Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới Thiệu 4 Tác Phẩm Mới Của Lotus Media

05/03/201916:34(Xem: 2859)
Giới Thiệu 4 Tác Phẩm Mới Của Lotus Media

Giới Thiệu
4 Tác Phẩm Mới
Của Lotus Media

 

Huỳnh Kim Quang



Dường như niềm vui đến bất ngờ luôn làm cho người ta thích thú và khó quên. 

Vào một ngày Thứ Sáu cuối tuần rất bận rộn lại đột nhiên nhận được một lần tới 4 tác phẩm do người bạn đem tới tặng. Mở nhanh từng cuốn để xem mặt mũi ra sao thì thấy đó là 4 tác phẩm: Tạp Chí Hoa Đàm Số 5, với chủ đề “Phật Giáo với Dân Tộc”; “Thiền Trong Hành Động,” do Đạo Sinh dịch Việt; “Những Bước Thăng Trầm” do Phạm Kim Khánh dịch Việt; và “Bóng Bay Gió Ơi” của nhà văn Nguyễn Thị Khánh Minh. Tất cả đều được Lotus Media xuất bản vào đầu năm 2019 tại Hoa Kỳ
.
Cái tên Lotus Media khá mới mẻ với giới mộ điệu chữ nghĩa sách báo. Họ là những người bạn trẻ rất có tâm huyết đối với nền văn hóa dân tộc và Phật Giáo Việt Nam tại xứ người. Họ thuộc thế hệ một rưỡi và hai của cộng đồng người Việt tị nạn tại Mỹ. Họ đều thành đạt học vấn và nghề nghiệp. Bây giờ họ muốn làm điều gì đó để đóng góp lại cho cộng đồng, cho đất nước và cho Đạo Pháp. Họ không chỉ thao thức mà còn tràn đầy nhiệt huyết để làm những gì họ có thể làm được. Những người bạn trẻ này tôi đã có cơ hội gặp gỡ và lắng nghe nguyện ước của họ. Tôi quen vài vị trong nhóm, gồm Nguyên Túc Nguyễn Sung, Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ, Nhuận Pháp Trần Lâm, và Quảng Pháp Trần Minh Triết. Lotus Media được những người bạn trẻ này gầy dựng nên gần đày. Nhưng họ đã xuất bản trên một chục đầu sách.

Hoa Đàm là một cái tên có lẽ không mấy xa lạ đối với giới Phật Giáo tại Hoa Kỳ. Họ là nhóm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử trẻ đã có mặt hơn hai chục năm nay và có nhiều đóng góp trong lãnh vực truyền thông, báo chí, sách vở và tài liệu về Phật Giáo. Vài năm nay, Hoa Đàm chọn cách cho ra đời các tạp chí chuyên đề như Giáo Dục Phật Giáo -- số 1, tháng 3 năm 2015; Truyền Thông Phật Giáo -- số 2, tháng 6 năm 2015; Phật Giáo và Môi Sinh -- số 3, tháng 6 năm 2016; Văn Học Phật Giáo -- số 4, tháng 2 năm 2017; và mới đây nhất là Phật Giáo với Dân Tộc -- số 5 đầu năm 2019.


1-phat giao va dan toc


Cuốn sách thứ nhất là Tuyển tập Hoa Đàm 5 “Phật Giáo với Dân Tộc” nói đến mối tương quan tương duyên của Phật Giáo và Dân Tộc Việt Nam trài dài trên hai ngàn năm lịch sử, với 16 bài viết được Nhóm Hoa Đàm kết tập mà trong đó có những tác giả lớn như Thích Đức Nhuận, Thích Nhất Hạnh, Thích Mãn Giác, Lê Mạnh Thát, v.v… Chẳng hạn, bài “Tương Lai Văn Hóa Việt Nam” của Thích Nhất Hạnh được viết tại hải ngoại vào năm 1982, là thời điểm của cao trào người Việt bỏ nước ra đi; thời điểm của di chứng chiến tranh đang đến hồi mưng mủ; thời điểm tuổi trẻ Việt Nam vừa mới sinh ra nơi xứ người chưa biết nguồn gốc của mình là đâu. Thiền Sư Nhất Hạnh viết rằng:

“Vì biến cố lịch sử năm 1975, hàng triệu người Việt đã rời bỏ đất nước họ và hiện thời đang sinh sống tản mác ở các quốc gia trên thế giới. Tiêu cực mà nói, đó là số phận của những người Việt phải sống kiếp lưu vong. Tích cực mà nói, đó là cơ hội ngàn năm một thuở để người Việt có thể đóng góp vào sự chuyển đổi tình trạng thế giới, tạo thêm cơ hội để bảo tồn sự sống của hành tinh xanh. Ra quốc ngoại để sống một cuộc đời lây lất lưu vong hoặc để đem văn hóa Việt làm chất liệu xúc tác văn hóa thế giới, cái đó tùy ở chí khí của mỗi người.” (PG với DT, tr. 85)

Hoặc trong “Bài Thơ Vận Nước và Tư Tưởng Chính Trị Của Thiền Sư Pháp Thuận” của Giáo Sư Lê Mạnh Thát đã nêu bật vai trò hộ quốc an dân của các Thiền Sư đã góp phần xứng đáng trong công cuộc dựng nước và giữ nước suốt trên mấy ngàn năm qua. GS Lê Mạnh Thát nhấn mạnh rằng: 
“Vào thế kỷ thứ mười, lịch sử tư tưởng nước ta sau bao nhiêu năm thăng trầm đã hoàn tất được việc xây dựng một lý luận chính quyền với bài thơ Vận Nước của Thiền Sư Pháp Thuận. Chính quyền, hay nói rõ hơn, quyền lực của một nước nhà độc lập, xuất phát từ đâu và làm sao bảo vệ? Thiền Sư Pháp Thuận trả lời rất rõ ràng là chính quyền xuất phát từ sự đoàn kết của toàn dân chung quanh những vị lãnh đạo có tài có đức và được bảo vệ bởi chính sự đoàn kết và lãnh đạo tài đức ấy.” (PG với DT, tr. 27)



2-thien trong hanh dong


Cuốn sách thứ hai là “Thiền Trong Hành Động” [Meditation in Action] của tác giả Chogyam Trungpa Rinpoche do Đạo Sinh dịch ra tiếng Việt. Đại Sư Chogyam Trunpa Rinpoche là người sáng lập Đại Học Phật Giáo đầu tiên tại Hoa Kỳ có tên Naropa University tại thành phố Boulder thuộc tiểu bang Colorado vào năm 1974. 

Học giả Samuel Brecholz nhận định về Đại Sư Chogyam Trunpa Rinpoche và tác phẩm Meditation in Action trong lời giới thiệu cuốn sách này như sau:
“Trunpa Rinpoche đã trình bày Phật Pháp theo ngôn ngữ và cách nói của những người ông gặp. Ông đã sử dụng tiếng Anh theo cách có thể làm Phật Pháp trở nên dễ hiểu; và các hành giả phương Tây có thể tiếp cận theo cách mà họ chưa bao giờ gặp trước đây. Ông là người tiên phong trong việc tạo ra ngôn ngữ gọi là “Tiếng Anh tạp Phật Giáo” (Buddhist hybrid English) có thể truyền đạt trực tiếp và chính xác.” (Thiền Trong Hành Động, tr. 14)
Trong cuốn “Thiền Trong Hành Động,” Trunpa Rinpoche đã giới thiệu một cách rất súc tích những điểm cốt lõi của Đạo Phật như Từ Bi, Trí Tuệ, Nhẫn Nhục và Thiền Định. Ông cũng chỉ ra cách làm sao để thực tập những tinh yếu của Phật Pháp này để giúp người đọc không những hiểu mà còn thực hành Phật Pháp.


4-nhung buoc thang tram


Cuốn sách thứ ba là “Những Bước Thăng Trầm” của Hòa Thượng Narada Mahathera do Phạm Kim Khánh dịch Việt. Trong lời giới thiệu của Lotus Media cho biết rằng:
“Nguyên tác quyển sách nhỏ này, tựa đề “The Eight Worldly Conditions,” được Đại Đức Narada Mahathera soạn thảo vào năm 1970, trước khi Ngài lâm trọng bệnh tại Việt Nam. Bản dịch được xuất bản lần đầu tiên vào dịp Lễ Phật Đản 2516/1972, và từ đó được tái bản nhiều lần, ở Việt Nam cũng như tại hải ngoại.”

Dịch giả Phạm Kim Khánh là người nổi tiếng với nhiều dịch phẩm giá trị đã được ấn hành từ trong và ngoài nước trước năm 1975 đến nay, mà trong đó dịch phẩm phổ biến nhất là “Đức Phật và Phật Pháp” [The Buddhia and His Teachings] cũng của Ngài Narada Mahathera do Phạm Kim Khánh dịch. 
Trong dịch phẩm “Những Bước Thăng Trầm” do Phạm Kim Khánh dịch và Lotus Media vừa xuất bản, Hòa Thượng Narada Mahathera viết về “Tám Pháp Thể Gian,” gồm được và thua, danh thơm và tiếng xấu, ca tụng và khiển trách, hạnh phúc và đau khổ. Ấn bản của Lutus Media cũng đăng nguyên tác Anh Ngữ để cho những ai không rành tiếng Việt có thể đọc được. Ngài phân tích bản chất vào sự lợi hại của tám cặp đôi này để rồi đưa ra những lời khuyên dựa vào tinh thần của giáo lý đức Phật đã dạy. Trong một đoạn Ngài viết rằng:

“Thế gian đầy chông gai và đá nhọn. Ta không thể dẹp sạch gai và đá. Nhưng nếu phải đi trên đó bất kể những trở ngại thì, thay vì dời gai và đá - chuyện mà ta không thể làm - tốt hơn nên mang giày và thận trọng đi từng bước. Chúng ta sẽ được an toàn.”(Những Bước Thăng Trầm)
Lời khuyên thật chí tính và chí lý làm sao!




3-bong bay


Cuốn sách thứ tư là “Bóng Bay Gió Ơi” của nhà thơ và nhà văn Nguyễn Thị Khánh Minh cũng do Lotus Media xuất bản vào đầu năm 2019. Sách dày 350 trang, bìa màu, ruột in bằng loại giấy đặc biệt. Sách được NXB Sống in lần đầu vào năm 2015. Lần tái bán này do Lutus Media thực hiện, với nội dung có phần hiệu đính so với lần xuất bản đầu. Tác phẩm gồm trên 40 bài viết về nhiều đề tài theo cảm hứng của tác giả trải dài từ năm 2009 tại Sài Gòn đến năm 2018 tại Hoa Kỳ. Phần sau của tác phẩm là 7 bài giới thiệu của nhiều tác giả như Du Tử Lê, Nguyễn Xuân Thiệp, Phan Tấn Hải, Lê Giang Trần, Nguyễn Lương Vỵ, Tô Đăng Khoa, và Trịnh Y Thư. Trong tác phẩm này bàng bạc những câu thơ, những bài thơ của tác giả, vốn là nhà thơ đã có nhiều tác phẩm được xuất bản từ trong và ngoài nước, và của nhiều nhà thơ khác.

Trong bài “Bóng Bay Gió Ơi,” Nguyễn Thị Khánh Minh đã tâm sự với độc giả về thế giới chữ nghĩa của chị:
“Hồi nào đến giờ, tôi thích viết và đọc những gì được lay động, thôi thúc bởi ngẫu hứng thuần nhiên. Lời của các thi sĩ, văn sĩ làm tôi bay lên, tan theo cơn gió cảm xúc, hay pha mình theo muôn sắc của cõi tâm chan hòa cõi nhân gian của họ, còn hơn là đông cứng nhìn cuộc sống qua những khối hình hộp của triết thuyết. Tôi sợ mê lộ giáo điều. Bởi có những vô lý rất hợp lý của nhà thơ mà triết gia bó tay. Những “vô lý” mà chỉ có ngôn ngữ Thơ mới tung hê được…”(Bóng Bay Gió Ơi, tr. 279)

Đang chăm chú lần từng trang sách, bỗng mắt tôi khựng lại nơi những dòng chữ này và lòng tràn ngập bình an:
“Tôi ra hiên nhà xếp những tượng Phật nhỏ và những chậu bonsai vào một chỗ an toàn. Trời lạnh lắm, trong cái bóng đêm đang hờm sẵn giông bão, tôi thấy yên lòng khi dừng lại nơi vệt sang của ánh đèn đọng trên bàn chân tượng Phật ngồi, những ngón chân thanh thản, những ngón tay tạo nên hai vòng ấn quyết trầm lắng. Bát Phong chỉ là một hơi nhẹ thoáng qua, lý gì đến ngọn quái phong Santa An, tôi cười một mình. Đấy là góc thềm, một góc tối, nơi những nếp áo đá của Phật lay động dưới bàn tay, là chiếc thuyền đưa tôi qua những phúg giây chòng chành của tâm lẫn đời sống.”(Bòng Bay Gió Ơi, tr. 102)
Tất cả như những chiếc bóng bay theo gió vào cõi vô biên.
Cảm ơn các tác giả và Lotus Media đã trao cho cuộc đời những tặng vật quý giá.


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/05/2023(Xem: 1255)
Ngày tôi đến với Phật pháp là khi tôi cảm nhận được sự an tịnh khi quỳ dưới chân của Người, tìm đến Người bằng tất cả đức tin và lòng tín ngưỡng, ngày đó, tôi đã hướng tất cả lòng thành của mình đến với Phật trong sự thuần khiết, đơn giản và mộc mạc, tôi chưa từng tìm hiểu gì về Người, tôi chỉ đến với Người vì ở Người, tôi cảm thấy bình yên, an lạc và không còn những nhập nhằng đau khổ.
29/04/2023(Xem: 2150)
Những ngày sau tết âm lịch, nhất là càng gần đến Đại Lễ Phật Đản, tôi càng đau đáu tâm huyết lan toả Chánh Pháp, muốn Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nằm sẵn trong Kinh Phật gốc Nikaya lan toả đến muôn nơi, đến thật nhiều những người con của Phật, không chỉ quý vị xuất sĩ mà cả các cư sĩ tại gia. Và cứ thế tôi tìm cách tặng Kinh Nikaya, tạo duyên để Nikaya đến nhiều nhất những người thân và học trò thật sự muốn tu tập theo Chánh Pháp, hết sức có thể.
28/04/2023(Xem: 1017)
Các bạn thân mến, Chúng ta phải thật sự nhìn nhận rằng, trong mỗi khoảnh khắc của cuộc sống hằng ngày, chúng ta dường như đều bị bao quanh bởi tiếng ồn, và ngày qua ngày, việc thích nghi với tình trạng "ô nhiễm âm thanh" tương đối hỗn độn này diễn ra nhanh hơn nhiều so với tưởng tượng của chúng ta. Tuần qua, tôi may mắn được ngồi chung với một nhóm bạn hàng xóm qua tách trà, miếng bánh, tôi được dự thính buổi nói chuyện của bà bạn, ngành khoa học – đã về hưu – đại để bà đưa ra vài lý do cụ thể để chứng mình cho 4 chữ „Im lặng là vàng“, hầu theo đó chúng ta có thể thực tập „bịt miệng“ những tiếng ồn ào vô bổ này. Tôi xin phép được chia sẻ tiếp đến các bạn.
27/04/2023(Xem: 1992)
Đã mấy tháng nay, cứ sáng ra tôi lại nhận được một bài thơ, đều đặn. Có bài là một pháp số, có bài là một tâm nguyện mà hành giả sau khi tu tập chiêm nghiệm đúc kết lại, nhất là khi đã trải qua mọi biến cố thăng trầm, hiểu sự hữu hạn của kiếp người khi mỗi ngày trôi qua là một phần thưởng kéo dài sự sống nên làm sao sống vui, sống trọn vẹn với tri kiến về đạo pháp. Nhà thơ, hành giả, Thầy Thích Đồng Bổn đã cảm nhận nguồn thơ tuôn trào qua kiến
27/04/2023(Xem: 1790)
Nhân dân ta yêu thơ, thích làm thơ cũng là chuyện đáng mừng, bởi ít ra đó cũng là niềm vui nơi trần thế. Đạo Phật nói đời là bể khổ, nhưng hơn bảy mươi năm chìm nổi trong bể khổ ấy, tôi thấy không thiếu niềm vui. Tôi tin, hễ ai tìm được niềm vui cho mình, cho người quanh mình là hạnh phúc. Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng từng nhắc nhở: “Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch/ Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/ Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền). Phật tạ i tâm. Tâm tức Phật. Phật tức Tâm. Nếu ai thấy được tâm tịnh thì lập tức thành Phật, nhưng chuyện đó xa xôi quá; theo tôi, trước mắt cứ như lời bài hát của Trịnh Công Sơn: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” trong bể khổ ở cõi Ta bà này là sướng lắm rồi.
27/04/2023(Xem: 1286)
Giấc mơ được trở thành văn sĩ hay theo chân Nữ Sĩ họ Hồ của cô nàng Mỹ Ngư có vẻ như sắp trở thành hiện thực, khi nàng nhận được thơ báo trúng giải thưởng thi viết cho toàn thế giới được tổ chức tại Quận Cam của xứ Cờ Hoa, nơi quy tụ nhiều tài năng xuất chúng và là cái nôi văn hóa tại nước ngoài.
27/04/2023(Xem: 1392)
Kính thưa Cha, Con không thể tưởng tượng đuọc có một ngày đứa con bé nhỏ ngày nào của Ba có thể ngồi viết về những tác phẩm và cuộc đời rất khiêm nhượng của một nhà văn, một nhà báo lão thành và nhất là người cha, người ông thật đáng kính yêu của những đứa con và những đứa cháu nội, ngoại được cha đưa rước đến trường sau khi đã chăm chút từng buổi điểm tâm lót lòng.
27/04/2023(Xem: 1561)
Mỹ Ngư và cô bạn văn Vũ Nương có một tình bạn rất ư là đặc biệt, đến độ có khi phải xem là trẻ con không chịu lớn. Tuổi đời càng ngày càng chồng chất, nhưng tính tình cả hai đều giữ mãi ở con số quay ngược lại với tuổi đời. Chẳng hạn như lúc họ sáu mươi mốt, cách cư xử của họ như mới mười sáu và mười năm sau chỉ nhích lên được con số mười bảy. Họ đồng trang lứa và viết văn cùng một chiều hướng, nghĩa là đủ mọi thể loại từ viết về Phật pháp cho đến chuyện tình yêu lứa đôi, chuyện chúng mình và cả chuyện chính trị, chính em vì chồng Vũ Nương bị ngồi trong trại cải tạo suốt thời gian đẹp nhất, quý giá nhất của nàng.
27/04/2023(Xem: 1148)
Chắc không riêng gì tôi, đôi khi ta vẫn cảm nhận một thứ mùi thoang thoảng ở đâu đó quanh mình, dù không rõ lắm, cũng không biết nó tỏa ra từ nơi nào…nhưng vẫn làm lòng tôi có chút gì thổn thức, khắc khoải bâng khuâng.
25/04/2023(Xem: 1225)
Em yêu dấu: Anh sẽ kiến giải câu nói thời danh của Marcel Proust (*) để qua đó em có thể cầm nắm được trái tim nóng bỏng của anh trên tay. Marcel Proust nói rằng "Tình yêu là đem không gian đổi lấy thời gian”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567