Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bí Ẩn Tác Phẩm "Hành Trình Về Phương Đông"

20/04/202021:17(Xem: 11708)
Bí Ẩn Tác Phẩm "Hành Trình Về Phương Đông"
Không chỉ là một trong những cuốn sách xuất sắc về nội dung, "Hành trình về Phương Đông" còn có một số phận kỳ lạ. Và không chỉ bây giờ mà suốt vài chục năm qua rất nhiều diễn đàn trong và ngoài nước đã tranh luận rất nhiều về nguồn gốc, xuất xứ cuốn sách này. Mà người đã tạo ra nó lại yên lặng như không hề có liên quan.

 

Cuộc điện thoại lúc 2h sáng

 

Cách đây đã khá lâu, vào một buổi tối trong lúc gặp nhiều khó khăn về tinh thần cuộc sống, tôi tình cờ được đọc cuốn sách đặc biệt Hành Trình về Phương Đông của dịch giả Nguyên Phong (bản in cũ sờn gáy từ rất lâu rồi mượn được của người bạn). Tôi chọn một nơi yên tĩnh để đọc cuốn sách này - hay đúng hơn là cầm cuốn sách để dỗ giấc ngủ, vì tên cuốn sách cũng gợi một điều gì đó rộng mở cần khám phá - và nhất là biết rõ tên cuốn sách cũ sẽ chẳng hề liên quan gì đến những vấn đề đang nặng nề trong tâm trí mà tôi đang muốn thoát ra.

Nhưng thật lạ lùng, cuốn sách như hút lấy tâm trí tôi với những bí ẩn vô hình trong thế giới chúng ta đang sống từng bước được giải mã, sáng tỏ. Tôi đọc một mạch xong cuốn sách và quay lại các phần đọc lại để ráp nối các khám phá kỳ thú đến kinh ngạc được sắp xếp kết nối với nhau một cách thật logic, khoa học - đến khi trời gần sáng mà không hề thấy mệt.

Đọc xong cuốn sách tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng, bừng sáng, như đã giải quyết xong mọi vấn đề lo nghĩ bận tâm của mình trước giờ. Cuộc thám hiểm khám phá những điều huyền bí từ những đạo sĩ bí ẩn Ấn Độ của những nhà khoa học Anh Quốc thời xưa trong câu chuyện cũng là ước mong khám phá của chính mình. Cuốn sách đã làm tôi sáng tỏ hầu như những thắc mắc lúc bấy giờ về nhân quả, tâm linh, luân hồi, tôn giáo, về Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo... và các loại đạo khác trên thế giới.

nguyen phong 3
Hành trình về Phương Đông (bản in cũ) 


Sau này tôi tìm hiểu mới biết cuốn này cùng với những cuốn Nguyên Phong chọn dịch là những cuốn sách được người Việt Nam đọc nhiều nhất, ngang với Đắc Nhân Tâm, Quẳng Gánh Lo Đi, Hạt Giống Tâm Hồn... Dù không được giới thiệu quảng bá gì, chủ yếu do truyền miệng, nhưng những cuốn sách này thực sự hay và giúp ích được cho nhiều người - vì người Việt Nam từ trong tiềm thức, bản năng rất muốn, rất thích khám phá, muốn có những trải nghiệm về tâm linh, nhân quả và hiểu về cách sống thuận với những qui luật vô hình của đất trời, vũ trụ.

 

 

Một cuốn sách có số phận kỳ lạ

 

 

Gấp cuốn sách lại, tôi rất xúc động, và tự nhiên có một ý tưởng, ước mong thật sự là được chính thức xuất bản cuốn sách quí giá này. Vì trước giờ First News luôn đi tìm kiếm những cuốn sách hay của các tác giả nổi tiếng trên thế giới về giới thiệu với bạn đọc Việt Nam thì First News rất nên có cuốn sách giá trị do một người Việt Nam dịch, viết này, để bạn đọc có thêm một đầu sách hay cũng như hy vọng có thể giúp được những ai đó trong hoàn cảnh như tôi đã từng tình cờ đọc được.

Suốt một thời gian dài, tôi cùng các cộng sự First News tìm cách liên hệ với dịch giả Nguyên Phong bằng mọi hình thức, dù được biết dịch giả đã rời Việt Nam từ trước hay ngay sau giải phóng. Nhiều người kể rằng, rất khó có ai tiếp cận được với ông khi để cập về việc xuất bản sách, rất nhiều người từng đến gặp, liên hệ với ông về các tác phẩm của ông trong hàng chục năm nhưng đều không được hồi đáp.

Không nản lòng, trong nhiều năm, tôi đã kiên trì tìm nhiều cách tìm kiếm, liên lạc với ông. Và sau cùng, ơn đất trời, ông đã nghe cuộc điện thoại tôi gọi từ Việt Nam đến văn phòng ông ở Đại Học Carnegie Mellon ở Mỹ lúc 2h sáng giờ Việt Nam. Cuộc nói chuyện kéo dài hàng giờ đồng hồ.

Rất mừng vui, sau đó Trí Việt - First News được dịch giả Nguyên Phong - giờ là Giáo sư John Vu, từng là Vice President của Boeing, đang là Viện Trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học Đại Học Carnegie Mellon, một trong 10 người sáng tạo nhất nước Mỹ đứng sau Bill Gates và Steve Job - gửi văn bản ký tên xác nhận đồng ý cho First News - Trí Việt in, xuất bản tất cả các tác phẩm do Giáo sư dịch, phóng tác, viết từ trước tới giờ. Tôi và tất cả anh em Trí Việt đều quá đỗi mừng vì ước mơ đã thành sự thật.

nguyen phong 2
Giáo sư John Vu (Dịch giả Nguyên Phong) 


Riêng tôi đến giờ còn rất ngạc nhiên, không hiểu sao, cho đến ngay cả lúc này, tôi chưa từng có dịp được gặp Giáo Sư. Dù trước đó rất nhiều người, không chỉ ở Việt Nam, Mỹ và Canada... tìm gặp mà không thành. Giáo Sư đã tin tưởng giao cho tôi và Trí Việt xuất bản tất cả những tác phẩm tâm huyết của Giáo sư cùng những hướng dẫn rất tận tình, ân cần, chu đáo. Mãi sau này, sau nhiều lần trò chuyện điện thoại với Giáo sư, tôi mới xúc động cảm nhận được một phần lý do, và xin được chia sẻ trong phần 2.

Biết ơn tấm chân tình của GS John Vu, tôi và các bạn Trí Việt trong nhiều năm đã chuyển, trao tặng cuốn sách này cùng các sách khác của GS John Vu - Nguyên Phong đến các nhà tù trại giam để tặng cho các phạm nhân, các trung tâm cai nghiện ma tuý, các thư viện vùng sâu vùng xa...

Anh Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Trung Nguyên lúc trước khi lên núi thiền 5 năm về trước hay gặp nhau, được tôi tặng và rất thích cuốn này, đã đọc nhiều lần và đã chia sẻ với tôi ý tưởng muốn cùng Trí Việt in tặng cuốn sách này cho thanh niên, sinh viên Việt Nam. Tôi và nhiều bạn trẻ vẫn đợi Vũ - nhưng Vũ đi lên núi lâu quá - quá lâu - đến giờ mãi vẫn chưa thấy về - dù gần đây thỉnh thoảng có mặt ở một vài nơi (!).

- NXB Mỹ xin phép GS. John Vu dịch cuốn sách sang tiếng Anh.

Một điều vô cùng ngạc nhiên, là trên cuốn sách cũ đó, ghi là dịch giả Nguyên Phong dịch từ Journey To The East. Nhưng chúng tôi truy tìm trên internet, và liên hệ truy tìm tất cả các NXB của Ấn Độ, Anh, Pháp, Mỹ... lúc bấy giờ, kể cả những NXB đã đóng cửa, mà không tìm được phiên bản gốc, dù là dạng file hay bản in sách cổ.

Mãi sau này, tới năm 2009, cuốn sách kỳ bí này mới "tái xuất" trở lại trên thế giới bằng tiếng Anh, sau khi bản tiếng Việt ra mắt ở Việt Nam gần bốn thập kỷ. Cụ thể NXB Booksurge Mỹ đã tìm mọi cách liên lạc với dịch giả Nguyên Phong suốt một thời gian dài mua bản quyền để xin phép được chuyển ngữ cuốn sách tiếng Việt này ra tiếng Anh với tựa đề "Journey To The East" - Author: Nguyên Phong - phát hành trên Amazon và các bookstores trên thế giới. Và độc giả Mỹ, Phương Tây rất yêu thích, say mê tác phẩm này - Một cuốn sách có số phận kỳ lạ.

Không chỉ là một trong những cuốn sách xuất sắc về nội dung, "Hành trình về Phương Đông" còn có một số phận kỳ lạ. Và không chỉ bây giờ mà suốt vài chục năm qua rất nhiều diễn đàn trong và ngoài nước đã tranh luận rất nhiều về nguồn gốc, xuất xứ cuốn sách này. Mà người đã tạo ra nó lại yên lặng như không hề có liên quan.

Theo nhiều người nói trước đó, cuốn sách là một phần trong bộ hồi ký nổi tiếng của giáo sư Baird T. Spalding (1857 – 1953), "Life and Teaching of the Masters of the Far East" (xuất bản năm 1953) ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng kỳ thú, tràn đầy sự huyền bí ở Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Ba Tư. Nhưng sự thật sau cùng lại dường như không phải như vậy: Cuốn sách "Hành Trình về Phương Đông" này có thể là một cuốn độc lập, nội dung khác hoàn toàn - chỉ liên quan đến cái tên Baird T. Spalding mà thôi.

 

 

Dịch giả Nguyên Phong - một ẩn số

 

 

Không xuất hiện trên truyền thông, mà chỉ sống ẩn danh nên có rất nhiều người không biết về dịch giả Nguyên Phong. Nguyên Phong chính là bút danh của Giáo sư John Vu (tên thật là Vũ Văn Du). Ông là một tác giả, dịch giả nổi tiếng của các tác phẩm về văn học, tâm linh phương Đông, giáo dục và công nghệ.

Sinh năm 1950 tại Hà Nội, ông Vũ Văn Du rời Việt Nam du học ở Mỹ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán.

Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hơn 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Carnergie Mellon và Đại học Seattle. Hơn nữa, ông còn giảng dạy tại một số trường đại học quốc tế tại Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Pháp... về khởi nghiệp, giáo dục và lĩnh vực công nghệ phần mềm.

Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách có số phận khá ly kỳ. Trong phần tái bản mới có ghi: “Xuất bản lần đầu ở Ấn Độ năm 1924, “Hành trình về phương Đông” đã gây tranh cãi không chỉ ở nước Anh mà ngay cả ở Châu Âu và Mỹ. Sau đó, vì tự ái và sĩ diện, Chính phủ Anh cấm phát hành cuốn sách này ở Anh Quốc, rồi Chiến tranh Thế giới thứ hai xảy ra, cuốn sách không còn được tái bản nữa và thất lạc”.

Có người cho rằng, rất có thể, chính Nguyên Phong là tác giả của cuốn sách, đã viết phóng tác theo sự trải nghiệm tiềm thức của mình. Vì một lý do nào đó - ông đã không thừa nhận điều này - rất có thể khi phóng tác còn khá trẻ, mới 24 tuổi, bản chất khiêm nhường, không muốn để tên mình là tác giả mà mượn tên GS Baird T. Spalding và để mình là người dịch. Thế nên mới có sự “biến mất” bí ẩn của tác giả, NXB (đóng cửa) và ngay cả nguyên tác cũng không lưu lại ở bất cứ thư viện lớn nào trên thế giới. (Tôi hoàn toàn đồng cảm và chia sẻ với Giáo sư nếu điều lý giải này là đúng - vì trước đây, khi còn trẻ, khi dịch, biên tập sách, tôi thỉnh thoảng có đưa vào một số câu châm ngôn mình nghĩ ra khá độc đáo, hợp ngữ cảnh nhưng không dám để tên mà đều ghi: “- Khuyết danh”, xin bạn đọc lượng thứ).

Vậy, Nguyên Phong là ai mà độc giả hâm mộ đến như vậy? Một con người cực kỳ khiêm tốn, một học giả của nhiều đầu sách dịch giá trị, nhưng đặc biệt - cái tên Nguyên Phong chỉ là bút danh. Ông là giáo sư John Vu (tên thật là Vũ Văn Du).

Các tác phẩm do ông dịch đã được First News - Trí Việt xuất bản ở Việt Nam gồm: “Ngọc sáng trong hoa sen”, “Bên rặng Tuyết Sơn”, “Hoa trôi trên sóng nước”, “Minh triết trong đời sống”, “Đường mây qua xứ tuyết”, “Trở về từ xứ tuyết”, “Khởi Hành”, Kết Nối, Dấu Chân Trên Cát, Kiến tạo thế hệ Việt Nam ưu việt, "Huyền thuật và các Đạo sĩ Tây tạng"...và chuẩn bị ra mắt cuốn “Destination - Bước ra Thế giới” có sự hỗ trợ của anh Ngo Trung Viet - người đã nhiều năm âm thầm dịch các bài viết của GS John Vũ từ tiếng Anh sang tiếng Việt trên blog riêng của Giao sư http://Science-technology.vn.

(Riêng tác phẩm "Dấu Chân Trên Cát" của Nguyên Phong dịch không bán phát hành bên ngoài mà phát hành trong Combo "Đọc và Đi" gồm 8 cuốn chọn lọc do HVNET (Rod Book) đang phát hành online được các bạn trẻ rất yêu thích).

nguyen phong

Trọn bộ sách "Đọc và Đi"


Hiện nay ấn bản "Hành trình về Phương Đông", "Ngọc Sáng trong Hoa Sen", "Minh Triết trong Đời sống", "Trên đỉnh Tuyết sơn" của Trí Việt đã bị in lậu và phát hành nhiều nơi vài năm nay ở Hà Nội. Sách in lậu chữ trong sách mờ, in sai, bìa nhạt màu, không sắc sảo như sách thật của First News.

Khi bức màn bí mật về nhân vật Nguyên Phong được vén lên, thật bất ngờ, đó là một con người kiệt xuất. GS John Vũ - Nguyên Phong là một trong những nhà khoa học nổi tiếng ở Mỹ. Hiện nay, Giáo sư kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu phần mềm của Đại học Carnegie Mellon và là nghiên cứu viên kĩ thuật và kĩ sư trưởng Công nghệ thông tin tại Boeing. Trong 15 năm làm việc ở Boeing, ông từng tham gia vào chương trình phần mềm hỗ trợ cho máy bay Boeing 777 và là nhà vô địch về cải tiến qui trình ở Boeing...

Ông từng giữ vị trí Phó Chủ tịch phụ trách kỹ thuật của Boeing. Ông đã từ chối nhận nhiều giải thưởng uy tín của Mỹ và từ chối các cuộc phỏng vấn của các hãng thông tấn lớn. Ông nhận lời thỉnh giảng và nói chuyện với sinh viên nhiều trường đại học lớn trên thế giới - và dự định, rất mong một ngày gần đây, GS. John Vu sẽ về quê hương để chia sẻ với bạn đọc, hướng dẫn các bạn trẻ, thanh niên và sinh viên Việt Nam.

Giáo sư John Vu là người rất đau đáu đến tương lai đất nước và quan tâm đến hướng đi của thế hệ trẻ Việt Nam. Mấy năm trước GS mỗi ngày đều đặn viết trên Facebook cá nhân chia sẻ những hướng dẫn, kinh nghiệm học tập, khởi nghiệp và các vấn đề về công nghệ, giáo dục cho các bạn trẻ Việt Nam. Lượng sinh viên Việt Nam theo dõi trên Facebook GS lên đến vài trăm ngàn followers.

Nhưng giữa năm 2016 Giáo sư đột ngột dừng viết Facebook không một lời giải thích, làm tất cả mọi người rất ngạc nhiên và cảm giác bị hụt hẫng. Lý do thực sự khiến Giáo sư buộc phải dừng viết Facebook hướng dẫn lớp trẻ Việt Nam là một câu chuyện bi hài chưa từng có tiền lệ liên quan đến Việt Nam mà có thể tôi sẽ chia sẻ trong Phần 2.

Còn tiếp...

Nguyễn Văn Phước

Founder/CEO  First News
http://tramdoc.vn/tin-tuc/bi-an-tac-pham-hanh-trinh-ve-phuong-dong-phan-1-nXj92W.html


Bí ẩn đằng sau hai cuốn “Hành trình về Phương Đông”


hanh trinh ve phuong dong

Vừa qua, cộng đồng mạng bình luận sôi nổi về việc có hai cuốn “Hành trình về Phương Đông” nhưng nội dung hoàn toàn khác nhau. Một cuốn do Nguyên Phong phóng tác và viết lại vào năm 1975 từ tác phẩm gốc “Journey to the East” của Baird T.Spalding, do NXB Adyar (Ấn Độ) ấn hành năm 1924. Cuốn sau rất dày do Huy Hoàng mua bản quyền từ “Life anh teaching of the Master of the far East” của Baird T.Spalding, gồm 6 tập, in năm 1986, do Anlebooks dịch, NXB Devorss & Company - Hoa Kỳ ấn hành.

Hai tựa tiếng Anh đã khác nhau, nhưng do sự nhập nhèm của dịch giả Anlebooks mà nhiều người nhầm tưởng bộ ra sau là “toàn tập”, nên cố mua cho trọn bộ. Đến khi cầm lên đọc mới tá hỏa: Cuốn sau chả liên quan gì đến cuốn “Hành trình về Phương Đông” rất nổi tiếng của Nguyên Phong.

Nội dung hoàn toàn khác nhau

Nếu như cuốn “Hành trình về Phương Đông” của Nguyên Phong dẫn dắt người đọc đến với thế giới của những trải nghiệm khoa học về năng lượng, tâm linh, thiền định, chữa bệnh, dưỡng sinh, yoga và các triết lý Phật giáo của các bậc tu sĩ Ấn Độ đắc đạo truyền lại, thì cuốn sau do Anlebooks dịch lại nói về thế giới vô hình, thuyết lượng tử, ý thức nhị nguyên, tập trung về Đức Chúa trời, chúa Jesus và Thượng đế. Do cách dịch quá bám sát bản gốc, chưa thoát ý, nên không ít người đọc bị lạc vào mê hồn trận của từ ngữ, rất khó hiểu và gọi cuốn sau là “bản dịch trời ơi”. Trong khi đó, “văn phong cuốn “Hành trình về Phương Đông” do Nguyên Phong dịch dễ hiểu, lôi cuốn, gần gũi, không triết lý cao siêu mặc dù nói rất sâu về khía cạnh tâm linh và tôn giáo”.

Một độc giả am hiểu khác, sau khi biết được có sự nhầm lẫn tai hại này, đã khẳng định: “Tôi từng đọc một số chương trong cuốn “Hành trình về phương Đông” do Nguyên Phong dịch và thậm chí cũng đã đọc nguyên tác bằng tiếng Anh. Và tôi lấy làm lạ khi thấy hai cuốn sách này gần như là khác nhau hoàn toàn, nếu tính đến từng câu chữ, từng chương sách. Thậm chí, tên sách của cuốn “Life and teachings of the Masters of the Far East” (tạm dịch: Cuộc sống và các giáo huấn của các vị thầy miền Viễn Đông) lại đặt đúng như tên sách “Hành trình về phương Đông” mà Nguyên Phong đã đặt hơn 30 năm trước, làm rất nhiều người bối rối và không biết phân biệt làm sao...”.

Khi có người hỏi nhân duyên nào tìm ra tập sách này để dịch và phổ biến như thế, dịch giả Nguyên Phong đã trả lời trên một tờ báo lúc đó: “Tình cờ tôi nhặt được cuốn sách trong thư viện. Cuốn sách cũ quá, nhưng bỗng nhiên tôi không muốn buông ra, bèn mượn cuốn sách này đem về đọc chơi. Nhưng lạ thay, suốt đêm ấy cuốn sách đã hoàn toàn chinh phục tôi, tôi đọc một mạch, rồi đọc lại. Những điều nói trong cuốn sách như vẽ ra cho tôi một vùng trời vừa huyền bí, vừa trong sáng, lại vừa như khơi dậy từ sâu thẳm của tôi niềm tự hào của nền triết học Đông Phương”.

Vì tác phẩm phóng tác “Hành trình về phương Đông” của tác giả Nguyên Phong quá xuất sắc và khác biệt so với bất kỳ bản gốc nào, nên vào năm 2009, NXB BookSurge Publishing tại New York cùng hai dịch giả Poven Leace và Biện Giang đã liên hệ xin phép Nguyên Phong để dịch ngược sang tiếng Anh với tựa “Journey to the East” với tên Nguyên Phong ở ngoài bìa ở vị trí như một tác giả. Cuốn sách tiếng Anh này đang song song phát hành cùng với tác phẩm “Life and Teaching of The Master of the Far East” của NXB Devorss & Company là NXB mà công ty Huy Hoàng mua bản quyền. Điều này khẳng định là hai cuốn sách này hoàn toàn khác nhau.

Nhân vật bí ẩn lộ diện

Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách có số phận khá ly kỳ. Trong phần tái bản mới có ghi: “Xuất bản lần đầu ở Ấn Độ năm 1924, “Hành trình về phương Đông” đã gây tranh cãi không chỉ ở nước Anh mà ngay cả ở Châu Âu và Mỹ. Sau đó, vì tự ái và sĩ diện, Chính phủ Anh cấm phát hành cuốn sách này ở Anh Quốc, rồi Chiến tranh Thế giới thứ hai xảy ra, cuốn sách không còn được tái bản nữa và thất lạc”.

Có người cho rằng, rất có thể, chính Nguyên Phong là tác giả của cuốn sách. Vì một lý do nào đó, ông đã không thừa nhận điều này. Thế nên mới có sự “biến mất” bí ẩn của tác giả, NXB (đóng cửa) và ngay cả nguyên tác cũng không lưu lại ở bất cứ thư viện lớn nào trên thế giới.

Vậy, Nguyên Phong là ai mà độc giả hâm mộ đến như vậy? Một con người cực kỳ khiêm tốn, một học giả của nhiều đầu sách dịch giá trị, nhưng đặc biệt - cái tên Nguyên Phong chỉ là bút danh. Ông là giáo sư John Vũ (tên thật là Vũ Văn Du). Các tác phẩm do ông dịch đã được First News - Trí Việt xuất bản ở VN gồm: “Ngọc sáng trong hoa sen”, “Bên rặng Tuyết Sơn”, “Hoa trôi trên sóng nước”, “Minh triết trong đời sống”, “Đường mây qua xứ tuyết”…



giao-su-john-vu-nguyen-phong
GS John Vũ - Nguyên Phong 



Khi bức màn bí mật về nhân vật Nguyên Phong được vén lên, thật bất ngờ, đó là một con người kiệt xuất. GS John Vũ - Nguyên Phong là một trong những nhà khoa học nổi tiếng ở Mỹ. Hiện nay, Giáo sư kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu phần mềm của ĐH Carnegie Mellon và là nghiên cứu viên kĩ thuật và kĩ sư trưởng Công nghệ thông tin tại Boeing. Trong 15 năm làm việc ở Boeing, ông từng tham gia vào chương trình phần mềm hỗ trợ cho máy bay Boeing 777 và là nhà vô địch về cải tiến qui trình ở Boeing...

Ông từng giữ vị trí Phó Chủ tịch phụ trách kỹ thuật của Boeing. Ông đã từ chối nhận nhiều giải thưởng rất uy tín của Mỹ và từ chối các cuộc phỏng vấn của các hãng thông tấn uy tín. Ông nhận lời thỉnh giảng và nói chuyện với sinh viên nhiểu trường đại học lớn trên thế giới.

 
MINH THI

https://laodong.vn/archived/bi-an-dang-sau-hai-cuon-hanh-trinh-ve-phuong-dong-667311.ldo



Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong - Niềm tự hào của người Việt Nam


Giáo sư John Vũ - Nguyên Phong, là một nhà khoa học nổi tiếng ở Mỹ, đứng trong Top 10 người sáng tạo nhất thế giới (mà đứng đầu là Bill Gates và Steve Jobs


Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong, là một nhà khoa học nổi tiếng ở Mỹ, đứng trong Top 10 người sáng tạo nhất thế giới (mà đứng đầu là Bill Gates và Steve Jobs). Ông chính là người dịch tác phẩm nổi tiếng Hành trình về Phương Đông, một trong những tác phẩm hay nhất về phương Đông từ trước đến nay. Giáo sư John Vũ cũng là một người rất quan tâm đến khoa học công nghệ, với trên 10.000 bài viết đã được đăng trên blog Science-Tecnology.

Giáo sư John Vũ là một người Mỹ gốc Việt có những đóng góp rất lớn về nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đối với thế hệ trẻ. Hiện nay, Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong kiêm Viện Trưởng Viện nghiên cứu phần mềm của Đại học Carnegie Mellon, và là Nghiên cứu viên kĩ thuật và Kĩ sư trưởng Công nghệ Thông tin tại Boeing. Trước khi công tác tại Tập đoàn Boeing, ông John Vũ – Nguyên Phong làm việc tại Teradyne Semiconductor; Hewlett Packard, Litton Industries, Motorola và GTE.

Ông còn giữ nhiều chức vụ quan trọng và công trình lớn. Trong 15 năm làm việc ở Boeing, ông đã từng tham gia vào chương trình phần mềm hỗ trợ cho máy bay Boeing 777 và là nhà vô địch về cải tiến qui trình ở Boeing với những kết quả có ý nghĩa. Ông đã đào tạo hơn 10 000 kĩ sư phần mềm; tiến hành trên 100 cuộc thẩm định.

Ông từng giữ vị trí Phó Chủ Tịch – Vice President phụ trách tất cả vấn đề về kỹ thuật của tập đoàn Boeing (CMM/CMMI). Ông cũng là sáng lập viên của SPIN Seatle và quản lý tổ chức này từ 1996 tới 2003. Ông đã từ chối nhận nhiều giải thưởng rất uy tín của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và từ chối các cuộc phỏng vấn của các hãng thông tấn uy tín. Gần đây Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong từ chối gặp Tổng thống Obama khi ông Obama đến thăm Đại học Carnegie Mellon.

Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong cũng được biết đến như một nhà khoa học, kỹ sư phần mềm có nhiều đóng góp đến lĩnh vực Công nghệ Thông tin. Ông John Vũ là một nhà khoa học cố vấn tại Viện Kỹ sư Phần mềm (Software Engineering Institute – SEI). SEI là nơi ông John Vũ đã tập trung phát triển một số mô hình đánh giá năng lực sản xuất phần mềm (Capability Maturity Model – CMM) đang được áp dụng rộng rãi trong ngành CNTT hiện nay như SW-CMM, CMMI, People-CMM, Acquisition-CMM và e-Business CMM. Ngoài ra, ông được ngành công nghiệp phần mềm thế giới thừa nhận với việc đóng góp thiết lập các trung tâm chất lượng phần mềm ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Nam Triều Tiên, Nhật Bản và nhiều nước khác trên thế giới.

Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong luôn quan tâm đến thế hệ trẻ – nguồn nhân lực chủ chốt về việc chọn lựa nghề nghiệp và hướng đến những ngành tiềm năng. Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong đã viết trên bốn mươi bài báo và xuất bản ba tập sách về phần mềm và các hệ thống thông tin nhằm cung cấp thông tin mới và hướng thế hệ trẻ tiếp cận những công nghệ hiện đại mới nhất. Quyển sách mới nhất của ông về công nghệ phần mềm đã được dịch sang tiếng Trung, tiếng Hàn và hiện đang được sử dụng như sách giáo khoa của một số trường địa học tại đó.

blank
Blog Khoa học công nghệ của Giáo sư John Vũ.




 Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong cũng đặc biệt quan tâm đến những ngành như Hệ thống Thông tin Quản lý và trong đó có chuyên mục chuyên sâu gồm 87 bài viết vô cùng hữu ích cho sinh viên Việt Nam được đưa lên website của ông. Trang Web tập hợp các thắc mắc của sinh viên cũng như cập nhật những vấn đề, thực trạng về chuyên ngành Hệ thống Thông tin Quản lý. Sau khi đọc những bài viết bổ ích của giáo sư John Vũ, các bạn sẽ được tháo gỡ những vướng mắc về chuyên ngành đang học cũng như có cái nhìn khái quát về ngành Hệ thống Thông tin Quản lý qua góc nhìn đa dạng, nhiều chiều của giáo sư John Vũ.

Và ông cũng là dịch giả khá nổi tiếng, với một số tác phẩm  như:

Hành trình về phương đông

hanh-trinh-ve-phuong-dong
“Hành trình về phương Đông” kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người. Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, diện kiến nhiều pháp thuật, nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo…của nhiều pháp sư, đạo sĩ…họ được tiếp xúc với những vị chân tu thông thái sống ẩn dật ở thị trấn hay trên rặng Tuyết Sơn. Nhờ thế, họ được chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như yoga, thiền định, thuật chiêm tin, các phép dưỡng sinh và chữa bệnh, những kiến thức về nhân duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết…

Bên rặng tuyết sơn

ben-rang-tuyet-son-1

Khơi nguồn từ vùng núi Himalaya xa xôi và vùng đồng bằng Ấn Độ, Bên Rặng Tuyết Sơn mang đến cho bạn đọc những sự thật vĩ đại về tâm linh và vai trò của việc làm chủ tâm linh cũng như làm chủ số phận. Tác phẩm còn khơi dậy những giá trị cao đẹp như: Tính trung thực, trái tim bao dung, lòng trắc ẩn, sự thông thái, lòng tín ngưỡng và tình yêu bao la.

Đường mây qua xứ tuyết

duong-may-qua-xu-tuyet

“Ti Nyang To Kyi Phug, các căn phòng nhtht đượxây ct kín đáo nhưng nó không hoàn toàn thiếu ánh sáng như nhiu người vn nghĩ. Trên nóc nhà có mt l hng đc ra đ ánh sáng có th lt vào bên trong, mt bàn th nh được đt trong góc phòng và đc bit hơn na là mchiếc t khá ln đng kinh đin cho các tu sĩ nhtht đc tng. V Lt Ma tr trì cho biết nhng căn phòng này không phi nơi đ trng pht hay giam hãm ai, mà là ch đ các tu sĩ có th thin đnh trong yên lng tuyt đi. Căn phòng khá rng đ ch cho v tu sĩ đi đng hoc c đng cho dãn gân ct. Mc dù vic tp khinh công chú trng vào quyn năng ý chí nhưng nó không có nghĩa là tu sĩ có th chnh mng vic gìn gi thân th cho khe mnh…”


Minh triết trong đời sống

minh-triet-trong-doi-song

Từ những kinh nghiệm của các bậc thầy tâm linh thế giới và trải nghiệm của bản thân, tác giả – diễn giả nổi tiếng Darshani Deane sẽ giải đáp những trăn trở ấy và rất nhiều vướng mắc khác qua 58 chủ điểm trong quyển sách này. Tác phẩm nổi tiếng Minh triết trong đời sống sẽ khơi mở tâm trí, giúp chúng ta con đường vượt khỏi những vướng mắc trói buộc tâm tưởng để đạt đến cảm giác an nhiên trong đời sống.


Ngọc sáng trong hoa sen


ngoc-sang-trong-hoa-sen

Ngọc sáng trong hoa sen (Tựa tiếng Anh: The Wheel of Life) là cuốn sách nói về cuộc du hành của ông tại châu Á. Xuất bản năm 1959, quyển sách được sự đón nhận nhiệt thành của độc giả với số bán kỷ lục trên một triệu bản ngay trong năm đầu tiên ra mắt. Cho đến nay, dù thời gian trôi qua, nhiều sự kiện đã thay đổi nhưng Ngọc sáng trong hoa sen vẫn là một trong những cuốn sách giá trị về phương Đông và thường được dùng làm tài liệu tham khảo trong các trường đại học.

        

khoihanh1
Khởi hành - Lời khuyên cho sinh viên Việt Nam

 
https://hatgiongtamhon.vn/giao-su-john-vu-nguyen-phong-niem-tu-hao-cua-nguoi-viet-nam-86976.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2021(Xem: 11170)
Thật không ngờ trong bối cảnh xã hội mà toàn cầu thế giới đang khẩn trương đối phó với đại dịch kinh hoàng của thế kỷ 21 thế nhưng những người con đầy tâm huyết của Đức Thế Tôn chỉ trong nửa năm đầu 2021 đã thành lập được hai trang Website Phật học tại hải ngoại : Thư viện Phật Việt tháng 2/2021. do nhóm cư sĩ sáng tạo trang mạng của HĐHP, ( hoangpháp.org ) do ban Báo chí và xuất bản của Hội đồng Hoằng pháp tháng 6/2021 thành lập với sự cố vấn chỉ đạo của HT Thích Tuệ Sỹ Từ ngày có cơ hội tham học lại những hoa trái của Phật Pháp ( không phân biệt Nguyên Thủy, Đại Thừa ) , Tôi thật sự đã cắt bỏ rất nhiều sinh hoạt ngày xưa mình yêu thích và để theo kịp với sự phát triển vượt bực theo đà tiến văn minh cho nên đã dùng toàn bộ thời gian còn lại trong ngày của một người thuộc thế hệ 5 X khi về hưu để tìm đọc lại những tác phẩm , biên soạn, dịch thuật của Chư Tôn Đức,qua Danh Tăng, Học giả nghiên cứu khắp nơi .
26/07/2021(Xem: 8134)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
25/07/2021(Xem: 5074)
Mấy ngày nay trên Facebook có chia sẻ lại câu chuyện (nghe nói là xảy ra năm 2014) về cô bé đã “ăn cắp” 2 cuốn sách tại một nhà sách ở Gia Lai. Thay vì cảm thông cho cô bé ham đọc sách, người ta đã bắt cô bé lại, trói 2 tay vào thành lan can, đeo tấm bảng ghi chữ “Tôi là người ăn trộm” trước ngực, rồi chụp hình và bêu rếu lên mạng xã hội. Hành động bất nhân, không chút tình người của những người quản lý ở đây khiến ta nhớ lại câu chuyện đã xảy ra cách đây rất lâu: một cậu bé khoảng 14-15 tuổi cũng ăn cắp sách trong tiệm sách Khai Trí của bác Nguyễn Hùng Trương, mà người đời hay gọi là ông Khai Trí. Khi thấy lùm xùm, do nhân viên nhà sách định làm dữ với cậu bé, một vị khách ôn tồn hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, tỏ vẻ khâm phục cậu bé vì học giỏi mà không tiền mua sách nên phải ăn cắp, ông đã ngỏ lời xin tha và trả tiền sách cho cậu.
23/07/2021(Xem: 16749)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 3483)
Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một trong những tạp chí nghiên cứu học thuật về Phật giáo tại Hoa Kỳ, đã có buổi lễ ra mắt các thành viên trong Ban Biên tập và nhận Quyết định Bản quyền Nghiên cứu Học thuật từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, Thầy Thích Giác Chinh, người đảm nhận vai trò Sáng lập kiêm Tổng biên tập, đã nhận được Thư chấp thuận cấp mã số ISSN từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ: Tạp chí Nghiên cứu Phật học in: ISSN 2692-7357 Tạp chí Nghiên cứu Phật học Online: eISSN 2692-739X Ngôn ngữ: Tiếng Anh.
11/07/2021(Xem: 6627)
Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình. Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình. Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây. Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu. Bởi vì quá xúc động!
16/06/2021(Xem: 18203)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vươn bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả... Đến hôm nay, bỗng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này. Đạo Phật có mặt trên quê hương Việt Nam hai ngàn năm qua, đã chung lưng đấu cật theo vận nước lênh đênh, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, luôn đồng hành với dân tộc. Khi vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước như thế nào, dài ngắn, thịnh suy? Thì Thiền sư Pháp Thuận đã thấy được vận nước của quê hương mà
10/06/2021(Xem: 13031)
Biên cương thế giới ngày nay bị thu hẹp với nền viễn thông liên mạng tân tiến, trong khi nhận thức của các thế hệ trẻ lại được mở rộng và sớm sủa hơn, khiến niềm tin và lẽ sống chân thiện dễ bị lung lay, lạc hướng. Thông tin đa chiều với sự cố ý lạc dẫn từ những thế lực hoặc cá nhân vị kỷ, hám lợi, thúc đẩy giới trẻ vào lối sống hời hợt, hiểu nhanh sống vội, ham vui nhất thời, tạo nên hỗn loạn, bất an trên toàn cầu. Trước viễn ảnh đen tối như thế, con đường hoằng pháp của đạo Phật rất cần phải bắt nhịp với đà tiến của nền văn minh hiện đại, nhằm tiếp cận với từng cá nhân, quân bình đời sống xã hội, giới thiệu và hướng dẫn con đường mang lại an vui hạnh phúc cho mình, cho người. Đó là lý do dẫn đến cuộc họp mở rộng giữa chư tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ và Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử VN tại hải ngoại và Việt Nam, được tổ chức vào lúc 08:50 PM ngày 08/5/2021 qua chương trình Zoom Online, để rồi đồng thuận tiến đến việc thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp. Hội Đồng Hoằng Pháp bao gồm nhiều
10/06/2021(Xem: 4417)
Mỗi lần đến chùa Vạn Phước, dù không chú ý, Phật tử ai ai cũng thấy Thầy Từ An, phó Trụ Trì chùa, mỗi ngày, ngoài những thời kinh, khóa tu, rảnh rỗi Thầy ra sân chùa cặm cụi nhổ cỏ gấu hết cây này đến cây kia, hết chỗ này đến chỗ nọ. Cứ xoay vần như thế ngày này qua tháng khác, năm này sang năm kia rồi khi cỏ gấu mọc lại, Thầy lại tiếp tục nhổ như một hạnh nguyện. Đặc biệt nữa, cứ mỗi lần nhổ xong một cây cỏ gấu, Thầy thường lẩm nhẩm: “Nhổ này một cây phiền não..., nhổ này một cây phiền não...“. Nhưng Thầy nhổ không bao giờ hết, vì cỏ gấu vốn là một loại cỏ dại, đã là cỏ thì rất khó tiêu diệt. Nếu xịt thuốc chỉ cháy lá hoa ở phần trên, rễ vẫn còn ở phần dưới, thậm chí có nhổ tận gốc nhưng chỉ cần sót lại một chút thân, rễ, một thời gian sau cỏ vẫn mọc lại như thường; chỉ trừ duy nhất tráng xi măng lót gạch, cỏ không còn đất sống may ra mới dứt sạch.
20/05/2021(Xem: 12488)
Kinh Đại Bát Nhã có tất cả 600 quyển, gồm 5 triệu chữ trong 25 ngàn câu, là bộ kinh khổng lồ trong tàng kinh cát của Phật Giáo Đại Thừa, do Đức Thế Tôn thuyết giảng trong 22 năm. Pháp Sư Huyền Trang dịch từ tiếng Phạn sang Hán và Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (1911-2003) dịch từ Hán sang Việt. Lão Cư Sĩ Thiện Bửu đã dành 10 năm lao nhọc, vừa học Kinh vừa viết luận bản này để xiển dương tư tưởng Bát Nhã theo tinh thần truyền bá và lưu thông. Ông đã khiêm tốn tự nhủ rằng, không biết những gì mình viết có phù hợp với tinh thần của bộ Đại Bát Nhã Ba La Mật hay không, nhưng chúng tôi cho rằng việc làm của Lão Cư Sĩ là việc cần làm và thiết thực hữu ích, ông đã giúp tóm tắt ý nghĩa và chiết giải những chỗ chính yếu của Kinh. Có thể nói đây là bản sớ giải đồ sộ thứ hai (trọn bộ 8 tập) về Kinh Đại Bát Nhã, theo sau Đại Trí Độ Luận (5 tập) ở Việt Nam. Xin tán thán công đức của Lão Cư Sĩ đã đặt viên đá đầu tiên, để khuyến khích cho những hành giả khác, cùng phát tâm xây dựng nền mó
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]