Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nữ Phật tử Nguyên Thường – Ngọn lửa Đào Thị Yến Phi trong phong trào đấu tranh Phật giáo ở miền Nam Việt Nam

01/11/201907:17(Xem: 4551)
Nữ Phật tử Nguyên Thường – Ngọn lửa Đào Thị Yến Phi trong phong trào đấu tranh Phật giáo ở miền Nam Việt Nam

THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC

“Nữ Phật tử với Phật giáo Việt Nam và lễ tương niệm 906 năm ngày Ni sư Diệu Nhân cùng chư vị tiền bối Ni viên tịch” 
Ngày 25,26,27/10/2019 tại Học viên Phật giáo Việt Nam- Sóc Sơn, Hà Nội

Hoi Thao ve Ni Su Dieu Nhan (22)

Đề tài:
Nữ Phật tử Nguyên Thường – Ngọn lửa Đào Thị Yến Phi 
trong phong trào đấu tranh Phật giáo ở miền Nam Việt Nam

(NNC. Thích Trí Bửu)

Phật giáo Việt Nam với tư tưởng nhập thế hộ quốc an dân” luôn đồng hành cùng quá trình dựng nước, giữ nươc; luôn miệt mài vì độc lập, tự do cùng dân tộc. trong cuộc đồng hành đó phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 như một điểm nhấn rực rỡ, đánh dấu bước chuyển lớn trên con đường hướng nội và nhập thế đến tận cùng vì dân tộc.

Nói về nữ huynh trưởng Gia đình Phật tử Đào Thị Yến Phi vị pháp thiêu thân, nhà thơ Mai Khắc Huy viết: "Bên biển Đông thét gào sóng dậy. Bỗng bừng lên ánh lửa oai hùng. Lửa Từ bi rực sáng trời Đông. Trong huyết quản máu hồng ngưng chảy. Lửa Yến Phi bừng cháy…”.

Thật vậy, chính sự hy sinh vô úy của chị đã góp phần làm rạng ngời ánh Đạo, khi Phật giáo đang đối mặt với sự đàn áp của chế độ độc tại ở miền Nam Việt Nam.


Hoi Thao ve Ni Su Dieu Nhan (24)

1.- Tiểu sử nữ Phật tử Nguyên Thừờng – Đào Thị Yến Phi

Thánh tử đạo Đào Thị Yến Phi, pháp danh Nguyên Thường, tự Diệu Mai, sinh ngày 16 tháng Giêng năm 1948 tại Hà Đông, (Hà Nội). Thân phụ là Đào Trọng Bình, thân mẫu là bà Lê Thị Vượng. Vì thân phụ đi xa và mất liên lạc từ thuở Phi lên 10, nên gia đình chỉ hai mẹ con đùm bọc lẫn nhau. Mẹ Yến Phi  là một Phật tử thuần thành. Yến Phi rất ngoan và hiếu thảo với mẹ, luôn luôn cố gắng đỡ đần và không để mẹ buồn lòng vì mình.

Đào Thị Yến Phi gia nhập Gia đình Phật tử Linh Thứu (Tân Lập, Nha Trang)  từ năm 1958, khi mới 10 tuổi,  với tư cách một đoàn sinh Oanh Vũ, năm 1961 cắt dây lên Thiếu nữ. Chính thức Quy y Tam bảo vào ngày đại lễ Phật đản 1962. Trúng cách trại huấn luyện đội chúng trưởng Thần Hội năm 1962, trúng cách trại huấn luyện huynh trưởng Lộc Uyển năm 1964 do Ban Hướng dẫn GĐPT Khánh Hòa tổ chức. Sau đó về sinh hoạt với GĐPT Chánh Quang (Chùa Chánh Quang, Lộc Thọ, Nha Trang) với nhiệm vụ đoàn phó nữ Oanh Vũ.

 
Với bản tính hiền hòa, được tiếp thu tinh thần Bi-Trí-Dũng của đạo Phật, Yến Phi luôn luôn tỏ ra là một Phật tử gương mẫu được mọi người cảm mến. Mặc dù ít nói nhưng khi nói được là phải làm được, cho dù phải hy sinh.

14 giờ 30 ngày 26-1-1965 (nhằm 24 tháng Chạp năm Giáp Thìn) trước tòa hành chánh tỉnh Khánh Hòa, trong lúc chư Tăng Ni và Phật giáo đồ đang tuyệt thực, chống chính quyền miền Nam đàn áp Phật giáo, đàn áp Tăng Ni ở miền Nam. Đào Thị Yến Phi đã tự tay tưới xăng vào mình và châm lửa tự thiêu tại công viên bở biển Nha Trang, trước  Tòa Hành chính tỉnh Khánh Hòa . Mọi người ngã mình trước biểu tượng Bi Dũng rạng ngời của Ngọn lửa Yến Phi.




Hoi Thao ve Ni Su Dieu Nhan (23)

2.- Tấm gương Bi-Trí-Dũng Đào Thị Yến Phi:

54 năm qua từ ngày nhục thân Thánh Tử đạo vị pháp thiêu thân cúng dường, bảo vệ đạo pháp và dân tộc của nữ Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam, Nguyên Thường tự Diệu Mai, Đào Thị Yến Phi , tại công viên bờ biển Nha Trang trước Tòa Hành Chánh Tỉnh Khánh Hòa. Hiện nay nơi đây là công viên Yến Phi với tượng đài uy dũng, lưu dấu một sự kiện quan trọng xảy ra năm 1965 …Thời gian đó, là nỗi kinh hoàng của nhân dân miền Nam trước bạo lực sắt máu của chính quyền Trần Văn Hương. Đặc biệt, nhân vật được mô tả như là “sĩ khí của miền Nam” Trần Văn Hương, người đã đem hết sức tàn lực tận để thẳng tay đàn áp đẩm máu Tăng Ni và đồng bào Phật tử, mạ lị các cấp lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.. Khi ông làm thủ tướng chính quyền miền Nam.

 Vào năm 1965, một buổi chiều mùa đông năm Giáp Thìn, Nữ Huynh trưởng GĐPT Linh Thứu Đào Thị Yến Phi tròn 17 tuổi , lứa tuổi thanh xuân  được un đúc trong tinh thần Bi Trí Dũng, noi gương Bồ Tát Thích Quảng Đức, đã tự mình đốt lên ngọn đuốc bằng chính nhục thân của mình, để thức tỉnh lương tâm những kẻ bị vô minh che mờ.  Một ngày sau, chính phủ Trần Văn Hương sụp đổ.

Tờ báo Lao Động tiếng nói của quần chúng lao động và Phật tử tiến bộ miền Trung số 1 ra ngày 30-11-1971, bảy năm sau ngày nhục thân Thánh Tử đạo Yến Phi nằm yên trong lòng đất lạnh, đã dành nhiều trang viết về chủ đề  lửa Yến Phi, ngọn lửa tiêu biểu cho năng lực chiến đấu- tinh thần bất khuất, ý nguyện Hòa Bình của nhân dân Khánh Hòa.

Hằng năm vào ngày 24 tháng chạp Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử tỉnh Khánh Hòa  tổ chức trọng thể trang nghiêm   lể tưởng niệm  tại tượng đài Yến Phi, Công viên Yến Phi Nha Trang, nơi mà cách đây hơn nửa thế kỷ nữ Phật tử Nguyên Thường– Đào Thị Yến Phi đã vị pháp thiêu thân.


Hoi Thao ve Ni Su Dieu Nhan (2)Hoi Thao ve Ni Su Dieu Nhan (3)Hoi Thao ve Ni Su Dieu Nhan (6)


3.- Thay lời kết

Nói về nữ huynh trưởng GĐPT Yến Phi vị pháp thiêu thân, nhà thơ Mai Khắc Huy viết: "Bên biển Đông thét gào sóng dậy. Bỗng bừng lên ánh lửa oai hùng. Lửa Từ bi rực sáng trời Đông. Trong huyết quản máu hồng ngưng chảy. Lửa Yến Phi bừng cháy…”.

Nữ Phật tử anh hùng Đào Thị Yến Phi đã hiến dâng trọn vẹn cho Hòa bình, cho Đạo pháp và Dân tộc. Trước lúc ra đi, chị để lại ba bức tâm thư mà cho đến bây giờ vẫn khiến nhiều người phải ngậm ngùi xúc động nghẹn ngào khi đọc lại những bức thư của chị. Một trong ba bức tâm thư ấy, dõng mãnh và xúc động nhất là bức thư chị gởi cho chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni trong cả nước. Chị viết: “Con pháp danh Nguyên Thường, tự Diệu Mai, là huynh trưởng GĐPT Chánh Quang xin âm thầm phát nguyện tự thiêu đốt nhục thân để cúng dường Tam bảo và cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho quý Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni được pháp thể khinh an. Cầu nguyện cho Phật giáo đồ thừa nghị lực để đấu tranh giành lại tự do cho Dân tộc, cho Đạo pháp…”.

     Năm mươi bốn  năm đã trôi qua, hình ảnh người nữ huynh trưởng khả ái dần phai mờ, nhưng ngọn lửa hào hùng mà chị thắp lên vẫn luôn tỏa sáng trong lòng dân tộc, trong lòng mọi người con Phật hôm nay và thế hệ mai sau. Tên chị đã đi vào lịch sử nhân loại và nơi chị ngã xuống đã trở thành một công viên văn hóa Yến Phi tại miền thùy dương cát trawsngs thành  phố biển Nha Trang.

Xin được mượn lời  nhà  thơ  Mai Khắc Huy “Ngọn Lửa Yến Phi” kết thúc bài tham luận::

Bên biển đông thét gào sóng dậy
Bổng bừng lên ánh lửa oai hùng
Lửa Từ bi rực sáng trời Đông
Trong huyết quản máu hồng ngưng chảy.
Lửa Yến Phi bừng cháy
Thiêu đốt xác phàm nhân
Trăm ngàn người gục lạy
Nước mắt tràn đau thương
Hiến dâng ánh lửa thiêng
Báo ân Tam Bảo xây nền tự do

-@-

Nha Trang thơ mộng
Đây chính là nơi
Lửa Yến Phi sáng ngời
Đốt tan bạo lực
Quét sạch bạo quyền
Oai linh thay! Ánh lửa thiêng
Muôn đời Dân tộc xin nguyền nhớ ơn.


NNC Thích Trí Bửu,
bên Công viên Yến Phi Nha Trang– Tháng 10/2019




TIỂU SỬ THÁNH TỬ ĐẠO PHẬT GIÁO VIỆT NAM

NGUYÊN THƯỜNG – ĐÀO THỊ YẾN PHI – Tự DIỆU MAI

1948 – 1965

HUYNH TRƯỞNG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

Đào Thị Yến Phi pháp danh Nguyên Thường, tự Diệu Mai. Sinh ngày 16 tháng giêng năm 1948 tại tỉnh Hà Đông, Bắc Việt Nam. Thân phụ là ông Đào Trọng Bình, thân mẫu là bà Lê Thị Vượng. Vì thân phụ đi xa và mất liên lạc từ thuở Phi lên 10, nên gia đình chỉ hai mẹ con đùm bọc lẫn nhau. Mẹ Yến Phi cũng là một Phật Tử thuần thành. Yến Phi rất ngoan và hiếu với mẹ, luôn luôn cố gắng đỡ đần và không để mẹ buồn lòng vì mình.

Đào Thị yến Phi gia nhập Gia Đình Phật Tử Linh Thứu từ năm 1958 với tư cách một Đoàn Sinh Oanh Vũ, năm 1961 lên đoàn Thiếu Nữ. Chính thức Quy y Tam Bảo vào ngày lễ Phật Đản 1962. Trúng cách Trại huấn luyện Đội Chúng Trưởng “Thần Hội” năm 1962, trúng cách Trại huấn luyện Huynh Trưởng Lộc Uyển năm 1964. Sau đó về sinh hoạt với GĐPT Chánh Quang với nhiệm vụ Đoàn Phó Đoàn Oanh Vũ Nữ.

Với bản tính hiền hòa, được hấp thụ tinh thần Bi-Trí-Dũng của đạo Phật, Yến Phi luôn luôn tỏ ra là một Phật Tử gương mẫu được mọi người cảm mến. Mặc dù ít nói nhưng khi nói được là phải làm được cho dù phải hy sinh đến tính mạng, cộng với tánh tình của Yến Phi luôn cương trực và có lòng quả cảm. Đức tính ấy đã thể hiện một cách trung thực qua tinh thần hy sinh cao đẹp và anh dũng của Đào Thị Yến Phi:

14 giờ 30’ ngày 26.01.1965 (nhằm 24 tháng Chạp năm Giáp Thìn), trước Tòa Hành Chánh tỉnh Khánh Hòa, trong lúc chư Tăng Ni và Phật Giáo Đồ đang tuyệt thực, Đào Thị Yến Phi đã tự tay tưới xăng vào mình và châm lửa tự thiêu. Cho đến khi ngọn lửa bừng lên chói lòa từ nhục thân Yến Phi thì đã quá muộn, không ai cứu Phi được nữa. Mọi người ngã mình kêu khóc trước biểu tượng Bi Dũng rạng ngời, trong nỗi đau thương xúc cảm.

Thế là Yến Phi đã hiến dâng trọn vẹn thân mình cho Tự do – Dân chủ, Đạo pháp và Dân tộc. Trước khi lìa đời Yến Phi để lại 03 bức tâm thư:

– Một thư gửi cho mẹ, có đoạn viết: “Con tin rằng việc làm của con ngày hôm nay giúp ít nhiều cho Đạo Pháp, Mẹ đừng vì con mà tiếc thương bi lụy. Con không mất và sẽ còn mãi mãi với nguyện vọng Dân tộc… Nợ đời, nợ Đạo con chọn một, chỉ có giáo lý của đức Phật mới tồn tại mãi… Mẹ tha tội cho con…”

– Bức thư thứ hai gửi cho quý Thượng Tọa, Đại Đức và Phật Giáo Đồ, Phi viết: “Con, một Huynh Trưởng của Gia Đình Phật Tử Chánh Quang xin âm thầm phát nguyện thiêu đốt nhục thân để cúng dường Tam Bảo, để cầu nguyện quốc thái dân an, cầu cho quý Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni pháp thể khương an, cầu nguyện cho Phật Giáo Đồ dư sức, thừa nghị lực để tranh đấu…”

– Và một bức thư gửi Thủ tướng Trần Văn Hương nói lên lời tâm huyết: “Mong chính quyền sớm giác tỉnh và giải quyết các nguyện vọng của Phật Giáo…”

oOo

Ôi! Cao đẹp thay hành động phi thường của một Thánh Tử Đạo. Nhà thơ Mai Khắc Huy lúc đó đã xúc động viết nên “Ngọn Lửa Yến Phi”:

Bên biển đông thét gào sóng dậy

Bổng bừng lên ánh lửa oai hùng

Lửa Từ bi rực sáng trời Đông

Trong huyết quản máu hồng ngưng chảy.

Lửa Yến Phi bừng cháy

Thiêu đốt xác phàm nhân

Trăm ngàn người gục lạy

Nước mắt tràn đau thương

Hiến dâng ánh lửa thiêng

Báo ân Tam Bảo xây nền tự do

oOo

Nha Trang thơ mộng

Đây chính là nơi

Lửa Yến Phi sáng ngời

Đốt tan bạo lực

Quét sạch bạo quyền

Oai linh thay! Ánh lửa thiêng

Muôn đời Dân Tộc xin nguyền nhớ ơn.

Phải, sự hy sinh vô úy của Yến Phi một lần nữa đã làm rạng Đạo Pháp và vinh an ngôi vị Thánh Tử Đạo Yến Phi, như lời Phi đã nói: “Con không mất và sẽ còn mãi mãi với nguyện vọng Dân tộc…” Hình ảnh của Yến Phi ngồi trong biển lửa DŨNG do chính Phi tự đốt sẽ mãi mãi là một hình ảnh sống động trong mỗi tâm hồn nhân loại, trong mỗi chúng ta đang chịu ơn Đào Thị Yến Phi.

Hằng năm đến ngày 24 tháng chạp âm lịch, toàn dân Việt nói chung và Phật Tử Việt Nam nói riêng sẽ hồi tưởng và nhắc lại những phút thiêng liêng anh dũng mà nữ Huynh Trưởng GĐPTVN Diệu Mai – Đào Thị Yến Phi bừng sáng ngời và sống mãi trong từng trang Giáo sử và mỗi tâm hồn Phật Tử chúng ta.

— oOo —

NGUỒN GỐC – XUẤT XỨ TÀI LIỆU:

– Chấp bút: – Sa Môn Thích Thiện Hoa – 50 năm chấn hưng Phật Giáo Việt Nam (1920-1970).
– Bổ túc: Tâm Kim (Khánh Hòa).
– Sưu tập – Hiệu chỉnh – Trình bày: Quảng Mẫn.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2018(Xem: 8571)
Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không tài lại nghĩ mình kỳ tài không ai bằng; làm lợi ích cho người không được bao nhiêu mà nghĩ mình làm quá nhiều; thành tựu không lớn mà nghĩ là thành tựu chưa từng thấy… là bởi “cái tôi” quá lớn. Cái tôi (the Self, the Ego) ấy vượt khỏi giới hạn của thân xác, đóng cọc cắm rào khắp nơi nào nó hướng đến. Nó vô hình nhưng lại mượn cái hữu hình để tự thể hiện sự hiện hữu của nó. Và sự hiện hữu theo cách thế bành trướng, lấn lướt của một cái tôi lớn, làm cho không gian chung quanh chật chội, tù túng. Ngay cả môi trường sống của gia đình, trường học, làng xóm, tổ chức tôn giáo, quốc gia, cho đến thế giới, trước sự hung hăng hãnh tiến, tự tin, tự mãn của một “cái tôi đáng ghét,” (1) sẽ bị ô nhiễm, khó thở. Cái tôi ấy nếu là người bình thường thì chỉ gây khó chịu, hoặc làm trò cười cho hàng thức giả trong vài phút giây; còn như cố gắng giành lấy trách nhiệm lãnh đạo tập thể nữa thì mới là hiểm họa cho nhiều người, trong một
08/02/2018(Xem: 7522)
Ta lỗi hẹn rồi với Huế xưa Với chiều phai nắng, với cơn mưa Với đường hoa xứ hương thoang thoảng... Có lẽ.. hồn quê vẫn đợi chờ ?
08/02/2018(Xem: 8553)
Hỏi: Thế nào là tâm bị ô nhiễm ? Đáp: Tâm gồm hai phần chính là tâm và sở hữu tâm (tâm sở). Sự thấy biết cảnh thuần khiết gọi là tâm. Sự pha màu vào thấy biết cảnh thuần khiết làm nó biến dạng gọi là tâm sở. Cả hai tâm này đồng sinh, đồng diệt, đồng cảnh, đồng trú căn. Cho nên rất khó biết được tâm (thuần khiết) mà chỉ biết được tâm sở. (Tâm sở là tâm nhận diện cảnh theo chức năng riêng của nó, như tâm sở Tham có chức năng là khao khát cảnh, tâm sở Sân có chức năng huỷ diệt cảnh). Giống như đường hoà vào nước, người uống chỉ biết vị ngọt của đường mà không thế biết sự không vị của nước tinh khiết trong nước đường. Nước bản chất là H2O, nếu lẫn cặn thì gọi là nước đục, lọc cặn đi gọi là nước trong, nhưng bản chất nước là nước, không trong, không đục. Tâm cũng như vậy. Vì lẫn vào sự khao khát, ham muốn cảnh của tâm sở Tham nên gọi là Tâm Tham nên chẳng ai còn biết đến Tâm nữa, chỉ bị thu hút bởi Tham tâm sở mà thôi.
08/02/2018(Xem: 4446)
Nhân dịp qua Houston dự Đại hội Phượng Vỹ, một chị bạn đã rủ tôi về Florida chơi cho biết. Nghe đến Florida tôi đã hình dung ra một miền nắng ấm, cây cỏ xanh tươi và sóng biển rì rào như mời gọi khách phương xa. Mà thật vậy, con đường từ phi trường về nhà chị đã quá quyến rũ du khách bởi những hàng cây, những thảm cỏ xanh um, trải dài ra tận chân trời. Bước xuống nhà chị, tôi bàng hoàng vì phong cảnh quá đẹp, trước nhà là một bãi cỏ mượt như nhung với những hàng cây cọ cao thẳng tắp, đẹp như trong tranh vẽ làm tôi cứ đứng ngẩn ngơ như người từ trên rừng thượng du về. Đứng trước cổng nhà, tôi đã reo lên: - A! bông cẩn Huế đây! Thanh thanh năm cánh mỏng uốn cong về phía sau làm bông hoa như cái lồng đèn tròn nhỏ, ôm lấy dây nhụy vươn dài có những hạt phấn nhỏ li ti màu vàng; khác với bông cẩn tây, hoa lớn hơn, dày, nhiều cánh xoắn xít lấy nhau, tràn sức sống mà thiếu nét mềm mại, ẻo lã... rất Huế.
02/02/2018(Xem: 14259)
Báo Chánh Phap - số 75 - Giai Phẩm Xuân Mậu Tuất 2018
29/01/2018(Xem: 4828)
Quan hệ gắn bó Nghệ An – Quảng Nam không chỉ thể hiện ở mặt Văn học mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc nơi Võ học. Bên cạnh các thầy Đồ Nghệ dày công vun đắp cho văn học Quảng Nam phát triển rực rỡ còn có các võ sư xứ Nghệ đã giúp cho nền võ học Quảng Nam trở nên lừng lẫy một thời với các võ sĩ “bất khả chiến bại” trên võ đài và đóng góp nhiều vào sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc.
27/01/2018(Xem: 3985)
Tác phẩm “Thong Dong Khắp Mọi Nẻo Đường” chỉ dài khoảng 360 trang, nhưng chứa đựng rất nhiều tâm lực – đó là những suy nghĩ của tác giả Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định) từ nhiều năm đứng dạy trong trường học Hoa Kỳ và nhiều thập niên hoạt động trong cương vị Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử. Đó cũng là những chiều dài địa lý, qua những đại dương trên địa cầu, những nơi tác giả đã đi thật xa trên đường tìm học Thiền và rồi cũng đi thật xa trên đường hoằng pháp. Nói như người xưa là, cuốn sách quý độc giả đang cầm trên tay đã được viết từ người cư sĩ đã đi mòn biết bao nhiêu đôi giày và đã ngồi mòn biết bao nhiêu bồ đoàn để thâm nhập Phật pháp, và rồi hoằng pháp.
20/01/2018(Xem: 5077)
Ngày nay trái đất đã thu hẹp lại, đó là nhờ phương tiện di chuyển và phương tiện thông tin. Người ở bên này trái đất có thể rất gần gũi với người ở bên kia trái đất, giống như hai người kề cận nói chuyện với nhau, như cùng một nhà hay hàng xóm láng giềng. Cho nên quan niệm xa-gần chỉ là tương đối. Ngày xưa mẹ tiễn con, em tiễn chị lấy chồng ở bên kia sông (sang ngang) coi như “nghìn trùng xa cách” với những câu ca dao nghe đứt ruột: Chiều chiều ra đứng ngõ sau. Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Ngày nay câu ca dao “gả chồng xa” được các màn hài kịch/chọc cười sửa lại rất vui và rất thấm thía như sau: Mẹ ơi đừng gả con xa. Gả con đi Mỹ, Con gửi đô-la mẹ xài. Xin nhớ Việt Nam cách Mỹ 19 giờ bay của máy bay phản lực, chứ không phải là chuyến đò qua bên kia sông. Như vậy tiền bạc và tình cảm đã làm cho xa thành gần và gần thành xa mà Phật Giáo cho rằng mọi chuyện trên cõi đời nay do Tâm mình tạo ra “Nhất thiết duy tâm tạo”. Cho nên mặc dù ở xa vạn dặm, chưa một lần gặp mặt, Thượn
19/01/2018(Xem: 3669)
Hôm nay, tôi hân hạnh được Hội Đồng Giám Khảo Giải Viết Về Đạo Phật của Viet Ananda Foundation ủy thác nói vài lời. Bản thân tôi không có gì đặc biệt, chỉ do cơ duyên trong 3 thập niên gắn bó với báo chí trong đạo và ngoài đời thường, và là một người luôn luôn hối thúc các bạn đạo phải tu, phải học, và phải cầm bút viết. Bởi vì, tôi thường nói với bạn hữu rằng hãy hình dung, nếu nhiều thập niên trước, không có sách của quý Thầy như Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ, Thích Minh Châu và nhiều vị khác, Đạo Phật bây giờ đã không phong phú như hiện nay.
17/01/2018(Xem: 3840)
Lễ Trao Giải Viết Về đạo Phật Ananda Viet Awards Lần Đầu, 3 Giải Chính, 5 Giải Khuyến Khích Tổng Trị Giá Các Giải Là 7000 MK
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]