Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc: Đạo Đức Học Phật Giáo Đại Thừa của HT. Thích Bảo Lạc

03/03/201908:10(Xem: 4388)
Đọc: Đạo Đức Học Phật Giáo Đại Thừa của HT. Thích Bảo Lạc

Dao Duc Hoc Phatgiao-ht bao lac
Đọc: 
Đạo Đức Học Phật Giáo Đại Thừa

của HT. Thích Bảo Lạc.
Bài của Cư Sĩ Đan Hà



Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi năm nay gần ngày cuối của thượng tuần tháng hai. Nên thời tiết đã trở nên ấm áp hơn, như có khí sắc lập xuân. Ban ngày cũng có cảnh nắng nhạt điểm mưa thưa, và có gió heo may làm gây gây lạnh. Cái lạnh giống hệt như cảnh Tết ở quê nhà, chỉ thiếu hình ảnh mai vàng thiệp xuân, cây nêu đầu ngõ. Và trên bàn thờ cũng không có bánh tét bánh chưng là những hương vị của ngày xuân muôn thuở. Bổng dưng chợt thấy mình còn bơ vơ nơi xứ lạ quê người. Nỗi buồn tha hương ấy đã thấm càng ngày càng thêm đậm. Nên lòng luôn cảm thấy hững hờ mỗi lần xuân về tết đến.

 

Nhưng Tết năm nay tôi lại được may mắn đón nhận một món quà vô cùng trân quý. Đó là món quà của Sư Bá ở tận nửa bán cầu của xứ Úc xa xôi gởi cho. Tác phẩm mới ra lò của Ôn với tựa là: “Đạo Đức Học Phật Giáo Đại Thừa” (xem sách này). Món quà như ghi dấu một tấm lòng thương yêu và nhắc nhỡ cho con luôn trau dồi thân tâm, giữ gìn giới hạnh để xứng đáng là người Phật tử. Con xin nhất tâm kính lễ cảm tạ tấm lòng của Ôn chẳng những dành cho con, mà đây còn là “Tâm sự của Ôn từ nghìn trùng gởi đến cho các thế hệ tương lại...”. Một tác phẩm như đang và sẽ mở ra con đường dẫn mọi chúng sinh trở về với nguồi hạnh phúc, an lạc. Thấy một điều rất thú vị là chương trình giáo dục bắt nguồn từ “cõi nhân gian” sau đó mới đến “chốn thiền môn”. Nói khác là một hình thức “dẫn đạo vào đời, hay bước đời vào đạo. Với mục đích làm cho cuộc sống được tỏa sáng nguồn hạnh phúc vốn hằng hữu trong mỗi một con người chúng ta.

Với một khái niệm được định nghĩa như:

Vấn đề đạo đức không mới lạ đối với chúng ta mà đã có từ buổi bình minh của xã hội loài người; từ thời loài người còn bán khai mông muội, đời sống chật vật, ăn lông ở lỗ chưa biết hổ ngươi, cho tới ngày nay đã trải qua hằng triệu triệu năm, qua nhiều lần thoát xác, học hỏi, cải tiến để tiến tới giai đoạn thăng hoa của nền văn minh khoa học hiện đại... (trang 17).

Qua đó chúng ta thấy “Nền Đạo Đức của cõi nhân gian” đã có từ thời sơ khai của con người. Được cải thiện qua nhiều thế hệ theo thời gian, và vẫn tiếp tục cải tiến. Nhưng xét cho cùng thì nền “đạo đức học” ấy vẫn chưa được hoàn thiện một cách tuyệt đối. Vì luật pháp ngoài dân gian thì có nhiều học thuyết, có nhiều chủ nghĩa khác nhau. Nên còn có nhiều kẻ hở để con người luồn lách mà tạo nên nghiệp ác.

Như dưới chủ nghĩa cộng sản thì chủ trương độc tài đảng trị, mọi tài sản của dân đều quy về của chung nhà nước. Nên chúng dễ bề bán đất bán biển cho ngoại bang để chia nhau. Thành lập hợp tác xã sản xuất thì nhà nước quốc doanh, cán bộ ngồi chơi xơi nước thì nhiều, mà người lao động làm ra của cải thì ít. Nhưng sản phẩm thì lại được chia đều cho toàn thể xã viên. Do đó mà vấn đề thực phẩm không bao giờ đáp ứng cung cầu cho toàn dân. Ngoài ra cán bộ còn tìm cách bòn rút của dân theo kiểu tặng quà cáp cho cấp trên trong các ngày Tết nhất. Đây là một trong những hình thức tham nhũng, hối lộ đã lan tràn từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài của cán bộ nhà nước.

Còn về thể chế tư bản chủ nghĩa thì cũng có nhiều lổ hổng, cho lớp trí thức tìm cách thao túng thị trường để kiếm lợi. Xã hội dân chủ của thế giới tự do, thì quốc hội chia ra nhiều ngành như: Lập pháp (là cơ quan thành lập quốc pháp, hiến pháp và hành chánh). Hành pháp (là cơ quan chính phủ hiện điều hành xã hội về chính trị, kinh tế, giáo dục...). Tư pháp là cơ quan giải thích Hiến pháp, kiểm tra các quyết định của Tổng thống (tối cao pháp viện). Để gìn giữ nền độc lập dân chủ. Thế nhưng thực tế thì các ngành đều có thể “lạm dụng sự tự do” để trục lợi cá nhân.

Qua đó, chúng ta thấy “Thế gian pháp” cho dù thuộc chủ nghĩa nào đi nữa thì cũng vẫn còn “bất cập, bấp bênh”. Vì con người sinh ra vốn dĩ đã mang những nghiệp của tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến... nên xã hội có đặt ra những luật pháp gì đi nữa thì không bao giờ có thể ngăn ngừa được cái xấu ác.

Còn việc so sánh cái học ngày xưa, với cái học của văn minh hiện đại. Không có nghĩa là hủy hoại những gì mới phôi dựng từ thuở ban sơ. Như một nhà làm văn hóa vào buổi giao thời phát biểu: “Cái học ngày xưa đã cũ rồi. Mười người đi học chín người thôi. Họ không còn học những cái ngày xưa không có nghĩa họ đã phủ nhận tất cả của người xưa đã lỗi thời, vô dụng. Vì theo như định nghĩa của Từ Lâm Hán-Việt từ điển: “Đạo đức là lý lẽ, phép tắc mà mọi người nên theo; và những hành vi hợp lý lẽ phép tắc đó gọi là đạo đức”. (Tác giả Vĩnh Cao – Nguyễn Phố, nxb Thuận Hóa năm 2001).

Sách chia làm nhiều phần, nhưng chủ yếu hai phần quan trọng nhất là:

Đạo đức học theo Thế gian pháp và đạo đức học Xuất thế gian pháp”

Giới thiệu tổng quát:

Bậc Tổ Đức dạy: “Từ cổ chí kim, các bậc trí giả đều công nhận rằng, sự phong phú và đẹp đẻ của con người, không gì hơn là đạo đức. Như vậy, nên từ gia đình đến học đường và ngoài xã hội cần phải có phong cách lương thiện, thuần mỹ để duy trì, tồn tại... Đạo đức chính là dòng nước thiêng liêng tươi mát tưới tẩm mầm móng tốt đẹp của gia đình và xã hội mà thái độ tuân thủ của mỗi người là bí quyết cho mọi người trong cộng đồng nhân loại khơi dòng thanh lương tươi sáng đó (trích lời nói đầu: Sử lý lễ tụng của HT Tố Liên chùa Đức Viên Hoa Kỳ tái bản năm 1982) (trang 73).

Sơ lược về đạo đức học “thế gian pháp:

Về chi tiết từng phần thì: a)- Phong cách đạo đức gồm: -Tác phong đạo đức và -Đạo phong khả kính. (như lúc còn nhỏ thì đi thưa về trình, gọi dạ bảo vâng, hiếu trung gìn giữ. Bổn phận đối vời gia đình thì: chồng vợ, cha mẹ, con cái; đối với tổ quốc: xã hội quốc gia.

b)- Mệnh lệnh đạo đức gồm bốn lãnh vực: Gia đình, học đường, các bộ sở, tòa án, mỗi lãnh vực đầu có cương lãnh giữ mối giềng đạo đức cho con người.

c)- Giá trị đạo đức gồm: Đạo đức của Phật giáo: dựa trên quy luật nhân quả nghiệp báo. Những đặc điểm như: nhân bản, pháp trị, công bằng, văn minh. Qua những bài học: nhẫn nại tự tin, sự nổ lực, tu thân tích đức.

d)- Truyền thống đạo đức:- Nghĩa thầy trò, trong gia đình với các thành viên. Tu thân tích đức.

Nói cách khác đạo đức là bổn phận mà mọi người phải theo để tạo nên một xã hội an bình, ổn định và lành mạnh. Như vậy, đạo đức hay phép tắc đạo lý mà con người luôn luôn gìn giữ, bảo trọng, trân quý như món gia bảo truyền thống từ ông cha để lại mới bảo đảm được giá trị làm người. Từ một tổ hợp thu hẹp như gia đình của một ít thành viên sống có nề nếp đàng hoàng, đến tổ chức học đường có nội quy, kỷ luật áp dụng cho các cấp lớp đối với học sinh, sinh viên. Rộng hơn các tổ chức hiệp hội, kinh doanh, nghiệp đoàn, chính phủ, mới giữ vững và duy trì cũng như phát triển tổ chức thuận lợi, dễ dàng. (trang 17).

Đơn vị đầu tiên của con người là một cá thể. Vì vậy muốn hòa đồng vào đại chúng thì chúng ta phải biết trau dồi thân tâm bằng cách xem lại hình dáng của mình có gì khác người hay không? Nếu muốn thành công trong việc giao tiếp, thì phải cẩn thận chín chắn trước khi phát ngôn để tránh lỗi lầm cho chính mình và không xúc phạm người bằng cách nói lời chân thật, chánh ngữ. Đến phong cách hay tác phong và cung cách như đối với người xuất gia cần phải hội đủ giới-định-tuệ hay đó là 3 môn vô lậu học: văn-tư-tu làm hành trang trên tiến trình học hạnh xuất thế. Do vậy, người lúc mới vào chùa tu phải giữ gìn bốn pháp oai nghi: đi-đứng-nằm-ngồi theo đúng phép tắc của người tu, để mai nầy ra làm việc đạo được lợi lạc nhiều người và nhân quần xã hội(trang 22).

Trên đây là quan điểm của tác giả về việc giáo dục “bằng thế gian pháp” nhằm xây dựng con người từ một cá thể, đến gia đình và hội nhập vào cộng đồng của xã hội. Từ những định nghĩa về đạo đức là phép tắc đạo lý mà con người cần gìn giữ, trân trọng như những báu vật của ông cha chúng ta để lại. Vì đạo đức học là môn học tạo nên một xã hội an bình, ổn định và lành mạnh. Mặc dù thế gian pháp chưa được hoàn thiện, nhưng lịc sử đã chúng minh một cách hùng hồn rằng, nếu trong một xã hội mà không được giáo dục nhân bản, có đạo đức thì nhân tâm sẽ bị phân hóa và xã hội ấy sẽ tan nát. Như bằng chứng mà tác giả đã trích dẫn trong “lời nói đầu” rằng, nước ta là một nước nhược tiểu, lại bị các cường quốc tranh giành ảnh hưởng bằng cách tạo ra chiến tranh buôn bán vũ khí và quân dụng để trục lợi. Họ luôn tạo ra những nguyên nhân để dựng nên guồng máy chiến tranh. Như sau khi đất nước chúng ta bị chia đôi vào ngày 20.7.1954, thì miền Bắc nghe theo quan thầy cộng sản quốc tế Liên xô và Trung quốc xua quân tiến chiếm miền Nam. Vì thế Hoa Kỳ có cơ hội can thiệp vào với lý do bảo vệ miền Nam Việt Nam. Chiến tranh bùng nổ từ ấy, cuối cùng thì toàn dân của hai miền Nam-Bắc Việt Nam phải gánh chịu bao cảnh đổ vở, tan nát vì chém giết và hận thù... !

Trên đây là khái quát về đạo đức học của thế gian (thế gian pháp). Cũng do các bậc cổ đức chế tác ra, nhưng dĩ nhiên quan niệm vẫn còn hạn hẹp trong phạm vi cá nhân chưa trải nghiệm hoàn toàn. Nên phải có sự cải tiến của các thức giả với cái học mỗi ngày mỗi văn minh và tân tiến. Nhưng có lẽ, sự cải tiến ấy chỉ tốt hơn mà thôi chứ không bao giờ có thể toàn thiện được.

Đạo đức học của “Xuất thế gian pháp”:

Đạo đức học của xuất thế gian pháp (tức Phật pháp). Thì tác giả cũng ưu ái chọn lựa những pháp môn căn bản dành cho bậc sơ học. Bằng bước chân vững chải đi lên từ bậc Hướng thiện. Sơ thiện. Trung thiện rồi lên Chánh thiện. Và khẳng định các pháp được đức Phật chế tác ra đều là chân pháp, thật ngữ. Những lời chánh ngữ ấy được bảo chứng như chính Ngài trong đời sống hiện tại. Mà lịch sử đã chứng minh, thế giới đã công nhận Phật là một vị đã đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn. Theo đó thì người Phật tử được giáo dục hảy buông bỏ tất cả nghiệp ác để có được hạnh phúc an vui, như trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:

Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm làm chủ, tạo tác. Nếu bằng tâm thanh tịnh. Nói năng hoặc hành động. Hạnh phúc sẽ theo sau. Thật như hình với bóng”.

Những pháp môn được giới thiệu trong sách Đạo Đức Học Phật Giáo Đại Thừa nầy cũng bắt đầu từ pháp môn đầu tiên dành cho người Phật tử sau khi Quy Y Tam Bảo rồi cần phải thọ trì đó là Năm Giới: “Ngũ Giới hay năm điều răn Phật chế định cho các hàng đệ tử tuân theo giữ gìn cẩn thận, nhờ vậy tránh được nghiệp báo vay trả đời nầy, kiếp khác, thoát ly sanh tử luân hồi, nếu tin giữ đúng theo lời Phật dạy, hẳn đạt giải thoát ngay trong đời nầy, không thể nào sai khác. Bởi lẽ, lời của Phật là chân ngữ, thật ngữ không quanh co, lời chánh ngữ có bảo chứng như chính Ngài trong đời sống hiện tại”: (Năm giới là: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu (và sử dụng các chất ghiền như ma túy).

2)- Thập Thiện (mười nghiệp lành). Gồm có Năm Giới cộng thêm các giới : Không nói lời thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác, không tham lam, không sân hận và không tà kiến hay si mê.

3)- Tứ Diệu Đế gồm có: Khổ Đế (Dukkha), (Khổ có rất nhiều qua tâm sinh lý nhưng không ngoài hai thứ: khổ vật chất và khổ tinh thần...). Tập Đế (Sameda Dukkha, (là nguyên nhân của sự đau khổ...) Diệt Đế (Nirodha Dukkha. (là chân lý chắc thật trình bày rõ ràng cho chúng ta thấy cái vui thú của sự hết khổ) và Đạo Đế Nirodha Gamadukkha. (là những phương pháp đúng đắn, chắc thật để diệt trừ đau khổ...).

4)- Bát Thánh Đạo (là tám món thuốc linh diệu được chữa lành các chứng bệnh hiểm nghèo về thân bệnh và tâm bệnh của tâm sinh lý con người. Tám môn thuốc ấy là: Chánh kiến. Chánh tư duy. Chánh ngữ. Chánh nghiệp. Chánh tinh tấn. Chánh mạng. Chánh niệm. Chánh định).

5)- Mười Hai Nhân Duyên (hay mười hai pháp duyên khởi) gồm có: Vô minh. Hành. Thức. Danh sắc. Lục nhập. Xúc. Thọ. Ái. Thủ. Hữu. Sanh. Lão tử.

6)- Nền móng của của người Phật tử nên học theo gương của Phật nhằm tu tập phá ngã, phá chấp để có thể học pháp bao hàm không bị kẹt vào danh từ như Tiểu thừa, Đại thừa, Thanh văn, La hán, Độc giác, Bồ tát v.v

a). Phát Tâm Đại Thừa. b). Tứ Vô Lượng Tâm. (gồm có Tứ vô lượng tâm. Bi vô lượng tâm. Hỷ vô lượng tâm. Xã vô lượng tâm.

7)- Lục Ba La Mật (là sáu pháp môn tu đạt đến giải thoát rốt ráo của hàng Bồ tát). Gồm có: Bố thí. Trì giới. Nhẫn nhục. Tinh tấn. Thiền định. Trí huệ.

4)- Tam Tụ Tịnh Giới. Gồm có:

a)-Nhiếp luật nghi giới (“Cũng gọi là Tự Tánh giới, Nhất thiết Bồ tát giới: chỉ cho môn ngăn ác, bao hàm mọi luật nghi, dứt bỏ tất cả các điều ác...)

b)- Nhiếp thiện pháp giới (Nhiếp thiện Pháp giới, cũng gọi Thọ Thiện Pháp giới, Nhiếp trì nhất thiết Bồ tát đạo giới, nghĩa là tu tập tất cả các pháp lành...)

c)- Nhiêu ích hữu tình giới.(cũng gọi Nhiếp chúng sanh giới, Tác chúng sanh ích giới. Nghĩa là vận dụng từ tâm nhiếp thọ làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, đây là môn lợi ích...)

5)- Tam Giải Thoát Môn gồm có:

a). Không môn (thuộc một hệ triết học Phật giáo mà người chủ trương lập thuyết là Bồ Tát Long Thọ...)

b). Vô tướng môn (bao gồm các phủ định một sự thể của Trung quán luận. Vì là pháp hành nên không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả được!).

c). Vô nguyện môn (Vô nguyện là không mong cầu điều gì; cũng gọi Vô tác là không tạo tác bất cứ hành vi xấu ác nào dù nhỏ thế mấy đi nữa...).

6). Tứ Hằng Thệ Nguyện:

a). Nguyện độ chúng sanh. (Chúng sanh tuy nhiều, nhưng không ngoài bốn loài: thai sinh, loài sinh bằng bào thai; noản sanh, loài sinh bằng đẻ trứng; thấp sanh là loài sanh nơi ẩm thấp và hóa sanh là loài biến hóa...).

b). Núi phiền não cao nguyện san bằng.

c). Nguyện học hết các pháp môn.

d). Phật đạo thệ nguyện thành.

Từ hàng vô văn phàm phu còn thô lậu bởi phiền não nhiễm ô của ba nghiệp: thân, khẩu, ý tạo nên không biết bao nhiêu quả báo xấu ác, từ đời nầy qua kiếp khác. Cộng với tam độc: tham, sân, si khiến chúng sanh trôi lăn xoay chuyển trong nhiều kiến luân hồi chưa có lối thoát không biết nẽo ra. Nay gặp được Phật pháp, minh sư hướng dẫn, chúng ta về nương tựa Phật, nương tựa Pháp, nương tựa Tăng là ba ngôi báu như hải đảo an toàn cho tự thân để thăng hoa hướng thượng... (trang 279).

Sau cùng là: Những cuộc đối thoại lừng danh lịch sử cổ kim cho nhân loại những bài học giá trị đích thực vẫn tồn tại mãi với thời gian:

1). Gương hoằng pháp vô úy Tôn Giả Phú Lâu Na.

2). Cuộc đàm thại giữa Hiền giả và Vương giả Na Tiên Tỳ Kheo và Vua Di Lan Đà.

3). Tâm cầu Pháp Siêu Việt Tổ Đạt Ma và Tổ Huệ Khả.

4). Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

5). Dấu ấn khó thể phai mờ.

Lời kết.

Cuốn sách như mở ra một con đường cho nhân sinh đi về với cõi hạnh phúc, bình an. Muốn tìm được còn đường thì cần phải đọc chi tiết toàn bản văn, suy nghiệm những lý lẽ mới thấy những tư tưởng của cổ đức được phát tiết ra ngoài hiện thực thiên nhiên, như những giọt sương mai đang tưới tẩm cho nguồn hạnh phúc của hoa lá cỏ cây. Tự nhiên và bình đẳng bởi những tấm lòng ban rãi tâm từ xuống vạn vật ở cõi ta bà nầy đều là Tâm không. Những bài học làm người dành cho nhân sinh đã có từ thuở hồng hoang nào vẫn còn có giá trị, vì muốn nên người thì cần phải làm những công việc như người xưa đã nói: “tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ. Đối với người Phật tử thì cần phải phát tâm thọ trì và phát nguyện tu trì các pháp giải thoát, để mong cầu hạnh phúc, bình an. Và tinh tấn tiếp tục tu học lên cao nữa.

Vì thế cho nên có thể nói cuốn sách “Đạo Đức Học Phật Giáo Đại Thừa là cuốn cẩm nang chứa đựng những “cẩm tâm tú khẩu” của cổ đức dành cho nhân sinh qua hai bình diện: “Thế gian pháp và Xuất thế gian pháp”. Là cuốn “giáo khoa thư” rất đăc biệt dành cho người bắt đầu học từ cấp hướng thiện trở lên. Sách gối đầu cho những ai muốn làm người chân chính, thanh lương và đi theo con đường giác ngộ và giải thoát ./.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2012(Xem: 4019)
Tôi thường mong mỏi những người biết chữ tuổi chặng 50 trở lên thì giờ rảnh viết lại những gì mình nghe, mình thấy, mình biết ở nơi quê hương mình. Nay nhân 20.11, kỷ niệm Ngày nhà giáo, tôi xin khoanh gọn: hãy viết về những Thầy Cô giáo cũ ở địa phương mình, tả dáng dấp, nói qua đời sống gia đình của thầy, cả tính đặc biệt và vài mẫu chuyện về thầy.
30/03/2012(Xem: 3370)
- Bác gắng tăng thêm tốc độ. - Dạ. - Gắng tăng thêm nữa. - Dạ. Người tài xế bặm môi nhíu sát hai lông mày vào nhau. Những nếp nhăn hằn lên, khổ sở. Tôi chong mắt nhìn ra trước xe. Những cánh đồng trải rộng, trải dài, lác đác có thôn ấp nấp sau những lũy tre. Chúng nằm bất động, cản ngăn tầm mắt khiến tôi có cảm tưởng là xe vẫn còn chạy chậm. Tôi muốn giục thêm bác tài nhưng tự nhiên thấy mình khiếm nhã. Tôi đã giục nhiều lần rồi. Giục thêm, có khác nào bảo rằng bác ta thiếu thiện chí hay kém tài năng.
30/03/2012(Xem: 6319)
Ông bạn rót thêm tách trà đẩy về phía tôi: - Mời thêm tách nữa, trà này coi vậy mà uống được. Im lặng chợt ông ngước mặt nhìn tôi: - À! Chợt nhớ ra. Hôm Phật Đản cách nay mười năm, tôi lên chùa Long Sơn dự lễ. Lễ đường chật ních người. Các giáo phẩm, các đạo hữu, các khuôn hội, các thầy trò trường Bồ Đề, chuông trống vang rền, ai nấy quỳ xuống. Mà sao tôi thấy ông lẽ loi đứng chắp hai tay mắt hướng nhìn tượng Phật?
28/02/2012(Xem: 3190)
Kể từ khi khái niệm "toàn cầu hóa" ra đời, thế giới đã chuyển sự chú ý vào văn hoá. Và chỉ trong một thời gian ngắn, văn hóa truyền thống đã trở thành nền tảng cho mọi sự phát triển bền vững, toàn diện, trong khi trước đó không xa, người ta chỉ xem nó như một nét viền mờ nhạt của kinh tế. Lẽ ra thế giới phải nhận thức về vai trò quan trọng của văn hoá truyền thống từ lâu rồi mới phải. Nhưng vì sao lại có sự chậm trễ này?
18/02/2012(Xem: 13144)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
01/02/2012(Xem: 17670)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
01/02/2012(Xem: 10617)
Muôn nhờ Đức Phật từ bi Giải oan cứu khổ độ về Tây Phương (Nguyễn Du) Mỗi khi gặp nhau, những người Phật tử Việt Nam thường chào hỏi với nhau bằng cách chắp tay trước ngực và niệm danh hiệu Đức Phật Di Đà, và khóa tụng kinh buổi tối thì gần như hầu hết các chùa, nhất là các chùa ở miệt nhà quê không gọi là đi tụng kinh mà gọi là đi Tịnh Độ. Điều ấy chứng tỏ rằng tín ngưỡng Di Đà đã gần như được tuyệt đại đa số xuất gia cũng như tại gia, trí thức cũng như bình dân đều hết lòng tin theo và thọ trì.
24/01/2012(Xem: 13889)
Vănhọc Phật giáo nói chung, văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng dứt khoát phải thể hiện giáo lý nhà Phật, mà cụ thể là thểhiện vấn đề về bản thể luận, về giải thoát luận và những con đường tu chứng. Để biểu lộ nội dung trên, văn học Phật giáo phải có một nghệ thuật tương xứng. Ở bài viết này sẽ đề cậpmấy nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Phật giáo. Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần đểminh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
24/01/2012(Xem: 3053)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
23/01/2012(Xem: 18276)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]