Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc “Đường vào luận lý” Nyayapravesa) của Sankarasvamin (Thương Yết La Chủ)

20/08/201817:53(Xem: 4632)
Đọc “Đường vào luận lý” Nyayapravesa) của Sankarasvamin (Thương Yết La Chủ)
Duc The Ton 11
Đọc “Đường vào luận lý” (NYÀYAPRAVESA)
của SANKARASVAMIN (Thương Yết La Chủ)
Do Giáo Sư Lê Tự Hỷ giới thiệu, dịch và chú giải.

 

Cầm quyển sách trên tay độ dày chỉ 290 trang khổ A5 được nhà xuất bản Hồng Đức tại Việt Nam in ấn và do Thư Viện Huệ Quang ở Sài Gòn phát hành, lại chính do Giáo Sư Lê Tự Hỷ ký tặng sách giá trị nầy cho chúng tôi vào ngày 14 tháng 7 năm 2018 nầy, nên tôi rất trân quý để cố gắng đọc, tìm hiểu cũng như nhận định về tác phẩm nầy.

 

Đọc lời giới thiệu của Hòa Thượng Thích Minh Cảnh và lời mở đầu bản dịch tác phẩm NYÀYAPRAVESA do Giáo Sư Lê Tự Hỷ trình bày qua mấy trang đầu sách, chúng ta cũng có thể hiểu được mục đích cũng như lý do và ý nghĩa mà dịch giả muốn trình bày, cũng như muốn giới thiệu đến quý độc giả khắp nơi về môn Luận Lý Học của Phật Giáo, kể từ thời cổ đại xa xưa mà ngày nay chúng ta, những người học Phật cần phải suy luận cũng như học hỏi theo lối giải thích trừu tượng nầy. Bởi lẽ đây không phải là lối triết học Tam Đoạn Luận, Nhị Nguyên Luận hay Nhất Thần Luận của Âu Châu, mà là một môn Luận Lý học của Phật Giáo rất khó hiểu, khó lãnh hội cũng như khó biện luận, nếu chúng ta không rõ được mấu chốt của vấn đề.

 

Từ chương một đến chương bốn, dịch giả đã cố gắng làm rõ tư tưởng của Luận Lý học qua những vấn đề liên quan đến bản Hán dịch của tác phẩm nầy. Trong chương hai dịch giả đã đề cập đến vấn đề dịch tác phẩm nầy từ tiếng Phạn sang tiếng Việt. Đến chương ba dịch giả đã giới thiệu tổng quan về Luận Lý học của triết học Ấn Độ cổ xưa và đến chương bốn là chương tổng quan về tác phẩm Nyàyapravesa nầy. Thật sự ra đến chương thứ năm mới là chương chính của quyển sách. Đó là chương dịch trực tiếp bản văn nầy từ tiếng Phạn sang tiếng Việt của Giáo Sư Lê Tự Hỷ và cuối cùng là phần Phụ lục về những từ vựng trong tác phẩm .

 

Phần đầu dịch giả đã cố gắng chứng minh loại triết học khó hiểu nầy bằng kiến giải của mình, nhưng thực ra không phải ai cũng hiểu được, nhất là những người chỉ làm quen với loại triết học của Tây Phương. Đông phương và nhất là Phật Giáo, triết học rất sâu thẳm, phải đi vào thực chứng và không thể chỉ qua sự suy luận mà có thể đi đến kết luận một vấn đề nào được. Cái khó là không thấy được vấn đề, mà phải chứng minh là vấn đề đó thường hay là vô thường cũng như âm thanh, ánh sáng, cái bình, người mẹ vô sinh v.v… Tất cả chỉ là những vấn đề trừu tượng, nhưng qua những phần Tôn, Nhân và Dụ tác giả phải chứng minh làm sao cho rõ để thuyết phục người đối diện hiểu và chấp nhận như câu chuyện trong phần chú thích thứ 8 trang 70 và 71 về Ngài Milindapanha và Vua nước Hy Lạp, Menandros với Ngài Tỳ Kheo Nagasena (Na Tiên) ở miền Bắc Ấn Độ vào khoảng năm 155-130 trước Tây Lịch. Đây là những câu chuyện có thật qua Luận Lý học của Phật Giáo đã thành tựu được việc biện luận của Ngài Na Tiên Tỳ Kheo, khiến cho Vua Milinda đã quy y Tam Bảo, trở thành người Phật Tử hộ đạo đắc lực trong vương quốc của Vua.

DuongVaoLuanLy-1 (1)DuongVaoLuanLy-2 (1)

 

Nhờ Giáo Sư Lê Tự Hỷ là người rất giỏi về Anh Văn nên đã tham khảo những tài liệu bằng tiếng Anh dịch ra từ Phạn ngữ của những học giả Nhật Bản như Musashi Tachikawa vào năm 1971 và bản tiếng Anh của S.R. Bhatt & Anu Mehrotra trong Buddhist Epistemonology của tác phẩm NYÀYAPRAVESA nầy. Thông thường dịch giả Lê Tự Hỷ cho dịch thẳng từ bản tiếng Phạn sang tiếng Việt, sau đó giải thích từ ngữ, cú pháp và cuối cùng là phần ghi chú. Nếu những vị nào giỏi tiếng Phạn thì có thể so sánh trực tiếp cách dịch ra Việt văn của dịch giả. Những ai cần tham khảo, học hỏi Phạn ngữ từ giống, số, tiếp đầu ngữ, tiếp vĩ ngữ v.v… thì có thể nghiên cứu phần giải thích về từ ngữ và cú pháp nầy. Riêng tôi thì rất ưa đọc phần Ghi Chú của dịch giả, vì từ đây chúng ta có thể hiểu nội dung của đoạn kinh văn vừa dịch một cách rõ ràng hơn. Qua 86 chú thích trong gần 300 trang sách nầy đã giúp cho chúng ta hiểu được ý dịch giả nhiều hơn. Cái thế mạnh của dịch giả là vừa rành rẽ ngôn ngữ Anh Văn và Phạn ngữ, nên khi dịch ra Việt ngữ không khó khăn lắm với một tác phẩm bác học như thế nầy.

 

Phần cuối của sách có 262 từ vựng tiếng Phạn đã được dịch và chú giải ra tiếng Việt rất rõ ràng, khiến cho ai đó khi gặp khó khăn về tiếng Phạn, có thể lật ra phía sau cùng để tra cứu thì ý nghĩa sẽ hiện ra trước mắt để đáp ứng cho việc tra cứu của mình. Trong dịch phẩm nầy dịch giả Giáo Sư Lê Tự Hỷ cũng đã lấy tác phẩm “Nhân minh nhập chánh lý luận” do cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch từ bản chữ Hán sang bản tiếng Việt để đối chiếu. Có nơi dịch giả chứng minh là trong Phạn văn có mà trong bản Hán văn và Việt văn không có hoặc trong bản Hán Văn do Ngài Huyền Trang dịch từ Phạn ngữ thì có, nhưng trong bản Việt văn thì dịch khác hơn bản Hán và bản Phạn văn không ít. Có lẽ đây chỉ là vấn đề ngôn ngữ và cách dịch mà thôi, chứ ý văn thì không sai khác mấy.

 

Năm 2003 cho đến đầu năm 2012, tất cả 10 năm như thế, sau khi tôi đã trở về ngôi Phương Trượng của Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc, việc Trụ Trì đã giao hẳn cho quý Thầy đệ tử xuất gia, nên tôi có nhiều thì giờ để nghiên cứu, dịch thuật cũng như viết lách và cũng chính trong 10 năm ấy, mỗi năm 2 tháng trên núi đồi Đa Bảo thuộc Sydney Úc Châu, chúng tôi đã tịnh tu để dịch tập 32 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daiyokyo) thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Chỉ trừ những bộ Luận như Đại Trí Độ, Đại Thừa Khởi Tín…số còn lại chúng tôi đã cố gắng dịch hết ra chữ Việt. Nay xem lại thì thấy liên quan đến bộ Luận nầy có đến 3 quyển. Đó là Kinh văn thứ 1628 nhan đề là: Nhân Minh Chánh Lý Luận Môn, do Ngài Long Thọ Bồ Tát soạn bằng chữ Phạn và Ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch sang Hán Văn; kế tiếp có Kinh văn số 1629 cũng nhan đề là: Nhân Minh Chánh Lý Luận Môn do Ngài Long Thọ soạn, nhưng Ngài Nghĩa Tịnh đời Đường phụng chiếu dịch; và tiếp theo là Kinh Văn số 1630 thuộc Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, thuộc Luận Tập Bộ Toàn từ trang 11 đến trang thứ 13 do Ngài Huyền Trang dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán và chúng tôi đã dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt, dịch xong vào ngày 20 tháng 7 năm 2004. Nay đọc lại 3 tác phẩm nầy cũng còn cảm thấy khó hiểu vô cùng. Khó vì cách lập luận, khó vì cách kết cấu câu văn, khó vì các từ dùng trong luận lý nầy.

Hôm nay nhân đọc bản dịch từ Phạn văn ra Việt ngữ nầy của Giáo Sư Lê Tự Hỷ, chúng tôi vô cùng hoan hỷ vì rằng đây là những tài liệu rất bổ ích cần phải tham khảo và chúng tôi rất hân hạnh để giới thiệu tác phẩm Đường Vào Luận Lý (NYÀYAPRAVESA) của Ngài SANKARASVAMIN (Thương Yết La Chủ) đến với quý độc giả xa gần rằng, ai muốn học môn Lý Luận Học của Phật Giáo cũng đều nên tham cứu quyển sách giá trị nầy. Riêng bản thân chúng tôi Hán học không rành rẽ lắm, nhưng cũng gồng mình để dịch 3 tác phẩm trên và chính nhờ bản dịch gốc của Giáo Sư Lê Tự Hỷ mà chúng tôi sẽ san định lại phần dịch từ Hán văn ra Việt ngữ của mình cho sáng sủa hơn, để người đọc dễ đi vào nền triết học thuộc về Luận Lý học của Phật Giáo.

 

Viết xong vào ngày 17 tháng 8 năm 2018 tại chùa Khánh Anh Évry, Pháp Quốc.
Thích Như Điển


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2025(Xem: 114)
NỘI DUNG SỐ NÀY: · THƯ TÒA SOẠN, trang 2 · DIỆU ÂM CHUYỂN NGỮ: SỨ MỆNH CAO CẢ CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH TAM TẠNG TRONG THỜI ĐẠI MỚI (Nguyên Siêu), trang 4 · THƯ XUÂN ẤT TỴ (HT. Thích Nguyên Siêu), trang 5 · TẾT VIỆT NAM, TẾT DI LẶC (Nguyễn Thế Đăng), trang 6 · THÔNG BẠCH XUÂN ẤT TỴ 2025 (HĐGP GHPGVNTNHK), trang 8 · THƯ CHÚC XUÂN ẤT TỴ - 2025 (HĐĐH GHPGVNTNHK), trang 9 · NHỮNG ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA CÁC HỌC GIẢ ANH QUỐC... (HT. Thích Trí Chơn), trang 11
08/11/2024(Xem: 779)
Phước báu” không tự nhiên mà có. Tuy nhiên được sinh ra làm người là chúng ta đã sở hữu được một loại Phước báu rất lớn rồi. Bởi ta có quyền được lựa chọn giữa việc tạo ác nghiệp hoặc tạo thêm thiện phước cho mình.
22/10/2024(Xem: 519)
Trong số các bạn, có những người đã ra đi không bao giờ trở lại, em tôi là một trong những người đó. Người dân Miền Nam vẫn luôn giữ hình ảnh hào hùng của các bạn trong trái tim với lòng biết ơn bao la.
17/10/2024(Xem: 1214)
Trong cuộc sống thực tế, rất hiếm gặp những người sở hữu một sức mạnh thầm lặng, biết tự vấn bản thân, trái lại phần đông luôn sống trong những tháng ngày buồn tẻ để rồi khi sóng dậy biển khơi , sợ hãi, chơi vơi, hỗn loạn phiêu du đến rồi đi trong kiếp sống luân hồi.
04/10/2024(Xem: 1045)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến? Một ngày ngổn ngang công việc với hằng trăm thứ lo âu, bắt đầu những giờ phút chạy đua trong cuộc sống vốn dĩ gắn liền với cơm áo, gạo tiền, xa hơn một chút là đời sống trưởng giả, danh vọng và quyền lực. Một bữa ăn sáng vội vã, một ai đó tranh thủ vượt đèn vàng để kịp giờ vào công sở cũng bởi nhịp sống hối hả khiến chúng ta trôi theo không lúc nào ngơi nghỉ, thế nhưng với nhiều người, sự tất bật trong công việc không phải là điều làm người ta mệt mỏi mà điều làm người ta mệt mỏi lại đến từ những điều khác, nó không phải là mớ công việc lao động tay chân, lao động trí óc, không phải là xấp văn bản dày cộm trên bàn làm việc, không phải là lời hối thúc của cấp trên mà nó đến từ lòng người.
02/10/2024(Xem: 1632)
Nguyễn Bá Chung cùng quê hương đại thi hào Nguyễn Trãi. Một sớm tinh mơ nào, vào cuối thu 1949, nhà thơ mở mắt chào đời nơi vùng quê Định Giàng, Đại Đức, cách chân núi Chí Linh, Hải Dương một đường chim bay. Khoảng giữa năm 1954, mới vừa 6 tuổi đã vội vã chạy theo cha mẹ di cư vào Sài Gòn. Bản chất thông minh, học hành quá xuất sắc, nên được Đại học Brandeis cấp học bổng du học tự túc Hoa Kỳ (1971) và sống định cư luôn bên Mỹ, từ đó cho đến bây giờ.
28/09/2024(Xem: 963)
Lần đầu tiên y gặp tôi, y chắp hai tay và cúi đầu chào. Tôi rất ngạc nhiên, trong đầu xuất hịện câu hỏi:" Sao y laị biết lễ tiết chào trong nhà Phật?". Tôi cũng chắp tay chào đáp lễ. Mọi người xung quanh cười rần rần vì họ thấy lạ mắt quá. Họ hỏi ý nghĩa của việc đó có nghĩa là gì? Tôi vận dụng cái mớ tiếng Anh ba rọi giải thích cho họ hiểu. Họ có vẻ thích thú lắm. Tôi nghĩ y chào như vậy chắc tuỳ hứng bất chợt nhưng tôi đã lầm. Mọi ngày đều như thế cả, suốt một thời gian dài . Mỗi buổi sáng là y chắp tay chào tôi với nụ cười rạng rỡ... Dần dần có thêm vài người nữa cũng chắp tay chào tôi như thế vào mỗi buổi sáng.
25/09/2024(Xem: 3848)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
23/09/2024(Xem: 2068)
Chuyến đi về Việt Nam lần này có thể nói ngoài sự dự tính của chúng tôi. Mặc dù, tôi cũng có ý muốn đến viếng thăm Hà Nội một lần nữa. Vì năm 2003, tôi có dịp đến trung tâm thành Phố Hà Nội và viếng thăm một vài nơi khác chung quanh Hà thành. Nhưng lần này, là do các Phật tử Bảo Khánh, Hiếu Hoa, Từ Nhẫn và Liên Thu có nhã ý mời chúng tôi về Hà Nội và rồi cùng đoàn đi hành hương Trung Quốc, đặc biệt là chỉ hành hương tham quan trong phạm vi tỉnh Vân Nam thôi. Nói đúng
22/09/2024(Xem: 666)
Thu sang rồi em ơi! Hôm qua còn nắng nóng lắm vậy mà sáng nay khí trời se se lành lạnh, cái lạnh dìu dịu mơn man trên da thịt, thấm nhẹ vào từng tế bào khiến mình khoan khoái vô cùng. Bước chân ra vườn như thể ướp mình trong không khí địa đàng. Trời đất vừa chớm thu! Em ơi, anh không biết đề hồ là gì, sự khoan khoái của đề hồ như thế nào nhưng anh nghĩ cái sự khoan khoái của thân tâm trong cái phút giây hiện tại này như chính uống đề hồ vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]