả hiếm có nhất trong suốt 6 nhiệm kỳ của hội đồng điều hành GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan.
06/09/2022(Xem: 2649)
Chiều ngày 22 tháng 2 năm 22 chúng tôi tổ chức lễ phát động dự án “Khuyến đọc Việt Nam” đồng thời đưa ra mong muốn triển khai giải thưởng “Khuyến Đọc Việt Nam” nhằm động viên khuyến khích các tập thể và cá nhân hết mình cho công tác khuyến đọc, có những đóng góp lớn cho phát triển văn hoá đọc nước nhà. Dự án nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều lãnh đạo, các cơ quan, trường học, doanh nghiệp và các cá nhân. Kết quả khiêm tốn ban đầu là đến nay 62 tủ sách đã được tặng, mỗi tháng tặng các bạn đọc cá nhân 220 cuốn sách, 91 chương trình “Đọc sách cùng nhau - Reading Books Together”, hơn 30 chương trình livestream kết nối với các tác giả, dịch giả, biên tập viên, chuyên gia,… với bạn đọc.
05/09/2022(Xem: 3088)
Tôi đã hơn một lần chứng kiến nước mắt đàn ông rơi. Cha tôi khóc, ngày mẹ buông tay cha con tôi đi theo một người đàn ông khác, mẹ mải mê kiếm tìm ảo ảnh hạnh phúc ở chân trời xa lắc mà quên đi tổ ấm bình yên. Ngày ấy, cha câm lặng như một pho tượng bằng đá, bàn tay thô ráp của cha cầm cái rựa chém mạnh vào cây chuối sau vườn nhà, thân chuối đứt đôi như duyên nợ của cha mẹ tôi gãy làm đôi mảnh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]