Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kính mừng Sinh Nhật lần thứ 56 Thầy Nguyên Tạng

05/12/202307:59(Xem: 4407)
Kính mừng Sinh Nhật lần thứ 56 Thầy Nguyên Tạng



me tam thai-5me tam thai-2

Kính mừng Sinh Nhật lần thứ 56 Thầy Nguyên Tạng

 

Kính bạch Thầy

 

Hôm qua chủ nhật, 5.12 là sinh nhật Thầy, nhìn hình ảnh mẹ Tâm Thái tiễn Thầy ra phi trường trở về Úc trong không khí thật vui cùng mọi người đưa tiễn.

Mẹ Tâm Thái ngồi bên Thầy với bộ quần áo màu vàng nhạt, bên ly cà phê sữa đá. Rồi cả nhà chụp hình làm kỷ niệm. Thầy khoác đôi bờ vai Mẹ, nắm cánh tay Mẹ như nói rằng: "Mẹ ơi, rồi con sẽ về thăm Mẹ, con luôn bên Mẹ, Mẹ giữ gìn sức khỏe cho chúng con".

Nhìn gương mặt Mẹ Tâm Thái hôm nay hơi tư lự, có lẽ Mẹ nhớ Thầy, bốn tháng trời hoằng pháp, mỗi lần về bên Mẹ, sáng nào trước giờ công phu Thầy vẫn lên phòng để vấn an Mẹ, nghe Mẹ kể lại những câu chuyện thời xưa, thời Mẹ còn con gái, cho đến khi lập gia đình về làng quê của Mẹ. Nghe Mẹ đọc một hơi về câu vè của các cụ trong làng, rồi Mẹ quạt nói: mệt quá! mệt quá! (vì Mẹ đọc một hơi dài không ngừng nghỉ) Thầy cười ngất, cười hạnh phúc và khâm phục vì Mẹ còn quá minh mẫn, thương quá là thương!

Đi tới đâu Thầy cũng nhớ về Mẹ, qua Pháp Thầy mang quà về cho Mẹ một thùng bánh Lu, vì Thầy biết Mẹ thích, những chiếc bánh ấy Mẹ dùng, Mẹ nhấm nháp từng chút một, như nhâm nhi, tận hưởng lòng của người con thảo cho mẹ.

Qua Nhật, Thầy nhớ tới thức ăn Mẹ nấu, một tôn bún chay với đầy chất rau xanh của quê nhà, bên vườn Mẹ trồng, Thầy nhớ đến những bữa ăn bên Mẹ, không ở nơi nào, cơm ngon bằng cơm của Mẹ, bàn tay hiền mẫu luôn săn sóc cho Thầy và các con, các cháu.




me tam thai-15
me tam thai-14me tam thai-12me tam thai-11me tam thai-10me tam thai-9me tam thai-8me tam thai-7me tam thai-6me tam thai-5
me tam thai-22wme tam thai-22-
me tam thai-22mme tam thai-31me tam thai-30me tam thai-22me tam thai-4me tam thai-2me tam thai-3

 Thấy Thầy về lòng Mẹ thật vui, đứa con Út mà từ khi lên mười ba tuổi đã có chí nguyện xuất gia, Mẹ nắm tay Thầy vào chùa, Mẹ vui nhiều khi thấy con Mẹ thiết lập đạo tràng ngay giữa nhân gian, cho những người con xa xứ được nương dựa tâm linh. Nhớ các con, hàng ngày Mẹ vẫn niệm Phật và khuyến người niệm Phật để có được sự bình an.

Bốn tháng trời trôi qua thật nhanh, hôm nay Thầy trở về Úc, mang theo hình ảnh Mẹ, hình ảnh Quê Hương và bao nhiêu Phật duyên tròn đầy.

Con kính mừng Thầy bốn tháng tròn duyên được viên mãn:

Tháng 8 Thầy qua Pháp dự hiệp kỳ về nguồn,

mười năm Hòa Thượng Khánh Anh viên tịch

Hòa hợp Tăng Đoàn,

đem niềm vui đến khắp nơi, Đạo Tràng, Thánh Chúng.

Trở về Đức Thầy ghé thăm đạo hữu Phù Vân đang lâm bệnh.

Rồi lại từ Pháp nghe tin đạo hữu Phù Vân giã biệt cõi tạm thế gian

Thầy vội quay về Đức Quốc

Tiễn đưa anh lần cuối với lời kinh

Hương linh Anh ẩn hiện lung linh

Theo khói hương bay, Phù Vân về cõi Phật.

Tháng chín Thầy qua về thăm Mẹ

Lên Saigon ghé bệnh viện Quốc Tế viếng thăm

Hòa Thượng Tuệ Sỹ ngã bệnh

Đến bên giường thăm hỏi,

Kính tặng Hòa Thượng sách Thầy phiên dịch

Hòa Thượng chấp tay cười quên cả bệnh đau,

Thầy vui mừng, sung sướng biết bao

Khi trở về Thầy kêu gọi, viết kỷ yêu cho Ngài

Sách vừa xong với bao tác giả,

 bên giường bệnh Hòa Thượng đọc, mỉm cười

Rồi 24.11 Hòa Thượng an nhiên thị tịch,

Thiên Lý độc hành, chiếc gậy thiền sư

Theo làn sương khói,

 Hòa Thượng bước đi giũa cõi đời hư mộng

Ảnh Trường Sơn và dòng nhạc  Bethoven

Thầy từ Nhật trở về đúng lúc

29.11.2023 đến Phật Ân, Long Thành

Lễ trà Tỳ tiễn biệt Ân Sư,

Ngài là bậc Thánh Tăng, cho Đạo Pháp và Dân Tộc

Là dòng thơ, bất tuyệt của thời gian…

Bao nhiêu Phật sự Thầy đã được vuông tròn

Báo ân Tam Bảo,

Mỗi địa danh đi qua Thầy đều ghi lại

Tiểu sử ngôi chùa, xuất pháp những dòng tu

Kinh điển Đại Thừa, hoằng pháp không ngơi nghỉ

Thầy vẫn không quên các đệ tử yêu thương,

Hành trang nặng mang quà về cho đệ tử

Ôi, thương quá tình Thầy cao quý!

Nghĩa ân này xin nhớ mãi khắc ghi,

Theo gương Thầy chúng con quyết chí

Phụng sự Tam Bảo, hộ trì chánh pháp

Hoa Bồ Đề tung nở khắp muôn nơi

Nguyện Mười Phương Phật từ gia hộ

 

Hôm qua sinh nhật Thầy, con nhớ ngày Thầy lên đường về Úc, Thầy gửi hình Mẹ Tâm Thái mặc chiếc áo màu cánh sen gọt bưởi cho Thầy, con viết vội vài câu cho Mẹ vui trong ngay sinh nhật Thầy:

"Một đời lột bưởi cho con

Bao nhiêu tép bưởi tình tròn Mẹ cho

Dưỡng nuôi con được ấm no

Tình Mẹ con lớn, Mẹ cho Đạo, Đời

Vỏ xanh, lòng trắng Mẹ ơi!

Ngọt ngào tép bưởi vô lời Mẹ cho"

 

Hôm nay ngày mùng 6. 12, 2023, là ngày của ông già Noel đem quà cho các em nhỏ nơi xứ Đức, từ phương xa, con hướng về tu viện Quảng Đức cùng các bạn đồng tu kính mừng sinh nhật Thầy, Kính chúc Thầy Pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ.

Hôm nay đặc biệt bên này, tuyết rơi thật nhiều, những hoa tuyết từ trên trời rải xuống như trong cảnh thần tiên của câu chuyện cổ tích năm nào thật đẹp, như đón mừng sinh nhật Thầy

Kính

Con, Diệu Danh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2022(Xem: 5898)
Mục đích của cuộc thi giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các việc xảy ra trong đời sống xã hội hàng ngày, được miêu tả, bằng nhận thức, lý giải và thái độ ứng dụng sống động qua những lời dạy của Đức Phật. Các thể tài có thể gợi ý như là chuyện công ăn việc làm, chuyện gia đình, học đường, chuyện về đại dịch hay chuyện trong nhà ngoài phố.v.v.. Bài tham dự có thể trình bày dưới nhiều hình thức như tác phẩm nghệ thuật, truyện ký, truyện ngắn, tạp bút, thơ… Người viết hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn có liên quan đến tư tưởng Đạo Phật và nội dung có thể chuyển tải được cách ứng dụng giáo lý vào đời sống hàng ngày.
01/04/2022(Xem: 8885)
Nếu có những khúc ngâm đoạn trường trong văn học thi ca làm cho người đọc qua nhiều thế hệ trải mấy nghìn năm vẫn còn cảm xúc đòi đoạn thì Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm Khúc là hai khúc ngâm tiêu biểu trong văn chương Việt Nam; cũng như Trường Hận Ca, Tam Lại Tam Biệt và Tần Phụ Ngâm được xem là “tam bi hùng ký” trong văn chương Trung Quốc thời Hậu Đường. Người Việt yêu thi ca thường ưa chuộng dư âm cùng ý vị lãng mạn và bi tráng giàu kịch tính hơn là vẻ bi phẫn và hùng tráng của hiện thực máu xương trong thi ca đượm mùi chinh chiến. Tâm lý nghệ sĩ nầy giúp lý giải một phần câu hỏi còn nằm trong góc khuất văn học là tại sao cho đến nay, hơn cả nghìn năm sau, tác phẩm Tần Phụ Ngâm vẫn chưa có người dịch ra tiếng Việt.
20/03/2022(Xem: 3904)
Với tập sách nhỏ nầy – tác giả không hề nghĩ đó là công trình nghiên cứu; mà chỉ xin được gọi là nén tâm hương, là tấc lòng cảm cựu dâng lên anh linh của người thiên cổ - biểu tỏ sự ngưỡng mộ văn tài và xin được chia sẻ nỗi đau đời, đau người của tiền nhân và hậu học. Sỡ dĩ không gọi là công trình nghiên cứu về Nguyễn Du vì tôi không làm theo hệ thống chương mục của tổng thể tác phẩm, mà chỉ viết theo ngẫu cảm của người đọc đối với mỗi nhân vật trong tác phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh”, lại nữa; tôi cũng là một cá thể quanh năm đau yếu – khi viết đề tài này là tôi đang nằm tại chỗ, vì xẹp cột sống lưng và bao chứng bệnh khác – phải chăng là đồng bệnh tương lân???
20/03/2022(Xem: 5797)
Những tưởng Ninh Giang Thu Cúc sẽ gác bút sau tập nhận định “Đọc Kiều Thương Khách Viễn Phương” nhưng nào có được - bởi nghiệp dĩ đeo mang nên mới có Kiều Kinh gởi đến quý vị. Với tuổi tác và bệnh trạng – tác giả muốn nghỉ viết để duy dưỡng tinh thần, trì chú niệm kinh và chung sống an yên cùng căn bệnh nghiệt ngã là xẹp cột sống lưng... Thế nhưng; với tiêu chí – còn thở là còn làm việc, tác giả không cam chịu là người vô tích sự vì thế NGTC vẫn viết (dù trong tư thế khó khăn) mong đóng góp chút công sức nhỏ nhoi cho nền Văn học nước nhà.
24/02/2022(Xem: 8554)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
13/02/2022(Xem: 3433)
Gần đây khi nhận được những tập kỷ yếu về các chuyến hành hương (từ các địa điểm tâm linh) gửi tặng từ TT Thích Nguyên Tạng, một lần nữa tôi mới chợt nhận ra tại sao một người tu hay bất cứ một người phàm phu nào cũng cần phải cầu nguyện cho mình có đủ Tam Phước ( Phước vật - Phước đức và Phước Trí ). Trộm nghĩ khi có đủ tam phước rồi thì làm việc gì cũng thành tựu vì đã sử dụng đúng thái độ và cách cư xử của ta trong cuộc sống . Và hạnh phúc là mục đích chính của con người, tiêu biểu cho sự phát triển đầy đủ các đức tính đạo đức của con người ...Nhất là trong Triết lý Phật giáo, hạnh phúc là chủ đề rất quan trọng nghĩa là muốn có hạnh phúc thì phải có bình an ( vật chất lẫn tinh thần ) và nhất định là hạnh phúc này phải phát xuất từ giá trị cuộc sống với sự hoàn thiện nhân cách và luôn giữ 3 nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh.
13/02/2022(Xem: 6060)
Hiện nay chúng ta đang có 2 cách tính thời gian theo : Âm Lịch và Dương Lịch. Phương Tây và nhiều nước trên thế giới sử dụng Dương Lịch, lịch này tính theo chu kỳ tự quay xung quanh trục mình của Trái Đất và Trái Đất quay xung quanh mặt trời. Trong khi đó cách tính Âm Lịch sử dụng Can Chi, bao gồm thập Can và thập nhị Chi. Trong đó, 10 Can gồm: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ được tạo thành từ Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. 12 Chi được lựa chọn từ các con vật gần gũi với con người hoặc thuần dưỡng sớm nhất. Có một sự khác nhau trong 12 Chi giữa Âm Lịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,.... đó là Chi thứ 4 là con Mèo hay con Thỏ. Ở Việt Nam, 12 con giáp gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, tương ứng với 12 con vật : Chuột, Trâu, Hổ, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn. Khi ghép lại sẽ tạo thành 60 năm (bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) từ các tổ hợp Can - Chi khác nhau, gọi chung là Lục Thập Hoa Giáp.
31/01/2022(Xem: 5732)
Truyện này viết về một người anh, và nhiều phần là hư cấu. Nghĩa là, chỉ một phần có thực. Nhưng tôi không thể nào nói rõ là phần nào thực, phần nào hư. Nói rõ có khi lại hỏng. Đã viết truyện thì, chẳng tác giả nào nói rõ đâu. Ngay như nhan đề “Bên Trời Đại Lý” cũng thấy là bên kia sự thật rồi, vì Việt Nam mình làm gì có thị trấn Đại Lý, nơi sẽ là bối cảnh của truyện ngắn này. Nhưng, nếu nói thiệt ra là Chợ Lớn, thì lại trần gian quá, chẳng thơ mộng tí nào.
05/01/2022(Xem: 7644)
Khi khoa học ngày càng phát triển, con người càng rời xa tâm linh và phủ nhận tất cả những gì không dựa trên nền tảng khoa học. Tuy nhiên, thế giới tâm linh dù được khẳng định bởi người hữu duyên hoặc phủ nhận bởi người chưa đủ duyên tồn tại song song với thế giới vật chất. Sự nối kết tâm linh là một đề tài sôi nổi trong dòng chính cũng như trong cộng đồng tôn giáo. Trên thực tế, hiện tượng siêu nhiên vẫn là những điều huyền bí mà không phải bất kỳ ai cũng có thể trải nghiệm hay giải mã. Vì vậy, người có khả năng nối kết với thế giới tâm linh và cảm nhận được hiện tượng tâm linh càng trở nên đặc biệt dưới các trường hợp sau đây:
04/01/2022(Xem: 7247)
Trên đất nước ta, rừng núi nào cũng có cọp, nhưng không phải vô cớ mà đâu đâu cũng truyền tụng CỌP KHÁNH HÒA, MA BÌNH THUẬN. Tỉnh Bình Thuận có nhiều ma hay không thì không rõ, nhưng tại tỉnh Khánh Hòa, xưa kia cọp rất nhiều. Điều đó, người xưa, nay đều có ghi chép lại. Trong sách Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1) của Thượng Thư Bộ Binh Lê Quang Định soạn xong vào năm 1806 và dâng lên vua Gia Long (1802-1820), tổng cộng 10 quyển chép tay, trong đó quyển II, III và IV có tên là Phần Dịch Lộ, chép phần đường trạm, đường chính từ Kinh đô Huế đến các dinh trấn, gồm cả đường bộ lẫn đường thủy. Đoạn đường ghi chép về ĐƯỜNG TRẠM DINH BÌNH HÒA (2) phải qua 11 trạm dịch với đoạn đường bộ đo được 71.506 tầm (gần 132 km)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]