Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những quyển sách hay

16/04/202016:19(Xem: 3575)
Những quyển sách hay

Những quyển sách hay

“TRONG CÁI CŨ TÌM RA CON ĐƯỜNG MỚI “Và một link trên mạng “ trong cơn đại dịch tìm đọc tác phẩm “LA PESTE” DỊCH HẠCH của Albert Camus “
Chỉ trong giai đoạn này ...những ai có nhiệt tâm và lạc quan cho một tiền đồ sáng lạn mới có thể ngồi yên đọc những quyển sách tâm linh một thời rất nổi tiếng , còn thì tựu trung thường giải trí bằng nhiều phương tiện khác nhau như âm nhạc, phim hài và tôi cũng không ngoại lệ .
Dù hơn tháng nay ngoài các công việc thường ngày của một phàm phu tập tễnh học Đạo , đôi lúc tụng kinh cầu an , khi thì tụng sám hối sáng sớm trì chú và tụng Lăng Nghiêm nhưng sao thì giờ còn lại đã làm tôi thấy chút trống vắng hơn bao giờ...
Có lẽ từ lâu thật sự trong tôi chưa từ bỏ được những điều mong ước rất tầm thường ? Và phải chăng tôi chưa có được một sự hiểu biết sâu sắc về những dính mắc đó nên chưa sẵn sàng cắt đứt nó .
Phải đợi đến hôm nay không hiểu một sự mầu nhiệm nào đã khiến tôi dành một ngày để tìm đọc lại vài quyển sách và tình cờ thấy được quyển sách thật hay về tâm linh, ( xin tạm không nêu tên vì sợ mọi người hiểu lầm tôi đang ủng hộ một tông phái nào mặc dù tôi chỉ nghiên cứu giáo pháp của Đức Phật mà thôi) có nhiều câu văn thật táo bạo nhưng quá đúng:
“ Sự buông bỏ khiên cưỡng không phải là sự buông bỏ thật sự.
Trên đời này có thể tìm thấy sự khiên cưỡng đó trong lòng từ bi, tri túc, sự khiêm tốn nhân tạo. Hầu hết đằng sau những sự khiên cưỡng đó chính là Sân si, tham muốn, ngã mạn “.
Thật trùng hợp khi tôi vừa email tâm sự với người bạn rất thân như sau :
Chị X. thương mến đến hôm ngay thì sự lạc quan  trong HH đã giảm 50% rồi và chỉ còn một nỗi chán chường vì càng ngày càng thấy mình như con chốt xoay trong tay của các nhà chính trị Và càng ngày càng không thấy lối ra .Ngay cả những tay tài phiệt từng làm thiện nguyện nay cũng lộ bộ mặt đằng sau hết rồi và kinh nghiệm đau thương của ba HH cũng nằm trong trò chơi ấy ngày xưa ....
Không biết các chùa chiền làm sao qua cơn khổ nạn này khi kinh tế  sẽ suy sụp và khủng hoảng trầm trọng
Bây giờ HH không dám đánh giá và phán xét bất cứ điều gì nữa rồi ,
Tất cả mọi người không ai đủ mức toàn hảo thiện lương như mình tưởng... chỉ sau khi mình chấp nhận được điều đó rồi, HH mới thực sự trân trọng rất nhiều điểm tốt từ những bậc thiện tri thức mà mình đã gặp trong đời “
Trong thư này tôi muốn nói đến những quý nhân mà tôi đã gặp THỰC SỰ CHÂN THÀNH VÀ NHIỆT TÂM TÌM KIẾM SỰ THẬT VÀ SỰ BÌNH AN nhất là từ ngày tôi đọc được trong “Tự do học hỏi của Carl Roger” những điều trình bày như sau “ —- Càng có khả năng định hướng cuộc đời mình một cách có ý thức thì con người chứng ta càng có thể sử dụng thời gian để làm việc hữu ích. Khả năng chứng nghiệm chân lý đi cùng với sự trưởng thành về cảm xúc và đạo đức. Chỉ khi thấy được chân lý đó, anh ta mới đủ tụ tin về những điệu mình tin tưởng xuất phát từ chính kinh nghiệm thực tế và từ chính trong tâm mình chứ không phải dưa vào những giáo điều tưởng tượng hay do ai nói lại cho mình hay “ và tác giả cũng nhấn mạnh rằng—-Cuộc đời sẽ thật vô vị nếu ta không có được những bậc thiện trí thức ( những bậc quý nhân trong Đạo )và mối quan hệ này sẽ là mãnh đất để chúng ta trưởng thành về mặt tâm lý.”
 
Vậy thì tìm đọc sách những quyển sách hay đã có thể giúp cho những kẻ cô đơn tìm gặp được bạn tri âm vì tất cả những gì được viết ra đang ngấm hết thảy những thế sự thăng trầm hỷ nộ ái ố vào trong sách cả rồi bạn ạ!
Nói như thế cũng để an ủi cho mỗi chúng ta khi đọc được những sách của Rollo May hay Gordon Allport đã từng viết qua những câu để đời như sau “ Sống ở trên đời là cả một nghệ thuật không có một công thức nào hay một khuôn mẫu nào cho nó cả mà bạn phải luôn luôn tỉnh thức và sáng tạo “ hoặc “ Sống là đau khổ và đau khổ là để tìm ra ý nghĩa của đau khổ “ hoặc “ Cuộc đời của một người sẽ vô cùng hời hợt và rất buồn tẻ nếu không có khó khăn và vất vã “ hoặc “ khả năng thích nghi là rất quan trọng để tồn tại đừng cứng nhắc mà phải thỏa hiệp và uyển chuyển trong mọi việc nhưng SỰ TRUNG THỰC của mình thì đừng đánh mất . “
Lời kết xin mượn lời của tác giả quyển sách tâm kinh trên như sau “ Nếu mối quan hệ của bạn không đặt nền tảng trên thái độ đứng đắn thì tốt nhất là đừng có mong đợi điều gì trong mối quan hệ và hãy dành thời gian để tìm hiểu tâm mình thật sâu sắc , tìm hiểu xem mình đang thực sự mong muốn gì từ cuộc đời này và nếu bạn không biết mình muốn gì thì kết cục bạn sẽ có rất nhiều thứ mà bạn chẳng muốn “
Bain có đồng ý với tác giả không , riêng mình nhờ được đọc lại những điều này và phối hợp với lời dạy của Phật thấy ra những ánh sáng vi diệu cho quãng đời còn lại bạn ơi
“ Học danh ngôn cũ khám phá bao điều mới ,
Như hạt giống gieo trồng trong vô thức ẩn tàng .
Trưởng thành ... kết quả chẳng đợi thời gian ,
Cần sâu sắc trung thực khi chiêm nghiệm !
Đủ Phước duyên.., bạn hiền sách hay quý hiếm
Mối tương quan khó diễn tả vô cùng
Tìm nơi ấy ...tình thương rộng lượng bao dung
Nâng đỡ, thật sự chẳng cần mong đợi
Xin cảm ơn ...giá trị chân thành nhắn gởi!!!
Huệ Hương
Và đây là link của quyển sách Dịch Hạch của Albert Camus

Trong cơn đại dịch,
đọc lại truyện dài ‘Dịch Hạch’ của văn hào Albert Camus

 

blankNhà văn người Pháp Albert Camus chụp hình chân dung hôm 17 Tháng Mười, 1957, ở Paris sau khi được thông báo ông đoạt giải văn chương Nobel. (Hình: STF/AFP via Getty Images)

Thời gian qua, trong cơn đại dịch virus Corona, ba tác phẩm hư cấu đề cập đến dịch bệnh đã được tái bản, gồm “La Peste” (Dịch Hạch) của Albert Camus, “The Stand” (Kháng Cự) của Stephen King, “The Eyes of Darkness” (Những Đôi Mắt Bóng Tối) của Dean Koontz.

Phiên bản tiếng Anh của “La Peste” là “The Plague,” do nhà xuất bản Penguin tái bản đã bán sạch trên Amazon vào cuối Tháng Hai, 2020. Hai bản tiếng Pháp và tiếng Ý của tác phẩm này cũng bán rất chạy tại Pháp và Ý, hai xứ Châu Âu hiện đang chật vật đối phó với cơn dịch COVID-19.

blank

Bối cảnh của câu chuyện xảy ra ở Oran, một thành phố ở xứ Algeria, thuộc địa của Pháp, vào đầu thập niên 1940. Vào Tháng Tư năm đó, đột nhiên, người ta thấy có những con chuột chết rải rác đó đây trong thành phố, lúc đầu chỉ một, hai con rồi dần dà, mỗi ngày mỗi nhiều, nhưng chẳng mấy ai lưu tâm, kể cả Bác Sĩ Bernard Rieux, nhân vật chính của câu chuyện. Thậm chí, có người còn xem đó là một trò chơi khăm. Nhưng khi người gác cổng, nơi ông làm việc, đột ngột đau và chết với một cơn sốt lạ thường, thì Rieux biết rằng thành phố đang có bệnh dịch hạch. Ấy thế mà phải một thời gian sau, khi có nhiều bằng chứng không thể phủ nhận về cơn dịch thì nhà cầm quyền mới bắt đầu ra lệnh đặt toàn thành phố dưới sự cách ly để kiểm dịch.

Từ đó, mọi con đường ra vào thành phố bị đóng chặt, nội bất xuất ngoại bất nhập. Mọi người được lệnh phải ở trong nhà, chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt. Ngay cả người chết cũng phải có nhân viên hữu trách giám sát. Mọi dịch vụ công cộng ngưng trệ, ngay cả các trạm thư tín cũng đóng cửa vì sợ lây lan. Nếu có gặp nhau đâu đó, người ta quay lưng lại với nhau, tránh mọi tiếp xúc, đụng chạm. Dân thành phố sống những ngày vô mục đích, chán nản, tuyệt vọng; một số người đâm ra hoảng loạn, sinh ra làm càn.

“Vào thời kỳ này, thời gian như dừng hẳn lại (…) Chỉ trong vòng bốn ngày, cơn sốt tạo ra bốn bước nhảy kinh hoàng: mười sáu người chết, hai mươi bốn, hai mươi tám và ba mươi hai. Đến ngày thứ tư, người ta thông báo việc mở bệnh viện phụ trong một  trường mẫu giáo. Đồng bào chúng tôi vốn vẫn ngụy trang nỗi lo âu của mình  dưới những lời bông đùa, giờ đây, tỏ ra chán nản hơn và lặng lẽ hơn.”

Dân thành phố cảm thấy đột nhiên bị nhốt vào trong tù với nỗi đau khổ vì xa cách bạn bè, người thân.

Cuốn “La Peste” (phiên bản tiếng Anh là “The Plague”) của văn hào Pháp Albert Camus. (Hình: en.wikipedia.org)

“Một trong những hậu quả đáng kể nhất của việc đóng cửa thành phố là sự chia cách bỗng nhiên rơi vào những con người không hề được chuẩn bị.”

Kẻ ở lại thoát ra ngoài không được mà những người đi xa cũng chẳng thể nào về. Không ai có thể cứu giúp ai, không ai làm gì được cho ai. Những chữ vốn vẫn thường được dùng một cách bình thường như “dàn xếp” (transiger), “ân huệ” (faveur) hay “ngoại lệ” (exception) bỗng trở thành vô nghĩa.”

Giữa cái không khí chết chóc và tuyệt vọng đó, trong lúc chính quyền thành phố không đảm đương nổi vì quá sức, Bác Sĩ Barnard Rieux, dù có vợ ốm đau được gửi đi dưỡng bệnh ở một thành phố khác từ trước đó, bất chấp mối hiểm nguy lây bệnh, đứng ra tổ chức cuộc chiến đấu chống cơn dịch bệnh: lập ra những nhóm thiện nguyện, tự làm bệnh viện dã chiến, tự điều chế thuốc, làm vệ sinh thành phố, chuyên chở và chữa trị người bệnh, lo mai táng người chết, vân vân.

Sự tận tụy của Rieux đã thuyết phục nhiều người khác cùng tham gia. Họ xuất thân từ nhiều hoàn cảnh, nghề nghiệp, cá tính và xu hướng rất khác nhau.

Chẳng hạn ký giả trẻ Raymond Lambert. Anh đến từ Paris, bị kẹt vì lệnh phong tỏa, nên tìm mọi cách để ra khỏi thành phố, kể cả bằng con đường đi chui, nhưng đến khi nguyện vọng được thỏa mãn thì anh ta thay đổi thái độ, tình nguyện ở lại.

Chẳng hạn Cha Paneloux. Vào lúc cao điểm của cơn dịch, khi có đến 500 người chết một tuần, vị linh mục Dòng Tên này, qua một bài thuyết giảng hùng hồn, giải thích rằng cơn dịch là một cách Thượng Đế trừng phạt những kẻ có tội và khuyên họ chấp nhận sự trừng phạt đó. “Hỡi các anh chị em, cuối cùng, chính ở đây thể hiện lòng Chúa nhân từ, ngài đã mang vào mọi vật cái thiện và cái ác, sự giận dữ và lòng xót thương, bệnh dịch hạch và sự giải thoát. Chính cái tai họa đã làm các anh chị em tổn thương, nó nâng anh chị em lên và chỉ đường cho anh chị em.” Nhưng về sau, chứng kiến cái chết thương tâm của một đứa bé vô tội, Cha Paneloux thay đổi hoàn toàn thái độ, tình nguyện vào nhóm thiện nguyện, cuối cùng, nhiễm bệnh và chết.

Khi những dấu hiệu đầu tiên của cơn dịch xuất hiện, ai cũng cho rằng đó là trách nhiệm của một ai đó, chẳng dính dáng gì đến mình. Thậm chí ngay cả khi chứng kiến một phần tư (1/4) cư dân lăn ra chết, những người còn sống vẫn tin rằng tai họa sẽ không xảy ra cho bản thân họ. Ai cũng muốn giữ cho mình sự bình an, không muốn thay đổi thói quen và những gì mình đang hưởng, nên chẳng hề quan tâm đến người khác, đến cộng đồng.

Trong suốt cơn dịch, Camus nhấn mạnh đến sự hờ hững và phủ nhận của cư dân Oran đối với tai họa như là một ẩn dụ siêu hình. Tai họa, theo ông, là một cái gì rất chung, nhưng không mấy ai chấp nhận chúng, cho chúng là phi thực, cho đó là một cơn ác mộng sẽ chóng qua đi, cho đến khi chúng rơi ngay trên đầu mình. Chính vì thế, phải lâu lắm về sau, trải qua nhiều tháng sống như bị lưu đày, nhiều cư dân thành phố mới dần dà hiểu ra rằng tai ương không phải là của riêng ai mà liên quan đến tất cả mọi người. Nỗi đau cơn dịch là nỗi đau chung cần được được chia sẻ với nhau, nên mọi người đành quên đi nỗi đau cá nhân và cùng tham gia vào công cuộc chiến đấu chống dịch.

blank
Một bìa sách khác của “La Peste.” (Hình: cherwell.org)

“Dịch Hạch” mang rất nhiều nét khá tương tự với cơn đại dịch COVID-19 hiện nay. Tuy nhiên, “Dịch Hạch” không chỉ viết về một trận dịch như nó là, mà chứa đựng nhiều ẩn dụ: ẩn dụ về cuộc xâm lăng tàn bạo của chủ nghĩa Đức Quốc Xã trong Thế Chiến Thứ 2, ẩn dụ về sự lan truyền độc hại của các ý thức hệ đối chọi nhau làm nhiễm độc xã hội.

Nhưng sâu xa hơn hết, đó là ẩn dụ về con người như một thân phận. Con người, trong cái nhìn của Camus, là một cái gì mong manh, rất dễ tổn thương, có thể bị tiêu diệt bất cứ lúc nào, bởi một thiên tai đột ngột xảy ra, hay bởi hành vi lầm lỗi của chính con người, hay thậm chí bởi một thứ vô cùng nhỏ nhoi: con vi khuẩn.

Cuối cùng, sau hơn một năm, cơn dịch chấm dứt ở thành phố Oran. Cuộc sống trở lại bình thường. Dân thành phố hân hoan reo mừng. Nhưng Camus cảnh báo rằng như thế không có nghĩa là con người đã hết bị đe dọa.

Kết thúc truyện, ông viết: “…vi trùng dịch hạch không bao giờ chết cũng không bao giờ biến mất, nó có thể nằm ngủ yên hàng chục năm trong đồ đạc và quần áo, nó kiên nhẫn chờ đợi trong các phòng ốc, dưới tầng hầm, trong rương, trong những chiếc khăn tay và trong đống giấy má và có lẽ đến một ngày nào đó, vừa để gây tai họa cũng như để dạy bài học cho con người, cơn dịch hạch sẽ lại đánh thức đàn chuột của nó dậy và rồi gửi chúng ra nằm chết trong một thành phố đang tràn trề hạnh phúc nào đó.”

Một lời tiên tri đáng đồng tiền bát gạo! Hơn 70 năm kể từ ngày tác phẩm ra đời, toàn nhân loại đang nhận chịu một cơn dịch mới kinh hoàng còn hơn trận dịch hạch ở thành phố Oran: đại dịch virus Corona. Cũng như trong “Dịch Hạch,” giữa không khí lo sợ, hốt hoảng và chán nản của chúng ta, thì ở tiền tuyến (frontline), biết bao bác sĩ, ý tá, nhân viên công lực, binh sĩ… – không khác gì những nhân vật Bác Sĩ Rieux, ký giả Lambert hay Cha Paneloux… trong “Dịch Hạch” – ngày đêm không quản gian lao và nguy hiểm, đang lao vào cuộc chiến chống dịch bệnh. Và cũng như trong “Dịch Hạch,” cơn dịch COVID-19 chắc chắn sẽ phải chấm dứt. Càng sớm càng tốt.

Mong thay!

***

Albert Camus, nhà văn Pháp, sinh năm 1913, đoạt giải văn chương Nobel năm 1957 và mất năm 1960 trong một tai nạn xe hơi, để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ với hàng chục tác phẩm vừa truyện dài, truyện ngắn, tiểu luận và biên khảo. Các tác phẩm nổi tiếng của ông gồm có L’Étranger (Kẻ Xa Lạ/truyện dài), La Chute (Sa Đọa/ truyện dài), La Peste (Dịch Hạch/truyện dài), Le Mythe de Sisyphe (Hyền Thoại SiSyphe/tiểu luận), Caligula (kịch)… (Trần Doãn Nho)

—–

Tham khảo:

-La Peste (Albert Camus), bản điện tử tiếng Pháp: www.bouquineux.com/?telecharger=381&Camus-La_Peste

-Từ Coronavirus đến “Dịch Hạch” của Albert Camus (TDN): damau.org

-Albert Camus on the Coronavirus (Alain de Botton): www.nytimes.com/2020/03/19/opinion/sunday/coronavirus-camus-plague.html

Theo Trần Doãn Nho – Người Việt 

Huỳnh Phương – Huệ Hương chuyển bài
https://banmaihong.wordpress.com/2020/04/14/trong-con-dai-dich-doc-lai-truyen-dai-dich-hach-cua-van-hao-albert-camus/


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2011(Xem: 3342)
Hãy sống như những người con Phật, mở lòng ra, nắm lấy những giờ phút đang có này, vứt bỏ mọi ức, hoài niệm, và nở nụ cười.
05/05/2011(Xem: 12069)
Tạp Chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh là cơ quan ngôn luận dẫn đạo về mặt tư tưởng, triết lý, giáo dục và văn hóa hàng đầu của Phật Giáo Việt Nam, mà mãi đến nay (2014) vẫn chưa có tạp chí Phật Giáo nào, trong và ngoài nước, có thể vượt qua được uy tín và ảnh hưởng lớn rộng của nó. Hiện Thư Viện Huệ Quang (Việt Nam) đã số hóa tạp chí này, bắt đầu từ số 1 năm 1967 cho đến số cuối cùng vào tháng 3 năm 1975 thì tự đình bản do hoàn cảnh đổi chủ của miền Nam Việt Nam.
11/04/2011(Xem: 3225)
Cái biết sáng ngời hay Phật tánh, Chân tâm, Tánh giác… thật ra không có tên gọi, không thể dùng lời diễn tả, không thể tưởng tượng suy lường.
10/03/2011(Xem: 3026)
Ngày xưa, có một người xay bột nghèo mà lại có một cô con gái xinh đẹp. Có lần, bác ta tình cờ được nói chuyện với nhà vua.
27/02/2011(Xem: 4182)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài: Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn...
19/02/2011(Xem: 17527)
Hết lòng trân quí và ghi nhớ ân đức sâu dầy của sư Sán Nhiên đã biên soạn và hiệu đính tập sách này, cũng như đã hoan hỷ cho phép Hội Thiện Đức ấn tống nhằm góp phần vào công cuộc hoằng hóa Phật pháp đem đến lợi lạc cho nhiều người. Hội Thiện Đức xin biết ơn sự ủng hộ tinh thần và tán thán sự phát tâm đóng góp tịnh tài của quý Phật tử và ân nhân cho công trình ấn tống này. Xin tri ân chị Thân Thục & anh Thân Phúc đánh máy tập sách; anh Thân Hòa trình bày sách bao gồm thiết kế bìa sách; anh Chúc Giới, anh Thiện Tánh, cùng anh Chúc Tùng cung cấp tài liệu và hình ảnh; Tâm Hân Huệ thỉnh ý sư Sán Nhiên; chị Tâm Thiện, chị Chơn Hạnh Bạch, chị Diệu Âm, Thân Hồng, cùng anh chị Lê Lộc (Lancaster, PA) phụ giúp sổ sách, liên lạc, và kêu gọi cho quỹ ấn tống.
02/02/2011(Xem: 9981)
Sự hiện hữu đột biến phản diện của một đóa mai đã đánh lay tâm thức của người đọc một cách bất ngờ, tạo ra một mối nghi tình cho hành giả, trong hai câu song thất kết thúc của bài kệ, mà thiền sư Mãn Giác đã trao cho những người đi sau, nhân lúc cáo bệnh thị chúng của ngài, chúng vẫn còn tiếp tục chảy không biết bao nhiêu bút mực để nói về sự hiện hữu của chúng.
21/01/2011(Xem: 3921)
Mỗi khi mỏi bước trên con đường mình đã chọn, hãy tự nhủ mình: ” Tiếp tục đi… đừng dừng lại. Mỗi bước có thể khó khăn hơn nhưng đừng dừng lại. Viễn cảnh đẹp nhất là lúc ở trên đỉnh”. Hãy luôn thúc đẩy mình bằng cách nghĩ về viễn cảnh hạnh phúc ở tương lai bạn nhé.
20/01/2011(Xem: 3382)
Thầy Ajahn Brahm có lần chia sẻ khi ông mới đến ở tu viện Wat Pah Pong của ngài Ajahn Chah, ông thường được nghe Ngài Ajahn Chah kể một câu truyện về làm thế nào để hái một trái xoài. Tu viện Wat Pah Pong là một vườn xoài. Và theo người ta kể thì những cây xoài ở đây được lấy hạt giống từ chính cây xoài được trồng bởi đức Phật. Vườn xoài lúc nào cũng đầy trái thơm chín chỉ chờ người hái. Nhưng theo lời Phật dạy thì chúng ta không nên leo lên cây hái trái. Và ta cũng không cần phải lấy cây sào vói hái, hay là rung lắc cho trái rụng xuống.
20/01/2011(Xem: 3231)
Đêm im lặng, lắng nghe hương về sáng Mùa xuân tràn, có vạn cánh chim bay Cành mai ngủ vừa giật mình thức giấc...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]