Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Buổi sáng bình yên trên Kim Sơn

12/03/201819:11(Xem: 6848)
Buổi sáng bình yên trên Kim Sơn

BUỔI SÁNG YÊN BÌNH TRÊN CHÙA KIM SƠN

(Nha Trang, Khánh Hòa)

 

Tắt máy.
Xuống xe,
Mỉm cười.
Bình yên.
Dạ thưa, con đã đi, mới vừa thượng sơn, và con đã đến.
Lạy Phật.
Lạy Pháp.
Lạy Tăng.
Những bước chân khẽ khàng, nhẹ bổng của con đi trên đất, qua sân chùa, theo Thầy từng bậc cấp lên gác chuông, đều cảm nhận được nguồn năng lượng của an lạc.
Từng hơi thở nhẹ nhàng, từng cái nhìn trong veo của con đều tiếp nhận được nguồn năng lượng của yêu thương, của khoan dung độ lượng từ cảnh sắc của thánh tượng lư hương, mái ngói tường vôi, khóm hoa chậu cảnh, cỏ cây gỗ đá...
Phước duyên cho con khi được Thầy cho phép thỉnh ba tiếng chuông, nhiếp tâm thành kính lắng nghe âm vang trầm trầm của đại hồng chung rung động cả tâm thức, để những giây phút ngắn ngủi mà vô cùng thiêng liêng quý báu đó, con quay về với Tâm của mình, cảm nhận được nguồn đạo lực vô biên chảy ùn về qua làn da, mạch máu, tế bào, thớ thịt của một chúng sinh phàm phu yếu ớt đang vẫn còn mãi loay hoay lặn hụp giữa bể khổ lầm mê...
Nhấp chén trà thơm.
Lắng nghe câu kinh tiếng kệ.


chua kim son nha trang (1)chua kim son nha trang (2)chua kim son nha trang (3)chua kim son nha trang (4)chua kim son nha trang (5)chua kim son nha trang (6)chua kim son nha trang (7)chua kim son nha trang (8)chua kim son nha trang (9)chua kim son nha trang (10)chua kim son nha trang (11)chua kim son nha trang (12)chua kim son nha trang (13)

Ý thơ lan man sóng sánh, lăn tăn như những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào mạn thuyền lênh đênh.
Con ngồi trên ghế đá trong tiểu đình yên mát, nhìn ra khoảng sân trước chánh điện đầy nắng, ngắm chú cún con Đi Đi, trong bộ đôi "Tu Tu Đi Đi" mà chùa cưu mang nuôi nấng, đang nằm an nhiên phơi nắng, mắt lim dim, hình như đang mỉm cười vì quá hạnh phúc khi đang được chó Mẹ đứng cạnh bên thè lưỡi dài ra mà liếm từng lượt lên lông, rồi dùng bộ răng cạp gãi cho con nhỏ bằng tình thương yêu của một mẫu thân vĩ đại.
Hình ảnh mẹ yêu con của loài khuyển cẩu đã làm con rúng động, mắt bỗng ướt nhòe, tự hỏi sau này Đi Đi có còn nhớ những giây phút được mẹ chăm sóc ân cần như vậy không?
Con mang câu hỏi đó theo từng bước lang thang xuống triền núi phía hữu dực của chùa, ngắm nhìn từng tán cây, cục đá, từng bậc cấp, bóng râm, để dừng lại nơi đầu hồi mái cong của khu linh cốt đang văng vẳng tiếng niệm danh hiệu của Bồ Tát Lắng Nghe.
Lắng nghe. Con đang lắng nghe. Nghe từng cơn gió thoảng qua cây lá. Nghe tiếng hỷ hoan râm ran của các loài côn trùng. Nghe tiếng vọng từ lòng mình đang trổi lên hòa cùng với thiên nhiên đất trời.
Yên bình.
Cung kính lạy ba lạy trước ngôi mộ tháp rêu phong đã dầm biết bao mưa nắng. Mộ Tháp của tiền nhân đây rồi.
Dưới triều vua Khải Định, có một mệnh phụ phu nhân của vị hưu quan đã xuất gia tu hành tại Kim Sơn, và trùng tu lại chùa. Vì lẽ đó, có một thời gian dài chùa còn được dân trong vùng gọi là chùa “Bà Nghè”. Cạnh ngôi mộ tháp là bia đá khắc ghi công đức để lưu truyền cho hậu thế hậu sinh...
Những bước quay trở về của con dường như đã thấy khác, thấy nặng hơn những bước khi mới đến. Vướng chi đó. Mắc chi đó. Nhất thời con chưa tìm ra được.
Ra đến giữa sân chùa đầy gió mát, nắng dìu dịu, con đứng lại, theo từng hơi thở, rồi bật lên niệm:
Nam mô Phật.
Nam mô Pháp.
Nam mô Tăng.
Dạ thưa, con tạ ơn Thầy, con đi về đây ạ. Theo về cùng con, chắc chắn sẽ là niềm an vui, nguồn năng lượng cho một ngày mới.

 

Tâm Không Vĩnh Hữu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 8710)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
15/01/2012(Xem: 13853)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
13/01/2012(Xem: 17318)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
09/01/2012(Xem: 5485)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
08/01/2012(Xem: 7700)
Người,cũng là muôn loài trong cái thế giới ta bà, vẫn mang tứ khổ của cuộc đời, vẫnphải chịu bao cảnh trầm luân, vẫn phải nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi.Tôi cũng thế. Có lúc tôi chịu đớn đau, chịu bao phiền não. Tôi nào thoát đượcchốn trần gian đầy khổ ải...
07/01/2012(Xem: 4756)
Chiều nay, chủ nhật 25/5/2003, dù trời Sydney đổ mưa từng cơn nặng hạt, nhưng vẫn không làm chùn bước người về tham dự buổi phát hành Thi phẩm Giấc mơ Trường Sơn của Thầy Tuệ Sỹ, được long trọng tổ chức tại Trung Tâm Tiếp Tân Crystal Palace, Canley Heights, tiểu bang NSW, Úc Châu.
27/12/2011(Xem: 4817)
Trong việt nam phật giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: “Thi ca không có hình ảnh thì không còn là thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa.”
07/12/2011(Xem: 2967)
Tôi có thói quen cứ những ngày cuối năm thường thích lật những chồng thư cũ của bạn bè ra đọc lại, thích tìm kiếm dư âm của những tấm chân tình mà các bạn đã ưu ái dành cho tôi. Lá thư của anh vẫn gây cho tôi nhiều bâng khuâng, xúc động và ngậm ngùi nhất!
27/10/2011(Xem: 18269)
Bùi Giáng, Người viết sách với tốc độ kinh hồn
04/10/2011(Xem: 3710)
Vài năm qua trên báo chí và sách vở xuất hiện một số thảo luận về câu niệm (Nam Mô) A Di Đà Phật hay (Nam Mô) A Mi Đà Phật. Có lẽ khởi đầu từ cuốn "Hương Sen Vạn Đức" của HT Thích Trí Tịnh1(2006), và "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ được ghi nhận trong bài viết trên mạng Thư Viện Hoa Sen (21/6/2011). Phần này chú trọng đến sự khác biệt ngữ âm giữa Di (trong A Di Đà Phật) và Mi (trong A Mi Đà Phật) và không đi vào chi tiết các giáo pháp liên hệ cũng như phạm vi tâm linh tín ngưỡng dân gian. Thanh điệu ghi bằng số ngay sau một âm như số 3 trong min3 hay mǐn (giọng Bắc-Kinh hay BK ghi theo hệ thống pīnyīn thông dụng hiện nay), không nên lầm với số ghi phụ chú (superscript) như min3; dấu hoa thị * (hình sao/asterisk) đặt trước một âm tiết để chỉ dạng cổ phục nguyên (reconstructed sound). Hi vọng bài này cho thấy phần nào khuynh hướng ngạc hóa nói riêng, văn hóa ngôn ngữ Phật giáo nói chung đã đóng góp không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]