Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bùi Giáng, hiện tượng của ý nghĩa sự sống vô tận

28/04/201815:30(Xem: 14363)
Bùi Giáng, hiện tượng của ý nghĩa sự sống vô tận


Bui Giang 2

BÙI GIÁNG

HIỆN TƯỢNG CỦA Ý NGHĨA SỰ SỐNG VÔ TẬN
Thích Tâm Tôn

 

Có thể nói: Cuộc đời của Bùi Giáng không thuộc về khái niệm trong ý nghĩa của sự sống chưa thoát khỏi những ranh giới định kiến phân biệt trần gian. Ở ông, hình như cái ranh giới mà tạm gọi là khùng điên và thiên tài không thể nào hiểu hết được. Nếu mượn những khái niệm thường tình: hèn- sang, nghèo- giàu, điên- tỉnh, ghét- yêu, buồn- vui…để nói cái bất tận của cuộc đời Bùi Giáng thì chỉ là ý nghĩ ngây thơ cạn cợt. Thơ ông không phải để bàn, nhưng lạ thay, lâu nay người ta vẫn thích bàn và bàn chưa thể hết những gì thuộc về thơ của ông. Có lần ông bộc bạch, ông làm thơ đơn giản chỉ vì: “Thơ tôi làm ra là để tặng chuồn chuồn, châu chấu, xin các ngài học giả hãy xa lánh thơ tôi”. Xin mượn tạm chút ngôn ngữ của những khái niệm thường tình mà nói đôi dòng về ông trong ý nghĩa sự sống mà ông đã đi qua và đã lưu dấu lại trong cuộc đời này.

Không biết ông đi lạc vào kiếp sống của con người với mục đích gì hay chỉ để rong chơi dưới hình thức Bùi Bê Bối như vậy. Cái hình thức muôn mầu mà nhiều thập kỉ ông sống như cuộc đời khất sĩ, chân đất, túi vải rong chơi mọi nẻo đường, nghêu ngao ca hát, làm thơ, vẽ tranh, ứng xử với đời quá ư thiên tài và cũng không thiếu điều khùng điên kì lạ. Kì lạ bởi lẻ: “Giả danh chân đế cũng rồi/ Giả danh tục đế đẩy lời cũng qua.”

Nhưng từ ông, từ cuộc sống khó hiểu bởi những cái gọi là “giả danh” đó đã có những ảnh hưởng không thể tưởng tượng trong ý thức tư duy của không biết bao nhiêu tri thức đương thời. Cái hình thức của ông, người ta không định nghĩa được bằng ngôn ngữ. Và đối với ông, cái thứ ngôn ngữ ấy cũng chỉ là phương tiện để nghêu ngao thỏa chí với cuộc đời mà thôi. Không hiểu được bởi lẻ tư duy con người quá giới hạn, trong khi ông sống với cuộc đời bất tận mà không hệ lụy bất cứ một giới hạn nào theo tư tưởng Đại thừa. Nói theo Nhà Vật lí học về học thuyết Đơn Giản Einstein là: “Không giải thích được vấn đề, đơn giản chỉ vì không hiểu đủ rõ vấn đề mà thôi”. Vì không lĩnh hội được sự xuất hiện dị kì của ông giữa chốn trần quá bình thường này, nên mọi người gọi ông với không biết bao nhiêu tên gọi. Và hình như chính ông cũng chẳng muốn xác định sự hiện hữu của mình với cuộc đời này trong một thân phận bị gán ghép với tên gọi cố định nào. Tất cả những biệt danh như: Lão thi sĩ ăn xin, Đười ươi thi sĩ, Bùi tiên sinh, Trung Niên Thi Sĩ… cùng hàng loạt biệt danh trào lộng khác như:  Bùi Bán Dùi, Bùi Bàn Dúi, Bùi Tồn Lưu, Bùi Tồn Lê, Bùi Bê Bối, Bùi Văn Chiêu Lỳ, Brigitte Giáng, Giáng Monroe,... đã nói lên tất cả điều đó.

Bùi Giáng có lần tự họa bản thân mình với cái tự tại thong dong vượt khỏi những giới hạn tựa như mất kiểm soát: “Nhe răng cười trong bóng tối... không bao giờ bắt chuồn chuồn mà cứ bảo rằng mình luôn luôn bắt chuồn chuồn... Không thiết chi đọc sách mà vẫn cặm cụi đọc sách hoài... Chán chường thi ca mà cứ làm thơ hoài... Chuốc sầu vạn đại thì bảo rằng mua vui cũng được một vài trống canh”.

Và đó là cái mà ông cho là chiêm bao với cuộc đời đầy ảo mộng này:

“Kể từ khởi sự mọc răng

Đến bây giờ vẫn thường hằng chiêm bao.”

Cái thứ chiêm bao không thường tình chút nào. Đời mộng hay ông mộng?

“Tôi về giữ mộng mù khơi
Kết thành viễn tượng cho đời chiêm bao”

Đó không hiểu là cái nhìn cuộc đời từ khía cạnh của tâm kẻ say mộng, hay là từ tâm của bậc đã thật sự thoát mộng hoàn toàn?

Bùi Giáng nói thật như đùa, nói đùa mà như thật. Không biết chỉ là lời đùa vui hay là lời tỏ bày chân thật nhất về cuộc đời mình, mà chính lời tự giới thiệu bằng thơ sau đây của ông nói lên rất rõ sự thể nhập tư tưởng giải thoát của ông về thế giới bằng những “ từ ngữ tư tưởng Đại thừa”:

“Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu,

Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu rất xa,

Gọi tên là một hai ba,

Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm.”

“Một hai ba (Nhất thừa, Nhị thừa, Tam thừa)”, “Diệu Tướng”, “Nghi Tâm”; tất cả đều là từ ngữ của tư tưởng Hoa Nghiêm và Pháp Hoa. Có lẽ Bùi Giáng xuất hiện dưới hình bóng của Gã Cùng Tử trong kinh Pháp Hoa là sự lưu xuất của tư tưởng này. Cái Gã Cùng Tử này không phải hiện đến trong nguyên thể của bản chất cái gọi là mang “nghiệp ăn xin” mà là sự đóng vai hiện xuất cho một tư tưởng sinh động kia vậy. Sự sống của ông không thể nào nhận ra được đâu giả, đâu thật.

Ông lang thang không phải miên man vào chốn bất tận của vô định, mà là sự lang thang của trở về với hình thức giả lập. Bùi Giáng thấm nhuần tinh thần này, và thể hiện tinh thần đó bằng chính cả cuộc đời ông như là sự “phụng hiến” hay “cúng dường” để thức giác cái bản lai vốn có của tất cả chúng sinh. Ông đi trong dáng dấp của kẻ cùng tử, như mượn hình tướng rách rưởi, lượm thượm, nhớp nhơ để biểu hiện ra tinh thần bất khinh của Bồ Tát. Và điều đó hoàn toàn không phải là sự khinh miệt cuộc đời thường tình theo cái kiểu “bất mãn năm trần”, mà là sự khơi dậy cái thể tánh trong hình thức giả tướng của ông .

Thông thường, trong tư tưởng kẻ chán đời thì sống theo lối “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi” để cho đời chán họ. Ngược lại, Bùi Giáng sống có vẻ thoát ra bên ngoài hình tướng thô chán nhưng lại đi vào đời bằng bao điều thú vị của sự sâu lắng huyền bí sâu thẳm bên trong. Và đó chính là tình yêu của ông dành cho cuộc đời này. Một sự trân trọng cuộc sống hơn gì hết.Chính ông cũng đã thổ lộ quan niệm về sự sống như thế này: “Chúng ta dường như quên mất rằng mỗi người chỉ có một cuộc sống thật xinh, và cuộc sống đó rất có thể bị những thứ tai hại trong hồn ta làm cho méo mó đi… Tiếc sao! Tiếc sao! Một sự sống quá đơn sơ, chúng ta cứ đời đời quên bẵng”.

Và cái nhìn cuộc đời bằng tư tưởng tươi đẹp, sáng ngời; trái ngược với hình thức bụi bặm và đen tối của ông cũng được thấy rõ qua bài thơ Phụng Hiến:

 

“…Cây và cối bầu trời và mặt đất
Đã nhìn tôi dưới sương sớm trăng khuya
Mở buồng phổi đón gió bay bát ngát
Dừng bên sông bến cát buổi chia lìa

Hoàng hôn xuống, bình minh lên nhịp nhịp
Ngàn sao xanh lùi bước trước vừng hồng
Ngày rực rỡ đêm êm đềm kế tiếp
Đón chào tôi chung cười khóc bao lần"

Tôi đã gửi hồn tôi biết mấy bận
Cho mây xa cho tơ liễu ở gần
Tôi đã đặt trong bàn tay vạn vật
Quả tim mình nóng hối những chờ mong….”


bui-giangBui Giang 4Bui Giang 6Bui Giang 7

Tình yêu đó khiến ta liên tưởng, có thời gian ông trở về quê Quảng Nam mua 100 con dê và hằng ngày quẩy gậy ê a chăn dê để thỏa chí “hồn du mục”. Ông chăn dê đơn giản chỉ vì yêu dê, và yêu cuộc sống phiêu bồng chứ không gì khác. Thơ làm ra, ông xin tặng hết cho những sinh linh (dê con, chuồn chuồn, châu chấu…) làm nên cuộc sống này. “Làm thơ tặng chú bé con/ Làm thêm câu nữa tặng con chuồn chuồn/Xong rồi bỏ bút tựa lưng/ Vào gốc cây ngủ ngoài đường chịu chơi/Nắng trưa nắng xế đầy trời/Bóng cây râm mát che đời ta điên”.

Đây chính là khoảng thời gian ông trở về sống với bản lai hòa nhập tinh thần hoa nghiêm. Tinh thần của: “Vũ trụ bao la, không bỏ xót một sinh linh nhỏ bé. Một vật không bỏ, thì tất cả vạn tượng bao la đều bao trùm cả. Mọi sinh linh đều bao hàm hết, thì cả pháp giới huyền diệu đều trở về đủ cả trong ta”. Hoa Nghiêm mở ra thế giới quan đẹp đến thế. Bùi Giáng chăn dê như thể được trở về thỏa thích với những gì mầu nhiệm cùng hiện hữu nơi thế giới này. Cuộc sống trong đó đã mang đủ ý nghĩa vô cùng. 

“Ngẩng đầu lên! dê ơi anh thong thả
Đeo vòng vào em nghển cổ cong xinh
Ngẩng đầu lên! đây lòng anh vàng đá
Gửi gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên
Ngẩng đầu lên nhìn anh mờ mắt lệ
Từ lần đầu vòng ngọc tuổi hai mươi
Trao người em trăm năm lời ước thệ
Đây lần đầu cảm động nhất mà thôi.
Vòng em xong, vòng anh dành riêng chiếc
Dành riêng mình - dê hỡi hiểu vì sao.”

Ông nói chuyện với dê làm ta liên tưởng tới điển thoại Ngoan Thạch Điểm Đầu- Trúc Đạo Sinh. Pháp sư Trúc Đạo Sinh khi giảng kinh Pháp Hoa chỗ “Tất cả chúng sanh đều là Phật sẽ thành” Ngài đề cập: “Nhất-xiển-đề có khả năng thành Phật.”Kết quả bị các Pháp sư khác chống đối, hiềm khích Trúc Đạo Sinh. Họ cho rằng Trúc Đạo Sinh giảng giải nghịch với ý kinh và đã làm sai khác với lời Phật dạy. Vì sự hiềm khích đã sinh khởi, không còn có ai đến nghe Trúc Đạo Sinh giảng kinh nữa, thế nên Pháp sư vào núi Hổ Khâu, thuộc Tô Châu, gần Thượng Hải, gom đá núi lại rồi giảng kinh cho đá nghe, xiểng dương tinh thần nhất-xiển-đề cũng có Phật tánh. Pháp sư hỏi đá núi: “Tôi nói nhất-xiển-đề cũng có Phật tánh, quý vị nghĩ sao. Tôi nói có đúng không?” Những tảng đá núi lặng lẽ gật đầu như thể tán thán lời ngài vậy. Thế nên nói:Sinh công thuyết pháp, Ngoan thạch điểm đầu (Trúc Đạo Sinh giảng pháp, Đá thán phục cúi đầu!)

 

Bùi Giáng xin ăn giữa phố thị mang tinh thần đích thực của vị khất sĩ. Ông lang thang xin ăn như thể để lại tất cả những gì vướng bận không cần. Bình dị như vị khất sĩ gia tài chỉ có bình bát. Thế mà một hôm, vị khất sĩ vứt bỏ cả bình bát của mình, chỉ vì nhận ra nó không cần thiết nữa khi thấy một người dùng tay lấy nước uống bên sông. Và cuộc sống của ông đơn giản cũng thế. Cái đơn giản đã đạt đến sự tinh tế diệu kì. Cái đơn giản mà Leonardo Da Vinci- danh họa thiên tài người Ý quan niệm: “ Đơn giản là tinh tế tối hậu”. Và ngôn ngữ của ông là ngôn ngữ tận cùng của sâu thẳm và tinh tế, để rồi cái đỉnh tột cùng tư tưởng của thứ ngôn ngữ ấy hiện sinh ra một sự sống bằng cuộc đời của ông trong từng khoảnh khắc sát na biến hiện dị kì. Cái đơn giản hồn nhiên của ông, chính là sự trân trọng một cuộc sống. Một cuộc sống không vướng bận những điều không cần thiết vướng bận để cho cuộc đời giải thoát. Đó chính là một sự sống thật trọn vẹn với tinh thần phụng hiến cao cả dành cho đời sống này mà ông đã ghé thăm thật đầy ý nghĩa. Ý nghĩa không phải cho ông, mà là ý nghĩa ông đã cho cuộc đời này bằng thứ tình yêu với những điều bất tận cần thức tỉnh vậy.

“Trần gian hỡi tôi đã về đây sống

Tôi đã tìm đâu ý nghĩa lầm than

Tôi ngẩn mặt ngó ngàn mây cao rộng

Tôi cúi đầu nhìn mặt đất thâm đen

 

Tôi chấp thuận trăm lần trong thổn thức

Tôi bàng hoàng hốt hoảng những đêm đêm

Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt

Tôi đui mù cho thỏa dạ em yêu.”




buigiang-chandung

 BÙI GIÁNG DỊ THƯỜNG   ( Trung Niên Thi Sĩ )

 

Ông kẹ Bùi Giáng thật hay

Vác mang đủ thứ cũng đầy hiên ngang

Vậy mà tâm lại rỗng rang

Bán Dùi vững bước thẳng đàng bán rao   ( BD = BG )

 

Dùi đây đục thủng cống cao

Xuyên luôn ngã mạn thọc vào tham si

Giận hờn nào dám lợm lì

Khi dùi nhọn xoáy cho mi tiêu đời

 

Kẻ ham danh lợi bời bời

Ngã pháp chấp thủ ta thời dùi luôn

Dùi cho ác kiến chìm xuồng

Để lên bờ nhẹ mà buông xả mình

 

Thương cho tầng lớp cùng đinh

Thấp cổ bé họng chân tình thiết tha

Đồng chí xích lô đại ca

Ve chai hốt rác em là tiên nương

 

Cô em mọi nhỏ dễ thương

Tất cả đều sẵn tánh thường Diệu Tâm

Trung Niên thi sĩ nhập thầm

Nên chi tự tại cõi trầm thế gian

 

Vẫn vào ra quá thênh thang

Mặc phong trần phủ cứ tràn lan chơi

"Vui thôi mà" câu để đời

"Máu me xương xảu" thấu lời tận ngôn  

 

Thi ca Bùi Giáng xuất hồn

Tài hoa Bùi Giáng mãi tồn lưu đây

 

 Quảng An Houston, Tx

 * "Vui Thôi Mà, Máu Me Xương Xẩu lời Bùi Giáng" 

Chỉ cần một bài thơ này thôi cũng đủ cho Trung Niên thi sĩ trở mình dưới mộ mỉm cười, vì đã có người hiểu được mình.

Từ đây yên lòng mà thong dong tiếp cuộc tiêu dao ở bên kia chốn miền thiên cổ. Nàng Thơ xuất thần làm được bài thơ Bùi Giáng Dị Thường thật tài tình, độc đáo như thế. (Tâm Nhiên)

                                         

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/04/2023(Xem: 1959)
Về tôn giáo, tôi luôn chia sẻ rõ ràng đối với các thân hữu phương Tây rằng, tối hảo hơn hết là nên giữ truyền thống của chính mình. Trong số hàng triệu người có những cá nhân, giống như các bạn, ồ! những người này, theo tôi nghĩ rằng một số các bạn giống như những kẻ lập dị vào sau nửa thế kỷ 20,
13/04/2023(Xem: 2129)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó, vậy nên mỗi người trước khi nói, cần cân nhắc lời nói của mình bởi vì lời nói là thứ dễ phát ra nhưng không dễ thu hồi, việc làm của chúng ta cũng vậy, cũng cần ý thức để tránh gây những tổn thương, tổn hại đến người khác, khi chúng ta có ý thức thì chúng ta sẽ tạo được một việc lành, ngược lại, những lời nói, hành động không tự chủ, thiếu ý thức, gây ảnh hưởng đến nhiều người khác cũng sẽ phản ảnh một cái tâm không thiện, dễ dẫn đến xung đột và bị nhiều người lên án.
10/04/2023(Xem: 1634)
Hiệu Ứng Lời Nói (The Impact of words)
09/04/2023(Xem: 4098)
Tôi nhận được bản thảo cuốn sách “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang dày 500 trang và tôi đoc sơ ngay lập tức bản thảo này. Thú thật rằng là người đọc nhiều, nhưng ngay cả với tôi, nhiều điều được Hòa thượng giảng giải ở đây, bây giờ tôi mới hiểu, hoặc hiểu đúng. Bản thân tôi, dù mới tu tập chưa lâu nhưng vẫn thấy rằng rất nhiều người dân đất Việt, kể cả các Phật tử, nhất là miền Bắc, đang hiểu sai về Đức Phật và các giáo lý của Ngài. Hiểu sai một cách nghiêm trọng, thậm chí đang làm ngược lại cả những gì Đức Phật dạy. Vậy nên tôi đang cố công biên soạn cuốn sách hỏi đáp đơn giản và cơ bản nhất về Đức Phật và đạo Phật. Mừng thay, có bản thảo cuốn sách giá trị này, tôi hơn vớ được vàng.
09/04/2023(Xem: 6964)
Được biết Phật Tử Thanh Phi từng là bếp trưởng của Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne. Chắc rằng nhiều bài thơ trong tuyển tập nầy cũng được hình thành khi Phật Tử đang xào, đang nấu hay chỉ huy cho các đội Hành Đường lo sao cho tròn phận sự để Hòa Thượng Thích Tâm Phương và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng không phải quan tâm nhiều. Đó cũng là sự thành công của một nữ tướng của đạo quân ở chốn hậu trường của các Tự Viện Phật Giáo. Vì nếu: “Không thực, sẽ không vực được Đạo”. Ngoài ra Nữ Sĩ cũng là người đã chăm lo việc sửa lại những lỗi chính tả cho trang nhà quangduc.com. Trang nầy nay đã có trên 100 triệu lượt người vào xem.
09/04/2023(Xem: 2180)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thức và quán chiếu được điều đó để tự thay đổi hằng ngày, có người xem đó là cá tính và không muốn ai góp ý, sửa chữa. Chấp thủ là dính mắc vào cái gì đó mà không thoát ra được, chẳng hạn dính mắc vào cái đẹp rồi cứ bám theo đó, sinh ra khổ lụy, thù hằn; dính mắc vào sự toan tính, dính mắc vào một suy nghĩ xấu, một hành động sai nhưng luôn cho rằng mình đúng và không chịu thay đổi.
09/04/2023(Xem: 1997)
Trà vốn được xem là một loại thức uống giải khát mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trà là sự giao thoa giữa vị đắng, vị chát và vị ngọt, trà được thu hái từ những nõn chè xanh non hoặc từ một loại thảo mộc quý hiếm, qua cách pha chế tinh tế sẽ cho ra hương vị vừa đậm đà, vừa thuần khiết. Chính vì sự thanh ngọt pha lẫn dư vị đắng chát, như một trải nghiệm đầy đủ và thú vị về một hành trình nhân sinh nên trà đã mang lại nguồn cảm hứng trong thơ ca, và trà được xem là một loại hình ẩm thực tinh túy từ công đoạn thu hoạch cho đến pha chế.
06/04/2023(Xem: 2783)
Cuộc đời Thầy là cuộc đời kỳ lạ, luôn gặp những sự chống đối, nhưng mà Thầy cảm ơn tất cả những cái đó, vì sao? Vì nhờ vậy mình mới nhẫn nại được, Thầy mới nói được rằng: "TỰ DO LÀ UNG DUNG TRONG RÀNG BUỘC - HẠNH PHÚC LÀ TỰ TẠI GIỮA KHỔ ĐAU", đó là một chứng nghiệm thực trong cuộc sống. Khi nào mà xác định được sự tự do đó, sự độc lập đó, đối với mọi việc mọi chuyện thì khi đó mới là người thực sự thong dong tự tại.
02/04/2023(Xem: 4294)
Từ năm 2000 con đã nghe nhiều pháp thoại do Ngài thuyết giảng khắp năm châu và hiện nay vẫn còn lưu giữ hơn 50 MP3 và con thường nghe lại khi cần thông hiểu hơn một tiêu đề nào cho thật rõ ràng, qua những bài pháp thoại đó đôi khi HT xen vào những bài thơ của Trụ Vũ hay những nhà thơ Phật Giáo có tầm vóc, và đôi khi những bài thơ hồi ức của Ngài vào lúc ra trường tốt nghiệp cao đẳng Phật Học 1992.
30/03/2023(Xem: 1868)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy, kể từ khi con người còn sống đời sống du mục, nay đây mai đó, cho đến khi sự sở hữu của cải vật chất ngày càng tăng dần theo thời gian năm tháng, thì sự chiếm hữu trở nên nhiều hơn theo sự ham muốn làm chủ và thống trị xã hội, thống trị thế giới. Trong gia đình cho đến ngoài xã hội, tất cả từ người trẻ cho đến người có quyền cao chức trọng, chẳng có ai từ bỏ việc chiếm hữu và luôn muốn mang phần thắng lợi về mình. Tài sản càng nhiều thì sự ham muốn càng lớn; cứ cố chiếm đoạt được nhiều chừng nào thì lòng tham và tánh vị kỷ càng được củng cố chừng ấy
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]